Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022
Châu Âu có phải là Tây không?
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022
Tam Quốc Chí - Thục Thư - Mục lục
Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi Họa sĩ Utagawa Kunisada (1786-1864) |
Tam Quốc Chí - Thục Thư
Mục lục
GIỚI THIỆU
Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện
LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN
Quyển 2 – Lưu Tiên chủ
Quyển 3 - Hậu chủ
Quyển 4 - Nhị chủ phi tử truyện
Quyển 5 - Gia Cát Lượng truyện
GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN (Phần II)
Quyển 6 - Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện
HOÀNG TRUNG TRUYỆN QUAN VŨ TRUYỆN TRƯƠNG PHI TRUYỆN
MÃ SIÊU TRUYỆN TRIỆU VÂN TRUYỆN
Quyển 7 - Bàng Thống Pháp Chính truyện
BÀNG THỐNG TRUYỆN PHÁP CHÍNH TRUYỆN
Quyển 8 - Hứa My Tôn Giản Y Tần truyện
GIẢN UNG TRUYỆN Y TỊCH TRUYỆN MY TRÚC TRUYỆN
TÔN CÀN TRUYỆN TẦN MẬT TRUYỆN HỨA TĨNH TRUYỆN
Quyển 9 - Đổng Lưu Mã Trần Đổng Lã truyện
ĐỔNG DOÃN TRUYỆN ĐỒNG HÒA TRUYỆN LỮ NGHỆ TRUYỆN
LƯU BA TRUYỆN MÃ LƯƠNG TRUYỆN TRẦN CHẤN TRUYỆN
Quyển 10 - Lưu Bành Liêu Lý Lưu Ngụy Dương truyện
BÀNH DẠNG TRUYỆN LƯU PHONG TRUYỆN
LƯU DIỄM TRUYỆN LÝ NGHIÊM TRUYỆN
NGỤY DIÊN TRUYỆN DƯƠNG NGHI TRUYỆN LIÊU LẬP TRUYỆN
Quyển 11 - Hoắc, Vương, Hướng, Trương, Dương, Phí truyện
HOẮC TUẤN TRUYỆN VƯƠNG LIÊN TRUYỆN HƯỚNG LÃNG TRUYỆN
TRƯƠNG DUỆ TRUYỆN DƯƠNG HỒNG TRUYỆN PHÍ THI TRUYỆN
Quyển 12 - Đỗ, Chu, Đỗ, Hứa, Mạnh, Lai, Duẫn, Lý, Tiếu, Khích truyện.
ĐỖ VI TRUYỆN CHU QUẦN TRUYỆN ĐỖ QUỲNH TRUYỆN
HỨA TỪ TRUYỆN MẠNH QUANG TRUYỆN LAI MẪN TRUYỆN
DUẪN MẶC TRUYỆN LÝ SOẠN TRUYỆN
TIÊU CHU TRUYỆN KHÍCH CHÁNH TRUYỆN
Quyển 13 - Hoàng Lý Lã Mã Vương Trương truyện
HOÀNG QUYỀN TRUYỆN LÝ KHÔI TRUYỆN LÃ KHẢI TRUYỆN
MÃ TRUNG TRUYỆN TRƯƠNG NGHI TRUYỆN VƯƠNG BÌNH TRUYỆN
Quyển 14 - Tưởng Uyển
Phí Y Khương Duy truyện
KHƯƠNG DUY TRUYỆN TƯỞNG UYỂN TRUYỆN PHÍ Y TRUYỆN
Quyển 15 - Đặng Trương Tông Dương truyện
ĐẶNG CHI TRUYỆN TÔNG DỰ TRUYỆN
DƯƠNG HÝ TRUYỆN TRƯƠNG DỰC TRUYỆN
ĐỌC THÊM
TAM QUỐC CHÍ - THỤC THƯ (toàn bộ 15 quyển)
GIỚI THIỆU
Tam quốc chí là một sử
liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ n ăm 189 đến
năm 280, do Trần Thọ biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các
mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là
nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được
viết vào thế kỉ 14.
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022
LƯU CHƯƠNG TRUYỆN
QUYỂN 1 - LƯU NHỊ MỤC TRUYỆN
Lưu Yên, Lưu Chương
Tranh vẽ Lưu Chương của một họa sĩ đời nhà Thanh |
LƯU CHƯƠNG TRUYỆN
Chương, tự Quý Ngọc, được nối ngôi vị của Yên, mà Trương Lỗ có chút kiêu căng phóng túng, không chịu thuận theo Chương, Chương giết mẹ cùng với em trai Lỗ, vì thế mới thành thù địch. Chương lại sai bọn Bàng Hi đánh Lỗ, mấy lần bị Lỗ đánh tan. Bộ khúc của Lỗ đa phần ở tại Ba Tây, cho nên Chương lấy Hi làm Thái thú Ba Tây, cầm binh ngăn Lỗ.
Anh hùng ký chép: Bàng Hi cùng với Chương là chỗ quen biết cũ, lại cứu thoát các con của Chương lúc hiểm nguy, cho nên Chương chịu hậu ân của Hi, lấy Hi làm Thái thú Ba Tây, Hi được thế chuyên quyền.
Sau này Hi và Chương đang giao hảo lại có hiềm khích, Triệu Vĩ dấy binh trong cõi, lòng người chia lìa, đều bởi Chương thiếu sáng suốt lại nghe lời người ngoài mà ra vậy.
Anh hùng ký chép: Hồi trước, có mấy vạn nhà ở Nam Dương-Tam Phụ chạy vào Ích châu, Chương thu lấy làm binh sĩ, gọi là binh Đông Châu. Chương cá tính hoà hoãn nhu nhược, không có uy lược, người Đông Châu dần làm hại dân bản địa, Chương chẳng thể nào cấm đoán nổi, chính lệnh có nhiều khiếm khuyết, người ở Ích châu đều oán. Triệu Vĩ có phẩm hạnh rất được lòng người, Chương uỷ thác cho gánh vác việc vỗ yên dân. Vĩ nhân việc dân chúng oán thán mới mưu phản, lại đem nhiều của cải đút lót cho Kinh Châu xin hoà, âm thầm cấu kết với các họ lớn ở trong châu, để cùng khởi binh, quay lại đánh Chương. Người ở Thục Quận, Quảng Hán, Kiện Vi đều hưởng ứng Vĩ. Chương vội chạy về Thành Đô giữ thành trì, người Đông Châu lo sợ, hết thảy đồng lòng hợp sức giúp đỡ Chương, đều hết sức tử chiến, đánh tan quân làm phản, lại tiến đánh Vĩ ở Giang Châu. Tướng của Vĩ là Bàng Nhạc, Lý Dị làm phản giết quân của Vĩ, chém chết Vĩ.
LƯU YÊN TRUYỆN
Lưu Yên (Tranh của Creation) |
LƯU YÊN TRUYỆN
Lưu Yên tự Quân Lang, người huyện Cánh Lăng(10) quận Giang Hạ, là hậu duệ Lỗ Cung vương nhà Hán, năm Nguyên Hoà trung đời Chương Đế dời đến đất phong ở Cánh Lăng, nên mới có một chi thứ ở đấy. Yên khi còn trẻ ra làm quan ở châu quận, bởi là người trong tông thất nên được bái làm Trung lang, sau được giao việc tang lễ cúng tế mới bỏ chức quan.
Thần Tùng Chi xét: Lo việc cúng tế, là quan Tư đồ Chúc Điềm vậy.
Yên ẩn cư ở núi Dương Thành, tích luỹ học vấn dạy dỗ môn đồ, được cử là Hiền lương phương chính(11), rồi được vời vào phủ Tư đồ, trải qua các chức Lạc Dương lệnh, Ký châu Thứ sử, Nam dương Thái thú, Tông chánh, Thái thường(12). Yên thấy chính trị thời Linh Đế suy kém thiếu sót, vương thất có lắm việc, bèn đưa lời kiến nghị: “Bọn Thứ sử, Thái thú hối lộ để làm quan, bóc lột làm hại trăm họ, khiến phản loạn triền miên. Nên tuyển chọn những trọng thần có thanh danh cho làm chức Mục, để trấn an Hoa Hạ.”
LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN (Phần I)
Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường. |
QUYỂN 2 – LƯU TIÊN CHỦ
LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN (Phần
I)
Tiên Chủ họ Lưu, huý
Bị, tự là Huyền Đức, người ở Trác huyện thuộc Trác quận, vốn là dòng dõi Trung
sơn Tĩnh vương Thắng là con của Hán Cảnh Đế. Con Thắng là Trinh, năm Nguyên
Thú(1) thứ sáu được phong làm Lục thành Đình hầu ở Trác huyện. Một lần dâng rượu
tế, bởi vàng sắc xấu nên bị mất tước hầu(2).
Điển lược chép: Lưu Bị
vốn là dòng dõi Lâm Ấp hầu.
Tổ phụ(3) của Tiên Chủ
là Hùng, cha là Hoằng nối đời làm quan ở châu quận. Hùng được cử làm Hiếu liêm,
làm quan đến chức Lệnh ở huyện Phạm thuộc Đông Quận. Tiên Chủ mồ côi từ nhỏ,
cùng với mẹ đan giầy dệt chiếu đem bán làm kế sinh nhai. Ở góc đông nam vườn
nhà Tiên Chủ có cây dâu cao hơn năm trượng, xa trông thấy tán sum xuê như cái
xe nhỏ, ai đi ngang đều cho là cái cây ấy quái lạ phi phàm, ngờ rằng nhà này sẽ
sinh ra bậc quý nhân.
Hán Tấn Xuân Thu
chép: Lí Định, người Trác Quận, nói: “Nhà ấy tất sẽ sinh bậc quý nhân.”
Thời Tiên Chủ còn nhỏ,
cùng chơi đùa với lũ trẻ dưới gốc cây, nói: “Ta ắt hẳn có ngày phải ngồi lên
chiếc xe có lọng thế này”. Người chú nghiêm mặt bảo rằng: “Mày chớ có nói xằng,
kẻo cả họ nhà ta bị diệt đó”. Năm mười lăm tuổi, được mẹ gửi đi học, cùng với
người đồng tông là Lưu Đức Nhiên, và Công Tôn Toản người Liêu Tây đều thờ cố
Thái thú Cửu Giang người cùng quận là Lư Thực. Cha của Đức Nhiên là Nguyên Khởi
thường chu cấp cho Tiên Chủ, cũng như bọn Đức Nhiên. Vợ của Nguyên Khởi hỏi: “Mỗi
nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!” Khởi đáp: “Đứa trẻ ấy có cùng
họ với ta, thật là người phi thường vậy”.
LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN (Phần II)
Tượng Lưu Bị trong Võ Hầu Từ |
LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN (Phần II)
Năm thứ mười chín mùa
hạ, Lạc Thành bị phá, Tiên Chủ tiến binh vây Thành Đô mấy chục ngày, Chương ra
hàng.
Ích bộ kỳ cựu tạp ký
chép: Lưu Chương sai Trương Nhiệm-Lưu Kỳ dẫn tinh binh hăng hái chống cự Tiên
Chủ ở Phù Thành, bị Tiên Chủ đánh tan, phải lui về cùng với con của Chương là
Tuần cố thủ ở Lạc Thành. Nhiệm ém binh tiến ra Nhạn Kiều, đánh nhau lại bị
thua. Nhiệm bị bắt. Tiên Chủ nghe nói Nhiệm là người trung dũng, cho quân dụ
hàng, Nhiệm cứng cỏi nói lớn rằng: “Lão thần trọn đời chẳng phụng sự hai chủ vậy.”
Đành phải cho giết đi. Tiên Chủ cảm thán thương tiếc mãi.
Phó tử chép: Khi trước,
Lưu Bị tập kích Thục, Thừa tướng Duyện là Triệu Tiển nói: “Người như Lưu Bị nên
việc được sao? dùng binh thì vụng về, mỗi lần chiến đấu thường thất bại, bôn ba
chạy vạy chẳng được yên, sao đánh được người ta? Thục dẫu nhỏ bé nơi biên bìa,
song tứ bề đầy rẫy hiểm trở, một mình giữ đất, vội vã khó mà lấy được.” Trưng
sĩ là Phó Cán nói: “Lưu Bị có độ lượng rộng rãi với người, có thể khiến người
ta dốc sức đến chết. Gia Cát Lượng hiểu biết lẽ quyền biến, chính là người có
mưu kế, mà làm tướng văn; Trương Phi-Quan Vũ dũng mãnh mà có nghĩa, đều là vạn
người khó địch, mà làm tướng võ: Ba người ấy, đều là bậch nhân kiệt vậy. Với
thao lược của Bị, được ba người ấy giúp đỡ, sao chẳng xong việc?”
HẬU CHỦ TRUYỆN
QUYỂN 3 - HẬU CHỦ
Tranh vẽ Hán Hoài Đế Lưu Thiện |
HẬU CHỦ TRUYỆN
Hậu Chủ
huý Thiện, tự Công Tự, con trai Tiên Chủ. Năm Kiến An thứ hai mươi tư, Tiên Chủ
lên làm Hán Trung vương, lập (Hậu Chủ) làm vương Thái Tử. Đến khi xưng tôn hiệu
(1) có sắc(2) phong rằng: ”Duy ngay Tân Tị tháng năm năm Chương Vũ thứ nhất.
Hoàng Đế thuận nói: Thái Tử Thiện, trẫm gặp lúc vận mệnh nhà Hán lâm nguy, bọn
phản thần tặc tử tiếm đoạt. Xã tắc không người làm chủ, định ra khuôn phép cho
mọi người, tụ họp chính đạo. Thuận theo mệnh trời, trẫm nối ngôi báu. Nay lấy
Thiện làm Hoàng Thái Tử, kế thừa tông miếu, cung kính xã tắc. Lệnh cho người phụng
mệnh cầm cờ tiết là Thừa tướng Lượng khoan hãy trao ấn tín (Thái Tử cho Thiện).
Cung kính lắng nghe các bậc sự phụ (xem Thiện) mọi việc có đều đạt được ”hành
nhất vật nhi tam thiện”(3) hay chưa. Có thể không cần gượng ép (mà trao chức) vậy!”
Lễ ký
phần bàn về sự học nói: Người "hành nhất vật nhi tam thiện” duy chỉ có bậc Thế
Tử mà thôi. Trịnh Huyền(4) sau này nói: chữ "vật” giống như “sự” vậy.
Tháng
tư mùa hạ năm Chương Vũ thứ ba, Tiên Chủ hoăng ở Vĩnh An cung.
Tháng
năm (cùng năm), Hậu Chủ lên nối ngôi ở Thành Đô, lúc đó mười bảy tuổi. Tôn
Hoàng Hậu làm Hoàng Thái Hậu, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu.
NHỊ CHỦ PHI TỬ TRUYỆN
QUYỂN 4 - NHỊ CHỦ PHI TỬ TRUYỆN
Cam Hoàng hậu, Mục
Hoàng hậu, Kính Ai Hoàng hậu, Trương Hoàng hậu, Lưu Vĩnh, Lưu Lý, Lưu Tuyền
Chiêu liệt Cam Hoàng hậu (Tranh minh họa Cam phu nhân trong "Bách mĩ tân vịnh đồ truyện, vẽ theo tích truyện Lưu Bị so sánh bà đẹp như pho tượng bằng ngọc") |
NHỊ CHỦ PHI TỬ TRUYỆN
Cam Hoàng Hậu vợ Tiên Chủ là người đất Bái. Tiên Chủ tới Dự Châu, đóng quân ở Tiểu Bái, tùy tiện thu nạp. (Từ khi) Tiên Chủ mất vợ chính, (Hậu) thường cai quản công việc trong nội phủ. (Hậu) theo Tiên Chủ tới Kinh Châu rồi sinh Hậu Chủ. Gặp lúc quân Tào Công (đánh) đến, đuổi kịp Tiên Chủ ở Đương Đương Trường Bản, trong lúc khốn quẫn, (Hậu) bị bỏ lại sau cùng với Hậu Chủ. Nhờ có Triệu Vân bảo vệ mới thoát khỏi nguy nan.
Sau (Hậu) mất, táng ở Nam Quận. Năm Chương Vũ thứ hai, được truy thuỵ là Hoàng Tư Phu Nhân, chuyển về an táng trong đất Thục, nhưng (linh cữu Hậu) chưa đưa về đến nơi thì Tiên Chủ đã qua đời.
GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN (Phần I)
QUYỂN 5 - GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN
GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN (Phần I)
Gia Cát Lượng tự Khổng
Minh, người quận Lang Nha huyện Dương Đô, là hậu duệ của quan Tư lệ Hiệu úy là
Gia Cát Phong nhà Hán. Cha là Khuê, tự Quân Cống, thời Hán mạt làm Quận thừa ở
Thái Sơn. Lượng mồ côi sớm, theo chú là Huyền tạm làm thái thú Dự Chương cho
Viên Thuật. Huyền dẫn Lượng cùng em Lượng là Quân đến nhậm chức. Gặp lúc Hán
triều cử Chu Hạo đến thay Huyền. Huyền vốn cùng Kinh Châu mục Lưu Biểu là chỗ
quen biết cũ, nên qua đó nương nhờ.
Hiến đế Xuân Thu
chép: Lúc trước, Dự Chương thái thú là Chu Thuật bị bệnh chết, Lưu Biểu đưa Gia
Cát Huyền lên làm Dự Chương thái thú, cai trị ở Nam Xương. Nhà Hán nghe tin Chu
Thuật chết, phái Chu Hạo đến thay Huyền. Hạo theo Dương Châu thái thú là Lưu Do
mượn binh đánh Huyền, Huyền lui về đóng ở Tây thành, Hạo lấy được Nam Xương.
Năm Kiến An thứ hai tháng giêng, dân ở Tây thành làm phản, giết Huyền, mang đầu
đến chỗ Lưu Do. Những lời ở sách ấy, cùng với bổn truyện(1)bất đồng. Huyền mất,
Lượng tự mình cày ruộng, thường ca Lương phụ ngâm(2) Hán Tấn xuân thu viết: Nhà
Lượng ở huyện Đặng thuộc Nam Dương, cách thành Tương Dương 20 dặm về phía Tây,
xứ ấy gọi là Long Trung. Lượng cao tám thước, thường tự ví mình với Quản Trọng-Nhạc
Nghị, người bấy giờ chẳng mấy ai cho là vậy. Duy chỉ có Thôi Châu Bình ở Bác
Lăng và Từ Thứ tự Nguyên Trực ở Dĩnh Xuyên có giao hiếu với Lượng, lại tin là vậy.
Xét gia phả họ Thôi:
Châu Bình, là con của Thái uý Thôi Liệt, em của Thôi Quân.
GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN (Phần II)
Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi |
GIA CÁT LƯỢNG TRUYỆN (Phần II)
Năm thứ năm, cất đại
quân ra bắc đóng ở Hán Trung, trước khi đi, dâng biểu tâu lên Hậu Chủ rằng:
“Tiên đế sáng nghiệp
chưa lâu nửa đường đã băng hà, nay thiên hạ chia ba, Ích châu mỏi mệt, quả là sự
nguy cấp tồn vong đã ở ngay trước mắt. Thế nên kẻ bầy tôi chầu chực chẳng dám
lười nhác ở bên trong, kẻ sĩ có chí trung thành vong thân ngoài cõi, là vì nhớ
đến cái ơn tri ngộ của Tiên đế, muốn đáp đền cùng Bệ hạ vậy. Bệ hạ nên rộng rãi
thánh minh, để sáng đức tốt của Tiên đế, thúc đẩy chí khí của kẻ sĩ, chẳng nên
làm bừa mà tự coi rẻ mình, dẫn dụ điều thất nghĩa, lấp con đường trung thực của
kẻ can gián. Trong cung phủ đều là một thể, tưởng thiện phạt ác, chẳng nên phân
biệt. Nếu như có điều sai phạm hoặc trung thiện, nên giao cho sở ty luận rõmà
thưởng phạt, để làm sáng tỏ đạo lý công bằng sáng suốt của Bệ hạ, không nên
riêng tư nghiêng lệch, khiến cho khuôn phép trong ngoài sai khác.
Bọn Thị trung, Thị
lang như Quách Du Chi-Phí Y-Đổng Doãn đều là những lương thần, biết toan tính
mà trung thuận, ấy là tiên đế đã lựa chọn và để lại cho bệ hạ. Ngu ý cho rằng
việc ở trong cung, chẳng kể lớn nhỏ, đều phải bàn kỹ với họ, sau mới thi hành,
như thế có thể bồi bổ thiếu sót, có ích rộng rãi. Tướng quân Hướng Sủng tính hạnh
thuần thục, hiểu rõ việc quân, được thử dùng ngày trước, Tiên đế khen là có tài
cán, thế nên mọi người bàn luận và tiến cử làm Đô đốc. Ngu ý cho rằng việc ở
trong doanh trại, ắt phải bàn bạc kỹ với ông ấy, ắt có thể khiến hàng ngũ hoà
thuận, định rõ hơn kém. Thân với hiền thần, xa lánh tiểu nhân, ấy là lẽ nhà Tiền
Hán đã hưng; thân với tiểu nhân, xa lánh hiền thần, ấy là lẽ nhà Hậu Hán đã
nghiêng đổ vậy. Thời Tiên đế còn sống, mỗi lần cùng với thần đàm luận về việc ấy,
không lần nào không than thở đau xót oán giận cho Hoàn-Linh(29). Các Thị trung,
Thượng thư, Trưởng sử, Tham quân đều là những bề tôi trung trinh đến chết, xin
Bệ hạ thân thiết và tin dùng họ, được thế tất nhà Hán hưng vượng, điều đó có thể
tính ngày mà đợi được vậy.
HOÀNG TRUNG TRUYỆN
QUYỂN 6 - QUAN TRƯƠNG MÃ HOÀNG TRIỆU TRUYỆN
Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung,
Triệu Vân.
HOÀNG TRUNG TRUYỆN
Hoàng Trung tự Hán Thăng, người Nam Dương. Kinh Châu mục Lưu Biểu lấy làm Trung lang tướng, để Trung cùng người cháu là Bàn trấn giữ Du huyện, Trường Sa. Tào Công chiếm được Kinh Châu, cho Trung kiêm chức Tỳ tướng, vẫn theo trách nhiệm cũ, lệ thuộc Trường Sa thái thú Hàn Huyền.
Tiên Chủ định các quận phía nam(1), Trung quy phục, theo Tiên chủ vào Thục. Tại ải Hà Manh nhận lệnh, kéo quân quay về tấn công Lưu Chương, Trung thường đi đầu xung trận, dũng cảm, cương nghị trùm ba quân. Ích Châu bình định, Trung được phong làm Thảo Lỗ tướng quân. Năm Kiến An thứ 24, (Trung) từ Định Quân Sơn ở Hán Trung tấn công Hạ Hầu Uyên. Quân Uyên rất tinh nhuệ, Trung xua quân tiên phong, chỉ tiến không lùi, khuyến khích sĩ tốt, trống chiêng vang trời, quân reo động cốc, nhất chiến trảm Uyên, quân Uyên đại bại. Được thăng làm Chinh tây tướng quân. Cùng năm đó, Tiên chủ làm Hán Trung Vương, muốn dùng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng thuyết Tiên chủ rằng: “Danh tiếng của Trung, không thể so với Quan, Mã(2). Mà nay lại được liệt ngang hàng. Mã, Trương(3) ở gần, chứng kiến công lao của Trung, còn có thể khuyên bảo được; Quan(4) chỉ nghe từ xa, sợ tất chẳng bằng lòng, e rằng không thể khuyên bảo được”. Tiên chủ nói: “ta tự có cách phân giải”. Rồi phong Trung ngang hàng những người ấy, tước quan nội hầu. Năm sau Trung mất, được truy tặng thụy hiệu là Cương Hầu. Con là Tự chết sớm, không có người nối dõi.
CHÚ THÍCH
(1) Gồm 4 quận Võ
Lăng, Linh Lăng, Quế Dương và Trường Sa.
(2) Chỉ Quan Vũ, Mã
Siêu.
(3) Mã Siêu, Trương
Phi.
(4) Quan Vũ.
QUAN VŨ TRUYỆN
Chân dung Quan Vũ trong Tam tài đồ hội thời nhà Minh |
QUAN VŨ TRUYỆN
Quan Vũ tự Vân Trường,
trước có tự là Trường Sinh, người ở huyện Giải Lương quận Hà Đông. Sau (có tội)
bỏ xứ lưu lạc đến Trác Quận. Tiên chủ tập hợp mọi người trong vùng (5), Vũ với
Phi cũng theo hầu. Tiên chủ làm Bình Nguyên tướng, lấy Vũ-Phi làm Biệt bộ tư
mã, chia nhau thống lĩnh bộ khúc (6). Tiên chủ cùng với hai người ngủ cùng giường,
tình thân thiết như huynh đệ. Khi có việc công, hai người đứng hầu trọn ngày, mọi
thứ đều do Tiên chủ chu toàn, chẳng tị hiềm gian khổ.
Thục ký viết: Tào
công cùng với Lưu Bị vây Lã Bố ở Hạ Bi (Phì), Bố sai Tần Nghi Lộc đến cầu cứu,
Quan Vũ bày tỏ với Tào công, xin được lấy người ấy làm vợ, Công ưng cho. Bố bị
phá, Vũ lại tỏ ý với Công. Công ngờ rằng người ấy hẳn có nhan sắc, mới sai đón
trước về xem, thầm tính giữ lại không cho đi, Vũ trong lòng bất an. Việc ấy
sách Nguỵ thị Xuân Thu cũng không nói khác Tiên chủ đánh úp Từ châu của Thứ sử
Xa Trụ, sai Vũ giữ thành Hạ Bi, coi việc Thái thú, Nguỵ thư chép:lấy Vũ đốc xuất
việc ở Từ châu, Bị thân đến Bái huyện.
TRƯƠNG PHI TRUYỆN
Tượng Trương Phi tại phố cổ Chiêu Hoa. Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Nguyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc. |
TRƯƠNG PHI TRUYỆN
Trương Phi tự Dực Đức,
là người ở Trác quận, lúc còn trẻ cùng với Quan Vũ theo Lưu Bị khởi sự. Vũ lớn
hơn Phi mấy tuổi, Phi nhận làm anh. Tiên chủ theo Tào công phá Lã Bố, lúc xét
công lao, Tào công phong Phi làm Trung lang tướng. Tiên chủ bỏ Tào công sang
nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu. Lúc Biểu chết, Tào công vào được Kinh châu,
Tiên chủ thua chạy xuống Giang Nam. Tào công đuổi theo, một ngày một đêm, đuổi
kịp ở Đương Dương Tràng Bản. Tiên chủ hay tin binh của Tào công đuổi đến, liền
bỏ cả vợ con mà chạy, sai Phi cầm 20 kỵ binh chống cự ở phía sau. Phi chặt cầu
giữ bên kia sông, trợn mắt cầm ngang ngọn mâu quát rằng: “Ta là Trương Dực Đức
đây, ai dám cùng ta tử chiến!” Quân địch không ai dám tiến đến gần, vì thế Tiên
chủ được thoát. Khi Tiên chủ đã yên định được Giang Nam, lấy Phi làm Nghi Đô
thái thú, Chinh Lỗ tướng quân, phong làm Tân đình hầu, sau lại chuyển đến ở Nam
Quận.
Tiên chủ vào Ích châu, rồi vây đánh Lưu Chương, Phi cùng với Gia Cát Lượng ngược sông tiến lên, chia nhau đánh lấy các quận huyện. Tới Giang Châu, đánh được tướng của Chương là Thái thú Ba quận Nghiêm Nhan, bắt sống Nhan. Phi bảo Nhan rằng: “Đại quân đã đến, sao không hàng ngay mà dám chống cự?” Nhan đáp rằng: “Bọn ngươi vô cớ, xâm đoạt châu quận của ta, Ích châu ta chỉ có tướng quân rơi đầu, không có tướng quân xin hàng.” Phi nổi giận, lệnh cho tả hữu lôi đi chém đầu, Nhan thần sắc không đổi, nói rằng: “Chém thì cứ việc chém, cớ sao phải nổi giận?” Phi vội vàng sai cởi trói, dẫn vào đãi như tân khách.
(Hoa Dương quốc chí viết: Lúc trước, khi Tiên chủ vào Thục, đến Ba quận, Nhan vỗ bụng than thở: “Thế gọi là ngồi một mình trong chốn thâm sơn, gọi hổ đến giúp mình vậy!”) Phi nhờ thế tiến được nhanh, cùng với Tiên chủ hội quân ở Thành đô. Ích châu đã bình, Tiên chủ ban tặng cho Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Trương Phi cùng với Quan Vũ 500 cân vàng, 1.000 cân bạc, 5 vạn quan tiền, gấm lụa 1.000 tấm, cùng nhiều vật phẩm khác, Phi được lĩnh chức Ba Tây thái thú.