Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Tháng Giêng rét Đài

悟道詩

盡日尋春不見春,
芒鞋踏遍隴頭雲。 
歸來笑拈梅花嗅, 
春在枝頭已十分。


Ngộ Đạo Thi
Mỗ Ni (Đời Tống)
Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân,
Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.
Quy lai khước phá mai hoa hạ,
Xuân tại chi đầu vị thập phân.



Bác Toàn (Bulukhin) có góp ý, đoan phiên âm bài thơ trên của Thivien có chút sai ở 遍 隴 (cần dich là  BIẾN LŨNG); 笑拈 (TIẾU NIỄM); 嗅 (KHỨU) và 已 (DĨ). Xim chép lại như sau.


Ngộ Đạo Thi

Mỗ Ni (Đời Tống)

悟道詩

盡日尋春不見春,
芒鞋踏遍隴頭雲。
 
歸來笑拈梅花嗅,
 
春在枝頭已十分。

Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân
Mang hài đạp BIẾN LŨNG đầu vân
Quy lai TIẾU NIỄM mai hoa KHỨU
Xuân tại chi đầu DĨ thập phân.

                (Bulukhin dịch âm)


...

Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Về phương Nam lắng nghe cung đàn




Tôi đã về miền tây của phương Nam đôi lần. Bạn dẫn tôi nghe vọng cổ, cùng thăm chợ nổi trên sông, ăn lẩu mắm… Cảm giác về chặng đường mình đã qua, những gì mình đã thấy, những con người mình đã gặp… ở trong tâm trí tôi, rất lâu.



Tôi cũng nghe bài hát ‘Điệu buồn phương nam’ này không biết bao lần, không hiểu sao tôi lại yêu miền tây đến vậy. Bất cứ gì thuộc về miền tây đối với tôi cũng là tình yêu.

Tôi nghe được tiếng mái dầm khua con nước nặng, tiếng thở của người khách thương hồ lúc họp chợ, nghe tiếng hạt lúa cựa mình khi qua thì con gái… Ôi mùi gió sông lúc dậy nước, mùi của rơm lúa, mùi mồ hôi trên chiếc áo bà ba. Thấy con cá thoi loi đánh nhau vì tình, hình ảnh hàng trăm trứng vịt đẻ đồng lấm lem bùn non, bến nước 'mòn ơ' dấu bàn chân bước. Lời 'yêu', em gọi 'thương', mà ngặt nghẽo 'cưng' ơi!

Những âm điệu trầm bổng, réo rắc, lúc lâng lâng trong cảm xúc của những cảnh, những thân tình trên mảnh đất phương Nam. Lời bài hát đong đưa dịu dàng như con gái miền tây “đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam, ví dầu tình có dở dang, thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dìa…”.

Thương mến lòng ai trong câu hát ‘Ai đàn dây Long Xuyên/ mưa tuôn ngoài cửa sổ...’. Sương khói buồn để lại lòng ai ...

Đất hoang, người hoang, người chỉ nói với nhau: làm sao 'coi cho đặng thì làm'. Đất thấp, đến cái cây ngọn cỏ cũng thấp hơn, nên người sống với nhau tình nghĩa, thân thương.

Người miền tây ưa vọng cổ, nhạc sến và ưa rượu đế. Có phải người miền Tây buồn hay mấy thứ đó nó bình dân, người ta sao mình vậy. 'Làm khác coi hổng đặng'.

Người miền tây ưa nhậu, ở đó ai cũng thiệt tình. 'Bi nhiêu thì bi'. Dễ hiểu sao người miền tây nghèo. Làm một bữa ăn một bữa, nhậu một bữa, đối đãi người khác hơn cả mình. Còn lại thì “để mơi tính”, ầu ơ tiếng miền sông nước. 

Ôi! Những cánh đồng trắng nước, gợn sóng. Mùa về, bông súng mọc trắng tím đồng, cá lội đầy sông. Thương những đời như lục bình trôi…


Cần Thơ, tháng Ba, 2010

(Bạn Tân còn nhớ bạn HT trường chuyên Lý Tử Trọng dẫn chúng mình đi, tập tễnh bên chiếc xe máy cũ… mùa xuân 2010 năm ấy)
PS.

Đêm nghe bài vọng cổ



Chuyến đò quê hương

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Tết ở quanh ta.

Tôi chỉ muốn kể về chính những gì đang sống. Trong khi một số người đương thời có hiện tượng “sống một đằng nói một nẻo”, tôi mang chuỗi ngày quý báu của mình đang sống vào luôn các trang blog.

Cái đẹp thường có khuôn mặt của cái lạ, cái khác thường, cái tôi; nói chung đó là những cái đậm, gắt mà mà đời ta nhận được. Cái đẹp có thể thấy ngay ở những hình ảnh từ cuộc đời quanh ta, hình ảnh ở quanh mình.


Đã thấy Xuân về với gió đông.



Cây sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Xuân đến bên kia đồi trời mở ra cánh én...



Yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ...
                                                                           (Quê hương chiều cuối năm)


Xem hoa, cháu ngã. May sao, không 'nhỡ tay vin gãy một cành Mẫu đơn.'



Thăm chùa làng, Sư thầy hỏi: Cháu tên gì... Ôi ! Tuệ Phương, bông lúa thơm ngọt ngào


         Hôm nay đường này, cây cao hàng gầy
        Đi quanh tìm hoài ai mang bụi đỏ đi rồi

                                                              (Trường ông nội dạy học xưa, chiều cuối năm)


Bên vạt hoa Xuyến chi

Một loại hoa rất dễ thương với dáng vẻ mảnh dẻ, nhụy hoa vàng và những cánh hoa trắng nhỏ. Hoa thường nở thật nhiều vào đầu mùa khô.
Hoa nở thành thảm trắng khắp nơi, trong sân trường, dọc hai bên vệ đường và tràn ngập trong những khoảng vườn thưa vắng. Mùa hoa nở cũng là mùa bướm. Luôn có trong đám hoa hàng vạn con bướm treo mình trốn nắng. Khi có động, bướm vụt bay lên tung tóe như những pháo hoa.


Rau Xuân.


Rau Xuân đó. Cụ Nội gọi là rau 'Tập tàng'.

Rau tập tàng, loài rau lành dễ kiếm.

Cụ Nội cắp cái nón bên hông ra vườn, chẳng mấy chốc trong nón chẳng thiếu một thứ rau gì. Những rau muối, rau sam, rau dền, rau khoai; Những lá ngót, mồng tơi, mã đề, rau má,  rau khúc... mỗi thứ một ít.  
Rau nấu canh tép rất ngon, nấu với tôm, hến, cua đồng ...  Hay nấu với mắm, với ruốc hay nước kho cá thịt... cũng ngon, không nữa thì nấu canh suông, mắm cáy. 
Bát rau xanh ngon, mùi hương đồng gió nội.  
Món canh của những người nghèo, dân giã và thân thuộc, nhớ thương.


Anh Trưởng

Nào, ta cùng lên xe nhé!


Khách xa gặp lúc mùa xuân chín




Ruộng làng vụ cấy Chiêm. Mùa chim én bay.

Ngày xuân con én đưa thoi.
Với tôi, mỗi lần nhớ về tuổi thơ thì cứ nghĩ chính cánh én đã níu mùa xuân chầm chậm lại. Cho lúa đồng làng kịp đợi mưa rào, sấm gió tháng Ba.



Như bóng cây giăng khói


Hương như là sao lạc
Lớp sóng ngươi lô nhô


Đường mây đá cheo leo
Hoa đỏ tím vàng leo


Em đi cùng với me ...
... Quần âu đồng phục mới.


Ôi Chùa trong đây rồi

Mái thắm bóng xanh ngời



Em không dám đi mau.



Ông kêu mau lên nhé
 Chiều hôm nay ta về...




... Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ...



“Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”. 
Yêu gió Xuân trong Rét đài cho cây cối trổ hoa …

Tết hết Rượu chưa?

Ra Giêng, Đầu tuần đi làm, tặng các Bạn bài hát vui. Chép bên nhà bạn "Một Thời Áo Trắng". Chắc anh này say rượu nên hát ngọng. Các Bạn thông cảm. Rượu mà Em!



Danh nhân văn sĩ dân hiền
Đều qua chén rượu giải phiền mua vui.
Làm sao hiểu hết rượu ơi
Vui buồn âu cũng đầy vơi với mày !

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

HOA SIM BIÊN GIỚI


Nếu em lên biên giới
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa...
Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương trong lòng nguời lính trẻ
Chờ ai nên tím ngát bồi hồi
giữa biên cương...


Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông, ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa, 190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa - Ngọc Hồi.

Chậu đào Tết của Tú Xương


Phạm Lưu Vũ
Tết năm Nhâm Dần (1902), Tú Xương được tặng một chậu đào thế nở hoa rất đẹp. Suốt mấy ngày tết, Tú chẳng đi đâu, chỉ nằm nhà uống rượu thưởng hoa. Đêm mồng năm tết say rượu nằm ngủ, bỗng mơ thấy chậu đào tự bỏ ra khỏi cửa. Sáng dậy thấy mất chậu đào thật. Vừa lúc ấy có ông cụ hàng xóm bên tả sang chơi, mới mang chuyện mất đào ra than thở, ông cụ hàng xóm nghe xong lẩm bẩm: “Lạ thật, lạ thật…” Tú vội hỏi: “Cụ bảo lạ cái gì kia?” Cụ hàng xóm bảo: “Đêm qua tôi cũng nằm mơ, thấy một cô gái rất đẹp đến gặp tôi, sụt sịt nhờ tôi sang an ủi anh. Hỏi an ủi chuyện gì, cô ta bảo phải chia tay anh, sợ anh buồn…” Tú Xương nghe nói lấy làm kì lạ, ngẫm nghĩ một lúc rồi cũng lẩm bẩm: “Phải rồi, phải rồi…” Đến lượt ông cụ hàng xóm hỏi lại: “Anh bảo phải rồi cái gì?” Tú trả lời: “Tại tôi mỗi lúc ngắm hoa, thấy hoa đẹp lại lo hoa rụng…” Nghĩ rồi quả nhiên cũng cảm thấy được an ủi phần nào, bèn vái ông cụ ba vái mà cám ơn.
Câu chuyện chỉ được biết đến đó. Song cả Tú lẫn ông cụ đều không ngờ tới một chuyện khác, rằng đêm trước, anh hàng xóm bên hữu cũng nằm mơ, thấy một cô gái rất đẹp đến mách anh ta rằng trong chậu đào bên nhà Tú Xương có giấu 5 lượng vàng. Thế là anh ta nhè lúc Tú Xương ngủ say mà lẻn sang bê trộm. Đem về nhà, anh ta bới tung cả chậu lên song chẳng tìm thấy vàng đâu cả. Khi nhìn đến cây đào thì hoa đã rụng tơi tả, bèn bẻ vụn làm củi đun, còn cái chậu thì đập bể để phi tang đem vứt ở góc vườn.

Biên cương tháng Hai, gửi em ở cuối sông Hồng

Bài cũ ngày 15/2/2012, nay đăng lại; vì không ngủ ... tầm này, xưa đó, pháo 'lạ' bắn rồi...


Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
        
Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".




   
Ở cuối sông Hồng
Nhà thơ Dương Soái nhớ lại: "... đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển. Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin.
Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng, mậu dịch bán lúc bấy giờ. 
       
Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung... Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng.
        
Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự tháng 2 - 1979, cảm nhận cái giá rét- gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi biên giới…

Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng hai tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ..."
         
(blog Mai Thanh Hải)
 
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Gửi em ở cuối sông Hồng
                                  Dương Soái

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

                                                            Lào Cai, 1979.
          

Bài hat: Gửi em ở cuối sông Hồng - NSƯT Tiến Thành, NSND Thanh Hoa

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Thảnh thơi

Trong trần ai có mấy nơi tĩnh mịch
Trong lòng mình có mấy lúc thảnh thơi


Phố nơi tôi ở, đèn đỏ treo cao... (chiều mồng 2 Tết)


*****


Lúc thảnh thơi gặp nơi tĩnh mịch
Là khi mình thấy cả đích trước sau



Đền Bến Tràng (mồng 4 Tết)

Đền Bến Cả - Bến Nguyệt Giang (Sông Thiên, mồng 4 Tết)



Ruộng lúa Cánh đồng Dinh - Dược Đậu Trang 
(mồng 4 Tết)

Nguyệt Giang - Đền Bến Cả 
(mồng 4 Tết)

Ghi chú. 4 câu thơ dẫn là của nhà thơ Bảo Sinh, ảnh VanPham.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Em còn nhớ ... hay em đã quên

j

Happy Valentine Day!



Tình nào cũng mối tình đầu
Không ai đến được nơi đâu hai lần
Không gì cũ như mùa xuân
Mỗi lần xuân đến vẫn lần đầu tiên

...
Nhân duyên đến nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc, hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên
     (thơ Bảo Sinh)


Các bạn đọc thêm câu chuyện Người giữ nhẫn. Một chút buồn nhưng kỷ vật rưng rưng, một chút nhỏ long lanh trong cuộc đời.