Thư giãn với truyện Kim Dung
-------------------
Ngũ Bá mùa 1 không những tượng trưng
cho Ngũ hành mà còn trưng cho các nền văn hóa trên thế giới .
- Đông Tà Hoàng Dược Sư . Đào Hoa
Đảo chính là nước Nhật .
- Tây Độc Âu Dương Phong .biểu thị
cho cả khối Châu Âu
- Nam Đế là Nhất Đăng Đại Sư. đại
diện cho Phật giáo tại Đông Nam Á
- Bắc Cái có tên Hồng Thất Công,
chính là biểu tượng của nước Liên Xô ngày nào
- Trung thần thông Vương Trùng Dương
chính là hình ảnh biểu tượng của đất nước Trung Quốc.
Vương Trùng Dương - Trung Thần Thông
Trung là ở ngay chính giữa. Từ ngàn
xưa, người Tàu đã tự hào là mình sống ngay chính giữa địa cầu. Họ đã chính thức
gọi dân tộc họ là dân tộc Trung Hoa và nước họ là Trung Quốc.
Ngoại hiệu TRUNG THẦN THÔNG vừa gọi
đúng danh hiệu, vừa nêu ra một quan niệm triết lý căn bản và khả năng đặc biệt
của quốc gia Trung Hoa. Trong vũ trụ quan của người Trung Hoa từ ngàn xưa, ngũ
hành cùng các phương hướng và các màu sắc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vị
thế trung ương thuộc hành thổ và liên hệ với màu vàng. Bởi đó trong NGŨ BÁ,
Trung Thần Thông thường mặc áo vàng, mà trong tổ chức chính trị cổ của Trung
Hoa, màu vàng lại là màu dành cho nhà vua. Việc Trung Thần Thông thường mặc màu
vàng xác nhận địa vị số một của ông ta trong võ lâm.
Trung Thần Thông vốn là một người họ
Vương mà trong từ ngữ Trung Hoa, vương có nghĩa là vua.
Trong Hán văn thì chữ vương gồm 3
nét ngang và 1 nét dọc. 3 nét ngang tượng trưng cho Trời, Đất và Người, và nét
dọc hàm ý nối liền ba nét ngang trên đây. Nó biểu lộ rõ rệt quan niệm cho rằng
quyền uy của một nhà vua xứng đáng với danh hiệu vua được xây dựng không phải
trên võ lực mà trên đạo lý. Đạo lý mà nhà vua phải dựa vào được gọi là vương đạo
Tư Tưởng vương đạo đã được Kim Dung
bộc lộ rõ rệt qua việc Trung Thần Thông nhất quyết không dùng CỬU ÂM CHÂN KINH.
Đó là một tác phẩm dạy các căn bản để luyện nội công. Người tập đúng mức và
thành công có thể chữa cho kẻ bị đánh mang nội thương trầm trọng như Công phu
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo, người luyện tập còn phải tẩm thêm chất độc trên ngón tay.
THÁI ĐỘ CỦA TRUNG THẦN
THÔNG VỚI CÁCH BIỂU LỘ THÁI ĐỘ CỦA NƯỚC TRUNG HOA CỔ ĐIỂN ĐỐI VỚI KHOA HỌC
Ta có thể nghĩ rằng Kim Dung đã dùng
CỬU ÂM CHÂN KINH để chỉ các khoa học thực nghiệm. Các khoa học này nêu ra những
nguyên tắc quan sát và suy luận có thể mở mang trí tuệ con người và giúp vào sự
cải thiện đời sống của loài người về mọi phương diện. Nhưng nó cũng đồng thời
bao gồm những cách thức làm việc trái với đạo nhân, như việc dùng các con thú
làm vật thí nghiệm hay việc chế tạo các vũ khí hại người quá độ như các chất nổ
có sức tàn phá lớn ,vũ khí hoá học ...
Theo truyện thì Trung Thần Thông đã
cố công tìm ra được bộ CỬU ÂM CHÂN KINH nhưng sau khi xem qua, ông đã quyết
định không dùng nó mà còn nghiêm cấm môn đệ tập luyện theo nó.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim
Dung cho biết rằng Trung Thần Thông đã phải áp dụng các nguyên tắc ông đọc được
trong CỬU ÂM CHÂN KINH mới sáng chế được các thế võ có đủ khả năng thắng các
đòn của phái Cổ Một vốn mang tính cách chế khắc võ thuật của phái Toàn Chân .
Mặt khác, các cao thủ võ lâm đều tìm CỬU ÂM CHÂN KINH để học và khi học được
thì đều tiến bộ rất nhiều. Tuy nhiên, Trung Thần Thông vẫn duy trì quyết định
không cho môn đệ ông học CỬU ÂM CHÂN KINH.
2. Kim Dung đã dùng các sự kiện này
để chỉ thái độ của người Trung Hoa trước đây đối với khoa học thực nghiệm.
Người Trung Hoa thời xưa đã có những phát minh khoa học cao diệu. Họ đã làm
được kim chỉ nam, chế được thuốc súng, làm đồ gốm rất tốt và xây dựng được
nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, đặc biệt là các cây cầu chống không cần cột
chôn ở giữa dòng sông để chống đỡ, khiến cho người Âu Châu hâm mộ. Đời Tam Quốc
(thế kỷ thứ 3 sau CN), Hoa Đà đã biết giải phẩu và đã dám nghĩ đến việc mổ óc
cho Tào Tháo. Nhưng các nhà lãnh đạo tinh thần của Trung Hoa từ thời xưa đã
hướng dẫn dân tộc họ về việc tuyệt đối tôn trọng đạo đức mà quay lưng lại khoa
học thực nghiệm. Đó là một quan điểm sai lầm tai hại mà hậu quả được nêu rõ
trong các tác phẩm của Kim Dung nói đến Trung Thần Thông và phái Toàn Chân. Mặc
dầu Trung Thần Thông đã đoạt được địa vị đệ nhất bá võ lâm, các đệ tử kế vị ông
để lãnh đạo phái Toàn Chân về sau, đã sa sút các cao thủ đã từng bị ông đánh
bại.
ĐÔNG TÀ HOÀNG DƯỢC SƯ .
Xét về mặt địa lý thì nước Nhât ở
phía đông Trung Quốc. Trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung có nói đến Đông
Tà thì nhân vật mang ngoại hiệu này đã thường xuất hiện với bộ áo màu xanh. Mặt
khác, căn cứ của Đông Tà là một hòn đảo mang tên là đảo Đào Hoa, mà nước Nhật
lại gồm một số đảo và được nổi tiếng trên thế giới là xứ của hoa anh đào
Tuy có học các môn võ thuật Trung
Hoa, Đông Tà đã không dùng các môn ấy mà tự sáng chế ra một số môn võ riêng cho
mình như Lạc Anh Chưởng, Phách Không Chưởng, Tảo Diệp Thoái, Ngọc Tiêu Kiếm
Pháp, Đạn Chỉ Thần Công … Một trong các võ khí của Đông Tà là cây ngọc tiêu.
Tiếng tiêu của ông thổi có thể êm đềm hoà dịu, nhưng cũng có thể khêu gợi các
tình cảm của người một cách mãnh liệt, nhất là bản Thiên Ma Vũ Khúc kích thích
dục tình rất mạnh mẽ và có thể làm cho người nghe điên loạn được. Để bảo vệ căn
cứ của mình, Đông Tà đã dựa vào Kỳ Môn Bát Trậncủa Khổng Minh mà lập ra một
Phản Kỳ Môn Bát Trận, bao trùm gần hết đảo Đào Hoa.
Trong sự đối xử với kẻ khác, Đông Tà
nhiều khi tỏ ra gian giảo và tàn độc. Đông Tà đã bày mưu gạt Châu Bá Thông đánh
cuộc với mình, và dùng thủ đoạn xảo trá để thắng cuộc, với mục đích làm cho
Châu Bá Thông phải trao CỬU ÂM CHÂN KINH cho vợ mình đọc. Thuộc hạ Đông Tà gốc
là những người tàn ác bị Đông Tà bắt được rồi cắt lưỡi, đâm lủng tai cho trở
thành câm điếc để dùng.
Sau khi hai người đệ tử là Trần
Huyền Phong và Mai Siêu Phong trái môn qui đánh cắp CỬU ÂM CHÂN KINH để trốn
đi, Đông Tà đã trừng phạt các đệ tử khác bằng cách cắt đứt gân chân của họ rồi
đuổi ra khỏi đảo Đào Hoa, Khi gặp lại Mai Siêu Phong, mặc dầu đã thấy là lúc
nghe tin mình bị hại, bà này tỏ ý sẵn sàng đi báo thù cho mình, Đông Tà vẫn
không tha tội . Trong các điều kiện này, có việc tìm phần CỬU ÂM CHÂN KINH mà
vợ chồng bà đã đánh cắp rồi làm một cuộc điều tra để giết tất cả ai đã đọc qua
tài liệu này, và việc tự hủy phá công phu mà bà đã học
trong CỬU ÂM CHÂN KINH đã đánh cắp.
Nhưng tuy khắc nghiệt đổi với đệ tử Đông Tà lại không chấp nhận cho người khác
đụng đến đệ tử của mình, dầu cho họ có lỗi lầm sai quẩy
Những điều trên đây cho thấy rằng
trong con mắt Kim Dung, nước Nhật không ngần ngại dùng bất cứ phương tiện nào
để đạt các mục tiêu của mình và các thủ đoạn cùng phương pháp hành động bạo tàn
của nước ấy đã được áp dụng không những cho người ngoại quốc mà cho cả người
công dân Nhật, mặc dầu lúc nào nước Nhật cũng tận lực binh vực các công dân của
mình đối với người ngoại quốc. Điều đáng để ý là tuy đã bi thầy đối xử một cách
hết sức tàn nhẫn ác độc và bắt theo một kỷ luật rất gắt gao, bọn đồ đệ của Đông
Tà đều hết sức tôn trọng thầy và tuyệt đối trung thành với thầy. Lục Thừa Phong
cũng như Khúc Linh Phong đã hoàn toàn tuân theo môn qui của Đông Tà, không hề
dạy con các môn võ mình đã học với ông. Riêng Khúc Linh Phong tuy bị Đông Tà
làm cho tàn tật đã lén vào cung vua nhà Tổng đánh cắp các đồ trân bảo và các
danh hoạ với mục đích đem dâng cho thầy, Phùng Mặc Phong thì đến già vẫn nhớ
đến thầy và tận lực chiến đấu bảo vệ thanh danh của thầy. Ngay đến Mai Siêu
Phong cũng đã liều mạng đỡ đòn của Tây Độc thay thầy và do đó mà phải chết.
Nhưng trước khi chết, bà đã tự làm cho hai tay bi gãy để hủy diệt các công phu
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và Tồi Tâm Chưởng đã học trong CỬU ÂM CHÂN KINH mà vợ chồng
bà đã đánh cắp của thầy, theo điều kiện mà Đông Tà đã đặt ra cho bà trước đây.
Khi được Đông Tà ngỏ lời khen ngợi và nhìn nhận lại là đệ tử trung thành, bà
hết sức vui mừng và lạy thầy đến chết.
Các sự kiện trên đây đã được dùng để
mô tả tinh thần ái quốc và sự trung thành không bờ bến mà nước Nhật đã đào tạo
được cho con dân mình bằng một kỳ luật rất nghiêm ngặt và một chính sách khắc
nghiệt. Ta có thể nhận thấy rằng các đệ tử của Đông Tà dầu trước có tên gì thì
cũng đều đổi lại tên Phong khi về đảo Đào Hoa. Chữ Phong ở đây có nghĩa là gió,
giống như chữ Phong trong danh từ nổi tiếng của Nhật là Thần Phong.
Các tên Huyền Phong, Siêu Phong,
Thừa Phong, Linh Phong, Mặc Phong của đám đệ tử Đông Tà đều có liên hệ với danh
từ Thần Phong. Nó cho thấy rằng họ tiêu biểu cho tinh thần cảm tử của người
Nhật trong thời từ Thế Chiến II trở về trước.
Khi trở về già, Đông Tà có lúc đã tỏ
ra hối hận vì đã xử sự quá khắc nghiệt với học trò mình. Những điều này dùng để
ám chỉ rằng sau Thế Chiến II, mặc dầu còn tồn tại như một đại quốc, nước Nhật
đã thay đổi chính sách và không còn quá khắc nghiệt đối với công dân mình như
trước
ÂU DƯƠNG PHONG tượng
trưng cho các nước Châu Âu.
Nhân vật mang ngoại hiệu Tây Độc
được xem là Bạch Đà Sơn Chủ, tức là chúa núi Bạch Đà, mà chữ bạch trong Hán văn
lại có nghĩa là màu trắng. Mặt khác, ông ta cũng như Âu Dương Công Tử thường
mặc áo trắng, dùng sắc trắng đề trang phục cho nô tỳ của mình, đồng thời dùng
một võ khí bằng thép hay sắt tức là chất thuộc kim loại, xác nhận vị tri của
các nước Âu Châu ở phía Tây Trung Quốc. Ta lại có thể nhận thẩy rằng chú cháu
Tây Độc họ Âu Dương, và trong danh hiệu của họ này có chữ ÂU dùng để ám chỉ Âu
Châu. Nếp sống của Tây Độc và Âu Dương Công Tử biểu lộ của văn hóa Châu Âu
Mối liên hệ giữa Tây Độc với Âu
Dương Công Tử đã là một biểu tượng của sự phản đạo đức. Kim Dung đã cho biết
rằng Tây Độc vì thông dâm với chị dâu mà ngầm sát hại anh ruột mình, và Âu
Dương Công Tử trên danh nghĩa là cháu gọi ông bằng chú, nhưng thật sự lại chính
là con ruột của ông. cả Âu Dương Khắc về sau cũng nhiễm thói dâm loạn của ông
Võ thuật của Tây Độc bộc lộ sự dị
biệt, thường dùng môn Thần Đà Tuyết Sơn Chưởng Pháp.
Nhưng công phu lợi hại nhất của ông
là Cáp Mô Công. Cáp Mô là danh từ dùng để chỉ chung loài cóc nhái. Riêng con cóc
là một con vật hình dáng xấu xa, da xù xì vì có nhiều mụt nổi lên, mà các mụt
này lại có chứa đựng chất độc. Tây Độc không những luyện tập bằng cách hút các
chất độc này vào cơ thể rồi hòa hợp nó với chân khí của mình, mà còn bắt chước
tư thế con cóc khi sử dụng công phu này. Qua hình ảnh đó, Kim Dung cho thấy
rằng võ thuật của người Tây Phương dựa vào sức mạnh một cách cục mịch nên không
có sự tế nhị và sự huê dạng của các đòn võ thuật Trung Hoa hay Nhật. Mặt khác,
khi mô tả cuộc hoà tấu giữa Tây Độc với Đông Tà trên đảo Đào Hoa, Kim Dung lại
cho biết rằng công phu của Tây Độc thể hiện bằng tiếng đàn tranh thuộc cương
tánh. Điều này xác nhận thêm tánh cách thô bạo thuần dựa vào sức lực của môn
quyền thuật Tây Phương.
Trong giai đoạn sau của đời mình, Tây
Độc đã bị Hoàng Dung gạt và luyện tập CỬU ÂM CHÂN KINH theo nguyên tắc ngược
chiều, nên từ kinh mạch đến các chiêu thức đều trái ngược với đường lối bình
thường, thậm chí đến động đầu xuống đất, trở cẳng lên trời khi di chuyển và
đánh nhau với kẻ khác. Với hình ảnh này, Kim Dung đã cho thấy rõ sự di biệt căn
bản trong hai nền văn hóa Trung Hoa và Tây Phương. Nền văn hóa Trung Hoa đặt
nền tảng trên đạo đức cho nên lúc nào cũng xem tâm quan trọng hơn trí tuệ. Nền
văn hóa Tây Phương lúc đầu cũng trọng đạo đức nhưng đến mấy thế kỷ sau này, lại
thiên về việc mở mang trí tuệ nhiều hơn và lần lần xem trí tuệ quan trọng hơn
tâm. Theo cái nhìn của Kim Dung, đó là một sự thay đổi trái với thiên lý, chẳng
khác nào như việc trở cẳng lên trời, dộng đầu xuống đất.
Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa
Sơn,
Trong quá khứ người Âu Châu đã nhiều
lần xung đột mãnh liệt với nhau. Họ đã gây ra những cuộc nội chiến, như các
cuộc xung đột đẫm máu giữa người theo Công Giáo La Mã và người theo các hệ phải
Tin Lành; họ cũng đã gây ra những trận chiến tranh tàn khốc giữa các nước Âu
Châu với nhau làm chết không biết bao nhiêu nhân mạng. Điều này đã được Kim
Dung đặc biệt nói đến qua việc Tây Độc giết anh ruột mình.
Ngoài ra, ta còn có thể nhận thấy
rằng ban đầu các nước Châu Âu là biểu tượng cho tất cả các nước Tây Phương,
nhưng về sau, lúc khối Tây Phương trở thành mạnh nhất thế giới thì vai tuồng
của các nước Âu Châu đã bị lu mờ, và khi nói đến Tây Phương, người ta lại nghĩ
nhiều hơn đến nước Mỹ. Tuy phần lớn cũng là do dân Âu Châu mà ra, dân Mỹ lại
không phải ở Âu Châu. Việc các nước Âu Châu mất vị thế tiêu biểu cho khối Tây
Phương đã được Kim Dung ám chỉ khi ông cho biết rằng Tây Độc mất trí, không còn
biết mình tên là Âu Dương Phong và tưởng Âu Dương Phong là một nhân vật khác
hơn mình.
HỒNG THẤT CÔNG VÀ CÁI BANG
Về phần Bắc-Cái, có nhiều dấu hiệu
cho thẩy rằng Kim Dung đã dùng ông để biểu tượng cho Liên Sô và như vậy thì Cái
Bang do ông lãnh đạo chính là Đảng Cộng Sản Quốc Tế. tính cách mô tả Bắc-Cái
như là một nhân vật anh hùng và nghĩa hiệp rất đáng kính trọng.
Về mặt vị trí địa lý, Liên Sô có
biên giới chung với Trung Quốc ở phía bắc và phía tây, nhưng vì hướng tây đã
được dùng để chỉ các nước Âu Châu nói chung nên Kim Dung phải dùng hướng bắc để
nói đến Liên Sô.
Ý nghĩa họ Hồng của Bắc-Cái và môn
qui của Cái Bang.
Mặt khác, Bắc-Cái là người họ Hồng.
Chữ HỒNG ở đây biểu tượng lực lượng Hồng Quân trong chiến tranh chống phát-xít
Đức ,mà kẻ thù ở đây ko ai khác đến từ Âu Châu là Âu Dương Phong
Họ sống bằng cách ăn xin và không
trộm cướp, nhưng đối với hạng tham quan ô lại và cường hào ác bá bóc lột dân
chúng và hạng làm giàu bất nhân thì họ có quyền tự do cướp đoạt tiền của để
dùng. Họ thường làm việc cướp đoạt trên đây và đã đem tiền của cướp đoạt được
để cứu giúp người nghèo.
Tổ chức bộ máy trong cái bang từ
Bang Chủ ,Trưởng Lão , cấp chỉ huy theo số túi rồi mới đến Bang Chúng , rất
giống tổ chức của Đảng Cộng Sản Quốc Tế
Đả Cẩu Bổng Pháp, tiêu biểu cho chủ
trương giai cấp tranh đấu.
Trong các tác phẩm của Kim Dung bọn
người bợ đỡ nịnh hót hạng hào phú, hạng ác bá hay bọn cường địch xâm lăng đất
nước đều bị Cái Bang xem là chó. Cái Bang có môn võ đặc biệt hữu hiệu là Đả Cẩu
Bổng Pháp để đối phó với cường địch .Qua chi tiết trên đây, ta có thể bảo rằng
Kim Dung điều này để ám chỉ chủ trương giai cấp tranh đấu của chủ nghĩa Mar nói
chung và người Cộng Sản nói riêng.
Nhắc đến Võ Lâm Ngũ Bá, chúng ta có
thể thấy nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng Bắc Cái và tổ chức Cái Bang do ông lãnh
đạo đã được tác giả dùng để ám chỉ Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế. Ngoài ra,
một số dữ kiện khác làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Bắc Cái đã được dùng để
biểu tượng riêng cho nhà lãnh tụ Cộng Sản Quốc Tế Lenin .
Trong các bộ truyện võ hiệp của Kim
Dung, Bắc Cái còn có biệt hiệu là Cửu Chỉ Thần Cái tức là ông ăn mày thần có
chín ngón tay. Ông cũng được gọi là Hồng Thất Công. Hai bàn tay của Bắc Cái còn
có 9 ngón vì ngón trỏ trên bàn tay mặt khi có hơi thơm của món ăn thì cứ giựt
lên rần rật làm ông bực bội nên ông đã chặt bỏ nó đi. Ngón tay bị chặt này có
thể kể như là tiêu biểu cho Quốc Tế Lao Động đầu tiên
5. Sự ẩn hiện bất thường của Bắc Cái
so với hành động bí mật của Lenin.
Lenin thường hoạt động bí mật, thay
đổi chỗ ở một cách bất thường để tránh sự theo dõi của thám tử các nước tư bản.
Điều này cũng giống lối hành động của Bắc Cái là một nhân vật khi ẩn khi hiện
không biết đâu mà lường.
HOÀNG DUNG, BIỂU TƯỢNG
CHO STALIN.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung
có nói đến việc Bắc Cái truyền ngôi Bang Chủ cho Hoàng Dung một cách âm thầm
khi ông bị mất công lực. Điều này có thể ám chỉ việc Stalin kín đáo chuẩn bị
việc kế vị Lenin lúc ông này ngoại bệnh. Một số dữ kiện liên hệ đến việc Hoàng
Dung nối ngôi Bang Chủ của Bắc Cái có thể sosánh với các dữ kiện liên hệ đến
cuộc tranh quyền kế vị trong Đảng Cộng Sản Liên Sô.
Thân thế Hoàng Dung so với thân thế
Stalin.
Lúc nhỏ, Hoàng Dung đã học một số võ
thuật của cha. Sau đó gặp Bắc Cái bà mới dùng nghệ thuật nấu các món ăn ngon và
mưu kế cùng lời lẽ khéo léo để làm cho Bắc Cái mến bà và vui lòng truyền dạy võ
công cho bà và cho người tình của bà là Quách Tĩnh. Nhưng bà đã không được học
Hàng Long Thập Bát Chưởng như Quách Tĩnh mà chỉ được học một môn võ ít lợi hại
hơn là Yến Song Phi. Đến lúc trao quyền ngôi Bang Chủ cho bà, Bắc Cái mới dạy
bà bí quyết sử dụng Đả Cẩu Bổng.
Cái tình tiết này có những chỗ tương
tự với một số dữ kiện trong thân thế Stalin.
Ông này lúc nhỏ đã theo Thiên Chúa
Giáo Chính Thống và đã vào học ở một chủng viện để làm giáo sĩ cho tổ chức tôn
giáo này. Nhưng về sau, ông lại bỏ đạo, theo Đảng Cộng Sản và được chỉ định là
Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Liên Sô. Lúc ông mới nắm giữ chức vụ đó, nó chưa
có tầm quan trọng lớn lao như về sau này. Nhưng ông đã nhờ nó mà thân cận với
Lenin và lấy danh nghĩa Lenin để điều khiển công việc nội bộ của Đảng, đồng
thời gài người của mình vào bộ máy Đảng. Những điều này đã làm cho ông thật sự
điều khiển được Đảng Cộng Sản Liên Sô lúc Lenin còn sống và nắm phần thắng lợi
trong việc tranh quyền kế vị Lenin.
3 . Cuộc tranh đấu của Hoàng Dung để
nắm quyền Bang Chủ Cái Bang so với cuộc tranh đấu của Stalin để nắm quyền Tổng
Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô.
Trước khi ra mặt tranh
đấu đề nắm quyền Bang Chủ Cái Bang, Hoàng Dung đã được cảm tình và sự giúp đỡ
của phe ăn mày áo rách và bị sự thù ghét hãm hại của phe ăn mày áo lành . Khi
đã ra mặt tranh đấu để nắm quyền Bang Chủ, Hoàng Dung lại cũng chỉ tỷ thí với
các Trưởng Lão cầm đầu phe ăn mày áo lành . Và khi đã được toàn thể Cái Bang
công nhận mình là Quyền Bang Chủ, bà đã phá bỏ lệ cũ, không để cho Bang chúng
phun đàm dãi vào người như các Bang Chủ tiền nhiệm. Ngay sau khi được công nhận
là Quyền Bang Chủ, bà đã trừng phạt Bành Trưởng Lão là một trong những người
lãnh đạo phe ăn mày áo lành đã từng ám hại bà trước khi bà ra mặt tranh quyền
Bang Chủ
Về phần Stalin thi từ lúc Lenin còn
ngọai bệnh, ông đã phải trực tiếp đương đầu với Trotsky trong việc điều khiển
Đảng Cộng Sản Liên Sô và sau đó, trong việc giành quyền kế vị Lenin. Nhờ dàn
xếp để cho phe mình chiếm đa số trong các cơ cấu của Đảng nên trong Đại Hội bầu
người lãnh đạo thay Lenin ông đã nắm phần thắng lợi mặc dầu đã bị phe Trotsky
chống đối mãnh liệt. Sau khi cầm quyền điều khiển Đảng Cộng Sản Liên Sô, ông đã
loại trừ và trừng phạt những người theo phe của Trotsky.
Các tội mà Stalin gán cho Trotsky
đều phù hợp với các chi tiết liên hệ đến kết cục Hoàng Dung dành cho Bành
Trưởng Lão
(ST trên FB Kiếm hiệp Kim Dung)
http://gamek.vn/bi-mat-chua-tung-tiet-lo-ve-thien-ha-ngu-tuyet-trong-truyen-kim-dung-20160912094833766.chn
Trả lờiXóaCòn Nam đế thì sao ko nói đến. Bài viết hấp dẫn quá
Trả lờiXóa