Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

Trại Bồ Tùng Linh. Chương I

 


Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chúng tôi cho tái bản những tác phẩm của Thế Lữ để đáp lại một phần đòi hỏi của các bạn yêu văn chương, muốn có đầy đủ các tác phẩm  của những nhà văn thời tiền chiến và cũng không ngoài mục đích trình bày với độc giả những tác phẩm đẹp được sáng tác trong khi nghệ thuật còn được tự do phát triển.

Thế Lữ là một văn sĩ kiêm thi sĩ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, hiện nay ông còn ở miền Bắc. Dưới chế độ Việt cộng, cũng như bao nhà văn khác ở các nước Cộng sản, Thế Lữ đã phủ nhận văn nghiệp cũ cùa mình, mà chỉ sáng tác những tác phẩm nặng về tuyên truyền, khô khan, không thực với cảm nghĩ.

Thế Lữ đã chối bỏ quá khứ, tư tưởng nghệ thuật và tâm hồn tự do của một con người văn nghệ, bó mình phục vụ văn nghệ đỏ của Việt Cộng trong hỏa ngục miền Bắc.

Truyện  "Trại Bồ Tùng Linh" viết hồi  1930 là vang bóng đáng yêu của một Thế Lữ thời tiền chiến.

Tiếc thay  "Thế Lữ ngày ngay đã làm sụp đổ công trình văn nghiệp của mình, họa chăng độc giả ngày nay chỉ còn lòng thương hại, nhớ tiếc một Thế Lữ với những tác phẩm đẹp xa xưa...

 

Chương I

Trại Bồ ngày... tháng 9 năm 1930.

"Anh Bình,

"Chỗ tôi đến ở là Trại Bồ. Tôi gọi đùa là Trại Bồ Tùng Linh. Cái tên đặt trong lúc cợt tính đó không ngờ lại hợp với cái cảnh biệt tịnh này đến thế. (Nhất là từ bữa xẩy ra ở đây những việc có thể gọi là rất dị thường).

"Anh thử tưởng tượng một cái trại rộng ngót hai mẫu và rậm như một khu rừng. Cây toàn là cây cỗi. Gần hết là nhãn, mươi gốc mít và mấy thứ cây ăn quả mà người ta không nghĩ đến sự lấy hoa lợi; lại thêm hai gốc đa cỗ kính, buông từng súc rễ chằng chịt xuống lối đi. Trên là bóng lá rườm rà. Dưới là cỏ và hoa. Những thứ cây bụi không biết tên là gì và thường thường chỉ mọc ở những cánh đồng hoang, cũng tìm đến sống ở đây, chen lẫn với những khóm hoa không được chăm bón. Một vài khoảng đất vuông vắn, trên đó cỏ lau đâm lên tự do, có lẽ đã là những thửa vườn cũ. Trên con đường rộng nhất trở vào từ cái cổng xây đã đổ nát và mất cánh cửa, một đoạn còn thấy dấu gạch lát, những gạch chỗ thì lụn, chỗ thì bị bẩy chồi lên vì những rễ ngầm. Một cái ao lớn, bèo tấm xanh lè kín gần khắp mặt, chắc là một chỗ trước kia rất đẹp: vì trên một phía bờ ao, một rặng liễu già rủ lá xuống tận nước, xen lẫn với mấy khóm trúc lá mập và mình vàng. Thêm vào đó một ít cây ngọc lan, hoàng lan và từng vầng lớn mẫu đơn cao um tùm.

Trại Bồ Tùng Linh. Chương II

Mơ - Tranh Nguyen Khac Chinh.

 Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương II

Viết tới đó, Tuấn ngừng lại, ngón tay cầm bút cứng ra vì mỏi: anh đã viết thẳng một mạch cả câu chuyện lạ lùng lên hơn tám trang lớn lúc đó dùng thay cho giấy viết thư.

Trại Bồ Tùng Linh. Chương III

Tranh Nguyen Khac Chinh.

Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ 

Chương III

Bao ý nghĩ vừa rồi về những việc đã qua, vẫn còn xao xuyến sôi nổi trong trí Tuấn. Tinh thần kích thích như giây đàn căng vừa ngắt tiếng sau một khúc, vang âm còn rung động giữa lúc êm lặng đêm khuya. Trên mặt bàn ngay dưới tay Tuấn, tập thư vừa viết còn ghi nguyên tang chứng của "sự thực". Cái bút đặt lên lọ mực, mấy quyển sách gáy in chữ vàng lấp lánh bên chân đèn. Tuấn nhớ rõ những hình ảnh thực hiện đó. Ánh đèn chiếu xuống không đổi sắc. Tuấn nghe thấy tiếng bấc cháy. Đồng hồ nhỏ lách tách những dịp vội vã đều đặn. Giun dế quanh nhà vẫn lích chích kêu như cũ và từ xa lắm, tiếng chó sủa đáp lại nhau qua mấy cánh đồng...

Trại Bồ Tùng Linh Chương IV

Tranh Nguyen Khac Chinh.
 

Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương IV

Bức thư viết cho bạn, Tuấn định sẽ không gửi đi. Anh sẽ chỉ thuật lại vắn tắt trên một bức khác để Bình biết đại khái câu chuyện, còn nguyên bản anh giữ lại để lúc nào cũng có sẵn trước mặt những "dấu tích thực tại" của những việc có đủ các vẻ huyền hồ.

Tuấn ngồi lặng trước bàn giấy đến ngót nửa giờ sau khi nàng ta không còn đó. Anh. kéo tập thư lại, lấy bút định ghi tiếp theo cuộc gặp gỡ sau cùng, Anh sẽ chép lại các cử chỉ, các lời nói và tất cả cảm giác, ý nghĩ của mình, thành thực và rõ ràng như viết những trang nhật ký. Công việc đó thực quan trọng đối với Tuấn. Sự tưởng nhờ của ký ức chưa đủ; anh phải có tang chứng, của những nét chữ kia để có thế tin rằng những việc xẩy ra, quả nhiên đã xẩy ra thực. Tuấn vẫn cho rằng, có lẽ mình mơ.

Trại Bồ Tùng Linh Chương V


Tranh Nguyen Khac Chinh.

 Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương V

Sáng hôm nay Tuấn thức dậy như tự trong một giấc mơ dài. Ánh sảng vàng tươi soi vào tận chỗ gối chăn và bên mình anh không còn chút dấu vết nào của người đẹp. Phảng phất một làn hương thơm mát giấu gần đó. Tuấn chỗi dậy ; ở ngực mình rơi xuống một bông hoàng lan cánh đã hơi se.

Tâm trí Tuấn bàng hoàng, nhưng không! không thể là một sự mơ hồ được.

Anh còn nhớ rõ quá. Hơi thở ấm áp của người thiếu nữ với nhịp tim hồi hộp... hơn thế nữa, bao nhiêu ái ân dữ dội tuy thầm lặng còn để lại cho anh một kỷ niệm mê cuồng. Người đàn bà trong tay ôm ấp đêm qua là cả một tấm tình - là cả một thân thể đa tình bừng cháy. Trong bóng dịu mơ, cái nhan sắc nghiêng ngả kia đã khiến anh mừng rỡ kiêu căng giữa lúc ngạc nhiên. Trên khuôn mặt đỏ say, bồng bềnh thả trong đám sóng tóc tối đen đôi mắt còn lạ lùng thỉnh thoảng lại mở nhìn anh một vẻ lặng lẽ rùng mình: Tuấn tưởng chừng lại thấy những tia lửa chìm dấu trong đó.

Trại Bồ Tùng Linh Chương VI

Tranh Nguyen Khac Chinh.

 Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương VI

Tuấn mong rằng mình nghĩ lầm.

Mấy hôm đầu, một chút hy vọng còn vấn vương song chỉ như thứ hương khói mong manh, lòng càng cố tình luyến giữ càng thấy mau tan biến. Ban ngày vào những giờ quen làm việc, Tuấn thường ngừng bút giữa đoạn, thẫn thờ nghĩ những chuyện xa hẳn đầu đề. Phần thứ nhất thiên tiểu thuyết của anh gần xong, kết thúc một cách uể oải. Tuấn không ham viết như trước. Anh thấy người mỏi mệt, và cho đó là tại mấy đêm vừa qua anh trằn trọc thâu canh.

Trại Bồ Tùng Linh Chương VII

Cõi mộng- Tranh Lê Cù Thuần

 Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương VII

Trưa hôm đó Tuấn đã chịu ăn uống hơn mấy bữa trước.

Tên đầy tớ của anh vẫn kín đáo hầu hạ gần đấy và lo ngại rình xem thái độ của anh. Có lần Tuấn bắt chợt thấy nó kinh ngạc nghe thấy anh khẽ cười. Tự anh cũng ngạc nhiên khi thấy mình lẩm nhẩm đọc những lời thơ Liễu Trai và có một ý mong đợi bâng quơ và êm nhẹ.

Trại Bồ Tùng Linh Chương VIII


Cõi mộng- Tranh Lê Cù Thuần

 Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương VIII

Tuấn lượng trước cái buồn của mình trong những ngày dài dặc sau này. Anh không thể đành lòng ngay với sự đoạn tuyệt đột nhiên và kỳ dị của người thiếu nữ. Cái phen tái hợp ngắn ngủi kia chỉ khiến anh thêm tiếc thương, thêm ham muốn ngườl đẹp. Lòng anh mắt hẳn cả mối hy vọng của sự nghi ngờ. Thôi từ nay trở đi, Lan Hương sẽ không khi nào còn đến với anh nữa.

Trại Bồ Tùng Linh Chương IX

 

Cõi mộng- Tranh Lê Cù Thuần

Trại Bồ Tùng Linh

Thế Lữ

Chương IX

Mặc dầu bao công tìm kiếm về sau, Tuấn và Bình đành chịu nhận Hoàng Lan Hương là sự bí mật không thể khám phá được. Một lần, cách đó tám năm, Tuấn nghe một vị bác sĩ chuyên chữa về thần kinh nói đến một bệnh nhân có những triệu chứng giống như trong giả thuyết của Bình. Đó là một người đàn bà. Người ấy khi tưởng mình là đủ các nhân vật trong tiểu thuyết, khi tin mình là công chúa trong cung cấm, khi là người kỷ nữ sông Hương ca những câu ai oán, lại cũng có khi tự nhận là một vai đào hát trứ danh Nam Kỳ. Bệnh không thể nào chữa được. Người điên mất hết lý trí, đã giao trả về nhà hình như đã chết.

Tính không

 

Tượng chùa Bối Khê

Tính không

Truyện Hà Thúc Sinh

Ông Thức tính như người. Xuề xoà. Ông biết uống rượu ngon nhưng không nhất thiết với chiếc ly lau bóng. Trà cũng vậy. Cao trà ối cả bộ ấm tách chứng tỏ ít khi nó được chùi rửa. Ông có thể lăn kềnh ra ngủ với bộ quần áo đi ăn đám cưới về. Làm nghề cắt cỏ sinh sống, thuê vài thanh niên Mễ phụ việc, ông không đến nỗi cực. Bạn bè ít ai hiểu gia cảnh ông, đại khái biết ông sinh sống vùng này đã non chục năm, thuê căn gác ở phố Monterey Park, gần ngôi chùa Việt. Dọc bao lơn hẹp ông đặt vài chậu nhỏ. Một gốc húng, một gốc tía tô, một gốc kinh giới, đôi ba gốc ớt. Mùa hè ông tưới bằng chiếc ấm nhôm vốn dùng nấu nước pha trà. Khi có bạn đến dùng cơm, đòi ớt, ông cười bảo: “Đợi tí, thò tay ra cái đồn điền là có ngay”.

Ông ít bạn nhưng quý bạn. Thường đến với ông hơn cả là giáo sư Thủ.

Ở chỗ mình

 

Nơi hợp lưu của Elbe và Eagle tai Tiệp khắc

Ở chỗ mình

Truyện Hà Thúc Sinh

Lửng lơ, như chút gió, chút hơi lạnh thoảng qua, không chạm vào ai, vào cái gì. Nhẹ nhàng, như không hề gây chấn, cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Vậy mà vẫn buốt những cơn đau êm…; vì êm nên có thể kéo dài tới vô tận mà người ta chẳng còn muốn xuýt xoa, chẳng bị cào xé tới mức gào thét, là cách hay nhứt để sống chung mãn đời cùng nó…

Truyện của Hà Thúc Sinh cho người đọc cảm nhận ấy, vô định mà luôn có điểm rơi.

VĂN VIỆT

Vầng trăng sáng như quả cam tắm mưa ngó xuống con đường dài hút. Trời đỡ lạnh nhưng mùa xuân mới chỉ thoáng một âm hao hứa hẹn. Cây cối  tháng ba còn vẽ lắm nét khô khốc lên bầu trời đêm vằng vặc u hoài. Có  tiếng còi tàu leo dốc rúc xa xa; tiếng còi tàu đêm cuối đông nặng nề, thấm thía; nó khiến người ta thấy cô đơn nhưng bởi đó người ta biết mình còn sống.

“Anh uống hết ngụm cà phê đi, còn chuyện này”.

Những linh hồn chồng chéo

 


Những linh hồn chồng chéo

Truyện Hà Thúc Sinh

Phải chăng, phần không thể nhận biết bằng giác quan thông thường mới là phần quyết định hướng đến của cuộc sống con người… Phải chăng, linh giác và sự thấu cảm có đủ sức mạnh huyền nhiệm để kết nối người ta, xuyên qua cả không-thời- gian, đốt thành tro tất cả những thứ đang đành rành tới mức vô vị trong đời  sống của nhiều người…

Bằng truyện ngắn mới “ráo mực” này, Hà Thúc Sinh dường như sẽ khai thác một nguồn năng lượng và chất liệu khác mà anh vẫn để dành từ trước đến nay…

VĂN VIỆT

 

Phương  mười tám tuổi. Nếu đời là một vườn hoa, nàng sẽ là một đóa hoa thơm; nếu đời là một bữa tiệc, nàng sẽ khiêm tốn là món tráng miệng ngon nhất; nếu đời là một trường học thì nàng sẽ mãi mãi chỉ muốn mình là một sinh viên… Vâng, nàng mới nhập học vào mùa thu năm nay, mới khởi đầu semester đầu tiên với vài môn ghi danh để học… cho có, chứ nó chưa định hình được rồi đây major của nàng là gì, sẽ theo y, dược, luật hay sẽ chỉ là một cô kế toán viên.

Thực ra Phương là một cô gái năng động. Lúc bé bị đòn hoài vì tật leo trèo, và dễ sợ hơn là đánh nhau, đánh nhau với đám con trai, và không ít lần mẹ nàng phải sang nhà hàng xóm xin lỗi, và hai cái mông ăn roi mây của bố không biết bao nhiêu lần. Thằng Tâm bị đấm sặc máu mũi, thằng Hưng bị phang lỗ đầu, thằng Hoàng bị… xé quần áo phải bụm chạy về nhà…

Dậy thì, tính khí nàng có hiền hơn môt chút, nhưng rõ ràng nàng không phải là một cô gái dễ bắt nạt, dù ở sân trường hay ngoài chợ.

Chiều nay cuối tuần, Phương thơ thẩn trong vườn một lát rồi ra ngồi nơi ghế xích đu, trên tay cầm một quyển sách mỏng tựa là Gender Identity. Hồi đầu khóa, vào nhà sách trường mua sách, thấy kệ kế bên có cuốn này, tò mò nàng xem thử rồi mua. Và hôm nay chợt thấy nó mới lôi ra, tính đọc.

Gió mơn man, đôi lần Phương đã thiếp đi. Rơi cả sách xuống đất. Lúc đọc tới trang một chàng trai tâm sự với bà mẹ rằng anh cũng giống như một con la, hay một người cùi vô sinh, và như thế đừng ép anh lấy vợ, thì xích đu đứt dây. Phương té đập đầu vào một tảng đá, nhưng trước khi mờ mắt thiếp đi, rõ ràng nàng thấy trên chiếc xích đu đổ, lồm cồm một người nữa đang tìm cách ngồi dậy. Người ấy khập khễnh bước đi. 

Phương ngất hẳn.

***

Văn chương ám vào Học từ đôi mươi và nay anh là một nhà văn tuổi đã ngoài bốn mươi.  Hiện giờ anh đang giữ một chân giảng viên về môn Việt ngữ Nhập môn ở một đại học cộng đồng. Anh sống độc thân trong một căn nhà nhỏ khá xinh. Cuối tuần nào anh cũng tự tay làm một hai món khoái khẩu, chiều rủ rê một hai người bạn gần gũi tới nhậu.

Trưa nay, đang treo một bức tranh thì anh ngã vào bếp, lúc ấy đang có một ấm nước sắp sôi. Nước đổ tung tóe, một bàn tay úp vào bếp và phỏng nước sôi nhưng may sao chẳng đau đớn gì. Anh nhìn mấy ngón tay phồng rộp và cũng tự ngạc nhiên. Bộ mình là superman à, phỏng thế này mà không thấy đau.

Anh vào nhà, ngả người trên xa-lông ngó quyển lịch treo tường. Tính ra chỉ còn hơn  tháng rưỡi nữa là sang năm mới 2020. Anh muốn ra ngoài phố một chút nhưng cái ngã làm anh mất hứng. Vả bên ngoài trời còn lạnh quá. Đợi trưa trưa nắng ấm hơn có đi đâu cũng chẳng muộn.

Quyển lịch như hỏi anh thế ba năm trước anh ở đâu, làm gì? Có lẽ cái nhảm nhất của con người là quên dĩ vãng, dù ngoái lại thấy nó vẫn lù lù đâu đó sau lưng. Người ta chỉ chuộng tương lai, là thứ lắm khi đuổi suốt đời không bắt được. Mình làm gì nhỉ? Anh gãi râu cằm, cố nhớ. Thốt nhiên anh giật mình. Ừ, ba năm trước, vào khoảng thời gian cuối năm như thế này, Hường từ Pháp qua và anh đã chở nàng đi chơi gần một phần tư nước Mỹ. Trong nửa tháng đi chơi ấy họ đã sống như vợ chồng. Và không hiểu vì lý do nào đó, nàng thốt thú nhận nàng đã từng phá thai với người tình cũ.

Anh hơi lạnh người. Anh lén nhìn nàng. Nàng xinh đẹp quá. Và nguyên do nào đã đùn đẩy nàng tới chỗ phải làm một việc dễ sợ như thế?

Anh chơt thấy thương xót Hường vô hạn. Đàn bà chịu lắm nỗi thiệt thòi và khó có ai chia sẻ cho họ được. Anh hỏi khẽ:

“Anh ta đánh đập em dữ lắm?”.

Nàng nhìn anh, rồi nhẹ lắc đầu.

Anh hỏi tí nữa:

“Nhưng sao đến độ phải dùng giải pháp quá tiêu cực đó?”.

Nàng ngước nhìn anh, nói như mếu:

“Lúc đó em mới biết anh ấy có triệu chứng bệnh cùi!”.

Tất nhiên anh không biết một chút gì về y lý hay di truyền của bệnh này. Anh không hề biết bố cùi đẻ con ra có cùi không, anh chỉ biết lúc ấy nỗi thương xót của lòng anh hoàn toàn dành cho Hường và thấy sự dun rủi của số phận thật là trớ trêu. Hàng tỉ người đàn ông lành mạnh trên đời nhưng sao lọt lưới hết, để lại duy nhất một người đàn ông cho nàng lại mắc vào cái tứ chứng nan y!

Rồi nàng quay về Pháp và không bao giờ còn liên lạc với anh.

Anh lại ngả người trên xa-lông và nghĩ hôm nay chắc chẳng đi đâu nữa.

Tự dưng một đoạn thơ của John Newton trong bài The Leper/ Người cùi– lại trôi qua đầu anh:

Quỳ lạy Chúa chữa con khi Người muốn

Bởi Chúa con làm được mọi nguồn cơn

Phong hủi tội tẩy giùm hồn con đó

Trái tim hoen lại mới lại mùa xuân

Rồi nghĩ sao anh cầm một mớ bông băng đi vào phòng ngủ. Một lát anh đã thiếp vào giấc ngủ.

***

Phương ngồi dậy. Nàng rờ tóc và thấy một vạt tóc đã khô máu. Nàng tính vào nhà nhưng thình lình một con quạ chẳng biết từ đâu lướt tới mổ tới tấp. Nàng không la hét nhưng giơ tay đỡ quyết liệt, và sau cùng con quạ bay mất.

“Con quỷ!”.

Nàng nói, rồi bước vào nhà. Nhưng thoáng cái, nàng lại thấy cái bóng người lúc ngã nằm trên đất lướt qua cửa rồi biến vào mấy bụi chuối. Nàng lắc mạnh đầu, nói khẽ: “Té một cái giờ còn choáng váng”.

Nàng rửa mặt, rửa tóc, thay áo rồi vào phòng nằm nghỉ.

Có lúc nàng nghe thấy tiếng xe chạy vào garage. Nàng đoán bố mẹ đã đi làm về. Ông bà là chủ một tiệm giặt ủi. Họ cùng nhau lo cái business này. Hôm nay cuối tuần chắc bố mẹ về sớm, và như mọi ngày, họ lại lúi húi trong bếp lo bữa chiều.

Khi hoàn toàn tỉnh dậy đã năm giờ, Phương ra ngồi ghế gần cửa sổ, ngó xuống vườn. Trên luống hoa nàng mới trồng, thấy chướng quá, chẳng biết ai lại ném trên nó một cái ấm nước nhôm. Nàng xuống nhà dưới. Bố mẹ lại đi đâu mất rồi, nhưng cơm canh cho nàng mẹ đã để sẵn trên bàn. Nàng đi vòng bếp ra sau vườn. Thấy cái ấm gọn gàng, lại còn mới, nghĩ chắc của mẹ mua, nàng đem vào để trên bếp.

Ngẫm nghĩ sao nàng lại lôi khỏi hộp thuốc một cái bandage lớn, dán trên đầu, chỗ chảy máu. Tính xuống phố nhưng thấy đầu dán bông băng thế này nàng lại thôi, và ngồi vào bàn ăn.

Ăn xong, Phương thấy trong người rõ ràng không khỏe. Sáu giờ chiều mà đi ngủ sao? Nàng bật TV coi tin tức nhưng chỉ một lát thấy người đã rũ liệt. Nàng bổ nhoài trên giường. Chỉ một thoáng thấy thân thể mình phải chịu một sức đè kỳ lạ, rồi đau thốn ở hạ phần thân thể. Lát sau nàng chìm hoàn toàn vào một giấc ngủ rã rời.

***

Người trung sĩ cảnh sát nói:

“Hồ sơ đóng sớm được rồi. Đã tìm thấy thư tuyệt mạng của đương sự. Một vụ tự tử thôi”.

Nói rồi ông xòe lá thư ấy ra. Một cảnh sát viên cầm đọc:

“Tôi không muốn làm phiền ai hết, kể cả cơ quan công quyền. Vì thế tôi xin nói rằng sự ra đi của tôi là do tôi tự quyết định. Tôi không thể sống được để nhìn mình hôm nay rụng một ngón tay, ngày mai rụng một ngón tay…”.

Đám ma của Học bất ngờ giống một tai nạn. Nhưng không phải tai nạn mà rõ ràng là cuộc tự vận. Chỉ vài người bạn đưa đám anh vào một sớm mùa đông lạnh lẽo, khi những cây phong còn trơ những cành không và những con mourning doves lạnh đến nỗi chỉ trốn trong những cành sồi và chưa thể rúc nổi những tiếng rúc buồn rười rượi của vài tháng tới.

Giữa cảnh trời đất như thế Phương đến nhà quàn với bó hoa tím. Nàng mặc đồ đen nghiêm chỉnh. Nàng mới gặp thầy Học đây thôi nhưng thầy trò người Việt trong trường chẳng mấy người, biết sớm thân sớm, dù thực tế Phương không theo học lớp ông dạy.

Nghĩ cũng tội nghiệp. Có một thân một mình. Giờ qua đời nơi đồng đất nước người. Nàng chợt nhớ cái tin ầm ĩ thế giới gần đây, khi 39 người trẻ Việt Nam vì đi tìm sống mà chết bên Anh, trong một xe tải đông lạnh. Thầy đang ở chỗ sống sao lại đi tìm chỗ chết?

Phương đến nhìn mặt ông lần cuối. Giữa lúc ấy một cơn đau bụng kỳ lạ khiến nàng phải chạy ra cửa, gục đầu vào bệ cửa. Một ông security bước lại hỏi nàng có sao không, thế mà tự dưng nàng òa khóc, một thứ tiếng khóc không kềm chế nổi.

Người security giúp Phương gọi hãng taxi cho xe chở nàng về nhà.

***

Chắc chắn Phương đã có thai. Một cái thai ba tháng. Bố mẹ nàng choáng váng và nhìn nàng với ánh mắt giận dỗi.

Cả hai chỉ muốn một câu trả lời: “Nó là thằng nào?”.

Bố nàng xa xôi bảo phá đi. Mẹ nàng hay vào phòng nàng và khóc với con. Nàng cố nhớ lại mọi sự việc đã xảy ra cho mình như nó vốn là. Nhưng không, kể cả lúc thức lúc ngủ, lúc mơ lúc mộng, lúc ở nhà hay ở trường, nàng nào có chung đụng với ai đâu. Mà tại sao thế này. Có một phép lạ nào đã xảy ra trong đời nàng? Hay một lời nguyền rủa?

Nhưng dù phép lạ hay lời nguyền rủa, Phương thách thức số phận và giữ cái thai này. “Bố ơi, bố không là mẹ và chẳng bao giờ bố là mẹ thì bố đừng nói gì nữa!”. Nàng nghĩ thầm.

Hôm nay quang tuyến lại tiết lộ một sự thật mới thật kinh hoàng: Trong bụng nàng đang mang một quái thai! Từ người thân đến các bác sĩ đều khuyên phải bỏ.

Mấy ngày sau lần phá ấy, Phương nhận một giấy báo của bệnh viện:

“… Hãy đến để được khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ muốn biết chắc rằng cái thai đã trục có vi trùng cùi và nó sẽ không là mối đe dọa cho người mẹ ở tương lai…”.

Houston, 14-11-2019

Hà Thúc Sinh

 

 

Bí mật ở thềm đá

 

Tượng La Hán Chùa Dâu

Bí mật ở thềm đá

Truyện Hà Thúc Sinh

Trên bực thềm đá ngôi thánh đường cổ còn sót một phần mái che, từng sụp vì động đất đã bị bỏ hoang từ lâu, ngồi một ông già và một cô gái. Họ đụt mưa. Sau một lúc lâu yên lặng và thỉnh thoảng thả qua nhau một ánh nhìn dò xét, ông lão mới khò khè nói trổng:

“Mưa thế này chắc lâu mới tạnh!”.

“Dạ”.

“Cô ở gần đây?”.

“Dạ dưới dốc cầu”.

“Cầu đá?”.

Cô gái không đáp. Ông lão hơi nhíu mày, rồi khuôn mặt bình thản trở lại. Lát sau cô gái mới hỏi:

“Cụ ở đâu?”.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

THỞ DÀI

 

“Thở Dài (Bách Khoa số 158, 1/8/1963) truyện ngắn thứ hai, giá trị không thua gì tác phẩm Thăm chị buổi chiều của nhà văn đàn anh Võ Phiến, cùng đăng trên số Bách Khoa này.

Trong một xóm quê, Cỏ May, 16 tuổi, ngây thơ non dại, rong chơi cùng đám bạn học tản cư. Tây càn. Lũ trẻ chạy hết, chỉ còn một mình Cỏ May lạc lõng không chạy kịp vì nó có tật ngồi lâu tê chân. Điều, đứa con trai dũng mãnh, lớn hơn nó ba tuổi, thầm yêu nó, rủ nó ra ngồi cho y vẽ, cũng bỏ nốt. Đột ngột. Kinh hãi. Cỏ May không hét được, cũng không khóc được. Điều, còn ngoái lại nhìn nó lâm nạn, rồi không bao giờ nhìn nó nữa. Cỏ May trở thành cô giáo già, 30 tuổi.  

Đời Cỏ May là tiếng thở dài của người con gái bị Tây làm nhục thủa thiếu thời, vết rách sâu buốt, không sao vá được, không thể lấy chồng. Mỗi dòng chữ nhẹ nhàng là một vết roi quất vào sự đê hèn vô cảm của xã hội cổ hủ, đầy thành kiến, người con gái bị hiếp dâm lặng lẽ bị sa thải như rác rưởi, cặn bã.” (Thụy Khuê)

THỞ DÀI - Truyện ngắn Túy Hồng

Nếu bọn học trò hiểu mình thì những bài luận văn của chúng đừng kéo dài ra nữa. Lớp đệ thất mà hầu hết bài nào cũng giăng đầy bốn trang giấy học trò. Nói mãi là thời buổi bây giờ con người chỉ chọn thứ văn chương ngắn ngắn mà chúng không tin. Những câu què, câu gãy mình vừa gạch vừa rên, thêm mấy cái lỗi chính tả nữa, thật là ngứa ngáy khó chịu.

Tôi tưởng là mình cao tay ấn lắm rồi khi trị chúng, nói với chúng như thế này:

Thân Trọng Khanh ! Cô dặn mấy lần rồi mà suốt bài luận chỉ đếm được hai cái chấm, thật là một bài văn nghẹt thở, thác loạn. Đây này, các em nghe một câu văn, chỉ một câu thôi. Viêm đứng lên bịt mũi Khanh lại. Tất cả lớp hãy nín thở, cô nín thở với các em. Khanh hãy đọc to lên, không cho thở, nếu đọc dứt câu mà chúng ta nín thở được thì lần sau được tiếp tục viết dài..

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

Xoa tay và cười…

Trong truyện của Ngô Phan Lưu chỉ những người là người (vâng, tôi nhại một mệnh đề nổi tiếng: “Những chữ là chữ”!)

Hầu như không có gì là sự kiện trong các truyện này, nếu bạn không định coi một vụ thiến chó bằng dây chun “văn minh, nhân đạo” (truyện “Xoa tay và cười”) là cái gì đó sự kiện.

Nhưng, dĩ nhiên, không sự kiện sao thành truyện được. Đối với tâm trí thì sự hài lòng, thỏa mãn, hay một sự nhận ra, một cơn bất mãn, một tình trạng hốt hoảng hay thấp thỏm, v.v… chính là những sự kiện. 

Nhà phê bình văn học

Nguyễn Chí Hoan

 

Xoa tay và cười…

Ngô Phan Lưu

Ngô Phan Lưu - Ảnh Nguyễn Hiệp

8 giờ sáng. Một sáng trời nắng. Chú Công bước vội trên con đường lát bê-tông xi-măng đến nhà lão Án. Vào đến cổng, chú thấy lão Án ngồi sẵn nơi chiếc bàn nhôm, trước mặt có chai rượu cùng gói giấy báo. Con chó Mực chồm lên sủa mấy tiếng, thấy chú Công quen, lại thôi. Nó ngoắc đuôi, nằm lại nơi gầm bàn chờ chực thứ gì đó trên mặt bàn. Dường như nó đã quen như thế mỗi khi chủ nó ngồi nơi này.

Chú Công vừa tiến vào, vừa giơ tay lên trời: 

“Chào.” 

Lão Án ngồi nơi chiếc bàn nhôm, cũng giơ tay đáp trả: 

“Chào. Đúng giờ gớm nhỉ.” 

Chú Công quét mắt xuống mặt bàn, thấy hoang vắng, liền cau mặt: 

“Có quái gì hấp dẫn phải đến sớm? Nào, chúng ta vào việc.” 

“Ừ.” 

Sóng bạc đầu

Truyện Ngô Phan Lưu không viết về tham quan ô lại, không viết về chộp giật lừa đảo, cả cái sex, cái trần trụi ô trọc cũng không nốt. Nhưng nó viết về hệ luỵ, hay nói một cách khác, Ngô Phan Lưu viết về con đẻ của những cái ấy; chúng sống ngột ngạt trong không gian cũng do những cái ấy tạo nên, nhà văn chỉ ngồi chép lại, vừa thở dài vừa chép lại.

VanVN.Net

Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa (The Great Wave off Kanagawa) tác giả Hokusai.

Sóng bạc đầu

 

Ngô Phan Lưu

Nhân đi Qui Nhơn về, quỹ thời gian đầy túi, tôi tạt Long Thủy thăm anh bạn nuôi tôm, mà trong tầng sâu, không những nhớ anh, mà tôi còn nhớ biển...

 

Do không gặp thường xuyên, anh ta mừng lắm, lệnh vợ con, và chỉ hai mươi phút sau đã bày ra bàn: nào gỏi sưa đầm, mực xào, tôm luộc, cà dĩa sống, mắm chua, cá sặc... Chúng tôi “diệt” sạch bầu rượu ngâm hà nàm chó con! Sức khỏe bỗng ùa về thân thể cũ, hồn trí như được tân trang, phấn chấn ra phết!      

Nhạc trầm my

 

Những cô nàng ở Avignon (Les Demoisellesd’Avignon)

Nhạc trầm my

 

Ngô Phan Lưu

           Sau khi điện thoại cho anh bạn, để báo địa chỉ đang ở, tôi nhìn ra khung cửa kính khách sạn.

           Tôi đang đứng ngang tầm nửa cây thông già, và ở dưới chân là những cây hoa Mimosa còn đẫm sương. Xuyên qua vạt đồi thông, ẩn hiện lô nhô những mái ngói đỏ. Tôi đảo mắt cố tìm ống khói nơi nóc nhà, nhưng không thấy. Quả thật, trước mắt tôi là một bức tranh!

           Người ta cho tôi biết: Thành phố này đẹp, một phần bởi có chính quyền can thiệp vào. Anh chị xây nhà ư? Rất tốt, nhưng anh chị không được xây giống kiểu nhà bên cạnh! Thế là buộc anh chị phải tìm kiếm, sáng tạo kiểu mới! Anh chị xây tường rào ư? Tốt thôi, nhưng không được bịt kín bằng tường, phải để cho mắt nhìn thông thoáng! Thế là buộc anh chị phải trồng hoa, cây cảnh và không được đổ rác! Như vậy, kết quả sẽ là: đa dạng, xinh xắn, sạch sẽ và cá tính! Đó là nhà cửa ở đây. Những nhà cửa trầm tĩnh, biết lo trau chuốt bản thân mình, để kẻ khác vừa ý!

           Tôi nhớ lại, hôm qua nơi Thiền viện Trúc Lâm, bài kệ của Trúc Lâm Đại Đầu Đà như một sinh linh chập chờn bay lượn, và giờ đây đậu vào những nhánh cây lá kim, hoa Mimosa và hoa Phượng tím. Tâm khảm tôi đã tràn ngập bài kệ: “Phải trái rụng theo hoa buổi sớm/Lợi danh lạnh với trận mưa đêm/Hoa tàn mưa tạnh non im vắng/Xuân cỗi còn nguyên môt tiếng chim!”

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024

CHIA RẼ - MỤC LỤC

 

Tim Marshall

CHIA RẼ

Tác giả  Tim Marshall

Tim Marshall (1959) là nhà báo, tác giả và phát thanh viên người Anh, chuyên về các vấn đề ngoại giao và ngoại giao quốc tế. Marshall là một chuyên gia bình luận về thời sự thế giới cho BBC, Sky News và là người dẫn chương trình khách mời trên LBC, và trước đây ông đã từng là biên tập viên ngoại giao cho Sky News.

Ông đã viết bảy cuốn sách bao gồm Những tù nhân của địa lý – cuốn sách được xếp hạng trong danh sách bán chạy nhất của The New York Times và Sunday Times. 

Marshall là người sáng lập và biên tập viên của nền tảng trang web tin tức thewhatandthewhy.com, một trang web dành cho các nhà báo, chính trị gia, nhà phân tích về các vấn đề ngoại giao và những người đam mê chia sẻ quan điểm của họ về các sự kiện tin tức thế giới.

MỤC LỤC

Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường

Giới Thiệu

Chương Một: VẠN LÝ HỎA THÀNH

Chương Hai: HÃY XÂY BỨC TƯỜNG ĐÓ!

Chương Ba: THỰC TẾ TRÊN THỰC ĐỊA

Chương Bốn: NHỮNG LẰN RANH TRÊN CÁT

Chương Năm: THỎI NAM CHÂM VỚI NGƯỜI NHẬP CƯ

Chương Sáu: HIỆN TRẠNG CÁC QUỐC GIA

Chương Bảy: MỘT LIÊN MINH GẦN GŨI HƠN BAO GIỜ HẾT?

Chương Tám: NHỮNG THAN VÃN CỦA NGƯỜI ANH

Kết Luận: NHỮNG KHÔNG GIAN Ở GIỮA

Lời Cảm Ơn