Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Ơi người hãy về

   
Thời chiến trận, đã nghe câu hát này với nỗi nhớ quê mà không dám nói, vì sẽ bị nhìn ngó xoi mói như một kẻ xấu . Đêm Tất niên, cả đại đội tôi khóc khi "Ơi người hãy về" và là một cuộc báo động, tủi nhục đào hầm chiến đấu, qua cả sang canh năm ấy, nghĩ lại còn xót xa.
Câu hát ru lòng ta những năm khốc liệt, 40 năm rồi về quê ngoại, trên đường phố thanh bình, chút ấm lòng nhớ lại bài hát xưa. Đường phố miền trung mát lành sau cơn mưa, nghĩ xưa mẹ cha lam lũ trên đất cằn đá sỏi.  

TIẾNG HÒ TRÊN ĐẤT NGHỆ AN


Mỗi lần nghe Tiếng hò trên đất Nghệ An của Tân Huyền, người con xứ Nghệ xa quê lại cảm thấy như mình đang ngồi đò dọc ngược Lam giang, bồng bềnh cùng sông nước, phiêu diêu trong câu ví điệu hò khoan nhặt, vọng vang đôi bờ… Hình ảnh dòng Lam, quyện điệu hò da diết cứ ghim vào lòng mình, chảy qua miền quê xứ Nghệ, về Thành Vinh tạm biệt Dũng Quyết rồi tuôn ra bể và toả đi muôn nơi… .

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

NHỚ BẮC

(Hẹn viết) Miền Nam nước Việt, tiếng gọi thân thương nhớ về những người đi mở cõi, nhớ đến Sơn Nam. Ông đã đi rồi với bao kỷ niệm về thưở khai hoang lập ấp. Ông là Hạt bụi nghiêng mình nhớ bến quê. Nhưng, người nông dân Nam Bộ xưa là hào kiệt, là anh hai nay vẫn một kiếp nghèo.
Bài hát Điệu buồn phương nam



Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Khúc hát nàng Solveig

  La Chanson de Solveig – Khúc hát nàng Solveig
                                    Sáng tác : Edward Hagerup Grieg

   Khi giai điệu và lời ca du dương của Chanson de Solveig cất lên, một trong những bản nhạc cổ điển được ưa thích nhất trên toàn thế giới. Bất chợt khiến tôi buồn, có lẽ một phần nỗi buồn ấy nằm trong nội dung của bản nhạc và cũng một phần hiện nét trong ký ức còn đôi chút phân vân. Bốn mùa thay tên cũng chừng ấy sự chờ đợi của màu mắt nguyên vẹn nỗi nhớ nhung da diết. Khi biết đôi chân còn nhuốm bước phong trần thì sự giật mình thức tỉnh lòng người lữ thứ chợt khắc khoải dâng đầy. Ở đâu đó khúc hát của tình yêu như tiếng gọi thiết tha mong những cánh chim còn mải mê quay về nơi yên bình tổ ấm và được bao dung trước những lỗi lầm. 



   Thời những năm 70 thế kỷ trước, được nghe ca khúc này, không rõ là lúc mình là sinh viên hay là người lính chiến. Cảm giác câu hát là ánh sáng cuối ngày đã khuất lấp phía chân trời, nỗi nhớ quê, nhớ mẹ già những năm chiến trận. Người bạn lính vừa ôm đàn vừa hát, mắt đăm đăm về nơi xa, sao Hôm lấp lánh và từng ngàn sao li ti rải bạc trên nền trời. Tôi nghĩ rằng mình cũng có một người nhớ thương như nàng Solveig ấy. Sau này có nhờ con gái công tác ở Hải Phòng mua CD có bài hát này với bao tìm kiếm, người bán hàng đã cười mà rằng bố cháu thật cổ điển. Ôi ! về già nhớ lại cái thời lãng mạn.

SƠN TÂY MỘT PHÍA

Nhà thơ Trần Hòa Bìn
Giữa thập niên 70 trước, tôi cùng công tác với Trần Hòa Bình, anh ở khoa Văn, tôi Toán (ĐHSP XUÂN HÒA). Khi Anh đến, tôi được gặp anh, không phải Anh là người nổi tiếng, mà là vợ anh, một ca sỹ sinh viên. Chúng tôi nói về sông Cà Lồ và làng Cổ Tích với câu thơ anh viết "áo vắt vai đi dọc sông dài", Cái năm 1979, đói quay đói quắt, không nể gì giảng viên đại học như chúng tôi. Anh có ý thơ "Hoa gạo đỏ sao lòng tôi đói..." về những bông gạo bừng nở vào tháng Ba ở làng Cổ Tích.
Anh nói:" Thời non xanh của chúng tôi trên giảng đường cũng khác lắm với những người trẻ bây giờ. Chúng tôi  mê mải hát đồng ca, vui ào ạt, buồn ào ạt, và nỗi buồn cũng chóng vánh qua mau như mưa rào thấm cát. Chúng tôi chỉ thấy văn chương như một tòa lâu đài danh vọng..."
"Trần Hòa Bình sinh ra ở Ba Vì, thường vỗ ngực tự nhận mình là trai xứ Đoài, là người của miền mây trắng cổ tích kia". (Đỗ Doãn Hoàng)
Tôi gọi Trần Hòa Bình là mảnh vỡ còn lại của dòng máu sỹ phu Bắc Hà
  Giờ thì Sơn Tây không còn là xứ Đoài. 
  Nghe anh đọc bài thơ về miền quê mây trắng. Mong Anh an lòng phiêu diêu miền cực lạc.


Sơn Tây một phía 
Trần Hoà Bình 
Mưa nhè nhẹ rất thương choàng lên phố nhỏ 
Những chiếc lá bàng trong ngõ vắng lang thang 
Thành hào cũ phong bao một bài thơ cổ 
Chẳng biết dành tặng ai, yên tĩnh quá chừng! 
Bỏ lại sau lưng những dặm dài cát bụi 
Những ưu phiền, thành bại tuổi ba mươi 
Mẹ ơi mẹ con lại về bẻ củi 
Bữa cơm chiều cuối năm nghe lửa réo quanh nồi. 
Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió 
Vẫn khát nửa hồn mình được yên tĩnh tựa chiều nay 
Em hiền dịu rất thương lấy chồng nơi chân núi 
Biết xuân này có trở lại Sơn Tây?

HÁT CHÈO

  Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những người con đất Việt luôn coi nghệ thuật chèo là một "viên ngọc long lanh sắc màu" trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc
  Thưởng thức bài thơ "Mưa xuân - Nguyễn Bính", ta thêm yêu làng Việt xưa, nghệ sỹ Kim Dung trình bầy.

HOA TRINH NỮ (2)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

HOA TRINH NỮ



HOA TRINH NỮ
Sáng tác: Trần Thiện Thanh

Qua một rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi đường trên vai
Hái cây hoa dại lẻ loi bên đường gọi là hoa Trinh Nữ
Hoa Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa
Hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng Cúc vàng tươi
Hoa không bán hương thơm như nàng Dạ Lý trong vườn
Như hoa Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta

CHỢ VINH 2011





Chợ là hồn quê ta vậy.
Cụ Trần Quốc Vượng nói: Chợ là dạ dày của làng

MẾN YÊU



Yêu bài hát này từ những năm 80 thế kỉ trước.
Nhưng qua clip, tôi yêu hơn một gia đình đầm ấm đến vậy.


Mời bạn cảm nhận, nghe ca sĩ hát.


NEO ĐẬU BẾN QUÊ



10 năm, vợ chồng về quê ngoại.
Cảnh khác xưa, lòng người đôn hậu.
Một chút bẽ bàng, đầy những yêu thương,
Đường cũ đi về tháng năm nghèo khó.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

THƠ BÚT TRE (tiếp theo)

Con chó ngồi nghịch cái que
Sau đây tiết mục Bút Tre bắt đầu

LỜI RU TRÊN NƯƠNG


Nhà có ba cháu, hai cháu nội và một  ngoại. Các kiều nữ, đều sinh ngày 11 tháng Chín, năm một. Kể cũng kỳ ngộ. 

Hôm nay các cháu đề nghị hát bài người lớn để múa phụ họa.


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

HỒ GƯƠM

Tháp Rùa

Nhìn từ Tháp Bút

Tả Thanh Thiên

Tiểu chùa vin liễu



Tháp Hoà Phong

  Tượng






Cầu Thê Húc


THÀY TÔI

Ảnh Thày chụp khi đi học,
mặc áo trắng cổ tròn


   Thuở nhỏ tôi gọi song thân là "Thày và u", chắc bây giờ ít người còn gọi như vậy nữa. Tôi nhớ thày tôi có nước da trắng, gầy nhỏ, tính hiền lành chịu đựng, mỗi khi uống rượu ngực thày lại gay đỏ, tôi hay áp tay vào gọi bánh đa kê.
  Thày ít dẫn tôi đi chơi, còn u tôi thì ngược lại, nhưng mỗi tối thày đi xây về là tôi lại được nằm cạnh thày, được thày cho gối đầu tay và được xoa lưng vì tôi hay bị rôm cắn. Và cứ như vậy hàng đêm, gần sáng, thày lại gọi tôi dậy học bài, bao nhiêu năm bên thày, với cách học đó tôi đã là một học sinh giỏi của tỉnh Hải Hưng, được Bác Hồ khen tặng vì thành tích học tâp.
Có một lần, thày đưa tôi đi thi học sinh giỏi miền Bắc, tôi nhớ là ở xã Đại Đồng Tứ Kỳ, chỉ cách Hải Dương có vài cây số nhưng sao thật gian nan và khó nhọc. Xuống xe cách nơi thi hơn cả quãng đường về HD, hình như làng Mạc Xá thì phải, tôi khóc và bắt đền thày, một người đi xe đạp qua chở tôi đi, còn thày thì chạy theo. Kỳ thi đó có bài toán mạng liên lạc mà bây giờ tôi biết là toán dạng đồ thị hữu hạn, tôi không làm được. Ký ức của tôi về kỳ thi chỉ vậy.
Có một lần đi học về, tôi thấy thày u tôi lén ăn cái gì đó, rất vô tình, sau này tôi mới biết là bố mẹ chỉ ăn khoai khô bung với muối. Vẫn tằn tiện, hàng tuần trút gạo vào tay nải vải mầu gụ, bó củi rào cho tôi gánh đi học. Chỉ có một lần tôi mua được cho thày nửa cân đậu phụ, mà tôi nhờ cô Nghiên, bạn anh Quynh ở Tứ Kỳ, thày ăn và khen ngon mát.
Hôm thày mất (19 tháng Ba), tôi không về được ngay, đêm đó, một đàn đom đóm quây lấy màn tôi nằm,
người tôi như  ngấy sốt, sáng hôm sau về tới nhà, thì đã đưa tang xong. Ôi thời chiến tranh khốn khó và thiếu biết chừng nào.
Tôi đã có tuổi hơn cả tuổi thọ của thày, nước da của mẹ, cái dịu hiền vị tha của thày , ký ức trong tôi là nét mặt thanh tú trắng hồng, thơm mùi vôi xây trên áo, chiếc quần ta bạc đũng và cảm giác từ bàn tay ram ráp thày xoa lưng mỗi đêm. Buổi sáng thanh bình, thày mời rượu bạn bè với món nhắm là thịt gáy lợn nướng kẹp vào bánh đa, sau đó là câu chuyện bên hỏa lò đượm lửa.
Tôi có cuộc sống dư giả hơn thày để mỗi lần ăn ngon lại chạnh lòng về thời xa ấy, một đàn con của thày u chỉ có tôi được đi học để hôm nay viết về Thày trong bao đắn đo hoài niệm và xót xa.

BẠN VĂN XƯA

Vũ Đình Văn
Những năm chiến tranh, chúng tôi thường đọc bài thơ này của Văn, Anh học Văn, tôi thì Toán, biết vì mê thơ mà trong tiểu đội có Phú cùng học với Anh. Nhớ chăng hồi đó, bên "biển Nga Sơn vỗ vào rất ấm" các bạn nữ vào chơi, cấp trên báo động, "thôi về đi em, hai đứa cười nóng mặt ...", xuất xứ bài thơ là vậy.
Rồi sau này bạn mãi xa.
 
Vũ Đình Văn sinh tháng 2 năm 1951 tại Hà Nội. Thuở nhỏ Ông học tại Hà nội và nhập ngũ tháng 12 năm 1971 khi đang học năm thứ ba khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông phục vụ trong binh chủng tên lửa. Ông tử trận ngày 27 tháng 12 năm 1972 tại trận địa tên lửa ở xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. 
Vũ Đình Văn bắt đầu làm thơ từ khi đang học phổ thông và trong cuộc đời ngắn ngủi của mình ông đã kịp để lại khá nhiều bài thơ.


Nửa sau khoảng đời
             
Cùng một dòng thư, mà hai khoảng đời
Khoảng trước xa rồi, ai còn nhớ nữa
Cái nửa có những người đồng đội của tôi
Là khoảng đời hôm nay tôi nhớ

Nếu phải chia cho người yêu một nửa
Thì em ơi, nhận lấy khoảng đời đầu
Cái nửa đầu vời vợi nhìn nhau
Đằm thắm thời gian không mùa ranh giới…

Ôi, cái đêm hành quân rất vội,
Mắt em, mắt anh, ngần ấy vì sao
Còi lên đường, những vì sao xôn xao,
Thôi, về đi em, hai đứa cười nóng mặt

Đêm hành quân anh nhớ em qúa thể,
Khỏang đời đầu có nhớ khoảng đời sau,
Ở đây núi rừng xanh, lại nghe xanh sóng bể
Đố em tìm, em chẳng thấy anh đâu !

Điếu thuốc Sầm sơn, nhủ rằng đêm rất sâu
Người Hà Trung bảo anh đừng sợ lạc,
Ai gọi dãy núi trước nhà là Giăng hạc
Để ấm lưng mình một dải Cù êu

Ôi cái nửa đời sau đáng yêu
Có những đêm miền Trung đầm đậm,
Biển ở Nga sơn vỗ vào rất ấm
« Tụi mi đi rồi, tau nhớ mần răng »

Đêm miền Trung là đêm của dừa,
Dừa vỗ lòng anh ngủ như vậy đó
Ôi cái khoảng đời đêm nay cháy đỏ
Đợi ngày về, anh chia lửa cho em .
                              
Cái nửa ngày xưa, nửa của chúng mình
Đằng trước Cù êu, đằng sau Giăng Hạc,
Ước gì những lá thư đừng thất lạc,
Nối khoảng đời này với khoảng đời sau ...

(..thêm một trong rất nhiều gương mặt của một thế hệ tuyệt đẹp - những người đã sẵn sàng hy sinh tất cả: tình yêu, học hành, những say mê, ước vọng của bản thân - để cầm súng ra trận. Nếu không có sự dở dang nghiệt ngã ấy, nhiều người trong số họ rất có thể sẽ trở thành những tài năng, những người nổi tiếng. Nhưng họ đã ra đi và mãi mãi không trở về. Tự hào thay và cũng đau đớn thay!" (Trần Hòa Bình)

BAO CẤP BÁO

Chụp ảnh trước báo

Năm 1881, khi dạy học ở KT, vừa làm công tác đoàn, chủ nhiệm lớp 10, dạy toán 2 lớp, ôn thi tốt nghiệp (không có thừa giờ), tôi có làm tờ báo bảng. Thày Trà viết tiêu đề, tôi vẽ chữ bằng phấn bụi ngâm nước cho mềm. Trên mỗi số báo tôi với tựa "Hoa học trò", sau này mới biết là tên một tác phẩm của nhà thơ Xuân Diệu, lại sau này Tiền Phong có ra tập san Hoa HỌC TRÒ, mà PV NA HoàiLinh rất tâm đắc. Nhân 20-11, vợ chồng tôi được thầy THẠO, GV Nguyễn Trãi chụp bức ảnh bên cạnh bài thơ do tôi chép.
        Đó là kỷ niệm thời bao cấp thơ xưa.

NHỚ BẠN XƯA

Ảnh sưu tầm (minh họa)
Mồng năm, mười bốn, hai ba …
Nhận được tin nhắn: “ Xem Tiếng nấc… và …Tôi linh cảm và điều đã đến.
Chúng tôi, những người sinh ra ở thập niên 50 thế kỷ trước, yêu đến dại khờ, vì ở đời là tốt đẹp; được xả thân, hi sinh cho Tổ quốc cho là lẽ sống cuộc đời.
Tình yêu. Tôi có người bạn gái khi tôi học lớp 7, yêu qua nét mặt, biết qua sinh hoạt thiếu nhi, rồi cũng làm thơ, ngắm người ấy qua những đêm chống lũ, rồi chia xa do nhiều nguyên nhân vớ vẩn .

THƠ BÚT TRE

" Một người trải nghiệm nhiều lẽ trong đời, hiểu lắm ngóc ngách trên dưới đã dám mang thân phận tạo một cuộc chơi chữ nghĩa động trời bất chấp khen chê của người đời mà cũng phải buồn ư. Đến bây giờ thì tôi lờ mờ phỏng đoán, đêm hội đã tàn, khán giả đã về, phông màn đã gấp, ánh sáng màu đã tắt, vở diễn có thành công đến đâu, người nghệ sỹ lúc tẩy trang cởi bóc râu tóc giả làm sao mà tránh khỏi lạnh lòng khi nhìn lên trời chỉ có trăng suông..."(Việt báo)

Xem ra CỤ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG quê Phú Thọ mà thơ không dào dạt như sóng nước Bình Ca. Vần thơ thò mỗi đầu câu tiếp, thế là ngược, đâu được mượt mà như Việt Bắc cùng thời. Ngày nay cán bọ chúng tôi nói hay như "đất nước" còn làm lại ngọng nhíu lô. Đó là dân gian vậy.
Nhân mùa hè giá vút lên cao, đọc lại thơ chơi !




Quê Hương thi sĩ Phú Thò
Chè xanh, cọ biếc, mập to trái chuồi (chuối)
Lòng còn nhớ mãi cái buồi (buổi)
Nàng làm phân bắc, anh nuôi đàn bò
Cu Ba lông mượt giống to
con nào con nấy vú to sữa nhiều…

PHƯỜNG CHÈO


Khi QA sắm vai Lý Toét
Lúc đóng vua!
.













và đây là tâm sự của gã trên 1 bài báo.
"Nhớ hồi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà hát chèo hà Nội có làm chương trình dựng lại hành trình dời đô của Lý Công Uẩn từ Ninh Binh về Hà Nội theo đường sông, Quốc Anh vào vai Lý Công Uẩn đứng uy nghiêm trên xe rước đi vào thành phố khi về Hà Nội. Nhưng, đoàn xe rước qua Hà Nội, không thấy công chúng hô “Lý Công Uẩn” mà lại chỉ hô “1, 2, 3 Lý toét” làm anh thấy vừa buồn cười lại vừa hạnh phúc. Vai diễn đó đã ở lại quá sâu sắc trong ấn tượng của khán giả mà nghệ sĩ thì chẳng ai mong muốn gì hơn là được khán giả nhớ đến những nhân vật của mình."

Khoe gì ? Ôi, rõ đồ phường chèo, con hát !
Bố khỉ, báo CẢI NGỒNG ?

             Nguồn

HÈ 2011

Tam ca bún

Hoa Puji


Những chùm hoa đủ sắc màu long lanh dưới nắng, trải dải trên diện tích hàng trăm mét vuông, cảnh tượng này không khỏi khiến bất kỳ du khách nào tới công viên hoa Ashikaga ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, Nhật Bản phải ngỡ ngàng.

DU LICH 2010