Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Hồng Lâu Mộng nhân vật đồ phổ

Hồng Lâu Mộng nhân vật đồ phổ. Tranh Đới Đôn Bang

 


Kim Lăng thập nhị thoa



1. Lâm Đại Ngọc


Lâm Đại Ngọc trong cảnh Táng Hoa Ngâm.

2. Tiết Bảo Thoa


Dương Phi phốc điệp - Bảo Thoa bắt bướm
Đình Trích Thuý, Dương Phi đùa bướm trắng



Bảo Ngọc đòi xem chiếc khoá vàng của Bảo Thoa


3. Vương Hy Phượng


Vương Hy Phượng phu nhân

Vương Hy Phượng vốn là tiểu thư Vương phủ, một trong những đại gia bậc nhất đất Kim lăng, là cháu ruột của Vương phu nhân, vợ Giả Chính. Gả làm vợ chính thất của Giả Liễn, con trai cả của Giả Xá và Hình phu nhân, nên được gọi là mợ hai của Vinh quốc phủ. Phượng thư là một cô gái có dung nhan vô cùng lộng lẫy, quý phái, khí thế chẳng khác gì tướng soái, trang sức như một vị hoàng hậu nương nương.

4. Lý Hoàn


Lý Hoàn dạy con học (không phải tranh Đới Đơn Bang)

Lý Hoàn vốn là tiểu thư của nhà đại gia họ Lý ở đất Kim Lăng (Nam Kinh), được gả cho Giả Châu, con cả của Giả Chính và Vương phu nhân. Giả Châu thi đỗ tú tài, đến năm hai mươi tuổi thì chết, để lại cậu con trai Giả Lan. Từ đó Lý Hoàn ở góa bụa, thủ tiết thờ chồng nuôi con.

Lý Hoàn cốt cách như hoa mai, hoa lan. Nàng là người phụ nữ rất xinh đẹp, nhân hậu, tốt bụng, luôn tuân thủ đúng những chuẩn mực phong kiến, đối xử nhân đức với mọi người nên được trên dưới quý mến, kính trọng, không có một điều tiếng gì, người dưới thường gọi là "Phật sống". Nàng cũng không mưu cầu danh lợi, quyền thế, không lo tranh đoạt địa vị trong phủ. Lý Hoàn cũng là người đứng ra cầm trịch ở thi xã, nàng cũng biết về thơ, làm được thơ nhưng không hay gắng sức trổ tài. Đây là nhân vật có tính cách đối lập với Vương Hy Phượng.

"Lý Hoàn trẻ tuổi, góa chồng, mặc dầu ở chỗ cao lương gấm vóc, nhưng lòng lạnh như tro tàn, cây cỗi, hết thảy không buồn hỏi, không buồn nghe việc gì; chỉ biết hầu bố mẹ chồng, nuôi con, lúc rỗi thì khâu vá, đọc sách với các cô em. Nay biết Đại Ngọc đến đây, nhưng chắc đã có mấy chị em hầu bạn, nên ngoài việc thờ phụng cha già ra, chị ta không còn nghĩ đến việc gì nữa."

Hồi 63, Viện Di Hồng chị em mở tiệc; Nuốt kim đan, Giả Kính chết oan, khi rút thẻ hoa, Lý Hoàn rút được thẻ có hình cây mai già.

Mọi người cầm thẻ xem, thấy vẽ một cành mai già, viết bốn chữ "Vóc đựng sương mai". Mặt sau đề một câu thơ cổ: "Nhà tranh giậu trúc nhưng lòng vẫn vui".



Giả phủ tứ xuân.

5. Giả Nguyên Xuân


Giả Nguyên Xuân về thăm nhà

Nàng là con gái Giả Chính và Vương phu nhân, chị cả hơn Bảo Ngọc gần 10 tuổi, vì sinh vào đúng ngày mồng 1 tháng Giêng, tươi đẹp rực rỡ như hoa đào, nên được đặt tên là Nguyên Xuân và cũng là cô cả trong Giả phủ tứ xuân. Các cô gái trong Hồng Lâu Mộng khi nhắc tới Nguyên Xuân thường tấm tắc khen ngợi có pha chút ghen tị vì "đến ngày sinh của chị ấy cũng hơn người ta."

6. Giả Nghênh Xuân


Giả Nghênh Xuân đọc kinh

Nàng là cô hai trong Giả phủ tứ xuân và là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách. "Giả phủ tứ xuân" trong Hồng Lâu Mộng giống như một bộ tranh tứ quý: Nguyên Xuân phong lưu quý phái, Nghênh Xuân văn nhã ôn nhu, Thám Xuân sắc sảo khôn ngoan, Tích Xuân thanh tịnh khác đời. Thế nhưng chữ đầu của bốn cái tên hợp lại (Nguyên Nghênh Thám Tích – 元迎探惜) lại hài âm với cụm từ "đáng phải thở than" (Nguyên Ưng Thán Tức – 原应叹息) đủ thấy cuộc đời họ trước sau đều không có hậu. Trong bốn cô Xuân thì Nghênh Xuân là người có tính cách hiền lành nhất. Những tưởng ông trời sẽ rộng lòng cho nàng được bình an, nhưng Nghênh Xuân lại chết trong cô đơn và đau đớn. Số phận Nghênh Xuân quả thật dễ khiến người ta chán ngán và mất niềm tin vào cuộc đời.

7. Giả Thám Xuân


Giả Thám Xuân, những cây chuối ngoài buồng Thám Xuân.

Thám Xuân là cô ba trong Giả phủ tứ xuân, về thứ tự nàng xếp sau Nguyên Xuân, Nghênh Xuân, trên Tích Xuân. và là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách. Nàng là cô gái có cá tính cứng cỏi nhất trong mười hai thoa, song vẫn giữ được khí chất cao đẹp của một vị thiên kim tiểu thư. Cái mạnh mẽ của Thám Xuân thật đường hoàng, hơn hẳn Vương Hy Phượng chỉ được cái khôn vặt, nham hiểm, trên đội dưới đạp. Vương Hy Phượng cũng rất thú vị, người ta muốn ghét nàng cũng không ghét nổi, muốn yêu nàng lại càng khó hơn, song con phượng hoàng thực sự trong Hồng Lâu Mộng là Giả Thám Xuân. Tào Tuyết Cần dụng công mô tả những mặt đối lập của nhân vật này, lại bày đặt những đầu mối giúp người đọc đoán được số phận nàng.

8. Giả Tích Xuân

 
Tích Xuân, lạnh nhạt thờ ơ với đời

Nàng là con gái thứ hai của Giả Kính phủ Ninh Quốc, em gái của Giả Trân, em dâu của Vưu thị, cô ruột của Giả Dung, cô chồng của Tần Khả Khanh, và có họ hàng với phủ Vinh. Tích Xuân là cô tư trong Giả phủ tứ xuân và là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách

Vì không có cha mẹ bên cạnh yêu thương nên Tích Xuân mặc dù còn nhỏ tuổi, rất xinh đẹp nhưng lạnh lùng, hờ hững, thờ ơ với mọi thứ, kể cả thân thích ruột thịt, chỉ lo giữ thân mình trong sạch thanh tịnh. Nàng không có tài thơ phú như đám chị em khác nhưng lại hiểu đạo Phật, ngôn ngữ hành động đều nhuốm màu thiền. Thân tuy ở chỗ khuê các phồn hoa, tâm nàng lại một mực hướng vào cõi Không.

9. Tần Khả Khanh


Trong số Kim Lăng thập nhị thoa chính sách (mười hai cô gái đầu bảng ở Kim Lăng – hiện giờ là Nam Kinh), Tần Khả Khanh là người có thân thế mơ hồ nhất, ra đi cũng sớm nhất (từ hồi thứ mười ba.) Sự xuất hiện của nhân vật này ngắn ngủi đến mức nhiều người không nhớ ra Tần Khả Khanh là ai trong số hơn 400 nhân vật của Hồng Lâu Mộng. Nhưng thật vô cùng thiếu sót nếu phủ nhận sự phức tạp và ngòi bút tinh tế của Tào Tuyết Cần trong việc mô tả nhân vật này, thậm chí nhà Hồng học Lưu Tâm Vũ còn đề xuất Tần học – chi nghiên cứu riêng về Tần Khả Khanh.

Cuộc sống và cái chết của Tần Khả Khanh có rất nhiều điều bí ẩn. Điều khiến nhiều người ngờ vực nhất là mối quan hệ loạn luân giữa Khả Khanh và bố chồng là Giả Trân, mặc dù không có một lời nào trong Hồng Lâu Mộng khẳng định chắc chắn điều đó. 

10. Giả Xảo Thư


Bình Nhi và Xảo Thư

Giả Xảo Thư là con gái Vương Hy Phượng, còn nhỏ tuổi (kết thúc tiểu thuyết khoảng 13, 14 tuổi) nhưng nhan sắc được người khác mô tả là tuyệt đẹp. Hồi nhỏ Xảo Thư sinh đúng vào ngày Thất Tịch 7 tháng 7, lại đau ốm luôn nên được Già Lưu đặt cho tên là Xảo để tránh tai ương trắc trở.

Như thế tốt lắm, cứ đặt tên cho chị ấy là Xảo Thư là được. Thế gọi là "lấy độc trị độc, lấy lửa trị lửa" đấy. Mợ cứ theo cái tên của tôi đặt cho, thì thế nào chị ấy cũng sống lâu trăm tuổi. Sau này lớn lên, sinh cơ lập nghiệp, hoặc có lúc gặp việc không may cũng tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, đó đều nhờ chữ "Xảo" cả.

Xảo Thư cũng là cô gái vô cùng thông minh, tài giỏi, tuổi còn nhỏ mà đã đọc chữ, xem sách tinh thông. Ai cũng cho rằng nàng sau có thể thông minh hơn cả Phượng Thư. Trong kết thúc của Cao Ngạc, sau khi Phượng Thư mất, Xảo Thư vì có nhan sắc nên bị ông cậu Vương Nhân cùng Giả Vân lừa định đem bán làm nàng hầu cho một vị Vương gia. Nhưng nàng được Bình Nhi sắp xếp cho đi trốn tại nhà già Lưu - người trước kia tình cờ được Phượng Thư cứu giúp - và được già Lưu cưu mang săn sóc tận tình, chờ khi tai qua nạn khỏi. Tại đó, Xảo Thư quen một vị thư sinh láng giềng và sau đó Giả Liễn từ Nam về đồng ý cho hai người kết hôn.


11. Sử Tương Vân


Sử Tương Vân say rượu ngủ trên ghế đá
hoa rơi ngợp trời, chị  em thấy vậy ùa ra trêu nàng

Thân thế của Tương Vân khá giống Lâm Đại Ngọc, nhưng nàng không có tinh thần phản nghịch như Đại Ngọc mà lại bị ảnh hưởng nhất định từ Bảo Thoa. Tương Vân luôn lạc quan, vui tươi, trong sáng, đặc biệt lại có tính tình hào sảng, cương trực và cũng rất vị tha, nhân hậu. Tương Vân cũng là một vị tiểu thư tài sắc song toàn. Tuy dung mạo vô cùng xinh đẹp nhưng nàng thường thích vận y phục nam nhi nên trông càng linh hoạt đáng yêu. Nàng cũng thích uống rượu, ăn thịt, nói năng tự nhiên như một tu mi nam tử, thậm chí còn dám uống say rồi ngủ trên tảng đá trong vườn. Nàng và Bảo Ngọc cũng được xem là bạn tốt, có lúc cả 2 rất thân mật, có khi lại nổi nóng với nhau, nhưng nàng trong sáng vô tư nên chưa bao giờ vướng bận nhi nữ thường tình trong lòng.

Tương Vân có đôi chút nam tính nhưng cũng có những lúc vô cùng tình tứ, lãng mạn như cảnh say rượu ngủ bên hoa thược dược - một trong những hình ảnh thi vị nhất trong Hồng lâu mộng, lúc cùng Đại Ngọc nối thơ ở Ao tinh quán... Khi rút thẻ hoa ở hồi 63, Tương Vân rút được thẻ hoa hải đường nên được gọi là đóa hải đường của Giả phủ.

Tương Vân cười, xoa tay xắn áo rút ra một cái thẻ. Mọi người xem, thấy cành hải đường, có đề bốn chữ "Mộng thơm say tít". Mặt sau có đề một câu thơ: "Chỉ sợ đêm khuya hoa ngủ mất".

Trong kết thúc của Cao Ngạc, kết cục của Tương Vân cũng bi sầu như các chị em của mình, nàng cuối cùng lấy Vệ Nhược Lan, một công tử tài mạo song toàn nhưng sức khỏe ốm yếu nên được mấy tháng thì qua đời vì bệnh lao, từ đó nàng quyết định thủ tiết trọn đời.

12. Diệu Ngọc


Ni cô Diệu Ngọc cầm cành Hồng Mai

Diệu Ngọc là con gái một nhà quyền quý ở Tô Châu, vì nhiều bệnh nên đi tu từ bé nhưng vẫn để tóc, sau khi đến kinh thành thì tu hành trong am Lũng Thuý, Vinh quốc phủ.



“Cõi lưu ly, mai hồng tuyết trắng”.
Bảo Ngọc đứng sau, từ trái qua có là Đại Ngọc, Tương Vân, Bảo Cầm, Hy Phượng.



Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc đang đọc Tây Sương Ký



Giả Mẫu và già Lưu


Kim Xuyến đâm đầu xuống giếng chết oan vì tiếng xấu

Kim Xuyến là a hoàn của Vương phu Nhân, bị nghi ngờ ve vãn Bảo Ngọc nên bị đuổi về, không chịu được nhục nên nhảy xuống giếng tự vẫn khiến Vương phu nhân cắn rứt lương tâm. Bảo Thoa phải lựa lời an ủi.



Uyên Ương, sau khi tự lấy kéo thêu cắt tóc vì bị Giả Xá ép duyên

Kim Uyên Ương là người hầu rất trung thành và là trợ thủ đắc lực của Giả mẫu nên cũng là người có thế lực trong phủ. Giả Xá, ông cả của phủ Vinh và là con trai Giả Mẫu thấy nàng xinh đẹp nên năm lần bảy lượt muốn cưới nàng làm nàng hầu nhưng nàng kiên quyết kháng cự. Sau khi Giả mẫu tạ thế, Uyên Ương cũng thắt cổ tự vẫn theo.



Thái Vân giận Giả Hoàn nên đem vứt bọc đồ xuống chân cầu



Vưu Nhị Thư, đã có mang, cầm miếng ngọc cửu long của Giả Liễn tặng lén lút hồi mới quen.

Vưu Nhị Thư là em gái Vưu Thị và là chị gái Vưu Tam Thư, là một cô gái vô cùng xinh đẹp, hiền dịu nhưng dễ dãi lẳng lơ, đã tư thông với cả anh rể Giả Trân, sau được Giả Liễn vụng trộm cưới về. Vương Hy Phượng biết được liền nghĩ kế hành hạ nàng khổ sở đến nỗi phải nuốt vàng sống tự vẫn.



Vưu Tam Thư cầm cây kiếm chữ “Ương” do Tương Liên để làm tin. Sau khi Vưu Tam Thư hổ vì tình mà tự sát, Tương Liên dùng cây kiếm chữ “Uyên” xuống tóc đi theo đạo sỹ.

Vưu Tam Thư là em gái Vưu Thị và Vưu Nhị thư. Nàng là một cô gái sắc nước hương trời, có phong tư lộng lẫy tình tứ làm điên đảo biết bao nhiêu đàn ông, tính tình vừa lẳng lơ lại vừa cao ngạo kì quái. Vưu Tam Thư một lòng chờ đợi Liễu Tương Liên suốt năm năm trời nhưng không được đáp lại, cuối cùng vì hổ thẹn mà tự vẫn.


Giả Liễn là con trai cả của Giả Xá và Hình Phu Nhân, là anh trai cùng cha khác mẹ với Giả Nghênh Xuân, có một vợ chính thất là Vương Hy Phượng, vợ lẽ Vưu Nhị Thư cùng ít nhất hai nàng hầu là Bình Nhi và Thu Đồng. Anh ta được miêu tả có dung mạo đẹp đẽ nhưng không lo học hành mà chỉ thích mưu toan xoay xở kiếm lời, lại hay trăng hoa, ve vãn.



Giả Dung tự tát mình

Giả Dung là cháu trai trưởng của phủ Ninh Quốc, con trai của Giả Trân và Vưu Thị, chồng của Tần Khả Khanh. Anh ta được miêu tả trẻ trung, dung mạo như ngọc nhưng tình tình lại y hệt như ông bố Giả Trân, thích ve vãn tán tỉnh phụ nữ.


Tiết Bàn

Tiết Bàn tự là Văn Khởi, là con trai Tiết phu nhân và là anh cả của Tiết Bảo Thoa, tính tình nóng nảy, dốt nát, lại ngông cuồng phóng đãng, cậy thế nhà nên tác oai tác quái. Có vợ là Hạ Kim Quế và nàng hầu là Hương Lăng.







hoặc ở đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét