Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

ĐỖ QUỲNH TRUYỆN

 


Trích đoạn Hiến Tông Hành Lạc đồ

ĐỖ QUỲNH TRUYỆN   


Đỗ Quỳnh tự Bá Du, người Thành Đô thuộc Thục Quận. Thưở nhỏ theo học Nhậm An, chuyên nghiên cứu thuật an định. Lưu Chương mời làm Tòng Sự. Tiên Chủ thu được Ích Châu, lĩnh chức Mục, dùng Quỳnh làm Nghị Tào Tòng Sự. Hậu Chủ lên ngôi, bái (Quỳnh) làm Gián Nghị Đại Phu, sau thăng lên Tả Trung Lang Tướng, Đại Hồng Lư, Thái Thường. 

(Quỳnh) Là người trầm tĩnh ít lời, đóng cử giữ mình không màng thế sự. Tưởng Uyển, Phí Vĩ đều trọng tài năng. Tuy kiến thức ở vào bực thâm sâu, lúc đầu không dựa vào thiên văn để đưa ra luận thuyết của mình. Bậc danh nho đời sau là Tiếu Chu từng hỏi kiến giải (của Quỳnh) về chuyện này. Quỳnh đáp rằng: "Muốn hiểu thuật (xem thiên văn) này là rất khó. Cần phải gánh vác những gì mình nhìn ra, phân biệt rõ hình thái của nó, lại không thể thông báo cho mọi người cùng biết được. Ngày đêm khổ sở, rồi sau mới biết rõ sự tình, lại sợ việc bị tiết lộ ra. Không như (người) không biết (xem chiêm bốc) nhìn thấy mà lại là không nhìn ra vậy.’’ 

Chu nhân đó hỏi: "Xưa Chu Trưng Quân(6) cho rằng đương đồ cao là Nguỵ(7), sao câu ấy lại có nghĩa này?’’ Quỳnh đáp: "Nguỵ vốn chưa có tên. Đương đồ nhi cao là phép tắc thánh nhân dùng lời mà nói cho  ta  nghe  vậy.’’  Lại  hỏi  Chu  rằng:  "  thấy  lại    điều    kỳ quái chăng?’’ Chu đáp: “Còn chưa thông suốt là chuyện gì.’’ Quỳnh lại nói: “Từ cổ quan danh, chức vị không có chữ Tào. Bắt đầu từ đời Hán đến nay, quan danh, chức vị tận cùng bằng chữ Tào. Sử quan gọi là Chúc Tào, người hầu gọi là Thi Tào. Đây chắc là thiên ý vậy.’’ 

Quỳnh thọ hơn tám mươi tuổi, chết vào năm Diên Hi thứ mười ba. Sáng tác Hàn Thi văn chương hơn mười vạn chữ, không dạy học trò, tài học không có người thừa kế. Chu được nhờ lời tinh mỹ, lâu sau mới bèn cảm xúc nói rõ phép tắc: "Xuân Thu truyện ghi Thái tử con trai Tấn Mục Hầu tên gọi là Cừu(8), em tên là Thành Sư(9). 

Thầy (Đỗ Quỳnh) lại nói: Lạ thay chuyện cái tên của con bậc quân vương! Vợ hiền gọi là Phi, vợ chồng oán hận nhau gọi là Cừu. Nay vua đặt tên con là Cừu, em là Thành Sư. Đấy phải chăng là triệu chứng đầu tiên của thời loạn lạc, em thay thế anh? Sau này quả nhiên như lời (thầy - Đỗ Quỳnh) giải thích. Đến thời Hán Linh Đế đặt tên hai con là Sử Hầu, Đổng Hầu(10) rồi lập làm vua, sau tất cả đều bị truất xuống làm chư hầu, cùng với lời giải thích của thầy là tương tự đó. Tiên Chủ húy ”Bị”, nghĩa là ”đủ”. Hậu Chủ húy Thiện, nghĩa là ”trao cho”. Ý là họ Lưu đã hoàn bị nay trao cho người khác. Ý nghĩa vượt xa việc Mục Hầu, Linh Đế (đặt tên cho con cháu). 

Ngày sau hoạn quan Hoàng Hạo lộng quyền trong cung đình. Năm Cảnh Diệu thứ năm, một cây đại thụ trong cung bỗng dưng vô cớ bị gãy. Chu rất lo buồn, không biết ngỏ cùng ai, bèn viết lên gốc cây rằng: ”Đông đúc mà to lớn, đếnkỳ hạn mà hội tụ lại, đã hoàn bị thì trao lại, sao có thể hồi phục được ?” Đông đúc (chúng) nghĩa là ”Tào” (đông đúc) vậy. Ngụy nghĩa là to lớn vậy. Đông đúc mà to lớn. Thiên hạ hội tụ ở đó (ở chỗ Tào Ngụy). Hoàn bị rồi trao cho người khác, thì làm sao kế lập được nữa? Thục mất nước, tất cả những lời Chu nói đều ứng nghiệm. Chu nói: „Điêù này tuy tự do ta tìm tòi suy nghĩ đoán ra nhưng cũng có nguyên nhân là do lời của Chu Quân truyền mãi trong tai, tuyệt không có thần thánh gìmà một mình tự nghĩ ra việc kỳ lạ đến như vậy.’’

 

CHÚ THÍCH

(6) Là Chu Thư bố Chu Quần (xem Chu Quần truyện) ông này mấy lần bị trưng tập ra làm quan nên gọi là Chu Trưng Quân.

(7) Xem Chu Quần truyện.

(8) Là Tấn Văn Hầu nước Tấn thời Xuân Thu.

(9) Ông này được phong ở thành Khúc Ốc, bản thân ông ta và con cháu mười mấy đời tranh ngôi với chi trưởng, là tổ 15 đời của Tấn Văn Công.

(10) Là Hán Thiếu Đế và Hán Hiến Đế. Thiếu Đế bị Đổng Trác phế làm Hoằng Nông vương, Hiến Đế bị Tào Phi soán ngôi phong làm Sơn Dương Công.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét