Lưu Bị chém quan học sĩ Tần Bật |
TẦN MẬT TRUYỆN
Tần Mật (*) tự Tử Sắc,
người Miên Trúc quận Quảng Hán. Từ nhỏ đã có tài học, châu quận cho lệnh đòi
thường cáo bệnh không tới. Dâng thư cho châu Mục Lưu Biểu, tiến cử nho sĩ Nhậm
Định Tổ(9) rằng: ”Xưa Bách Lý(10), Kiển Thúc(11) lấy kinh nghiệm tuổi già mà hoạch
định sách lược. Cam La(12), Tử Kỳ(13) là tiểu đồng chưa đội mũ mà lập được công
lao, cho nên Thư tán tụng người cao tuổi mà Dịch khen ngợi Nhan Uyên(14). Cố
nhiên đã rõ rằng chọn lựa kẻ sĩ năng lực là cần nhất, không phân già trẻ mới
sáng suốt vậy. Từ đó đến nay, việc xem xét đề cử trong nước đại khái coi trong
anh tài mà bỏ xót người cao tuổi, nhiều cách bình luận không giống nhau, phản
bác và đồng tình mỗi bên một nửa. Âý là thuận theo hình thế tốt lành an ổn,
không phải sự vụ cấp bách của thời loạn thế. Kẻ muốn cứu giúp nguy nan vỗ an loạn
lạc, (tự) sửa mình mà định (lòng) người, có lẽ là bậc siêu quần trác việt, với
đương thời đoạn tuyệt mọi thú vui, làm lân bang chấn động kinh hãi, bốn phương
hoảng sợ rung động, trên thuận thiên ý, dưới hợp lòng người. Trời người cùng
yên ổn, chẳng hổ thẹn trong lòng, dù gặp loạn lạc hiểm nguy, há có điều gì lo sợ!
Xưa Sở Diệp Công(15) thích rồng, rồng thần giáng hạ. Cái yêu thích chưa chính
đính còn thấu đến trời, huống chi lòng thành thật? Nay ẩn sĩ Nhậm An giữ đạo
nhân nghĩa, nổi danh khắp bốn phương, theo đúng như lệnh xem xét tuyển chọn thì
một châu được vui lòng. Xưa Thang đề cử Y Doãn (16) không phải là người nào xa
xôi cả, Hà Vũ(17) tiến cử Nhị Cung(18) danh tự sóng đôi trên tre lụa. Cố tham
cái tài giỏi của đám tầm thường mà lơ là với chỗ chót vót cao vạn nhận, thích
trang điểm bề ngoài mà quên sự an vui của thiên hạ (là) cách xa lòng chân thành
cẩn thận từ cổ vậy.
Đục đá tìm ngọc, mổ
trai lấy châu là Tuỳ hay Hoà(19) đã rõ rành như ban ngày vậy, há còn hồ nghi gì
nữa! Lòng thành nghĩ rằng giữa trưa thì không cần cầm đuốc, mặt trời đã thừa
chiếu sáng rồi. Nho nhỏ một chút ý riêng ngu dại mê mải tỏ bày để (ngài) hiểu
rõ.”
Ích Bộ kỳ cựu truyện
chép(20): An, người Quảng Hán, lúc nhỏ tham gia mời đón Dương Hậu(21) nghiên cứu
đến tận cùng các thư tịch, bản vẽ. Từng đến chơi kinh đô(22) sau về nhà dạy học,
nổi danh ngang với Đổng Phù(23) về chuyện học hành. Quận vời làm Công Tào(24),
châu mời làm Trị Trung Biệt Gía(25) song không giữ chân được bao lâu. Được đề cử
làm Hiếu Liêm, Mậu Tài; Thái Uý lại vời làm Bác Sĩ(26) cho xe đến đón nhưng đều
thác bệnh không ra. Châu Mục Lưu Yên dâng biểu tiến cử An (là người) nghiền ngẫm
lầu thông tiêu chuẩn đạo lý, khí tiết nghiêm trang siêu việt, tài năng cao thâm
khó dò, là báu vật của quốc gia, nên dùng làm phụ tá rường cột để hoá giải tai
hoạ phi thường, đáng dùng lễ huyền huân mà đón rước. Nhưng đường lớn bị ngăn trở
nên không có lệnh tìm đòi. Thọ bảy mươi chín tuổi, mất vào năm Kiến An thứ bảy.
Học trò mến mộ kính ngưỡng, lập bia ghi nhớ. Sau Thừa tướng Lượng có hỏi Tần Mật
về sở trường của An, Mật đáp: ”Nhớ tài của người, quên lỗi của người.”
Thời Lưu Chương, người
cùng quận với Mật là Vương Thường làm Trị Trung Tòng Sự gửi thư cho Mật nói:
”Nghèo hèn khốn khổ thời nào cũng có thể trọn đời. (Nhưng) Biện Hoà khoe ngọc
là để chiếu sáng cho thiên hạ. Nên tới một lần, cùng quan châu gặp gỡ.” Mật viết
thư đáp rằng: ”Xưa Nghiêu ưu đãi Hứa Do, không gì không phát dương, mà (Do) rửa
cả hai tai. Sở mời Trang Chu, không gì không rộng rãi, mà (Chu) giữ sào chẳng tới.
Dịch ghi: ‘bền chắc biết bao, không gì thay đổi nổi’ nào ai có khoe gì? Vả chăng
quốc quân là người đức hạnh, con cháu đều là trợ thủ tài năng, không lấy được
chỗ (hay) đó để dựng lên kế sách Tiêu, Trương(27) của bây giờ thì còn tài trí
nào mà chưa đủ dùng. Kẻ hèn này được ở trên bờ ruông dơ lưng mà phơi nắng, ngâm
câu giỏ cơm bầu nước họ Nhan(28), ngân nga thú cửa cỏ lều tranh của Nguyên Hiến(29),
thường bay lượn nơi rừng chằm, cùng ủ ê, trầm mê kết bạn, nghe tiếng huyền viên
hú than van, coi tiếng hạc kêu trên chơi vơi. Lấy an phận làm vui, lấy vô lo
làm phúc, coi danh như hão huyền trống rỗng, giữ mình như con rùa không thông tỏ
sự đời chỉ mong hiểu lấy chính mình, coi bản thân là quý. Xa cách là thứ khiến
kẻ hèn này thoả chí đó, sao lại buồn rầu khốn khổ được!” Sau Thường lập đền thờ
Nghiêm Quân Bình(30), Lý Hoằng(31). Mật gửi thư rằng: ”Đau ốm lại lui, vừa mới
biết túc hạ lập đền thờ cho Nghiêm, Lý
có thể nói là kẻ siêng năng vậy. Xem xét văn chương của họ Nghiêm đáng cho là đứng
đầu trong thiên hạ. (Như) Do, Di(32) ẩn tránh sự vụ, đinh ninh chốn núi cao,
khiến người xưng tụng chẳng thở than. Còn như Lý Trọng Nguyên không gặp lời lẽ
đúng phép, tiếng tăm tốt đẹp ắt đắm chìm, e rằng cũng không có vân vằn như hổ
báo, có thể nói là người nương rồng dựa phượng vậy. Hay như Dương Tử Vân(33) bền
lòng biên soạn học thuật, có chỗ giúp ích cho đời, bùn đất không vấy bẩn, trải
qua tham cứu thánh sư, ngày nay trong cả nước (vẫn) đàm luận ngâm vịnh lời lẽ
(của ông) ấy. Vùng ta có những người này, đã đủ rạng rỡ với bốn phương kỳ lạ là
cháu con đời sau đối với họ lại không lập đền thờ. Thục vốn không có sẵn học
sĩ, Văn Ông(34) sai Tương Như(35) sang đông nhận Thất kinh(36) về truyền lại
cho quan lại và thứ dân, nhờ đó sự học ở Thục mới sánh được với Tề, Lỗ. Vì vậy
Địa Lý chí(37) chép: ‘Văn Ông đề ra giáo hoá, Tương Như là bậc tôn sư’. Từ đời
Hán, (Thục) có được kẻ sĩ trở nên hưng hưng vượng, học trò của Trọng Thư(38)
không thông suốt việc tế lễ phong thiện, Tương Như chế ra lễ ấy. Người ta có thể
định ra lễ nhạc qua đó thay đổi phong tục.
Không thứ gì hữu ích
với sự ngăn nắp của thế gian hơn lễ! Bởi vậy có được ràng buộc điều cung thuận
cho vương thất là nhờ ở Khổng Tử hơn là nghiệp bá của Tề Hoàn(39), nhờ ở cái hiền
của Công Dương(40) hơn cái nhượng củaThúc Thuật(41). Kẻ hèn này cũng thích giáo
hóa của Trường Khanh, (thấy rằng) nên lập đền thờ, mau ước định mà định liệu.”
Lúc trước Lý Quyền
theo Mật khen ngợi Chiến Quốc sách(42). Mật nói: ”Chiến Quốc tung hoành thì có
tác dụng gì?” Quyền nói: ”Trọng Ni, Nghiêm Bình tụ tập các loại thư tịch, làm
thành Kinh Xuân Thu, Sách Chỉ Quy. Biển vì hội tụ các sông mà hoá ra vĩ đại,
người quân tử vì kiến thức sâu rộng mà thành cao cả.” Mật đáp rằng: ”Thư tịch
không phải sử ký đời Chu, Trọng Ni không ngó đến; Đạo mà trái với lẽ hư vô của
tự nhiên, Nghiêm Bình chẳng xiển dương. Biển vì hưởng được sự ứ đọng mỗi năm một
bát ngát xanh trong. Bậc quân tử kiến thức quảng bác thì điều phi lễ không
nhìn. Nay Chiến Quốc Sách (chỉ có) phương kế phản phúc của Nghi, Tần(43) giết
người để mình sống, bỏ người để mình còn, đố kỵ tầm thường. Trước đây Khổng Tử
phát giận lên soạn ra Kinh Xuân Thu, quan trọng nhất là để giữ lẽ phải, lại soạn
Hiếu Kinh, quảng bá trình bày những việc làm đạo đức. Ngăn chăn dần dần, đề
phòng sự việc (xấu) phát sinh, dự đoán trước cách đè nén, nhờ đó các nghành họ
cổ cắt đứt hoạ hoạn ở lúc chưa thành hình, há không tin tưởng được chăng. Thành
Thang là bậc thánh minh, nhìn thấy con cá ngoài đồng hoang mà biết việc săn bắt
có được mất. Định Công là người hiền đức, thấy nữ nhạc mà quên công việc triều
chính, Thần Tùng Chi xét: Thư tịch chép truyện Lỗ Định công không có chỗ nào có
thể gọi là hiền đức. Mật nói (Định Công) hiền, (thần) sở học nông cạn chưa lấy
làm thông suốt. hoặc là (những chuyện) giống như vậy, nhờ đó có thể tuyên dương
những điều tốt đẹp. Đạo gia pháp(44) viết rằng: Không thấy sự ham muốn, khiến
cho lòng không loạn! Âý là cố lấy chính đính xét soi trời đất, lấy ngay thẳng
làm rạng rỡ nhật nguyệt. Thẳng như tên bắn mới là hành vi của người quân tử.
Khuôn mẫu ghi lại tai
hoạ chủ yếu phát sinh từ lời lẽ vỏ ngoài, hà huống cái quỷ quyệt ở bên trong của
Chiến quốc sách vậy thay!”
Có người nghi hoặc bảo
Mật rằng: ”Túc hạ muốn tự sánh mình với Sào, Hứa, Tứ Hạo(45), vì cớ gì mà cứ
phô bày văn chương ra đầu ngọn bút vậy?” Mật đáp rằng: ”Kẻ hèn này văn chương
không thể nói hết lời, lời không thể tỏ hết ý, làm gì có văn chương mà phô bày!
Xưa Khổng Tử ba lần yết kiến
Ai công, lời nói ghi
thành bảy quyển, sự việc đại khái không ai có thể cười cợt được, Sách Thất Lược
của Lưu Hướng viết: Khổng Tử ba lần yết kiến Ai công, ba lần làm lễ triều kiến,
ghi lại trong bảy thiên sách ngày nay dựa vào đó để cử hành các đại lễ quan trọng.
Thần Tùng Chi bàn:
Trong các bộ Kinh có tám thiên sách chép việc Khổng Tử ba lần lên triều, một
thiên là mục lục, còn lại goi là bảy quyển.
Tiếp Dư(46) vừa đi vừa
hát, bàn luận chuyện nhà mà làm sáng tỏ chính sự; Ngư Phụ (47) tả làn sóng
trong xanh mà soi rõ văn chương người hiền đức. Hai người này cũng có mong cầu
gì với thế thời đâu. Con hổ đẻ ra đã có vằn lồ lộ. Con phượng sinh ra cũng có sẵn
năm màu. (Con hổ) há lấy được năm màu (của con phượng) mà che đậy được tai hoạ
hay sao? Đó là thiên tính tự nhiên thôi. Dấu ấn Lạc, Hà(48) nhờ văn mà hiện
lên, Lục Kinh do văn mà phát xuất, người quân tử bởi văn đức mà được ngợi khen,
sao phải hao tổn (trí lực) mà chọn lọc trang điểm! Kẻ hèn này vốn dốt nát nhưng
cũng lấy làm xấu hổ với lầm lẫn của Cách Tử Thành, có lẽ nào lại đi tôn sùng
chính mình!”
Thần Tùng Chi bàn:
Nay Luận Ngữ dựng lên truyện Cách Tử Thành(49) nói: ”Quân tử bản tính mộc mạc
sao phải lấy văn tự mà ràng buộc!” Bẻ cong lời của Tử Cống(50) nên cho là lầm lẫn
vậy.
Tiên Chủ an định Ích
Châu, Quảng Hán Thái Thú Hạ Hầu Toản mời Mật làm Sư Hữu Tế Tửu(51), đốc xuất
Ngũ quan Duyện, gọi là Trọng Phụ. Mật cáo bệnh năm ở công quán. Toản cùng Công
Tào(52) Cổ Phác, Chủ Bộ(53) Vương Phổ (sai) nấu nướng chuẩn bị đồ ăn, ở gần nơi
Mật nằm mà bày tiệc đàm luận, Mật vẫn nằm như cũ. Toản hỏi Phác rằng: ”Cho đến
chuyện dưỡng sinh quý châu cũng đầy đủ, thật lạ so với các châu khác, không rõ
có nhân sĩ như các châu khác không?” Phác đáp rằng: ”Từ trước thời Hán đến nay,
nói về những người có tước vị hoặc giả (Ích Châu) không được bằng các châu
khác, còn nói về những người soạn văn viết sách làm khuôn mẫu phép tắc cho đời
thì (Ích Châu) không kém. Nghiêm Quân Bình xem Hoàng, Lão soạn ra Chỉ Quy.
Dương Hùng(54) xem Dịch soạn ra Thái Huyền, xem Luận Ngữ sáng tác Pháp Ngôn. Tư
Mã Tương Như vì Vũ Đế chế ra nghi thức Phong Thiện. Đến bây giờ thiên hạ đều
nghe danh vậy.” Toản nói: ”Trọng Phụ thì như thế nào?” Mật lấy cái hốt đánh vào
mặt nói: ”Mong Minh Phủ chớ lấy chữ Trọng Phụ ra mà giả trá với lão nhà quê tầm
thường này. Xin Minh Phủ để lão dân trình bày sử sách căn bản. Thục có núi Vấn
Phụ, sông từ lòng núi chảy ra, là chỗ hưng thịnh nghiệp đế vương, nơi thần linh
dựng phúc lành, cho nên có thể tưới tắm vạn dặm ruộng đồng.
Hà Đồ quát địa tượng
chép: Mân Sơn nằm ở phía đông (đất Thục), là nơi đế vương hưng vượng, thần linh
tạo phúc, trên có giếng trời.
Tả Tư Thục Đô Phú(55)
chép: Phía xa là núi thần Mẫn Sơn, trên có giếng trời là nơi linh khí đất trời
xoay chuyển tụ hội, phúc lớn thần minh dấy mãi lên.
Hoài, Tể Tứ Độc(56),
đứng đầu các sông. Đó là một vậy. Núm đá nơi vua Vũ sinh ra nay là quận Vấn
Sơn, Đế vương thế kỷ chép: Cổn thu thị nữ ở đất Hữu Sằn tên là Chí, khen rằng
biết sửa lỗi mình. Đi lên núi, thấy sao Mão rơi, cảm tưởng như đang trong mộng,
lại nuốt thần châu, đoán răng hoài bão trong lòng sẽ đổ nát thất bại nhưng sinh
ra Vũ ở núm đá.
Tiếu Chu Thục bản kỷ
chép: Vũ người huyện Quang Nhu quận Vấn Sơn, sinh ra ở núm đá, đất ấy người đời
sau moi móc thành ra bằng phẳng, Thế Đế Kỷ viết như vậy.
Đời Nghiêu xưa gặp
cơn hồng thuỷ, Cổn không thể lo liệu trị lý được, Vũ bèn khơi sông tháo nước dẫn
đổ về đông ra tận biển khơi, vì dân mà trừ hại, đối với đời sống của bách tính
đến nay không có ai công đức lớn hơn được. Đó là hai vậy. Thượng Đế sắp đặt
khuôn phép đàn hặc trị tội, khuôn phép đàn hặc trị tội ấy là địa phận Ích Châu.
Tam Hoàng(57) nhân lúc ngẫu nhiên cưỡi xe ra khỏi cốc khẩu, (cốc khẩu ấy) nay
là Tà Cốc.
Thục Ký chép: Tam
Hoàng nhân lúc ngẫu nhiên cưỡi xe ra khỏi cốc khẩu, chưa rõ vì đâu Mật lại biết
đó là Tà Cốc.
Như vậy há phải châu
tầm thường này là nơi bờ ruộng. Minh phủ lấy ý cao nhã thử luận xem có theo kịp
với các châu khác chăng?” Khi ấy Toản ngần ngừ chẳng biết đáp lại thế nào.
Tần Bật biện bác, hỏi vặn Trương Ôn (Hồi 86 Tam Quốc diễn nghĩa) |
Ích Châu lấy Mật làm Tòng Sự Tế Tửu. Tiên Chủ vừa xưng tôn hiệu lại sang đông đánh Ngô, Mật trình bày rằng thiên thời không có lợi, bị buộc tội giam vào ngục tối sau được khoan hồng thả ra. Năm Kiến Hưng thứ hai, Thừa tướng Lượng nhận chức Ích Châu Mục, chọn đón Mật làm Biệt Gía, lại bái (Mật) làm Trường Thuỷ Hiệu Uý. Ngô Sai Trương Ôn sang Sứ thăm hỏi, (lúc Ôn về) trăm quan cùng đến tiễn chân, mọi người đều đã đến cả mà Mật vẫn chưa lại, Lượng lệnh cho người đi thúc giục. Ôn nói: ”Người ấy là ai vậy?” Lượng nói: ”Là Học sĩ đất Ích Châu.” Đến khi (Mật) tới, Ôn hỏi rằng: ”Ngài có học chăng?” Mật nói: ” Đồng tử cao năm xích còn có học huống chi tiểu nhân!” Ôn lại hỏi rằng: ”Trời có đầu không?” Mật nói: ”Có chứ.” Ôn hỏi: ”Ở phương nào?” Mật nói: ”Ở phương tây. (Kinh) Thi nói: ‘Lại nghoảng về tây’. Từ đó suy ra, đầu ở phương tây.” Ôn nói: ”Trời có tai không?” Mật đáp: ”Trởitên cao mà nghe được dưới thấp. (Kinh) Thi nói: ‘Hạc kêu ở chín tầng cao, tiếng thấu đến trời.’ Nếu không có tai, sao lại nghe được?” Ôn nói: ”Trời có chân chăng?” Mật nói: ”Có. (Kinh) Thi nói: ‘Trời bước khó khăn, giống như trẻ thơ.’ Nếu không có chân sao lại bước được?” Ôn hỏi: ”Trời có họ không?” Mật đáp: ”Có.” Ôn hỏi: ”Họ gì?” Mật đáp: ”Họ Lưu.” Ôn hỏi: ”Sao biết thế?” Mật đáp: ”Thiên tử họ Lưu cho nên biết vậy.”
Ôn nói:” Mặt trời xuất
hiện ở phương đông đúng chăng?” Mật đáp: ”Tuy xuất hiện ở phương đông mà ẩn náu
ở phương tây.” (Mật)trả lời câu hỏi như tiếng vọng, theo thanh âm mà phát xuất,
vì vậy Ôn rất kính phục. Lý luận văn chương của Mật đại loại đều như vậy. (Mật)
được thăng làm Đại Tư Nông(58), năm (Kiến Hưng) thứ tư chết. Khi trước Mật xem
sách Đế Hệ thấy chép Ngũ Đế(59)đều là người cùng một tộc, Mật phân tích vốn dĩ
chẳng phải là như vậy. Lại giải thích chuyện Hoàng Đế, bá vương nuôi rồng rất
rành rẽ mạch lạc. Tiêu Duẫn Nam(60) lúc nhỏ mấy lần đến bái phỏng hỏi han, (muốn) ghi chép lại lời (Mật) bàn về
Kinh Xuân Thu nhưng không được đồng ý, văn chương (của Mật) phần lớn vì thế mà
không biên chép lại.
Bình rằng: Hứa Tĩnh vốn
có tiếng tốt, đã vì trung hậu mà được tán dương, lại bởi chuyện người mà bị
nghi ngờ. Tưởng Tế coi như ”đại giác lang miếu khí”
Vạn Cơ Luận luận Hứa
Tử Tương(61) viết: Hưa Văn Hưu đại giác lang miếu khí mà Tử Tương chê bai. Nếu
quả thật không biết tôn trọng như vậy thì thật là không sáng suốt. (Tĩnh) là
người chân thành tốt bụng biết việc, đại để là lương thiện.
Mi Trúc, Tôn Càn, Giản
Ung, Y Tịch đều chứa chất phong độ ung dung, thấy được lễ nghĩa trên đời. Tần Mật
lúc đầu ưa chuộng lẽ cao quý tránh đời mà không phải thật thà như kẻ ngu hèn,
sau cách đối đáp đặc biệt còn để lại, văn chương hào tráng mỹ lệ, có thể gọi là
bậc tài danh một thời vậy.
CHÚ THÍCH
(*) Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa gọi Tử Sắc (Tần Mật) là Tần Bật.
(9) Nhậm Định Tổ: Nhậm An tự Định Tổ, đại nho
thời Tây Hán thầy học của Đỗ Vi, Đỗ Quỳnh. Xem thêm Đỗ Vi, Đỗ Quỳnh truyện - Thục
thư quyển 12.
(10) Bách Lý: Ngũ Cổ
Đại Phu Bách Lý Hề. Tuổi trẻ có tài mà không được dùng lưu lạc khắp nơi, được Tần
Mục công dùng năm bộ da dê chuộc về dùng làm Đại Phu lúc bảy mươi tuổi.
(11) Kiển Thúc: Anh kết nghĩa của Bách Lý Hề. Sau
khi Bách Lý Hề làm Đại Phu tiến cử Kiển húc cho Tần Mục công.
(12) Cam La: Cam La năm mười hai tuỗĩnin vua Tần
cho sang sứ nước Triệu, bằng ba tấc lưỡi thuyết phục vua Triêu giao năm thành
vùng Hà Gian cho Tần.
(13) Tử Kỳ: Duẫn Tử Kỳ, mười tuổi hiến kế an định
thành Đông A nước Tề. Được Tề Tuyên vương phong làm thành chủ, thống lãnh quân
dân Đông A đánh bại quân Nguỵ.
(14) Nhan Uyên: Nhan Hồi tự Tử Uyên cũng gọi là
Nhan Uyên người nước Lỗ thời Xuân Thu đệ tử đắc ý và nhỏ tuổi nhất của Khổng Tử.
(15) Sở Diệp Công: Chưa biết ai.
(16) Vua Thành Thang đề cử Y Doãn làm Tể tướng phò
trợ mình lập ra nhà Thương lúc ông này đang đi cày ở đất Hữu Sằn.
(17) Hà Vũ: Danh thần Tây Hán.
(18) Nhị Cung: Cung Hoà, Cung Thắng hai anh em nổi
danh tài ba cao khiết thời Hán Ai Đế được Cát Hồng đời Tân ca ngơi rằng: ”Tư
hung dữ sao, do đồng thì; Vương Mãng dữ Nhị Cung cộng thế, nhi bất năng hiệu
dã.”
(19) Tuỳ, Hoà: Đoạn trên nhắc đến việc đục đá tìm
ngọc nên Hoà chắc thợ đá Biện Hoà nước Sở nhìn ra khối ngọc trong tảng đá còn
Tuỳ thì chưa rõ là ai.
(20) Ích Bộ kỳ cựu truyện: Do Trần Thọ tác giả Tam
Quốc Chí soạn, chép sự tích các nhân vật nổi tiếng ở Ích Châu.
(21) Dương Hậu: Dương Hậu tự Trọng Hoàn, người Quảng
Hán đại nho đời Hán, giỏi đoán Đồ Sấm.
(22) Kinh đô: Chỉ Lạc Dương.
(23) Đổng Phù: Danh nho cuối thời Đông Hán, xem
thêm Lưu Yên truyện - Thục thư quyển 01.
(24) Công Tào: Chức danh, được đặt ra từ thời Tây
Hán, là thư lại chính của người đứng đầu Quận, Huyện.
(25) Trị Trung Biệt Gía: Cấp phó quan trọng nhất
trong Châu.
(26) Bác Sĩ: Chức danh, chủ yếu chưởng quản thư tịch,
thường cũng làm cố vấn cấp cao.
(27) Tiêu, Trương: Tiêu Hà, Trương Lương hai mưu
thần hàng đầu của Hán Cao Tổ.
(28) Họ Nhan: Nhan Hồi (cũng là Nhan Uyên) lấy từ
một câu trong Luận Ngữ: ”Hiền thay, anh Hồi! một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm,
người khác u sầu khong chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm
vui.”
(29) Nguyên Hiến: Học trò Khổng Tử, tính cách đạm
bạc, trọn đời vui cảnh thanh bần.
(30) Nghiêm Quân Bình: Tây Hán học giả, người
Thành Đô, giỏi bói toán.
(31) Lý Hoằng: Chưa rõ là ai.
(32) Do, Di: Hứa Do, Bá Di đã chú bên Tiêu Chú
truyện.
(33) Dương Tử Vân: Dương Hùng tự Tử Vân đã chú bên
Tiêu Chu truyện.
(34) Văn Ông: Văn Đảng tự Trọng Ông (156tcn -
101tcn) người Lư Giang, làm Thục Quận Thái Thú dưới triều Hán Cảnh Đế, cử học
trò về Trường An học học hỏi, chấn hưng học phong đất Thục.
(35) Trương Như: Tư Mã Tương Như(179TCN - 117TCN)
nổi tiếng với khúc Phượng Cầu Hoàng và truyện tình cùng nàng Trác Văn Quân, tự
là Trường Khanh, người Thành đô rời quê hương đi Trường An trong thời Hán Cảnh
Đế khi trở về mang theo kiến thức thu lượm được, có ảnh hưởng lớn đến văn hoá đất
Thục thời kỳ đó. Tuy nhiên em không tìm thấy tài liệu nào nói ông ta ra đi theo
sự sếp đặt của Văn Ông.
(36) Thất Kinh: Các sách chỉ nói đến Ngũ Kinh
không rõi Thất Kinh ở đây là những thư tịch gì.
(37) Địa lý chí: Tức phần Địa lý chí trong Hán Thư
của Ban Cố.
(38) Trọng Thư: Đổng Trọng Thư danh nho đời Hán.
(39) Tề Hoàn: Hoàn Công nước Tề thống lĩnh chư hầu,
tôn phù thiên tử nhà Chu một trong các vị bá chủ thời Chiến quốc.
(40) Công Dương: Công Dương Cao người nước Tề, tác
giả cuốn sách diễn giải nghĩa lý Kinh Xuân Thu mà ngày nay người ta vẫn quen gọi
là Xuân Thu Công Dương truyện.
(41) Thúc Thuật: Anh trai của Thúc Thuật là Di Phụ
Nhan bị kết tội chết, Thúc Thuật được chỉ định kế vị nhưng không nhận, chỉ quản
lý quốc sự, sau khi Di Phụ Nhan được giải oan, Thúc Thuật lại nhượng quyền cho
con của anh.
(42) Chiến Quốc Sách: Do Lưu Hướng đời Đông Hán soạn.
(43) Nghi, Tần: Trương Nghi, Tô Tần hai thuyết
khách lớn thời Chiến quốc.
(44) Đạo Gia Pháp: Chưa rõ nói đến thư tịch nào.
(45) Sào, Hứa, Tứ Hạo: Sào Phủ, Hưá Do hai người
hiền thời vua Thuấn và Thương Sơn Tứ Hạo bốn người hiền sống vào thời Tần mạt
Hán sơ không muốn làm quan ở ẩn trong núi Thương Sơn.
(46) Tiếp Dư: Lục Thông tự Tiếp Dư người nước Sở
thời Chiến quốc thường giả điên cuồng ca hát để nói chuyện đạo lý thường được
nhắc đến với danh xưng Sở Cuồng Tiếp Dư.
(47) Ngư Phụ: Tên một thiên trong Sở từ của Khuất
Nguyên, kể chuyện một ông lão đánh cá thấy Khuất Nguyên tiều tuỵ khố khổ thì
khuyên nên tuỳ theo dòng đời chìm nổi mà sông nhưng bị Khuất Nguyên cự tuyệt.
Thể hiện ý chí thanh cao của Khuất Nguyên.
(48) Lạc, Hà: Chỉ Lạc thư, Hà đồ.
(49) Cách Tử Thành: Em chưa rõ là ai.
(50) Tử Cống: Học trò Khổng Tử.
(51) Sư Hữu Tế Tửu: Chức danh, là người có địa vị
tối cao trong đám thư lại hoặc tham mưu trong phủ trưởng quan ở địa phương.
(52) Công Tào: Thư lại chủ yếu trong quận hoặc huyện.
(53) Chủ Bộ: Người chưởng quản văn thư tá lại
trong quận.
(54) Dương Hùng: Danh nho thời Hán, nhảy lầu tự tử
(nhưng không chết) để tỏ ý bất hợp tác với Vương Mãng.
(55) Hà Đồ quát địa tượng: Chưa rõ là thư tịch nào
do ai viết.
(56) Tả Tư Thục Đô Phú: Bài Thục đô Phú của Tả Tư
thời Tây Tấn.
(57) Hoài, Tể Tứ Độc: Vương chế trong Lễ Ký chép
Hoàng Đế (Trung Hoa) cổ đại tế núi cao sông lớn là Ngũ Nhạc và Tứ Độc. Trong đó
Tứ Độc gồm: Đông Độc - Đại Hoài, Nam Độc - Đại Giang, Tây Độc - Đại Hà, Bắc Độc
- Đại Tể là bốn con sông lớn chảy ra biển. Vào thời Đông Hán, Hoàng Hà chuyển
dòng ở vùng Vũ Trác, Tu Vũ chảy vào chảy vào sông Tể Thuỷ nên ngày nay Tể Thuỷ
là đoạn hạ lưu của Hoàng Hà còn Hoài Hà thì đoạn hạ lưu bị tắc ngẽn nên chảy
vào Trường Giang. Hoài Hà, Tể Thuỷ đều xuất phát từ địa phận Hà Nam.
(58) Đại Tư Nông: Chức danh, được đặt từ đời Tần,
lúc đầu quản lý kinh tế tài chính quốc gia sau là người cai quan quốc khố hoặc
khuyến khích nông nghiệp.
(59) Tam Hoàng: Ba vị tổ đầu tiên của các tộc người
Hán, tuy theo từng thư tịch mà danh tự ba vị này biến đổi khác nhau.
(60) Ngũ Đế: Năm vị minh quân đầu tiên của người
Hán.
Tiêu Duẫn Nam: Tiêu
Chu, xem thêm Tiêu Chu truyên - Thục thư quyển 12
(61) Vạn Cơ Luận là bài biểu Tưởng Tế dâng cho Tào
Phi, Hứa Tử Tương là Hứa Thiệu anh họ Hứa Tĩnh người đã xem tướng cho Tào Tháo
lúc còn hàn vi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét