QUYỂN 15 - ĐẶNG TRƯƠNG TÔNG DƯƠNG TRUYỆN
Đặng Chi, Trương Dực, Tông Dự, Dương Hý
ĐẶNG CHI TRUYỆN
Đặng Chi tự Bá Miêu,
người Nghĩa Dương đất Tân Dã, là hậu duệ quan Tư Đồ Đặng Vũ(1) nhà Tây Hán. Thời
Hán mạt (Chi) vào Thục, chưa ai biết đến mà tiếp đãi. Đương thời Ích Châu Tòng
Sự Trương Dụ giỏi xem tướng, Chi tới thăm, Dụ nói với Chi rằng: „Ngài thọ quá bảy
mươi, chức đến Đại tướng quân, được phong hầu.’’ Chi nghe nói Ba Tây Thái Thú
Bàng Nghĩa(2) trọng đãi kẻ sĩ, đến đó nương nhờ. Tiên Chủ bình định Ích Châu,
Chi làm người coi sóc nhà cửa ở huyện Bì. Tiên Chủ tuần du qua huyện Bì, cùng
(Chi) trò chuyện, rất lấy làm lạ, đề bạt (Chi) làm lệnh huyện Bì, rồi thăng làm
Quảng Hán Thái Thú. Ở đó thanh liêm nghiêm cẩn trị dân có thành tích tốt, được
gọi vào triều làm Thượng Thư.
Tiên Chu băng ở Vĩnh
An. Trước đó Ngô Vương Tôn Quyền cầu hoà, Tiên Chủ mệt mỏi sai bọn Tống Vĩ, Phí
Y đưa tin đáp lại. Thừa tướng Gia Cát Lượng rất lo Quyền nghe tin Tiên Chủ đã mất,
sợ có kế khác, chưa biết làm thế nào cho thích hợp. Chi đến gặp Lượng nói: „Nay
Chúa thượng còn nhỏ tuổi, vừa mới lên ngôi, nên sai trọng thần sang sứ nghiêm
túc nối lại quan hệ hoà hảo với Ngô’’ Lượng trả lời Chi rằng: „ Ta cân nhắc đã
lâu, chưa tìm được người đi sứ, nay đã thấy rồi.’’ Chi hỏi người này là ai? Lượng
đáp: „Thì là sứ quân(3) đó.’’ (Lượng) Bèn sai Chi tu sửa lại quan hệ với Quyền.
Quyền quả nhiên vẫn còn hồ nghi, không gặp gỡ tiếp đón Chi. Chi bèn chủ động
dâng biểu xin yết kiến Quyền rằng: „Nay thần tới cũng có ý vì nước nước Ngô,
không phải chỉ vì Thục vậy.’’ Quyền bèn triệu kiến Chi, bảo Chi rằng: „Cô thành
tâm nguyện ý cùng Thục kết thân, nhưng sợ Thục Chủ còn bé dại, nước nhỏ thế
nguy, nếu bị Nguỵ đánh, khó tự bảo toàn, vì vậy vẫn còn do dự.’’ Chi đáp rằng:
„Ngô, Thục hai nước có đất bốn châu(4), đại vương là bậc anh hùng đương thế,
Gia Cát Lượng cũng là kẻ hào kiệt thời nay, Thục có hiểm địa vững bền, Ngô có
ba sông(5) che trở, kết hợp hai thế mạnh, cộng tác như răng môi, tiến có thể
cùng lấy thiên hạ, thoái có thể giữ được thế chân vạc, đấy chính là đạo lý tự
nhiên tự nhiên vậy. Nay nếu đại vương thực muốn nương tựa vào nước Nguỵ, Nguỵ ắt
trên muốn đại vương vào chầu, dưới đòi Thái tử làm nội thị(6), bằng chẳng tuân
theo, liền lấy lý do phản nghịch mà tiễu phạt, (lúc ấy) Thục tất nhân dịp thuận
dòng mà tiến, như vậy, đất đai Giang Nam không còn thuộc về đại vương nữa. Quyền
im lặng một lúc lâu sau mới nói: „Ông nói phải lắm.’’ Rồi từ đó tuyệt giao với
Nguỵ, cùng Thục kết liên minh, sai Trương Ôn sang sứ Thục đáp lễ. Thục lại lệnh
cho Chi đến Ngô, Quyền bảo Chi rằng: “Nếu thiên hạ thái bình, hai vua phân chia
cai trị, chẳng phải vui sao!’’ Chi đáp rằng: “Trời không có hai mặt trời, đất
không có hai vua, nếu đến sau khi diệt Nguỵ đại vương còn chưa biết rõ mệnh trời
cho ai, mỗi vị vua đều vun trồng đức tốt, mỗi thần tử đều ra sức tận trung, tướng
sĩ đều cầm dùi trống, tất là lúc bắt đầu một cuộc chiến tranh vậy.’’ Quyền cười
lớn nói: “Ông thật là thành khẩn, quả là như vậy!’’ Quyền viết thư cho Lượng
nói: “Đinh Quăng thiểm trương, thiểm tiếng di, nghĩa là phản hoặc là diễm. Thần
Tùng Chi xét Hán Thư lễ nhạc chí có câu: „trường ly tiền thiểm quang diệu
minh’’. Trong Tư Thục đô phú có câu: “si tảo thiểm thiên đình’’. Tôn Quyền có lẽ
nói Đinh Quăng lời lẽ quá phù phiếm cầu kỳ. Âm Hoá không đủ kiến thức; hoà hợp
được hai nước, chỉ có Đặng Chi vậy.’’ Khi Lượng tiến quân lên phía bắc đóng ở
Hán Trung, lấy Chi làm Trung Giám quân, Dương Vũ tướng quân. Lương chết, (Chi)
được thăng làm Tiền Quân sứ, Tiền tướng quân, lĩnh Cổn Châu Thứ Sử, phong Dương
Vũ đình hầu, coi sóc công việc Giang Châu. Quyền thường cùng Chi thăm hỏi qua lại,
quà cáp biếu tặng quan hệ rất tốt đẹp. Năm Diên Hi thứ sáu, được thăng Xa Kị tướng
quân, ban giả tiết. Năm Diên Hi thứ mười một, người vùng Phù Lăng giết Đô Uý
làm phản, Chi dẫn quân chinh phạt, chém ngay được thủ lĩnh (của loạn quân), an ủi
yên định lê dân trăm họ.
Hoa Dương quốc chí
chép: Chi đi đánh Phù Lăng, gặp con vượn đen leo trên sườn núi. Chi vốn thích
dùng nỏ, liền tự tay bắn, trúng con vượn. Vượn nhổ mũi tên, cuộn lá cây đắp vào
vết thương. Chi than: „Hỡi ôi, ta làm trái đạo vạn vật, chắc sắp chết rồi!’’ Lại
có chỗ viết: Chi thấy con vượn ôm con ở trên cây, dương nỏ lên bắn, trúng vào
vượn mẹ, Vượn con nhổ mũi tên, lấy lá cây đắp vào vết thương (cho mẹ). Chi liền
than thở, vứt nỏ xuống nước, tự biết sắp chết.
Năm (Diên Hi) thứ mười
bốn chết.
Chi làm (Đại) tướng
quân hơn hai mươi năm, thưởng phạt quyết đoán sáng suốt rõ ràng, giỏi an ủi động
viên sĩ tốt, bản thân ăn uống y phục trông cậy vào nhà nước, cẩn thận trong
sáng cần kiệm, cuối cùng cũng không lo đến tài sản của mình, vợ con không tránh
khỏi đói rét cơ hàn, ngày chết trong nhà chẳng còn lại bao nhiêu tiền bạc.
(Chi) Tính cách ngay thẳng giản dị, không thèm che giấu ý nghĩ thần sắc, không
hoà mình với giới sĩ phu. Đương thời ít kính trọng quý mến người nào, chỉ đặc
biệt tôn trọng Khương Duy. Con là Lương, kế thừa danh vị, trong những năm Cảnh
Diệu làm Thượng Thư Tả tuyển lang, sau làm Quảng Hán Thái Thú dưới triều nhà Tấn.
CHÚ THÍCH
(1) Đặng Vũ là khai
quốc công thần thời Hán Quang Vũ.
(2) Bàng Nghĩa người
Nam Dương thủ lĩnh Đông Châu quân dưới trường Lưu Chương, xem Lưu Chương thêm
truyện.
(3) Chi từng làm Thái
Thú Quảng Hán nên gọi là sứ quân.
(4) Kinh Châu, Dương
Châu, Ích Châu và (một phần) Lương Châu.
(5) Trường Giang, Ngô
Tùng, Tiền Đường.
(6) Ý nói bắt làm con
tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét