Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Mục lục truyện của tác giả Phạm Cao Củng


Mục Lục

3. Chiếc tất nhuộm bùn (1938)
4. Ba viên ngọc bích (1938)
5. Người một mắt (1940),
6. Kỳ Phát giết người (1941),
7. Nhà sư thọt (1941),
8. Đôi hoa tai của bà Chúa (1942),
9. Đám cưới Kỳ Phát (1942)
10. Vụ án mạng thứ sáu (1950),
11.Tiếng giầy trong sương mù (1951),
12. Bàn tay sáu ngón,
13. Hai người lên máy chém (1950),
14. Người chó sói (1950),
15. Chiếc gối đẫm máu (1951)
16. Cái tết của người đã chết.

Ngoài ra tác giả Phạm Cao Củng (có lúc ký tên Phượng Trì) còn có 1 series trinh thám mạo hiểm "Tám Huỳnh Kỳ" nữa:

Bàn tay sáu ngón,
Hai người lên máy chém (1950),
Người chó sói (1950),
Chiếc gối đẫm máu (1951).

Từ cuối thập niên 1930 đến trước 1945 là thời kỳ phát của tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam, xuất hiện cùng lúc nhiều tác giả chuyên viết trinh thám, như nhà văn trinh thám đầu tiên là Phạm Cao Củng (1913- 2012) ông được xem là "Vua truyện trinh thám Việt Nam".

Tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng chia làm hai series mang đặc điểm khác nhau: Trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm.

Trinh thám suy luận như:  Cái kho tàng nhà họ Đặng(1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Ba viên ngọc bích (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người, Nhà sư thọt (1941), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942). Series Kỳ Phát gồm có: Vết tay trên trần (1936), Kỳ Phát giết người (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tímTám Huỳnh Kỳ có Máu đỏ lòng son... Nhân vật thám tử Kỳ Phát lấy suy luận làm phương cách phá án, dùng trí óc để suy xét, đề cao lý trí và logic các sự kiện, trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng mang đậm dáng dấp của thám tử Sherlock Holmes.

Trinh thám mạo hiểm như: Bàn tay sáu ngónHai người lên máy chém (1950), Người chó sói (1950), Chiếc gối đẫm máu (1951)... Series về nhân vật Tám Huỳnh Kỳ mang phong cách khác hẳn: đó là những cốt truyện nhuốm màu rùng rợn, hành động của nhân vật mang tính cách mạo hiểm, tàn bạo. Tám Huỳnh Kỳ là thủ lĩnh một băng nhóm trộm cướp, nhưng tính cách thông minh, hào hiệp, giúp đỡ người yếu thế, trở thành một thám tử, điều tra làm sáng tỏ các vụ việc để rửa tiếng oan cho băng nhóm. Đây là nhân vật mang dáng dấp của tên trộm hào hoa Arsène Lupin trong văn học Pháp. Cả hai thể loại trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm của Phạm Cao Củng đều bị ảnh hưởng rõ nét của Conan Doyle và Maurice Leblanc. Cho đến nay, Phạm Cao Củng là nhà văn viết trinh thám series có số lượng tác phẩm nhiều nhất và thành công nhất ở Việt Nam.

 

----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét