Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Đờn ca tài tử nam bộ

20 bản tổ chia ra 4 loại: 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông) và 4 hướng (Ðông, Tây, Nam, Bắc), kể ra:
- Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai + Nam Ai Lớp Mái , Đảo Ngũ Cung + Song Cước .
- Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy, Xuân Tình, Phú Lục , Bình Bán, Tây Thi, Cổ Bản.
- Bảy bài Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc.
- Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu.
- 4 bài Oán phụ gồm: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Quyên, Xuân Nữ
Nhạc cụ cổ nhạc đờn ca tài tử
1. Sáu bài Bắc: xếp vào mùa Xuân, giọng nhạc vui tươi. Nhạc sĩ đờn 6 bài nầy thì day mặt về hướng Bắc.
Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy Trường, Xuân Tình, Phú Lục, Bình Bán Chấn, Tây Thi, Cổ Bản.

Các bài này có điệu vui, ngắn, gọn.

Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan thai, phù hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh nước biếc, cỏ hoa chim chóc. Lưu Thủy Trường là do Lưu Thủy Đoản phát triển, kéo dài rạ Một câu của "đoản" bằng hai câu của "trường". Bài này có 4 lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).

Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác với bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài này có xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào Nam Bộ được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn (17 câu, nhịp 1), sau phát triển thành bài Phúc Lục của nhạc tài tử (34 câu nhịp 4). Bài này rất nghiêm chỉnh cân đối, câu đối câu, nhịp đối nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).

Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.

Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài). Gốc là bài Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi phát triển thành Bình Bán Chấn thì trở thành đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này phức tạp, khúc mắc, ít được dùng trên sân khấụ

Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính tự sự, không gay gắt như Phú Lục. Bản này là bản dễ nhớ nhứt trong sáu bài Bắc. Bài này có 26 câu, 3 lớp (9, 13, 4).

Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn mạnh như bài Phú Lục.


2. Bảy bài nhạc Lễ: xếp vào mùa Hạ, nên thường gọi là 7 bài Hạ, giọng nhạc bực tức, hùng hồn. Nhạc sĩ đờn 7 bài nầy day mặt về hướng Ðông. Bảy bài nhạc Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Ðối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc.

Ý nghĩa như sau:

Xàng Xê: Thời kỳ Hỗn độn sơ khai, các khí lộn lạo. hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm áị

Ngũ Ðối Thượng: Ngũ Khí nhẹ nổi lên làm Trời.

Ngũ Ðối Hạ: Ngũ Khí nặng hạ xuống làm đất. Ðó là Ngũ Hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy nghi, nghiêm trang, man mác, thanh thản.

Long Ðăng: Rồng lên, tượng trưng Dương khí. giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe, ít nghiêm trang.

Long Ngâm: Rồng xuống, tượng trưng Âm khí. : giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.

Vạn Giá: Vạn vật sinh thành đều có giá trị,

Tiểu khúc: Nhỏ ngắn đều có định luật.

ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn Giá, Tiểu Khúc có nhiều âm hưởng nhạc lễ.

Các bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ, mỗi khi cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm trang. Riêng bài Ngũ Đối Hạ sân khấu hát bội thường dùng, trên sân khấu cải lương thì bài Xàng Xê được dùng nhiều hơn.


3. Ba bài Nam: xếp vào mùa Thu, giọng nhạc trầm buồn ai oán. Nhạc sĩ đờn 3 bài nầy thì day mặt về hướng Nam.
Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai, Ðảo Ngũ Cung.

Nam Xuân: gặp mời, mừng. (Thượng nguơn)

Nam Ai: trông mong, ngưỡng mộ. (Trung nguơn)

Ðảo Ngũ Cung: bày tỏ, tái ngộ. (Hạ nguơn)

Ba bài Nam nầy có 4 giọng đờn khác nhau tùy theo 4 mùa (Tứ quí: Xuân, Hạ, Thu, Ðông) kể ra:

Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người cho là "tiên phong đạo cốt". Bài này được dùng để mở đầu các chương trình ca nhạc cải lương ở Sài Gòn.

Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài này có 8 lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp Mái) thường hay dùng nhất.

Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng tráng, gay gắt. Hai câu cuối được chuyển sang hơi Hò Ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là "song cước".

Giọng Xuân (mùa Xuân) biểu thị mát mẻ, tỏ rạng, vui tươi,

Giọng Ai (mùa Hạ) biểu thị nóng nực, tâm hồn buồn thảm.

Giọng Ðảo (mùa Thu) biểu thị mưa dầm, xây vần, đảo lộn.

Giọng Song cước (mùa Ðông) biểu thị thâm trầm, mùi mẫn.

4. Bốn bài Oán: xếp vào mùa Ðông, giọng nhạc hiền hòa, non nước thanh bình. Nhạc sĩ đờn 4 bài nầy thì day mặt về hướng Tây. Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu, Phụng Hoàng.

Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết, oán hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng có phần cổ và chơn chất hơn. Hai lớp Xang vắn thường hay được dùng.

Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng hơn.

Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãị

Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.

4 bài Oán phụ:

Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình, buồn ảo nãọ Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa thì dùng lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2 (lớp Oán). Lớp Xế Xảng thật ngắn thường dùng để gối đầu vào Vọng Cổ.

Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dựng.

Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.
Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng trong cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.

Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác biệt rõ nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn Thiên Tường. Các bài Oán khác đều có những nét giống với bài Tứ Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường. Hai bài này là tiêu biểu cho loại Oán và được dùng nhiều trong cải lương.


Phân Loại Bài Bản Cải Lương Tài Tử


Theo các sách hướng dẫn đờn hát cải lương nói trên thì nhạc cổ và cải lương được phân thành mười mục:
- Nhứt Lý : các điệu Lý
- Nhì Ngâm : ngâm Kiều, ngâm thơ, ngâm sa mạc...
- Tam Nam : ba bài Nam lớn
- Tứ Oán : các bài Oán
- Ngũ Điểm : sáu bài Bắc lớn
- Lục Xuất : sáu bài ngắn
- Thất Chinh : bảy bài nhạc lớn lễ, cung đình
- Bát Ngự : tám bài Ngự
- Cửu Nhĩ : 2 bài do nhóm tài tử miền Đông biên soạn
- Thập Thủ : thập thủ liên hoàn, 10 bài ngắn

Bài Vọng Cổ, hậu thân của bài Dạ Cổ Hoài Lang của ông Sáu Lầu ở Bạc Liêu sáng tác trong những năm 1920, không thấy trong bảng phân loại nói trên. Không biết là bởi vì bài Vọng Cổ quá đặc biệt để phân loại hay do sự phân loại này được làm trước khi bản Vọng Cổ được phổ biến rộng rãị Cũng cần nên nhắc qua là trước khi bài Vọng Cổ chiếm được vị trí số một trong âm nhạc cải lương thì bài Hành Vân được dùng rất rộng rải trên sân khấu cải lương, như bài Vọng Cổ ngày nay vậỵ

Dưới đây mỗi mục sẽ được điểm qua sơ lược.

1. Nhứt Lý

Các điệu Lý, xuất xứ từ dân ca, được cải lương hóa, thường dùng để hát đệm trong bài Vọng Cổ hoặc trong các tuồng cải lương. Những bài hay được dùng nhiều nhất là :
- Lý Con Sáo
- Lý Ngựa Ô (Nam và Bắc)
- Lý Thập Tình
- Lý Giao Duyên
- Lý Vọng Phu
- Lý Chiều Chiều
- Lý Cái Mơn
- Lý Huế

Trong các điệu Lý, như Lý Ngựa Ô, có ngựa ô Nam và ngựa ô Bắc. Lý Con Sáo và Lý Thập Tình có hơi Xuân và hơi Aị Đờn hơi Bắc và hơi Xuân thì vui, đờn hơi Nam và hơi Ai thì buồn. Các điệu Lý khác phần nhiều đờn hơi Nam.

2. Nhì Ngâm
Gồm có ngâm thơ, ngâm sa mạc, ngâm Kiều , và nhiều điệu ngâm khác. Có người ngâm theo điệu Bắc, có người ngâm theo điệu Huế nhưng đa số ngâm theo điệu Sài Gòn (tùy theo sở trường và khả năng của mỗi người).

3. Tam Nam
Gồm ba bài Nam:

- Nam Xuân : điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người cho là "tiên phong đạo cốt". Bài này được dùng để mở đầu các chương trình ca nhạc cải lương ở Sài Gòn.

- Nam Ai : buồn ảo não, não nùng, bi thảm. Bài này có 8 lớp, cấu trúc cũng như Nam Xuân (cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lớp). Lớp 7 và 8 (hai lớp Mái) thường hay dùng nhất.

- Nam Đảo (hay Đảo Ngũ Cung) : tôn nghiêm, hùng tráng, gay gắt. Hai câu cuối được chuyển sang hơi Hò Ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là "song cước".

Trong "Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam" của ông Trần Văn Khải, nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn, có nhắc tới Nam Bình và Nam Chạỵ

- Nam Bình: còn gọi là Trường Tương Tư (một trong Bát Ngự).

- Nam Chạy: vừa ca vừa chạy, là hai lớp trống của Nam Ai, nhưng ca nhịp thúc để diễn tả lúc chạy giặc.

4. Tứ Oán gồm các bài:

- Tứ Đại Oán : điệu nhạc thất vọng, bi thiết, oán hờn giống bài Văn Thiên Tường, nhưng hơi hướng có phần cổ và chơn chất hơn. Hai lớp Xang vắn thường hay được dùng.

- Văn Thiên Tường : trần thuật, thổ lộ tâm tình, buồn ảo nãọ Có nhiều mức độ, khi buồn vừa vừa thì dùng lớp 1, khi buồn nhiều thì dùng lớp 2 (lớp Oán). Lớp Xế Xảng thật ngắn thường dùng để gối đầu vào Vọng Cổ.

- Bình Sa Lạc Nhạn : hơi ngang và dư.ng.

- Thanh Dạ Đề Quyên : cao hơn Bình Sa Lạc Nhạn.

- Phụng Hoàng : như Tứ Đại Oán, nhưng hơi dựng hơn.

- Giang Nam : trầm hơn Tứ Đại Oán, chậm rãị

- Phụng Cầu : như Phụng Hoàng.

- Xuân Nữ: ngắn, có tính bi thiết, thường dùng trong cảnh bi ai, đau thưong đột xuất.

Mỗi bài Oán có sắc thái riêng biệt, nhưng khác biệt rõ nhứt là giữa hai bài Tứ Đại Oán và Văn Thiên Tường. Các bài Oán khác đều có những nét giống với bài Tứ Đại Oán hoặc Văn Thiên Tường. Hai bài này là tiêu biểu cho loại Oán và được dùng nhiều trong cải lương.

5. Ngũ Điểm
Gồm sáu bài Bắc lớn, các bài này có điệu vui, ngắn, gọn.

- Lưu Thủy Trường : điệu nhạc nhàn hạ, khoan thai, phù hợp với cảnh trí thanh nhàn, non xanh nước biếc, cỏ hoa chim chóc. Lưu Thủy Trường là do Lưu Thủy Đoản phát triển, kéo dài rạ Một câu của "đoản" bằng hai câu của "trường". Bài này có 4 lớp, 32 câu (8, 6, 12, 6).

- Phú Lục : sôi nổi, rộn rả, khẩn trương, khác với bài Lưu Thủy Trường có tính thiên nhiên. Bài này có xuất xứ từ bài Phú Lục ở Huế. Khi mới vào Nam Bộ được cải lương hóa thành bài Phú Lục Vắn (17 câu, nhịp 1), sau phát triển thành bài Phúc Lục của nhạc tài tử (34 câu nhịp 4). Bài này rất nghiêm chỉnh cân đối, câu đối câu, nhịp đối nhịp, có 4 lớp (8, 8, 8, 10).

- Xuân Tình : vui tươi, lúc bình thường khi rộn rã, âm điệu vang, trong sáng, nồng nhiệt.

- Bình Bán Chấn: phát triển từ bài Bình Bán, đến Bình Bán Vắn, rồi đến bài Bình Bán Chấn (dài). Gốc là bài Bình Bán vui vẻ sảng khoái, nhưng khi phát triển thành Bình Bán Chấn thì trở thành đĩnh đạc, nghiêm trang. Bài này phức tạp, khúc mắc, ít được dùng trên sân khấụ

- Tây Thi : êm dịu, trong sáng, vui tươi, có tính tự sự, không gay gắt như Phú Lục. Bản này là bản dễ nhớ nhứt trong sáu bài Bắc. Bài này có 26 câu, 3 lớp (9, 13, 4).

- Cổ Bản : câu ngắn gọn, dồn dập, nhưng không nhấn mạnh như bài Phú Lục.

6. Lục Xuất
Điệu nhạc các bài này vui, ngắn, gọn. Gồm sáu bài:
- Bình Bán Vắn
- Tây Thi Vắn
- Cổ Bản Vắn
- Xuân Phong
- Kim Tiền: được dùng như bài Mẫu Tầm Tử trong trường hợp đối đáp, cãi nhaụ
- Long Hổ: thường đi cặp với bài Long Hổ Hội, có tiết tấu đối chọị

7. Thất Chinh
Gồm bảy bài:

- Xàng Xê : hùng tráng uy nghi nhưng dịu dàng, êm áị
- Ngũ Đối Hạ: còn gọi tắt là bài Hạ, có tính uy nghi, nghiêm trang, man mác, thanh thản.
- Long Đăng: giống bài Hạ, nhưng tiết tấu khỏe, ít nghiêm trang.
- Long Ngâm: giống bài Hạ, ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.
- Ngũ Đối Thượng: ba bài Ngũ Đối Thượng, Vạn Giá, Tiểu Khúc có nhiều âm hưởng nhạc lễ.
- Vạn Giá
- Tiểu Khúc

Các bài này là bảy bài lớn dùng trong nhạc lễ, mỗi khi cúng lễ, cúng tế, tính chất nghiêm trang. Riêng bài Ngũ Đối Hạ sân khấu hát bội thường dùng, trên sân khấu cải lương thì bài Xàng Xê được dùng nhiều hơn.

8. Bát Ngự
Gồm tám bài:

- Đường Thái Tôn: êm, vui, phấn khởi, đắc chí.
- Bát Man Tấn Cống: vui khỏe, để múa hát, chúc tụng
- Duyên Kỳ Ngộ: dùng trong cảnh tái ngộ, thăm hỏi, vui tươi nhộn nhịp. Tiết tấu nhanh, rộn rã,vui tươị
- Kim Tiền Bản: tâm trạng giận dữ, mắng mỏ, hỏi tội, bày binh bố trận, điều binh khiển tướng.
- Ngự Giá Đăng Lâu: khệ nệ, rườm rà, đắc chí vui tươi, kể lể dài dòng.
- Ái Tử Kê: ngắn, giai điệu chững chạc, cân đối, trìu mến thương tiếc. Lời gốc của điệu này tả một bầy gà con bị chồn bắt.
- Chiêu Quân: quạnh quẽ cô đơn, trầm lặng nhưng rất ảo nãọ Bài này thường đi cặp với bài Ái Tử Kê.
- Trường Tương Tư: bài này nhẹ nhàng thư thái, thất vọng, nhớ nhung, ít thê lương hơn Nam Aị

Giới đờn hát tài tử thường đờn liên hoàn các bài Ái Tử Kê, qua Chiêu Quân, rồi đến Trường Tương Tư

9. Cửu Nhĩ
Gồm hai bài:
- Hội Nguyên Tiêu
- Bát Bản Chấn

Hai bài này do nhóm tài tử miền Đông sáng tác, ít thấy dùng trên sân khấu cải lương.

10. Thập Thủ
Thập Thủ Liên Hườn còn gọi là Liên Bộ Thập Chương từ Huế đưa vào Nam, được cải lương hóạ Các bài này có điệu nhạc vui, ngắn gọn. Gồm mười bản Tàu, đã được Việt Nam hóa từ lâu, thường được đờn liên hoàn với nhaụ

- Phẩm Tuyết
- Nguyên Tiêu
- Hồ Quảng
- Liên Hoàn
- Bình Bản (Bình Nguyên)
- Tây Mai
- Kim Tiền Huế
- Xuân Phong
- Long Hổ
- Tẩu Mã

Một điều nên nhắc qua là sự phân loại như trên (khoảng 60 bài được nhắc đến) là ở những năm 1950 hay sớm hơn. Cho đến nay đã có hơn 100 bài được biết / thu thập (và còn nhiều bài sẽ được sáng chế thêm trong tương lai). Cách phân loại như vậy có phần hơi gò bó, còn bỏ sót nhiều bài bản.

Có nhiều tài liệu sau này phân loại theo hơi Bắc / Nam / Oán hay cở nhỏ / trung bình / lớn. Ngoại trừ một số bản đặc trưng của mỗi loại, dễ dàng nhận ra, có không ít bài bản khó mà xác định được thuộc loại nào (chẳng hạn ranh giới giữa nhỏ - trung bình, trung bình - lớn đôi khi không rõ ràng, có nhiều bản pha lẫn các hơi ...)

Cách Dùng:
Tùy theo hoàn cảnh, tình huống, tâm trạng ... mà các bài sau đây thường hay được dùng nhất trong các tuồng cải lương cũng như trong những lúc đàn ca tài tử:

1. Lúc vui rộn rã, ngắn, gọn, thường dùng các bản:
Long Hổ Hội, Ngũ Điểm - Bài Tạ, Lưu Thủy Đoản, Bình Bán Vắn, Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên, Khúc Ca Hoa Chúc, Ú Liu Ú Xáng, Lạc Âm Thiều, Mạnh Lệ Quân, Tam Pháp Nhập Môn, Liễu Thuận Nương, Duyên Kỳ Ngộ, Bắc Sơn Trà, Lý Ngựa Ô Bắc, Lý Phước Kiến, Xuân Phong, Long Hổ, Bình Bán.

2. Lúc vui lâng lâng, kể chuyện dài, thong thả nhàn hạ dạo cảnh ngắm hoa, thường dùng các bản :
Lưu Thủy Trường, Nam Xuân, Xuân Tình.

3. Lúc buồn cách biệt thấm thía, não nùng bi thảm, thường dùng các bản : Văn Thiên Tường, Nam Ai, Trường Tương Tư, Xuân Nữ.

4. Lúc buồn man mác, kể lể tâm tình oán hận, bi hùng trước cảnh chia phôi, phút giây gặp gỡ, thường dùng các bản :
Lý Con Sáo, Chiêu Quân, Lý Ngựa Ô Nam, Lý Thập Tình, Lý Giao Duyên, Lý Vọng Phu, Nam Xuân, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, Vọng Cổ, Xàng Xê. Các bản Nam Xuân, Vọng Cổ và Xàng Xê có thể dùng trong nhiều tình huống, tâm trạng : vui nhẹ nhàng, lâng lâng, hay buồn man mác đều dùng được Nam Xuân. Cảnh hội ngộ hay chia phôi; cảnh thống thiết hay bi hùng đều dùng được các bản Xàng Xê hay Vọng Cổ.

5. Lúc cãi vã, giận dữ, đối đáp, tranh biện có tính chất gay gắt, dứt khoát, trả treo, thường dùng các bản: Khổng Minh Tọa Lầu, Kim Tiền Bản, Đảo Ngũ Cung.

6. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách hòa hoãn bình thường, các bản sau đây hay được dùng:
Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Xuân Tình, Bình Bán Chấn, Tây Thi, Bài Ta..

7. Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách gấp rút, vội vàng, thường dùng các bản : Cổ Bản, Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Ú Liu Ú Xáng, v.v...

Trên thực tế chỉ có một số bản được sử dụng rộng rãi. Đa số những bài cải lương dùng trong những buổi đàn ca tài tử được trích từ các vở tuồng cải lương. Lý do là lời đặt riêng cho các điệu / bài bản không nhi

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc

Tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc

Trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam, tượng chân dung hậu Phật là nguồn tư liệu không nhỏ trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật…. Thờ hậu Phật là một tín ngưỡng truyền thống trong Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ, ghi lại những phong tục tập quán, phản ánh sâu sắc sinh hoạt trong xã hội đương thời. Tượng chân dung Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là một trong những pho tượng chân dung hậu Phật được các nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung người Việt thế kỷ 17. Pho tượng được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660) là con gái Thanh đô vương Trịnh Tráng. Năm 1630, Vua Lê Thần Tông bị ép lấy con gái của Trịnh Tráng là Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu, bà là một trong sáu bà vợ của Vua Lê Thần Tông được tạc tượng thờ ở chùa Mật. Theo sách Đại Nam nhất thống chí - Thanh Hóa thì chùa Mật được dựng vào thời Vua Lê Thánh Tông (1460- 1497), sách Đại Nam nhất thống chí do Viện Sử học phiên dịch và chú giải lại cho biết Vua Lê Thần Tông (1619-1643, 1649-1662) mới là người cho dựng chùa và tô tượng. Căn cứ tư liệu thác bản văn bia Mật Sơn Đại Bi tự (AB. 633 Viện Nghiên cứu Hán Nôm), chùa Mật do Vua Lê Huyền Tông (1663-1671) cho dựng để thờ vua cha cùng Thánh mẫu và các phi tần của cha. Qua các tư liệu trên chúng ta có thể xác định chùa Mật Sơn (thường gọi chùa Mật) tên chữ là Đại Bi tự nay thuộc phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa. Về thời gian dựng chùa, thác bản văn bia Mật Sơ Đại Bi tự cho biết: “Chùa do Vua Lê Huyền Tông (1663-1671) dựng ra để thờ vua cha cùng Thánh mẫu và các phi tần....”. Một trong các pho tượng đó là Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc được chuyển về Viện Viễn Đông Bắc Cổ, nay được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Pho tượng có kích thước: cao 111cm, khuôn mặt 19cm, ngang vai 43cm, ngang hai đầu gối 67cm, dày thân tượng 45 cm, tượng được tạc bằng gỗ mít phủ sơn son thếp vàng, hoa văn trang trí cầu kỳ, tinh xảo và rõ nét.



Tượng được tạc ở tư thế ngồi thiền trên bệ vạt bốn góc. Tay phải giơ ngang ngực kết ấn vô úy, bàn tay biểu tượng trí tuệ của Phật pháp, một lòng kiên trì khai sáng, rộng lòng từ bi. Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của nhân vật được tạc. Tay trái đặt trong lòng đùi kết ấn cam lồ, biểu tượng sự kiên định của Phật pháp, cầu mong ban phát cho chúng sinh cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng tận hưởng niềm giải thoát.
Đầu tượng đội vương miện, có dải tóc kẹp thả sau lưng, vương miện được chạm khắc tỷ mỷ với nhiều lớp khác nhau: Vành dưới ôm sát đầu chạm vân xoắn. Vành thứ hai chạm các cụm sen nổi cao. Vành trên cùng chạm thủng hình hoa sen và vân lửa rất đặc trưng cho trang trí điêu khắc thế kỷ 17. Phía trước, đỉnh của vành mũ được chạm hình vòng cung, trong có tượng Adida ngồi tọa thiền trên đài sen. Đây cũng là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm và là dấu hiệu đặc trưng cho việc bà là người qui y Phật pháp. Phía trên các vành mũ chạm kiểu tóc vấn cao trên đỉnh đầu và một tấm che tóc cũng được nghệ nhân chạm thủng rất cầu kì. Từ vành dưới mũ là hai dải mũ được chạm vắt mềm mại ra phía trước vai.
Trang phục của pho tượng cũng rất cầu kỳ và tinh xảo so với hầu hết các tác phẩm điêu khắc tượng chân dung thế kỷ 17 mà tác giả đã gặp. Trang phục quý tộc, ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. Riêng tấm áo choàng vân kiên này được đánh giá là một trong những tấm áo được chạm đẹp nhất với mô típ lưỡng long chầu phượng trước ngực. Áo phía dưới có ba lớp đính ngọc châu tỷ mỷ, tinh tế. Cổ đeo chuỗi hạt rủ mềm xuống lòng đùi. Điểm nhấn đặc sắc nhất của pho tượng chính là gương mặt tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu, chân thực với dái tai dài, cổ cao ba ngấn. Về sắc đẹp và sự thông minh, tài hoa của bà, linh mục Alexandre de Rodes khi ở Việt Nam cũng từng viết như sau: Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ. Nhìn tổng thể, pho tượng mang vẻ đẹp quý phái, thông tuệ, nét mặt hiền đôn hậu, trang phục lộng lẫy lộ vẻ cao sang, quyền quý. Dáng thanh thoát, nét chạm kênh bong cẩn trọng. Ngôn ngữ điêu khắc gợi ý tưởng tôn sùng hài hòa triết lý Phật pháp và nội lực tự tâm của bà.
Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc còn là tác giả của bộ từ điển “Chỉ Nam ngọc Âm giải nghĩa” bằng chữ Hán Nôm (đã được NXB KHXH ấn hành năm 1985), với dung lượng 40 chương, dài trên 3.000 câu, tổng số cả Hán lẫn Nôm là 24.000 chữ, đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, chứa đựng nhiều tri thức về xã hội, thiên nhiên như: Nông canh, hôn nhân, nhân luân, thiên văn, nhạc khí…. Bộ từ điển của bà là một kho báu về tư liệu ngôn ngữ để các thế hệ sau có điều kiện nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là người đàn bà có tâm, có đức lại thông minh tài giỏi, những công việc bà đã làm được đã làm vẻ vang truyền thống phụ nữ Việt Nam.
Tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là tác phẩm được rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá là tác phẩm là điêu khắc nguyên gốc, độc bản có niên đại thế kỷ 17, là tượng chân dung tả thực hiếm có về một nhân vật lừng lẫy cả nhân đức và học thức uyên thâm trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Pho tượng là đại diện xuất sắc cho phong cách nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung hậu Phật Việt Nam
Nguyễn Văn Nghi
-------------------

Ly tán giữa vàng son


Hồi mới vào đại học, tôi từng gặp được bà. Ở sảnh trưng bày mỹ thuật cổ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có pho tượng quý được đặt trong lồng kính. Đó là hình ảnh hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (ngày xưa đặt ở chùa Mật, Thanh Hóa). Bà hoàng phục sức lộng lẫy, thần thái sống động như vẫn còn hơi thở. Nhưng trông bà xa cách và cô độc.



Còn ở đây, trong phủ thờ chùa Bút Tháp, hoàng hậu Ngọc Trúc là một người khác hẳn, chỉ mặc tấm áo kép đơn giản, tóc buông thả xuống lưng. Trên người bà không có chút gì vướng bận danh phận của một người có địa vị cao nhất trong xã hội Lê - Trịnh lúc bấy giờ. Cạnh bên bà là con gái ruột - công chúa Lê Thị Ngọc Duyên. Khung cảnh tình thân ấy lại đặt để giữa chốn Phật môn có điều gì đó khiến chúng tôi phải chạnh lòng.


Tượng chân dung bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Thế kỷ 17, chùa Bút Tháp. Gỗ phủ sơn, thếp vàng, tô màu áo xanh ngọc. Ảnh tư liệu từ cuốn Chùa Bút tháp. Kiến trúc và Điêu khắc, Trung tâm tu bổ Di tích Trung ương, 1993.

Khám và tượng thờ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc
cũng bị cháy sém một phần bệ tượng 

(vụ cháy chùa Bút Tháp,  21-8- 2015. án gian bị cháy đặt tại gian giữa nhà Phủ thờ có mã hiệu CBT.PT.04 trong bản thống kê tài liệu, hiện vật di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp (lưu tại hồ sơ khoa học di tích) đã bị cháy hoàn toàn. Hương án gỗ trước khi bị cháy có dạng hình chữ nhật (dài 194 cm, rộng 140 cm, cao 134 cm) kiểu chân quỳ dạ cá, chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ với đề tài “tứ linh, tứ quý”. Đây được đánh giá là cổ vật đẹp, tiêu biểu và điển hình của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVII. Trên Hương án được bài trí một bát hương và đôi lọ hoa nhỏ bằng gốm men, các hiện vật này đều đã bị vỡ và lẫn vào trong than tro của đám cháy.)

Sử sách nói rằng năm 1630, chúa Trịnh Tráng đem con gái Trịnh Thị Ngọc Trúc gả cho vua Lê Thần Tông. Điều đau lòng trong câu chuyện này là bà Ngọc Trúc chính là vợ góa của Cường quận công Lê Trụ (chú họ vua Thần Tông), là người đàn bà đã có bốn con. Dưới sự sắp đặt kỳ quặc (và tàn nhẫn?) của cha, bà phải tái hôn, lên ngôi hoàng hậu. Bà hoàng khi ấy không chỉ có vai vế là trưởng bối mà còn hơn vua Thần Tông đến mười hai tuổi. Còn Lê Thần Tông khi lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can, nói: “Đã trót rồi, lấy gượng vậy. Từ đó trời mưa dầm không ngớt”. (Theo Đại Việt sử ký toàn thư) Bỏ qua hết những lý giải chính trị và thời cuộc, đây là một câu chuyện gia đình thật sự buồn.

Bà Ngọc Trúc lên ngôi hoàng hậu không được bao lâu thì bỏ cung lên chùa làm người tu hành thật sự, mang theo con gái Ngọc Duyên (là con của bà và Lê Trụ). Tôi có ý tìm nhưng không thấy sử sách ghi gì về ba người con còn lại của bà (với Lê Trụ), cũng không có ghi chép bà có đứa con nào với vua Thần Tông. Hai cuộc hôn nhân đến với cuộc đời một người đàn bà. Cuối cùng là một kết cục buồn thương với chia ly và mất mát. Cũng như những câu chuyện gia đình ly tán khác, mỗi người trong cuộc đều nhận lấy một số phận có quá nhiều điều chưa thỏa nguyện.


Các bức tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, công chúa Ngọc Duyên; 
tượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ.

Trong buổi chiều vắng lạnh, khói hương thắp lên cứ quẩn một chỗ không tan ra được. Không biết các bạn tôi nghĩ gì? Riêng tôi chạnh lòng nghĩ tới công chúa Ngọc Duyên. Một thân phận cành vàng lá ngọc như nàng, dẫu đã cách chúng tôi hằng mấy trăm năm, vẫn có khác bao nhiêu. Ngồi bên cạnh mẹ mình đã bao thế kỷ trong phủ thờ heo hút của một ngôi chùa, nàng có bao giờ mong ngóng gặp lại cha mình, có bao giờ luyến nhớ những giây phút gia đình đầm ấm hay buồn thương thời thanh xuân đã trôi qua phí hoài trong câu chuyện đau buồn của người lớn?


Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên

Bạn tôi thắc mắc: vậy còn vua Lê Thần Tông trong câu chuyện này đâu phải là người ngoài cuộc? Cuộc hôn nhân của ông và bà Ngọc Trúc vốn từ lúc khởi đầu đã không thể tìm thấy điều gì có thể làm nên một câu chuyện gia đình bền chặt. Cho nên mấy trăm năm qua dù hình ảnh ông và hình ảnh bà Ngọc Trúc vẫn còn (trong khá nhiều di tích cổ), nhưng ông và bà không thể cùng ngồi lại bên nhau. Tuy ở chùa Mật ngày xưa vua Thần Tông ngồi giữa sáu bà hoàng của mình (các bà này được coi như là hoàng hậu, trong đó bà Ngọc Trúc là chính cung hoàng hậu) nhưng rồi khi chùa Mật không còn, người hậu thế đã đem bà Ngọc Trúc rời hẳn khỏi ông.

Người ta dời tượng bà về đặt vào lồng kính ở Bảo tàng Mỹ thuật, trong khi năm bà vợ kia vẫn còn ngồi lại bên ông, được phối thờ cùng ông ở đền Vua Lê. Người nào đã làm công việc di dời tượng bà Ngọc Trúc hẳn ngoài mục đích thực thi nghiệp vụ bảo tồn còn gửi chút lòng cảm khái cá nhân của mình vào đó. Vì trong bộ sáu pho tượng nguyên bản của sáu bà hoàng tượng nào cũng tuyệt đẹp và đặc sắc, sao lại chỉ muốn dời mỗi tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc?

Có lẽ lòng người thời nào cũng vậy, trân trọng những mối quan hệ thực chất. Còn những gì không thật, những con người không dành cho nhau dẫu có phải gán ghép lại vì những mục đích hay nỗi niềm nào đó thì cuối cùng cũng phải chia lìa. Trong câu chuyện gia đình xưa cũ, đầy bi thương của hoàng tộc Lê - Trịnh ấy, ai cũng ngẫm nghĩ được vài điều gì đó cho riêng mình. Vậy mà trong những câu chuyện hằng ngày thời hiện đại, bọn trẻ tụi tôi (và cả những người nhiều tuổi hơn chúng tôi nữa) thỉnh thoảng vẫn cứ thung dung bước vào những sai lầm. Chuyện xưa và chuyện bây giờ nào có khác gì đâu.


NGUYỄN THỊ NHƯ KHANH ( TTCT)

------------------

Vẻ đẹp Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc
 qua bức tượng 300 tuổi

Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là tác phẩm đẹp nhất, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung người Việt thế kỷ 17.


Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ thế kỷ 17, là một bảo vật quốc gia với những giá trị mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam.



Tượng có nguồn gốc từ chùa chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa), tái hiện chân dung bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660), hoàng hậu thời vua Lê Thần Tông.



Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, có chiều cao 111cm, tạo hình trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết già toàn phần, một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy.


Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.




Trang phục của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là loại triều phục với ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. So với hầu hết các tác phẩm điêu khắc tượng từ thế kỷ 17 trở về sau, đây là bức tượng có trang phục cầu kỳ nhất.


Riêng tấm áo choàng vân kiên của tượng được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam với mô típ lưỡng long triều phụng (đôi rồng chầu phượng) trước ngực.



Điểm lôi cuốn nhất của pho tượng chính là gương mặt tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu, chân thực với dái tai dài, cổ cao ba ngấn.


Chiếc vương miện được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều lớp khác nhau, phía trước có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền. Đây là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.


Cổ hoàng hậu đeo chuỗi hạt rủ mềm xuống lòng đùi.


Các nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá, pho tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là tác phẩm đẹp nhất, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung người Việt thế kỷ 17.



Sau hơn 300 năm tồn tại, pho tượng vẫn còn nguyên vẹn với màu sắc và nước sơn nguyên bản từ khi mới được tạo tác.




Ngược dòng lịch sử, Trịnh Thị Ngọc Trúc nổi tiếng là một Hoàng hậu sùng đạo Phật và có học vấn uyên thâm. Bà là người biên soạn cuốn từ điển Hán - Nôm Chí Nam Ngọc Âm giải nghĩa - bộ bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam.


Sau khi mất, bà được nhiều nơi tạc tượng thờ nhưng pho tượng ở chùa Mật là pho tượng đặc sắc nhất còn được lưu giữ đến nay. (Bài có tham khảo tư liệu của Cục Di sản văn hóa).

Quốc Lê

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Fan Ho - Bậc thầy nhiếp ảnh đường phố

Fan Ho - Bậc thầy nhiếp ảnh đường phố của Châu Á

Những bức ảnh của Fan Ho luôn toát lên nét đẹp khó cưỡng về Hồng Kông những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.



  • Nhắc đến nhiếp ảnh đường phố, ngoài Vivian Maier, chúng ta không thể không nhắc đến một bậc thầy đến từ Châu Á - Fan Ho. Trong những năm sự nghiệp của mình, Fan Ho đã nhận được không ít hơn 280 giải thưởng từ các cuộc thi và triển lãm quốc tế. Ông còn vinh dự được bầu vào nhiều cộng đồng nhiếp ảnh gia trên thế giới, từ Argentina cho đến Singapore.



”Bóng đổ”, 1954.
Ảnh của ông luôn đạt độ chuẩn mực cao về ánh sáng và bố cục.
Fan Ho sinh năm 1937 tại Thượng Hải, nhưng sau đó cùng gia đình chuyển đến Hồng Kông sinh sống. Ông bắt đầu tìm đến bộ môn chụp ảnh từ rất sớm cùng với chiếc máy ảnh Rolleiflex mà cha ông đưa lại. Phần lớn ở thời điểm đó, ông tự mày mò học hỏi cách chụp, những bức ảnh của ông toát lên nét đẹp giản dị khó cưỡng về Hồng Kông những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.


“Thực tế, nhiếp ảnh đường phố đã chọn tôi. Hồi ở Thượng Hải, tôi cực kỳ thích xem phim. Tôi thường xem phim một mình và tôi thích kể chuyện. Lúc đến sống ở Hồng Kông, tôi nghĩ mình phải kể những chuyện của mình dưới một hình thức nào đó”, Fan Ho nhớ lại những ngày đầu tiên đi chụp ảnh đường phố Hồng Kông.


“Ở Hồng Kông, tôi học ở trường St Paul’s College, một trong những trường nổi nhất thành phố khi đó. Tôi nuôi ước mơ thành nhà văn nên trong lớp tôi học rất giỏi môn viết. Trong trường, các bạn gọi tôi là “học giả vĩ đại”, và cũng chỉ có duy nhất tôi được phép học từ nhà trong khi các bạn khác bắt buộc phải đến trường".


"Tôi viết đủ thứ, kể cả tiểu thuyết. Một ngày, tự nhiên tôi không tập trung học được. Bác sĩ nói tôi bị chứng đau nửa đầu và không chữa khỏi bệnh được. Họ nói tôi phải thường xuyên đi dạo phố hít thở không khí thoáng và sạch. Tôi thấy mọi thứ trở nên nhàm chán và bắt đầu chụp ảnh. Về sau tôi giành giải nhất trong một cuộc thi ảnh. Đây chính là động lực cổ vũ tôi dùng nhiếp ảnh để kể chuyện. Lúc đó, ít ra thì chụp ảnh không khiến tôi đau đầu”, Fan Ho nói với Leica Liker.


Đam mê chụp ảnh của ông đã đến từ rất sớm, cậu bé Fan Ho bắt đầu mọi công đoạn tráng ảnh từ trong bồn tắm của gia đình mình. Nội dung trong các tác phẩm của Fan Ho thường là cuộc sống xung quanh, những con hẻm, những khu ổ chuột, chợ, đường phố, những gánh hàng ven đường hoặc thậm chí là những đứa trẻ nhỏ hơn ông vài tuổi.
"Hàng thập kỷ trước, Hồng Kông là nhà của nhiều người Trung Quốc nghèo khổ. Các ngôi nhà nơi đây khá nhỏ nên hầu như mọi người đểu đổ ra phố, nhất là trẻ con. Lũ trẻ con thường chơi và ăn ngoài phố", vị nhiếp ảnh gia từng giành hơn 280 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế chia sẻ.
Nói về kỹ thuật chụp ảnh, ông cho biết, "Đầu tiên tôi phải tìm được địa điểm lý tưởng. Sau đó kiên nhẫn chờ đợi để đối tượng mình cần đi vào đúng khung ảnh, thậm chí dù đó chỉ là một chú mèo. Bạn chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để có thể bắt được khoảnh khắc, tinh hoa và cả cái hồn của nhân vật...Chụp ảnh là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, bạn cần phải cảm nhận được nó từ bên trong".



Khi lần đầu được nhìn thấy các tác phẩm của Fan Ho vào năm 2006, chủ phòng tranh Laurence Miller đã phải thốt lên rằng "Tôi ngỡ chúng là hậu duệ của trường phái Bauhas, và những tác phẩm này được tạo ra ở Hồng Kông. Ảnh của Fan Ho không những mang nét trừu tượng mà ông còn lồng ghép cả chủ nghĩa nhân văn trong đấy".
Hiện Fan Ho đã về hưu và đang sinh sống ở San Jose, California từ những năm 1980. Bên cạnh việc chụp ảnh, ông còn được biết đến với vai trò nhà làm phim và diễn viên. Fan Ho nhận được nhiều lời khen về diễn xuất trong bộ phim Shaw Brother (1961) với vai diễn vị sư Tripitaka. Ông đã thực hiện hơn 20 bộ phim với nhiều xưởng phim khác nhau tại Hồng Kông và Đài Loan; trong đó có hơn 10 phim được đánh giá cao tại các liên hoan phim Cannes, Berlin và San Francisco.
"Làm phim là nghề của tôi, nhưng nhiếp ảnh lại là đam mê", ông chia sẻ. "Tôi yêu nhiếp ảnh hơn bởi vì tôi có thể tự do truyền trải nội dung và ý nghĩ của mình, không bị áp lực như khi công chiếu những bộ phim ra các phòng vé". Và trong nhiếp ảnh, ông luôn chọn thể loại ảnh đơn sắc. "Tôi thích đơn giản hóa thế giới trong gam màu đen và trắng, nó phù hợp với bản năng của tôi. Tôi có thể tự do truyền tải cảm xúc, mọi thứ đều có thể nằm trong tầm kiểm soát hoàn toàn của mình, kết quả là những tấm ảnh đó luôn có nét siêu thực và hơi trừu tượng. Khoảng cách với chủ thể mà tôi ưa thích khi chụp ảnh: không quá gần, nhưng cũng không quá xa..."



----------------


Đời sống Hồng Kông những năm 1950. Đây là một trong nhiều bức ảnh của Fan Ho đang được triển lãm tại khách sạn The Pottinger, Hồng Kông trong tháng 8 này.
Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery


–  "Tối đến nhanh” (1954) là một trong những bức ảnh yêu thích của Fan Ho. Kể về tấm ảnh này, Fan Ho từng nói “Tôi chụp bức ảnh tại một khu phố Tây ở Hồng Kông. Khi đó tôi học môn văn học Trung Quốc và tìm được một bài thơ rất tâm đắc. Tôi nghĩ mình phải tìm được một nơi nào đó trong thành phố này cũng mang đến cảm xúc y hệt thứ cảm xúc tôi có được sau khi đọc bài thơ đó. Nghĩ vậy, tôi tìm đến khu phố Tây và đến đó trong nhiều ngày. Khoảnh khắc người đàn ông kéo xe, khoảng lặng của không gian, sự chậm rãi của ánh sáng…tất cả giúp tôi tìm được khoảng khắc quyết định để chụp. Sau nửa thế kỷ chụp tấm ảnh, mọi cảm xúc gắn liền với tấm ảnh vẫn ám ảnh tôi”.


- "Venice ở Hồng Kông”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery



– “Riêng tư”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery


 – “Làm việc trên cao”. “Nếu họ ngã thì coi như số họ xong. Nhưng anh có thể làm gì khác nếu anh nghèo? Người Hồng Kông nhiều lúc liều mạng lắm”, Fan Ho nói về bức ảnh này”, Fan Ho nói về bức ảnh. Nguồn: Fan Ho/Modernbook Gallery



 "Thói quen thường ngày”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery




"Chuyện vãn chiều”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery




”Xong một ngày”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery



”Hồng Kông nửa đêm”. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery



”Đông Tây hội ngộ”, 1963. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery




”Làm việc”, 1964. Ảnh: Fan Ho/AO Vertical Art Space




”Họa tiết”, 1956. Ảnh: Fan Ho/Modernbook Gallery

-------------------

FAN HO PHOTOGRAPHY