Bản đồ thời Tam Quốc |
Tam Quốc Chí - Ngô Thư 1
Mục lục
NGÔ THƯ QUYỂN 1 - Tôn phá lỗ thảo nghịch truyện
TRUYỆN THẢO NGHỊCH TƯỚNG QUÂNTÔN SÁCH
Quyển 2 - Ngô chủ truyện TÔN QUYỀN TRUYỆN
Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4.
Quyển 3 - Tam tự chủ truyện
TÔN LƯỢNG TRUYỆN TÔN HƯU TRUYỆN TÔN HẠO TRUYỆN
Quyển 4 - Lưu Do Thái Sử Từ Sĩ Nhiếp truyện
SỸ TIẾP TRUYỆN LƯU DO TRUYỆN THÁI SỬTỪ TRUYỆN
Quyển 5 - Phi tần truyện
Quyển 6 - Tông thấttruyện
Quyển 7 - Trương Cố Gia Cát Bộ truyện
GIA CÁT CẨN TRUYỆN TRƯƠNG CHIÊU TRUYỆN
Quyển 8 - Trương Nghiêm Trình Hám Tiết truyện
TIẾT TỐNG TRUYỆN TRÌNH BỈNH TRUYỆN
TRƯƠNG HOÀNH TRUYỆN NGHIÊM TUẤN TRUYỆN
Quyển 9 - Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyện
CHU DU TRUYỆN LỖ TÚC TRUYỆN LỮ MÔNGTRUYỆN
Quyển 10 - Trình Hoàng
Hàn Tưởng Chu Trần Đổng Cam Lăng Từ Phan Đinh truyện
CHU THÁI TRẦN VÕ ĐỔNG TẬP ĐINH PHỤNG TRUYỆN
LĂNG THỐNG PHAN CHƯƠNG TRÌNH PHỔ TƯỞNG KHÂM HÀN ĐƯƠNG HOÀNG CÁI TRUYỆN
Quyển 11 - Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyện
CHU TRỊ CHU NHIÊN TRUYỆN LÃ PHẠM TRUYỆN
Quyển 12 - Ngu Lục Trương Lạc Lục Ngô Chu truyện
TRUYỆN LỤC MẠO TRUYỆN CHU CỨ TRUYỆN NGÔ XÁN
Quyển 13 - Lục Tốn TRUYỆN LỤC TỐN
Quyển 14 - Ngô chủ ngũ
tử truyện TÔN ĐĂNG TRUYỆN
Quyển 15 - Hạ Toàn Lã Chu Chung Ly truyện
LÃ ĐẠI CHUNG LY MỤC HẠ TỀ TOÀN TÔNG CHU PHƯỜNG TRUYỆN
Quyển 16 - Phan Tuấn
Lục Khải truyện TRUYỆN PHAN TUẤN TRUYỆN LỤC KHẢI
Quyển 17 - Thị Nghi Hồ
Tống truyện THỊ NGHI TRUYỆN
Quyển 18 - Ngô Phạm Lưu Đôn Triệu Đạt truyện
TRUYỆN NGÔ PHẠM LƯU ĐÔN TRIỆU ĐẠT
Quyển 19 - Gia Cát Đằng nhị Tôn Bộc Dương truyện
GIA CÁT KHÁC ĐẰNG TÔN TẪN TÔN SÂM BỘC DƯƠNG HƯNG TRUYỆN
Quyển 20 - Vương Lâu Hạ Vi Hoa truyện
VƯƠNG PHỒN LÂU HUYỀN HẠ THIỆU CHUYỆN
ĐỌC THÊM
Tam Quốc Chí- NGÔ THƯ (toàn bộ 20 quyển)
GIỚI THIỆU
Tam quốc chí là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ n ăm 189 đến năm 280, do Trần Thọ biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14.
Trần Thọ từng làm
quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong đến Lạc Dương làm quan cho
nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã dựa vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm,
Ngụy lược của Ngư Hoạn, Ngô thư của Vi Chiêu… để viết Tam quốc chí, thuật lại lịch
sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống
nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình
thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280).
Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc
chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa)
nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô
chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi
tên thành Tam quốc chí.
Trần Thọ là quan nhà
Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.
Ngụy chí xếp các
Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ, Tào Tháo tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng
đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có 4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn
Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ (Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ (Tào Phương, Tào Mao
và Tào Hoán). Các văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước
và việc tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán
Hiến Đế thiện nhượng sách văn, các văn thư khác chỉ do Bùi Tùng Chi chú thích).
Thục chí xếp Lưu Bị
vào liệt truyện tức Tiên chủ truyện (mặc dù Lưu Bị xưng đế), không gọi trực tiếp
tên húy, khi chết dùng chữ băng ngang địa vị với chữ tồ. Các văn thư nói về việc
Lưu Bị xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều chép đầy đủ (có thể do
tình lưu luyến với cố quốc). Hoàng đế thứ hai nhà Thục Hán là Lưu Thiện được xếp
vào Hậu chủ truyện.
Ngô chí trong nguyên
bản gọi thẳng tên húy các vua Đông Ngô như Tôn Quyền truyện, Tôn Lượng Tôn Hưu
Tôn Hạo truyện; cách gọi hiện nay Ngô chủ truyện, Tam tự chủ truyện là do người
đời sau sửa lại. Trong phần Ngô chủ truyện có chép Nam giao tức Hoàng đế vị nói
về việc Tôn Quyền tuyên bố xưng đế, còn văn thư đăng đàn tế cáo trời đất thì
không chép, chỉ có trong phần chú thích của Bùi Tùng Chi.
Đồng thời để tôn trọng
sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật
Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy đặt thụy hiệu).
Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ nguyên nhân Tào Tháo xử tử nhân vật Khổng Dung.
Vào thời Đông Hán, sử
học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện
trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện
Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi
Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế
thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh
cho Bùi Tùng Chi chú thích. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các
phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:
1. Dẫn lời bàn luận của
nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
2. Tham khảo ý kiến của
nhiều tác gia khác nhau để xét chân giả, thực hư.
3. Sự việc trong các
truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
4. Bổ sung các sự việc
còn thiếu cho các truyện.
5. Kể rõ cuộc đời của
các nhân vật trong các truyện.
6. Phụ thêm các nhân
vật còn thiếu cho các truyện.
Theo thống kê của một
số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng
240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổ trong tác phẩm
Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu
mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam
quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có
366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương
thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là “bất hủ”. Các sử gia đời sau
như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các
truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để
miêu tả trận chiến Xích Bích.
Bản Tam quốc chí do
Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí,
Bùi chú .
Không thể phủ nhận được
rằng, những sự kiện lịch sử thời Tam Quốc cùng với các nhân vật của nó trở nên
sống động, lưu truyền rộng rãi và có ảnh hưởng sâu đậm ở khu vực châu Á một phần
là nhờ ở bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Tuy nhiên cũng
phải công nhận là thời đại Tam Quốc với những biến cố long trời lở đất giống
như một cái bản lề, xoay chuyển xã hội Trung Quốc từ thịnh trị của đời Hán sang
hỗn loạn của những Bát vương chi loạn, Ngũ Hồ loạn Hoa, Thập Lục quốc. Rất nhiều
nguyên nhân của cả thịnh trị lẫn loạn lạc này để lại dấu vết trong thời đại Tam
Quốc và được ghi lại trong Tam Quốc chí chú. Như vậy có thể nói Tam Quốc chí
chú là một sử liệu hiếm hoi có cả sức cuốn hút lẫn giá trị khảo cứu cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét