Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Mơ lại thời xa xóm Ngự Viên ...

1. Xóm Ngự Viên
                            thơ Nguyễn Bính
                          
... Đất rộng can chi mà đổi chác
Thời bình đâu dụng chước hòa Phiên
Mẫu đơn nở đỏ nhà vua nhớ
Câu chuyện : "Hô lai bất thượng thuyền" (1)

... Đổi tình thay nghĩa như cơm bữa
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên.
Nhọc nhằn tiếng cửi trong canh vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn...

Hôm nay có một người du khách
Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên.
                    
... ta bỗng lẻ loi trong cuộc sống này qua câu thơ ấy, có lúc thấy như là gàn chập, mông lung. Nhưng nay, một thoáng khép lòng mình lại, nhìn mưa "tháng Mười mồng năm" ràn rạt ngoài kia mà thấy lòng trống vắng, suy tư.                                  
(1) Nguyễn Bính xưa mượn bài ‚ "Tửu Trung Bát Tiên Ca" của Đỗ Phủ, nhìn hoa mẫu đơn nở mà nhớ câu chuyện Dương Quý Phi và chuyện không lên thuyền của Lý Bạch.
... Với Lý Bạch, một đấu rượu làm thơ cả trăm thiên, vua gọi về triều chẳng lên thuyền và cho mình là một trong tám vị tiên trong rượu.
... Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên
Trường An thị thượng tửu gia miên
Thiên tử hô lai bất thượng thuyền
Tự xưng thần thị tửu trung tiên ...
                                                                                    

2. Rồi ... ngày ấy ... năm ... ta nghe nói.
"... Những ca sĩ,  diễn viên còn quá trẻ được dẫn dắt bởi những đàn anh cũng chưa già nhưng cái đầu giáo điều mông muội hóa họ trở thành những cô hề, chú hề đáng thương hơn đáng trách. Chắc chắn những người trẻ tuổi ấy với nền giáo dục này không bao giờ biết được câu thơ của Đỗ Mục “ Thương nữ bất tri vong quốc hận/ Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa…"
                                
3. Ta đọc ...
楓橋夜泊

                張繼

月落烏啼霜滿天,
江楓漁火對愁眠。
姑蘇城外寒山寺,
夜半鐘聲到客船。

Phong Kiều dạ bạc                             
                             Trương Kế
              
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên
Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên
Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền 
                          
Bản dịch Nguyễn Hàm Ninh
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
                    
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
                              
... và đọc         
泊秦淮

                  杜牧
煙籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

Bạc Tần Hoài                                                      Đỗ Mục
               
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
                         

                                                                 
Bản dịch Khương Hữu Dụng
                        
Đỗ bến Tần Hoài
Nước lồng khói tỏa, cát trăng pha,
Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia.
Con hát biết chi hờn mất nước,
Cách sông còn hát Hậu Ðình Hoa.

... Thấy.         
Nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục thì là người vô cảm. Cả hai bài thơ phác họa cảm nhận của thi nhân: bến sông và con thuyền hững hờ. Một bài,
nửa đêm nghe tiếng chuông chùa, dịu đi nỗi khắc khoải muộn phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, nằm co ro trong khoang thuyền giá lạnh. Với Bạc tần hoài, ... khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ bên quán rượu đêm. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao . Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong buổi yến tiệc vui chơi khiến lòng thi nhân chua xót, oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước ...Ta thấy "gió ... về rờn rợn nước sông" khi "yên lung hàn thủy nguyệt lung sa"- trăng lồng cát và khói lồng vào sông lạnh.

... Sao nỡ trách cứ một người con gái làm nghề ca kỹ không biết cái sầu vong quốc, cứ bình nhiên ca hát bên sông. Thật ra, nghĩ cho cùng, người kỹ nữ mang kiếp cầm ca chỉ ca hát để mưu sinh. Đòi hỏi thương nữ ấy phải chí khí như một đấng tu mi nam tử, tối ngày suy tư cứu nước, phò nguy, sao không trách mấy tao nhân, mặc khách đi mua vui cùng kỹ nữ.
     
4. Xưa.
... Người dạy toán dự giờ văn năm ấy, nghe bài "Văn dạ châm", mà tự nhiên lòng đầy cảm xúc. Ta nhớ đến mẹ ta, chị ta những năm chiến tranh gian khổ, áo nâu vai vá chờ ta.
.. trong âu lo "giếng vàng đã rụng một vài lá ngô". Câu thơ dẫn ta quay về xưa cũ, đó có thể là xa, mà hiển hiện. Nhưng cũng lại gần, như tâm khảm ta khắc khoải xa xăm. Ta xót xa nghe thương lời đọc ... "tháng tám tháng chín đêm dài bấy".



聞夜砧
             白居易

誰家思婦秋搗帛,
月苦風淒砧杵悲。
八月九月正長夜,
千聲萬聲無了時。
應到天明頭盡白,
一聲添得一莖絲。
               
Văn dạ châm
                          Bạch Cư Dị                         
Thuỳ gia tư phụ thu đảo bạch
Nguyệt khổ phong thê châm thử bi
Bát nguyệt cửu nguyệt chính trường dạ
Thiên thanh vạn thanh vô liễu thì
Ưng đáo thiên minh đầu tân bạch
Nhất thanh thiêm đắc nhất hành ti.

Bản dịch Khương Hữu Dụng
Nghe tiếng chày đêm
                 
Thu đến nhớ chồng ai đập lụa
Gió trăng não lắm đá chày ơi
Tháng tám tháng chín đêm dài bấy
Ngàn tiếng muôn tiếng không hề nguôi
Mỗi tiếng trắng thêm tơ một sợi
Sáng ra e bạc cả đầu ai.
                        
... và đây vành khăn tang chồng lạnh giá thân chiến tượng là cả một hình ảnh bi hùng, đẫm lệ. Thi sĩ Đông Hồ khi bình giảng bài "Trưng nữ vương", đã quá xúc động trước vẻ đẹp mỹ lệ đột tử ngay trên bục giảng đường Đại học Văn khoa Sài Gòn vào ngày 25-3-1969.


... Ải bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá,
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi
...
                               Ngân Giang.1939
                            
5. Xin trải lòng ...
"Ngẫu hứng Trần T
iến"
"... Một đêm lang thang. Bỗng nghe một câu hát đâu đó. ”Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người”. Hoá ra một bạn xích lô. Hát xong, ngả đầu vào xe mình, ngủ, không biết trời đất. Ca khúc hay vậy ư. Trước khi vào đây, anh đang học viết nhạc giao hưởng, và thầy anh chỉ mong chờ anh thực hiện giấc mơ giao hưởng của thày. Khúc hát của chàng xích lô hôm ấy là thiên đường của anh. Đó là bài ca của thiên đường em ạ. Làm gì có âm nhạc hay dở, tốt xấu, đúng sai. Chỉ có âm nhạc, lúc đó bạn thích, hay không thích mà thôi. Làm gì có ca khúc và giao hưởng. Chỉ có sướng, hay không sướng mà thôi.
Ở thiên đường chẳng có xích lô. Buồn lắm."
                                                                              

                                                         

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Thiên Thủ Quán Âm

by Derek Lin
                     
Một hiện tượng đang lan khắp Á châu nhưng vẫn ít được Tây phương biết đến. Chúng tôi được xem qua phần trình diễn này trong một chuyến đến Đài Loan (Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa từ Trung Quốc sang Đài Loan lưu diễn - Lời người dịch). Đây là một chương trình trình diễn trên sân khấu rất độc đáo được gọi là Thiên Thủ Quán Âm (Quan Âm Ngàn Tay).
                                  
Quán Âm
     
Quán Âm là vì Bồ tát (Boddhisattva) từ bi, được các Phật tử tôn kính như là Nữ Thần Ân Phước. Tên của ngài được gọi tắt là Quán Thế Âm. Quán có nghĩa là quan sát, xem xét, hay để tâm đến. Thể có nghĩa là Thế gian; Âm có nghĩa là Âm thanh, đặc biệt là âm thanh của những kẻ đau khổ. Do đó, Quán Thế Âm là một người xem xét quan sát và đáp ứng với những kẻ đang kêu khóc cầu cứu trên thế gian.   
Bồ Đề (Boddhi) có nghĩa là trí tuệ hay giác ngộ, Tát Đỏa (Sattva) có nghĩa là chúng sanh hay hữu tình. Hai chữ này ghép lại thì có chữ Bồ Tát, một chúng sanh đã giác ngộ và sẵn sàng để ra ngoài vòng sanh tử, nhưng đã chọn trở lại thế gian để giúp những người khác cùng đạt đến sự giác ngộ giống mình. Đây chính là sự biểu lộ của lòng từ bi thanh tịnh tột cùng.
Ngàn tay của vị Bồ tát nầy tiêu biểu cho nhiều khá năng cứu giúp của Quán Âm. Có ngàn con mắt trên ngàn bàn tay giúp Quán Âm có khả năng quan sát thế gian. Quán Âm cũng có nhiều khuôn mặt để có thể dùng khuôn mặt thích hợp cần cho việc giúp người, không nhất thiết là dùng gương mặt của chính ngài, bởi vì sự giúp đỡ được ngài ban ra với tinh thần vô ngã (không có cái tôi trong đó – Lời người dịch). 
                     
Do ảnh hưởng lan rộng của văn hóa Trung Hoa, Quán Âm có thể là vị Bồ tát được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Điều nầy đôi lúc đưa đến ngộ nhận khi có nhiều người lẫn lộn Quán Âm và Bồ tát. Thí dụ nhiều người đã dịch lầm tên vũ điệu trình diễn là Bồ Tát Thiên Thủ.  
Thêm vao đó hình ảnh thần thánh hóa của Quán Âm có thể đưa đến ngộ nhận ở mức độ căn bản. Một vị Bồ tát không phải là một vị thần mà là một chúng sanh – một chúng sanh đã thăng hoa về tâm linh. Mặc dầu Quán Âm được mô tả qua hình ảnh một phụ nữ Á đông đẹp đẽ, tuy nhiên bất cứ người nào cũng có thể thành Bồ tát dầu người đó có bất cứ hình dáng, chủng tộc, hay giới tính gì đi nữa. Hễ khi nào bạn hành xử theo xu hướng tự nhiên của lòng từ bi, là bạn đã tiến gần thêm được một bước để trở thành Bồ tát.
                                              
Về phần trình diễn
                  

 
Điều ly kỳ nhất về phần trình diễn này là tất cả các vũ công đều bị điếc. Họ là thành viên của Đoàn Trình Diễn Nghệ Thuật của Người Khuyết Tật Trung Hoa. Không có người nào trong nhóm họ có thể nghe được âm nhạc – điều này làm cho việc múa phối hợp của họ là một thành tựu kỳ diệu. Những khó khăn và thách đố họ gặp phải trong lúc tập luyện thật ngoài sự tưởng tượng. 
Thông điệp rốt ráo của phần trình diễn này có thể tóm tắt qua những lời của Zhang Jigang, nhà biên soạn và đạo diễn vũ khúc này:
Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Ngàn tay sẽ tự nhiên đến giúp bạn.
Khi bạn tử tế và trong lòng đầy tình thương,
Bạn sẽ vươn ngàn cánh tay để giúp kẻ khác.                                    

Chú thích của người dịch:  
- Vũ khúc này được các vũ công Trung Quốc tập luyện trong gần 10 năm trước khi ra trình diễn trước công chúng. Trong năm 2005, họ đã đi trình diễn tại hơn 40 quốc gia. Đoàn vũ công gồm 9 nam và 12 nữ đều câm điếc, do câm điếc nên họ dùng nét mặt và cử chỉ để diễn tả nội tâm. Trong quá trình tập luyện, họ đã học phương pháp phối hợp hơi thở và diễn xuất, diễn đạt tấm lòng từ bi bao la của Bồ Tát Quán Âm. 
- Trong phim, bạn thấy có 2 người đứng ở hai bên hông sân khấu là những người nhắc vũ điệu bằng cách ra dấu cho các vũ công câm điếc vì các vũ công này không nghe được điệu nhạc.  
- Các vũ công, lúc hợp thành một, lúc phân ra thành nhiều, nói lên khả năng phân thân của Bồ Tát Quán Thể Ấm như trong hai câu thơ:
Ngàn xứ khẩn cầu ngàn xứ ứng  
Thường vào biển khổ độ người qua.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

ẤN QUYẾT TRONG HÌNH TƯỢNG PHẬT GIÁO

Phật Đường Khuông Việt Orsay
miền nam Paris
Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua hình dáng con người mà biểu thị Ngài qua một chiếc lọng, một cái ngôi, một vết chân hay con ngựa của Ngài.

Đầu Công nguyên, phong cách Hy-Ấn Gandhara và những trường phái điêu khắc Ấn Độ cùng lúc thực hiện những hình tượng Ngài cũng như những vị Bồ Tát qua nhiều bộ điệu khác nhau với những cử chỉ được xếp thành quy tắc. Những mudra mà người Tàu gọi là yin, người Nhật in-zô, ta dùng chữ ấn, thủ ấn, hay thành ngữ ấn quyết, tiêu biểu cho quyền lực và hiện hình thần thánh.


Đối với nhiều người, các kiểu đứng, ngồi, bắt tay, xếp chân của các tuợng Phật, các vị BồTát, La Hán đều là ấn quyết (mudra). Trong nghi lễ Mật giáo Ấn Độ, những hình vẽ bằng đầu ngón tay, ta gọi là bắt ấn, có công năng thần diệu, giúp phần định tâm, còn gọi sự hỗ trợ của chư Phật, Bồ Tát. Trong nghệ thuật múa Ấn Độ, những cử chỉ nầy được khai thác thành "ngôn ngữ tượng trưng". Ấn Độ là một nước những bài tụng ca vệ đà luôn còn được kèm theo những động tác ngón tay vô cùng phức tạp nhưng rất chính xác. Ấn quyết có thể xem như là quyền lực ban cấp cho bàn tay để gắn chặt tác động nghi lễ.
Mudra thường được ghép đôi với mantra, một thể thức cầu khấn. Trong khuôn khổ một nghi lễ, người giáo sĩ vừa đọc một mantra vừa xác định một vị trí cho bàn tay, vị trí có thể thay đổi tùy theo chữ, theo câu hay âm vang của giọng đọc. 
Trong nghệ thuật Phật giáo, mudra trước tiên được dùng để tỏ rõ những cử chỉ của đức Phật.
             
Thiền ấn.
 
Thiền ấn
Khi đức Phật tập trung tư tưởng đi đến Giác ngộ, Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, những ngón tay trái đặt trên những ngón tay mặt, hai ngón cái chạm nhau, gan bàn tay ngửa lên trên, có khi bắt chéo thành góc 45 độ, là một mudra rất thông dụng ở Đông Nam Á, được gọi là Thiền ấn Dhyana-mudra (hay Samadhi-mudra).
                

Bayon. Campuchia
Chùa Bút Tháp. Việt nam











        

         

Hai ngón cái tách rời các ngón khác để chạm vào nhau làm thành một hình tam giác thần bí, biểu tưởng Tam Bảo Phật Pháp Tăng hay, theo nhiều môn phái bí truyền, ngọn lửa thần bí thiêu hủy mọi ô nhiễm.
Chùa Thái lan

Địa xúc ấn

Địa xúc ấn. Bhumisparsha-mudra.                        
Dưới gốc cây bồ đề, đức Phật quyết ngồi cho đến lúc tìm ra được phương cách hủy bỏ mọi đau đớn trên đời nầy nên khi đạt đến đích, Ngài viện đất làm chứng những công đức mà Ngài đã tích lũy từ nhiều tiền thân.
           
Địa xúc ấn Bhumisparsha-mudra, biểu tượng một lòng tin và một giải quyết không lay chuyển được, là điển hình những biểu thị đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Bất động Phật Akshobhya. Ngài ngồi xếp bằng Padmasana, tay mặt đặt trên đầu gối mặt, đầu những ngón tay duỗi ra đụng đất, có khi chỉ ngón chỉ, tay trái đặt trên đùi trái, gan bàn tay hướng lên trên.


Ayuthaya - Thái Lan
Ayuthaya - Thái Lan
                                                                                       


Chuyển pháp luân ấn
Chuyển pháp luân ấn. Dharmacakra-mudra.
Ngài đưa hai tay lên ngang ngực, gan tay trái hướng ra trước, gan tay mặt hướng lên trên, những ngón tay xòe ra gần đụng tay kia, đấy là lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.Chuyển pháp luân ấn này được gọi là mặt trời. Đức Phật xem như đức Chuyển Luân Vương Chakravartin, chúa tể một thế lực toàn năng, đang quay bánh xe mặt trời, vận dụng giáo huấn trong sáng làm tiêu tan mọi bóng tối của ngu muội. Hai tay thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.
                                
Chùa Liên Phái - Hà Nội
Tây Tạng
       
                 


 








Chùa Thái lan
Hai tay của Ngài làm thành hai vòng tròn thần bí, tiêu biểu cho hai bánh một chiếc xe. Hai ngón tay cái hợp lại với nhau là trục xe chống đỡ hai bánh xe tượng trưng hai mặt cốt yếu vật chất và tinh thần luôn luôn bền chặt liên kết và vĩnh viễn chuyển động.

Trong những sách xưa bên Ấn Độ, bánh xe và hoa sen đã được dùng để trình bày bản thân đức Phật. Hoa sen được xem như một bánh xe mà tám cánh thể hiện Bát Chính Đạo.
             
Vô úy ấn

Vô úy ấn. Abhaya-mudra.
Biểu lộ yên vui, nhân từ, bảo vệ, đừng sợ hãi, đức Phật giơ tay mặt lên ngang vai, cánh tay gập lại, gan tay hướng về trước, những ngón tay dính nhau, còn tay trái thi thả lỏng xuống theo cơ thể.
Trong các trường phái phương Nam, ở Thái Lan và nhất là ở bên Lào, Vô úy ấn thường liên kết với điệu bộ của đức Phật đứng hay, đúng hơn, đang từ Cõi trời Đâu suất Tusita xuống. Ở Đông Nam Á, thường thấy một thay đổi là cả hai tay đều giơ lên hai bên ngực hay, ít hơn, tay mặt như trên nhưng giơ lên ngang đầu.

Chùa Dâu - Hà Bắc
Tu viện Kapica Patava-Pakistan
 












                           
Chùa Dâu Hà Bắc
Kyaunktawgyi - Mandalay Miến Điện














                                       
                                               



Ấn Varada-mudra tượng trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực, mà cũng là đón tiếp, dâng hiến, biếu tặng, Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. Thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co.
                                                                                                           
Thí vô úy ấn. (pang bpra-taan a-pi hay abhaya mudra)
                   
Chùa Thái lan

Khi bàn tay Phật thể hiện động tác này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Tư thế này thường thấy ở cả tượng Phật đứng và tượng Phật ngồi. Có hai biến thể. Một trong các biến thể là cánh tay cong ở cả cổ tay và khuỷu tay. Các ngón tay chỉ lên trên và lòng bàn tay hướng ra ngoài. Trường hợp nếu là cánh tay phải thì có nghĩa là điều phục thú dữ. Nếu là cả hai tay thì có nghĩa là nghiêm cấm thân nhân.







                                                                


Thí nguyện ấn
Thí nguyện ấn.

Chùa Thái lan
Varada-mudra tượng trưng cho lòng trắc ẩn, từ thiện, thành thực, mà cũng là đón tiếp, dâng hiến,biếu tặng.
Đây là ấn quyết sự hoàn thành ước nguyện chuyên tâm giải thoát nhân loại. Thực hiện phần lớn với tay trái, cánh tay hoặc thông xuống theo dọc cơ thể, gan tay mở ra hướng về phía trước, hoặc gập lại, gan tay hơi hướng lên trên, những ngón tay duỗi ra hay hơi co. Mudra nầy giống với Vô úy ấn Abhaya-mudra nhưng hai định hướng bàn tay khác nhau.

Tay phải của Đức Phật chỉ xuống với lòng bàn tay phải hướng về phía trước và các ngón tay mở rộng. Tư thế này thường được thấy trên tượng Phật đứng khi đang cho hoặc nhận của bố thí.







               
Giáo hóa ấn
Giáo hóa ấn Vitarka-mudra giống vừa Abhaya-mudra vừa Varada-mudra, nhưng thực hiện với hai tay như trong ấn quyết đôi Abhaya-Varada-mudra, hai ngón cái đụng đầu hai ngón chỉ. Thường ấn quyết nầy tượng trưng cho một trong những kỳ thuyết giáo của đức Phật, kỳ bàn cải, biện luận. Ấn quyết cũng còn đuợc gọi biện minh ấn vì đây là lúc đức Phật giải thích giáo pháp, kiếm cách thuyết phục người chưa tin đạo
                    
Chùa Dâu - Hà Bắc
Quan Yin - Trung Quốc
Ngón tay cái và ngón tay trỏ, thường là ở bàn tay phải chạm vào nhau, các ngón còn lại hướng lên trên. Cánh tay cong nơi khuỷu tay và cổ tay. Điều này được xem như lời kêu gọi hòa bình. Đức Phật đang nhằm kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy lôgic và lý luận.

Chùa Thái lan

 



Hiệp chưởng ấn- Anjali-mudra. Ấn quyết thông thường khi các đức Phật được sắp cao nhất trong thứ bậc Phật giáo thực hiện, trong Đại thừa cũng như trong Tiểu thừa : hai tay chắp lại với nhau trước ngực như một người đang tụng niệm, đó là Hiệp chưởng ấn Anjali-mudra thường dành cho những người đọc kinh cầu nguyện.
Khi kính cẩn chào hỏi, mudra nầy gợi lên một ý tưởng dâng hiến và nếu hai tay dang lên đến mặt thì là một cử chỉ tôn kính, sùng bái.                                                                                             
                                                                                               
Kiyomigundera - Kyoto Nhật Bản

Chùa Bảo Quang

Một số ấn quyết trong nghi lễ Phật giáo.

Quan Âm ấn.
Chữ Rảm
tay trái dùng ấn “Kiết-tường” vẽ chữ RẢM, sắc trắng vào trong lòng bàn tay mặt 3 lần. Kế đến tay mặt cũng kết ấn “Kiết-tường” vẽ vào lòng bàn tay trái y như vậy. Chữ RẢM là tiếng Phạn hàm ẩn ý nghĩa sự thanh tịnh, còn màu trắng là tượng-trưng cho sự trong sạch.
Ấn-quyết: (Cách bắt ấn)
Ngón tay cái nắm co đầu ngón vô-danh (áp-út). Ba ngón còn lại: trỏ, giữa và út duỗi thẳng ra là thành ấn.








Chuẩn đề độc bộ ấn.
Chuẩn đề
Hộ thần ấn.
 

 KIM-CANG QUYỀN ẤN

Vô lượng liên hoa.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Cây trúc trong tứ quân tử

Trúc - tranh của Từ Vị đời Minh
Tứ quân tử
Cơn mưa vừa mới tạnh
Cành trúc ngã bên đường
Quân tử nghiêng mình xuống
Đi qua ta cúi đầu

                  Đông Hồ




 


Mai, lan, trúc, cúc là đề tài quen thuộc trong hội họa Trung Quốc. Bốn chủng loại này đều có tính cách cao nhã. Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Thế nên các văn nhân Trung Quốc ái mộ mà đặt tên cho bốn loại này là Tứ quân tử.
  
Mai, lan, trúc, cúc bước vào hội họa vì chúng hàm hữu ý vị tượng trưng văn học, tiêu biểu đức hạnh của người quân tử. Đời Tống có Văn Đồng, Tô Thức nổi tiếng về mặc trúc, Thôi Bạch với mặc mai, Trịnh Tư Hữu, Triệu Mạnh Kiên với mặc lan, cho đến Triệu Xương, Hoàng Cư Bảo với mặc cúc. 

Trúc thạch
竹石


咬定青山不放鬆,
立根原在破巖中。
千磨萬擊還堅勁,
任爾東西南北風。
Trúc thạch
Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
Lập căn nguyên tại phá nham trung.
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính,
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong. 

Đá trúc 
Bám chặt núi xanh chẳng buông rời,
Gốc mọc bền vững nơi vách xa.
Ngàn đập muôn va vẫn cứng chắc,
Bốn bề gió cuộn mặc thổi qua.
Đĩa trà Trúc Thạch
Trúc mai
tranh Thạch Đào đời Thanh
"Trúc là quân tử,     
          mai là giai nhân"

Hoa tre, gọi là “trúc ba” hoặc “trúc cái”
Thời lính của tôi cũng gần một năm (1974) gắn bó với rừng tre Tuyên Quang. Năm đó, khi tôi đến, nhìn xa, tre phủ núi Nà mượt xanh như một tấm lông thú. Rồi sau đó, Tre nở hoa, rừng chuyển màu vàng lúa chín, tre chết đứng. Người Cao lan (Sơn dương) gọi là rừng "quy", khoảng 100 năm một lần. Cả rừng, tre già, tre cụ, tre trẻ "quy" tất, thế là kỳ lạ phải không ? Kỷ niệm vậy đó.
Hoa tre trên cao nguyên
Những nụ hoa tre
Cả đời tre, hoa tre chỉ nở một lần
Hoa tre nở từ mắt tre

Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.

Măng trúc mùa xuân
Trúc lâm thất hiền
Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh
Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm
Trúc lâm thất hiền, bảy nhà thơ, nhà văn Trung Quốc sống thời kì cuối Ngụy đầu Tấn, thế kỉ thứ 3, ở ẩn trong rừng trúc, đánh đàn, uống rượu, ngâm thơ, bàn triết học Lão Trang, nói chuyện huyền viễn để tỏ lòng chống đối chế độ đen tối đương thời.

                                                                                                     

Cảnh đấu kiếm trong rừng trúc
Phim Ngọa hổ tàng long


*****
Trúc tước họa
Xưa ông trạng Mạc Đỉnh Chi đi sứ bên Tầu ...
... Từ xưa, tôi chỉ nghe nói có "Mai tước họa" (bức vẽ cành mai chim sẻ) chứ chưa hề nghe nói đến" trúc tước họa" (bức vẽ cành trúc chim sẻ). Nay tể tướng lại để bức trướng "Trúc tước họa", "Trúc" là quân tử, "Tước" là tiểu nhân; làm như vậy là để tiểu nhân lên trên quân tử, tôi e rằng cái đạo tiểu nhân sẽ ngày càng rông rỡ, mà cái đạo quân tử sẽ ngày một tiêu tan.


Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tất cả các khuôn dấu của cơ quan chính quyền, kể cả khuôn dấu của tổng thống đều có bình bụi trúc ở hình tròn nhỏ phía trong.
Bụi trúc, nói theo cách Tầu là "Tiết trực tâm hư", có nghĩa là tiết tháo (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. "Tiết trực tâm hư" tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Ông Ngô Đình Diệm cai trị nhân dân theo cung cách của một người quân tử nên ông lấy cây tre, bụi trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhủ cho công chức, cán bộ.


 *****                         
                                                      
                                                                                                                         
BIỂU TƯỢNG TRÚC VÀ THI NHÂN
ThS - GV. Võ Minh Hải
(Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn)
    
Từ xưa đến nay, màu xanh thẫm của những rừng trúc đã khiến cho không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ hết lời ca tụng. Thơ phú từ khúc viết về trúc có thể nói là vô số, không thể lượng tả được. Cổ nhân quan niệm: “Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc. Vô nhục sử nhân sấu, vô trúc sử nhân tục寧 可食無肉不可居無竹. 無肉使人瘦無竹使人俗” (Có thể ăn mà không cần có thịt nhưng không thể sống mà không có trúc, không có thịt thì chỉ khiến cho người ốm đi, không có trúc khiến cho người trở nên bình thường). Câu nói trên đã khẳng định nhã thú thanh cao thoát tục của văn nhân sĩ đại phu thời trước.
Trịnh Bản Kiều 鄭板橋 đời Thanh 清代 là người cả đời chỉ vẽ trúc và làm thơ về trúc (vịnh trúc hoạ trúc 詠竹畫竹) và đã để lại khá nhiều hảo thủ giai cú (好首佳句) viết về trúc, trong bài thơ Trúc thạch 竹石, ông viết:

                  Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
                  Lập căn nguyên tại phá nham trung.
                  Cán ma vạn kích hoàn kiên kính,
                  Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong



Đĩa trúc lâm thất hiền
咬定青山不放鬆,

立根原在破岩中.

幹磨萬擊還堅勁,

任爾東西南北風”


Tạm dịch            
Bám chặt núi xanh chẳng buông rời,
Gốc mọc bền vững nơi vách xa.
Ngàn đập muôn va vẫn cứng chắc,
Bốn bề gió cuộn mặc thổi qua.


Ý tứ của bài thơ không ngớt lời ngợi ca khí chất hùng dũng của cây trúc trước phong ba của cuộc đời. Các hoạ gia đời trước không chỉ vẽ trúc mà còn kết hợp với những yếu tố khác hình thành một trường phái hoạ trúc (Trúc tử hoạ thể 竹子畫體). Tô thức 蘇軾 (tức Đông pha cư sĩ 東坡居士, một danh sĩ đời Tống 宋代) cũng yêu trúc và thích vẽ trúc. Ông nói: “Hàn mai nhi tú, trúc sấu nhi thọ, thạch xú nhi nghĩa 寒梅而秀, 竹瘦而壽, 石醜而義” (Mai lạnh nhưng đẹp, trúc thon nhưng sống lâu, đá xấu nhưng lại có nghĩa), do đó người đời mới gọi chúng là “Tam ích 三益” (ba cái có ích) và từ đó cũng hình thành một hoạ phái lấy đá và trúc làm chủ đề chính. Nguyên Nhược Can 元若干, hoạ gia đời Tống cũng rất thích vẽ Tùng松, Trúc 竹, Mai 梅, thường xưng là Tuế hàn tam hữu 歲寒三友 (Ba người bạn mùa đông). Vì lẽ ấy, văn nhân đời sau thường lấy trúc để biểu đạt tình cảm, ý chí của cá nhân mình, bởi họ xem trúc là loài cây tượng trưng cho sự Thanh cao 清高, Khí tiết 氣節, Kiên trinh 堅貞 của kẻ trượng phu.

Trúc là loại cây đã gần gũi với cuộc sống con người từ ngàn xưa, phần lớn các đồ gia cụ ngày trước đều được làm từ trúc. Trong hội hoạ, người ta cũng thường lấy phong thái cao khiết của trúc làm đề tài. Trong kiến trúc phong thuỷ Trung Hoa, các nhà phong thuỷ học cũng thường xây dựng các mô hình rừng trúc trong vườn nhà để tạo không gian tĩnh mịch, yên lặng, thư thái, còn thơ ca từ trước đến nay thì hết lời ca tụng, tán mỹ. Tô Đông Pha làm thơ về trúc khá nhiều, thưởng thức tác phẩn Thư Yên Lăng Vương Chủ Bạ Sở Hoạ Tích Chi 書鄢陵王主簿所畫析枝 của ông, chúng ta sẽ cảm thấy được tấm lòng của bậc cao sĩ đối với trúc: “Phàm luận về hoạ thì lấy đường nét làm chủ, nói về thi phú thì bàn đến âm điệu du dương, Thơ và hoạ vốn là một luật chung, tạo hoá và văn nhân ấy đều là người sáng tạo... Trúc thon như U nhân (người ở ẩn), u hoa (hoa buồn) như Xử nữ (con gái còn trình nguyên), con chim sẻ trên cành trúc ngang tàng nhìn bóng sương rơi như hoa tuyết, đôi cánh như muốn bay nhưng lá trúc như muốn ào ào phóng vượt. Đáng thương cho con mật rong ruổi, gánh bầu mật thơm oằn cả hai vai. Ôi, người thì sâu sắc, trời thì xảo diệu thay! Ta muốn làm câu thơ nên gởi thanh âm và tìm diệu ngữ…”
            

... đâu đâu cũng có luỹ tre xanh rì rào ẩn hiện.
Trong câu “Sấu trúc như u nhân, u hoa như xử nữ 瘦竹如幽人, 幽花如處女”, Tô Đông Pha dùng hình ảnh của trúc để nhấn mạnh đến phẩm cách và lý tưởng của người quân tử. Tao nhân mặc khách vui thích khi vẽ trúc, ngâm thơ về trúc là quá trình cao khiết hoá phẩm cách cá nhân mình, lấy trúc để nói về ý chí con người, tìm bạn tri âm.


Trong ngôn ngữ giao tế, người ta nhận thấy có khá nhiều mỹ từ nói về trúc. Hình ảnh của trúc được dùng để biểu đạt khí phách cao khiết, văn nhân yêu trúc, dùng ống trúc để cắm hoa và xem nó như một biểu tượng của cái đẹp. Những giai cú, mỹ từ chúc tụng nhau, văn nhân, dật sĩ thường dùng trúc như một biểu tượng, ví dụ như.
   Phú quý bình an 富貴平安. Biểu tượng là Mẫu đơn牡丹 và Trúc 竹.
   Phúc thọ bình an 福壽平安. Tùng松, Trúc竹, Mai梅
   Bình an đại cát 平安大吉. Trúc 竹, Đại Dữu 大柚 (cây quýt lớn)
   Quân tử chi giao 君子之交. Trúc 竹, Mai 梅
   Tử tôn phồn vinh 子孫繁榮. Trúc 竹, Đồng 筒 (ống trúc)
       
Bên cạnh đó, trúc cũng được xem là biểu tượng của sự cương nghị, xem thường phú quý, tượng trưng cho đức trọng, khí phách hiên ngang của người quân tử. Lời đề từ, lạc khoản cho những bức hoạ thuỷ mặc, các hoạ gia thường sử dụng các thành ngữ, giai từ như.
   Tuế hàn nhị hữu 歲寒二友. Tùng 松, Trúc 竹
   Tuế hàn nhị nhã 歲寒二雅. Mai 梅, Trúc 竹
   Tuế hàn tam hữu 歲寒三友. Tùng 松, Trúc竹, Mai梅
   Tam ích hữu 三益友. Tùng 松, Trúc竹, Thạch 石
   Tứ quân tử 四君子. Lan 蘭, Trúc竹, Cúc菊, Mai 梅
   Tứ hữu 四友. Tùng 松, Trúc竹, Mai梅, Cúc菊
   Ngũ Thanh 五清. Tùng 松, Trúc竹, Cúc菊, Thạch 石, Ba Tiêu 芭蕉   
   

Hình ảnh Trúc từ một loài cây quen thuộc với cuộc sống đã trở thành một biểu tượng cho khí cốt con người và cũng là đề tài quen thuộc của thơ ca từ xưa đến nay. Với văn nhân mặc khách, hình ảnh của Trúc không chỉ là nơi để ký thác tâm sự mà còn là biểu tượng của đạo đức, là sự biểu trưng cho tư tưởng nhàn dật, góp phần làm phong phú thêm văn hoá ẩn sĩ - một nét đặc trưng của văn hoá phương Đông, một trường phái văn học tiêu biểu của văn học cổ điển Trung Quốc. Trong quá trình hình thành và phát triển của trường phái này, hàm nghĩa văn hoá của Trúc đã hun đúc và dần trở thành một biểu tượng văn hoá đặc biệt, là thi liệu tiêu biểu của văn chương cổ trung đại Trung Hoa, Việt Nam.