Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Osman Hamdi Bey

Two Musician Girls - Osman Hamdi Bey


Two Musician Girls
Người Turkish thì da trắng mắt xanh/ nâu nhưng thường hơi ngăm một chút, tóc đen; nhưng Ottoman thì trải dài hết Balkan, Hi Lạp, Bul, Ro các thứ, chưa kể các người đẹp đến từ Nga, Ukraine. Cô trên tranh có lẽ là dân Slavic, cảnh này ở Istanbul, thủ đô, ngày ấy dân đa dạng lắm.
Là họa sĩ Orientalist duy nhất của đế chế Ottoman nhưng nhận thức của Osman Hamdi Bey về phương Đông khác biệt cơ bản so với các đồng môn Tây phương. Các họa sĩ Orientalist lắm khi theo đuổi một Đông phương huyền bí với vẻ quyến rũ tính dục theo các fantasy đương thời; ngược lại, là một nhà văn hóa Ottoman, Bey có cơ hội để quan sát từ bên trong, các nhân vật nữ của ông vừa ý thức về thời đại Tây phương hóa của đế chế vừa thấu tỏ bản sắc và tài năng của bản thân, để có thể cởi mở học hỏi và phát triển mình.

Ngoài việc là một họa sĩ tiên phong xuất chúng, ông còn là một nhà khảo cổ lớn, sáng lập và làm giám đốc Bảo tàng Khảo cổ Istanbul lẫn Viện Mỹ thuật Istanbul, và giữ các chức vụ trong chính quyền. Tổ tiên ông vốn là người Hy Lạp Chính thống giáo ở đảo Chios, năm 1821 người Hy Lạp bắt đầu chiến tranh giành độc lập, dẫn đến cuộc tàn sát trên hòn đảo này năm 1822, cha của Bey - Ibrahim Edhem Pasha - thành trẻ mồ côi năm 3 tuổi, bị lính Thổ bắt bán làm nô lệ rồi thành con nuôi của thủ tướng (Grand vizier) Ottoman, chính Ibrahim cũng trở thành thủ tướng Ottoman 1877-1878, trong cuộc chiến Nga-Ottoman cuối cùng. Bey học luật ở Istanbul từ năm 14 tuổi, đến năm 18 (1860) thì sang Paris, chuyển hướng sang hội họa, ở lại 9 năm, thành học trò của họa sĩ academicism/orientalism nổi tiếng bậc nhất đương thời Jean-Léon Gérôme
 
Trong nhiều tác phẩm của Bey, phụ nữ Ottoman được vẽ trong khi đang chơi nhạc cụ, đọc sách, hay chưng cắm những lọ hoa, và luôn xuất hiện trong đầy đủ trang phục. Bức tranh này có sự kết hợp hài hòa giữa các mảng kiến trúc của Đền thờ Xanh Bursa và các nhạc cụ như đàn lute tambur và trống lắc tay tambourine, cùng với nội thất trang trí Ottoman như thảm, đồ gỗ, đồ đá chạm và hoa văn gạch, tôn thêm lên cách tiếp cận độc đáo với danh tính nữ của ông. 

Cô gái đọc kinh Qur'an


bức “Yeşil Cami Önü” (Trước ngôi đến Xanh) của họa sĩ Osman Hamdi Bey, bán được với giá 13.5 triệu Liras (tương đương 4.5 triệu USD), trở thành tác phẩm đắt nhất từ trước tới nay được bán tại Turkey.

Bức tranh 134 tuổi này diễn tả 16 nhân vật người Ottoman gồm những người đàn ông, những người đàn bà che mạng, đám bán hàng, và cả ăn mày trước cửa ngôi đền Xanh nổi tiếng của Turkey, phía Tây Nam thành Bursa, thủ đô đầu tiên của đế quốc này.




Kaplumbağa Terbiyecisi” (Người huấn luyện rùa)

 

A Lady of Constantinople (1881)


Phụ nữ trước nhà thờ Hồi giáo (1882)


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Văn Cao: Một thiên tài bị lưu đầy

 

Ảnh: nhạc sĩ Văn Cao thời trẻ

Nhân 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao.
Văn Cao: Một thiên tài bị lưu đầy
Trần Mạnh Hảo .
Âm nhạc sang trọng bậc nhất nước Việt của ông còn sống mãi. Những bài hát rất hay, rất quý phái cao sang đầy chất thánh ca của ông vẫn hằng tụng ca con người, tụng ca Cái Đẹp, như một cứu cánh góp phần cứu chuộc dân tộc ta, đất nước ta đang có cơ bị diệt vong bởi chính sự băng hoại của những tà thuyết phi nhân. Xin được gọi ông bằng tên gọi thường nhật trìu mến nhất mà thế hệ đi sau ông vẫn hằng được gọi thầm tên ông: ANH VĂN; như ngày xưa thi thoảng được hầu rượu ông nơi quán rượu gần rạp xiếc. Vâng, anh Văn suốt một đời sống chết cũng chỉ vì hai chữ Nhân Văn thiêng liêng, cao cả này mà thôi...
*
“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư...” - Trịnh Công Sơn.
Năm 2013 này là năm kỷ niệm 90 năm ngày sinh của thiên tài văn nghệ Văn Cao - người đã tự lưu đầy mình vào vĩnh cửu bằng ba tài năng lớn: hội họa, thi ca và âm nhạc. Văn Cao nhà cải cách tiền phong cả ba nghệ thuật: hội họa, âm nhạc và thi ca. Bài này chỉ nói về kiếp nhạc của Văn Cao.
Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ: “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Thìn năm 1976.
Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều...
Hầu như tất cả các trạng thái tình cảm trái ngược nhau của con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình…
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm trí mình rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đã hoặc đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.
Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay:
“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”