Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc

Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc
 Dương Danh Dy 

1. Người Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm, (đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”.
Đền vàng chùa Lao Quân, núi Lao Quân, Hà Nam
Có thể là do đất hẹp người đông (sắp đạt 100 triệu dân), nên cạnh tranh dữ dội, rất nhiều người dường như xảo quyệt là thiên tính. Độ tín nhiệm của các công ty Hà Nam rất xấu, hễ lừa được là lừa, hễ hãm hại được là hãm hại, buôn bán làm ăn với họ là rất mạo hiểm. Trịnh Châu, Tân Hương, An Dương tập trung rất nhiều công ty lừa gạt, dùng các phương thức như uỷ thác gia công, liên minh, để lừa gạt, chính quyền địa phương về căn bản không quản lý. Người Hà Nam phổ biến có địa vị không cao tại các thành phố lớn nhưng tiếng tăm lại rất nổi; “thu nhặt đồ phế phẩm rất nhiều” (và thường thuận tay giắt bò). Số gái điếm cũng không ít, thường lang thang tại thành phố. Tỷ lệ người Hà Nam phạm tội ở Bắc Kinh chỉ dưới người Đông Bắc, nên ở đâu cũng bị chèn ép, thậm chí nhiều người Hà Nam phải nói dối là người Hà Bắc, người Sơn Đông.
Thực ra người Hà Nam rất chăm chỉ, chịu khổ được, tập quán sinh họat vốn thật thà chất phác, nhất là người nông thôn. Tuy vậy có nhược điểm là bảo thủ, thành kiến, không nghĩ đến tiến thủ. Là tỉnh có sức lao động lớn nhất Trung Quốc.
Người Hà Nam ở nhà rất coi trọng lễ nghĩa, các chuyện ma chay cưới xin, sinh đẻ, lễ tết … đều rất coi trọng lễ nghĩa. Tuy nhiên người Hà Nam nổi tiếng vì không thích tắm rửa.
Nói chung tiếng xấu với người Hà Nam đã thâm căn cố đế. Nhiều người thường trách mắng người Hà Nam, nhưng lại quên mất rằng tổ tiên người Khách Gia thậm chí người Thượng Hải đều là người Hà Nam.

2. Người Hồ Bắc
Là láng giềng của tỉnh Hà Nam, trình độ xảo quyệt không thua người Hà Nam, hàng giả tại một đường phố tại Hồ Bắc đã từng nổi tiếng tại Trung Quốc. Tuy vậy thanh danh người Hồ Bắc không xấu như vậy, đây được coi là tỉnh có nhiều hồ nước, nước nhiều tự nhiên tính tình linh hoạt, và có nhiều mỹ nữ. Người Hồ Bắc rất thông minh, số người đạt kết quả cao trong các kỳ thi vào đại học rất cao. Người Hồ Bắc học giỏi, trường trung học phổ thông Hoàng Cương nổi tiếng cả nước, thậm chí nhiều trường học trọng điểm của Bắc Kinh, Thượng Hải cũng không bằng. Thiên Môn nổi tiếng là quê hương của Hoa Kiều trong nội địa. Hồ Bắc có những nơi rất giàu, có thể so sánh với vùng ven biển. tuy vậy ở mấy nơi tiếp giáp với Đại Biệt Sơn tỉnh An Huy, Hà Nam lại là vùng nghèo nhất nước.


Trường Giang chảy qua Tây Lương Hiệp tại Tỉ Quy
Huyện Hồng An của Hồ Bắc được gọi là “huyện của các vị tướng” (có tới 223 vị tướng) đó là vì thời thế tạo anh hùng, những năm tháng đó nơi nào càng nghèo, tinh thần tham gia cách mạng càng cao.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Con người khám phá & con người thích ứng trong "Nỗi buồn chiến tranh"



Con người khám phá & con người thích ứng trong "Nỗi buồn chiến tranh"

Vương Trí Nhàn

Chiến tranh nhìn qua số phận cá nhân

Có một quy phạm thường xuyên chi phối dòng tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh vốn đang còn khá lèo tèo. Bất chấp việc chúng được viết ngay trong thời bom đạn hay trong thời bình mấy chục năm về sau, đó thường là những cuốn sách dựng lại cả một bức tranh mở ra theo bề rộng, chiến tranh được ví với một trận cuồng phong, hoặc một cỗ máy khổng lồ có sự vận động cùng lúc của nhiều số phận. Con người trong các tác phẩm đó được miêu tả trong hình thế một nhóm, một tập thể (từ nhỏ đến lớn) có tổ chức, có định hướng rõ ràng, và mỗi cá nhân khi vô tình khi cố ý không hề có ý muốn trở thành độc lập bên cạnh đám đông. Mặc dù vẫn còn những nét riêng tư, nhưng họ không bao giờ tồn tại như những con người tự thân, mà chỉ được xem như người phát ngôn cho một vấn đề của xã hội. Chỗ giống nhau giữa Xung kích của Nguyễn Đình Thi và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu chẳng hạn là cả hai đều bám vào một sự kiện cụ thể (mỗi cuốn sử dụng một chiến dịch “làm nền”) rồi trong đó, một dàn nhân vật đi về lui tới suy nghĩ. Cái mà người ta còn lưu lại trong đầu sau khi đọc là một không khí chiến tranh nói chung, còn vấn đề “con người trong chiến tranh” chỉ là một nhánh phụ. Để hình dung ra con người, bạn đọc phải đi theo lối đường vòng, và chắp nối người này một chút người kia một chút.



Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ngả sang một cách viết khác. Thực tế là trong cuốn tiểu thuyết này, người ta có dịp bắt gặp toàn bộ chiến tranh - một cuộc chiến tranh với đủ những địa điểm và những khoảnh khắc tiêu biểu từ ngày đầu đến ngày cuối (không khí Hà Nội khi thành phố bắt đầu tiễn con em ra chiến trường; những chặng đường từ hậu phương tới mặt trận; những ngày sau tết Mậu Thân; giải phóng Sài Gòn…). Song tất cả đều thông qua ý thức của nhân vật Kiên chứ không phải miêu tả trực tiếp. Tức là ở đây, chiến tranh chỉ được thể hiện qua một con người, tác phẩm từ đầu đến cuối men theo những ý nghĩ của nhân vật, dày đặc vui buồn, hối hận, trăn trở, bất lực của anh ta. Trùm lên tất cả chỉ có một đường dây là từng trải của Kiên, mạch suy nghĩ của Kiên, và bao quát hơn là số phận của Kiên. Thật khó đẩy tác phẩm vào trong vòng tay của những khái niệm như “bức tranh toàn cảnh”, hoặc “một thiên sử thi hoành tráng” mà chúng ta quen nghĩ.


Trong khi mọi sự kiện trước sau bị đảo lộn về thời gian thì chúng lại tỏ ra rất mạch lạc, nếu xét theo sự phát triển của ý nghĩ và tình cảm của nhân vật chính. Mỗi sự kiện cụ thể ngoài ý nghĩa tự thân có thêm một tầng khái quát: này là những lúc vui; này là những lúc chết lặng đi vì buồn; những lần hoang mang tuyệt vọng (không lần nào giống lần nào); một phen kinh ngạc vì cách xử sự của người này người kia. Trong suốt cuốn sách, Kiên như chỉ có một mình. Các nhân vật khác chỉ sống trong ý nghĩ cả Kiên, trong đó có một số nhân vật chỉ ngẫu nhiên được nêu ra rồi mất hút. Bù lại, tự thân Kiên đã khá đa dạng. Gần như không có việc nào của lính mà Kiên không trải qua. Trong anh, chất lính được chưng cất và cô kết lại. Lính nghĩa là không có quyền lựa chọn số phận của mình. Lính nghĩa là gặp đâu hay đấy ngẫu nhiên thất thường trôi nổi theo sự đưa đẩy của hoàn cảnh và không bao giờ dám đặt câu hỏi tại sao mình lại như thế này mà không như thế khác. Lính nhiều khi đồng nghĩa với thụ động, vô vọng, bất lực.


Cảm giác của chúng ta về chất lính trong Kiên còn được củng cố, bởi với anh, cái chết luôn luôn trở lại như một ám ảnh. Suy nghĩ về cái chết thường trực khi ăn cũng như khi ngủ, khi Kiên đơn độc một mình, cũng như khi anh vui vầy giữa bạn bè. Với người lính này, cái chết là một bộ phận của chính cuộc sống.


Một trong những lý do khiến cho nhiều người kiên trì lối viết “tập thể nhân vật” nói ở đoạn trên: người ta cho rằng làm thế mới có khả năng xây dựng được những điển hình khác nhau và cái nào cũng cụ thể sinh động, từ đó gộp cả lại khái quát nên thứ “chân dung nhóm” bao quát các kiểu dạng con người đương thời. Xét về khía cạnh nghề nghiệp, tuy không tuyên bố, nhưng dường như Bảo Ninh muốn nói thật ra một nhà văn không thể biết nhiều như anh ta vẫn tưởng; may ra anh ta chỉ biết chính mình. Và từng con người mới quan trọng, từng con người chính là “vấn đề của mọi vấn đề”, kể cả khi người ta sống và nghĩ về chiến tranh.


Cuộc sống dưới dạng hồi ức

Ra khỏi chiến tranh, trong Kiên hàm chứa một mâu thuẫn thường trực. Một mặt anh chai lì đi. Mặt khác, trong anh, dòng ký ức về chiến tranh lại cuồn cuộn chảy và những chuyện nhỡn tiền chỉ là đầu mối để anh nhớ lại chuyện cũ, thúc đẩy con người nhân vật gắng vươn lên để nhận thức về quá khứ. Thành ra cái vẻ uể oải “chẳng biết dùng đời mình vào chuyện gì” (tr 77 – số trang ghi theo bản của Nhà Xuất bản Hội nhà văn, 1991) chỉ là bề ngoài. Trong cái dạng sống riêng của mình, Kiên cực kỳ nhạy cảm và ngầm chứa một khao khát vươn tới không gì cản nổi.


Sự chai lì thật ra vốn được hình thành dần trong quãng đời cầm súng của nhân vật. Những năm ấy, Kiên đã cảm thấy, “không phải là mình đang sống mà như đang bị mắc kẹt trong cõi đời này” (87). Những gì tốt đẹp trong ý nghĩ và tình cảm sớm bị mất đi. Người ta tự nguyện gác hết suy nghĩ để hành động.Sang thời hậu chiến rồi cái nếp sống bức bối chật hẹp như thế còn được tô đậm thêm bằng hàng loạt bất lực khác. Kiên không biết lao vào kiếm sống và hưởng thụ như mọi người. Cả đến những chuyện riêng tư cũng không biết lo, có bao nhiêu việc đáng làm thì Kiên lại đã không làm, đến khi cái câu hỏi khó chịu “đi đâu bây giờ, làm gì bây giờ?” ngày ngày vang lên như một ám ảnh, thì quả thật là một cách xác nhận về tình trạng bế tắc thực sự.


Thời bình cũng như thời chiến, Kiên đều đơn độc. Chung quanh anh là những người vừa ra khỏi chiến tranh đã lập tức quên lãng, lao đầu vào cuộc kiếm sống. Trong con mắt họ, Kiên như một kẻ mộng du.


Nhưng chỉ cần đứng lùi ra xa một chút, nhìn chặng đường chiến tranh như một phân đoạn lịch sử, chúng ta sẽ thấy ngay rằng kẻ tỉnh táo không phải là cái đám đông hỗn độn kia, mà chính là Kiên. Đám đông lao vào kiếm ăn thực ra đang mê muội. Ngược lại người chiến binh sống vất va vất vưởng và tưởng đời mình như bỏ đi, mới là kẻ sáng suốt.


Nhà văn Pháp J. Cocteau từng viết về mối quan hệ giữa một thi sĩ với hoàn cảnh: “Ở đây chỉ một mình thi sĩ là người sống giữa những người chết, và chính trong giờ phút ấy thi sĩ đã làm mồi cho chính sự chết - nó đang sống hơn là thi sĩ sống.” Tình cảnh của Kiên cũng có những nét tương tự.


Hồi ức làm nên lý do để sống của những người lính đã sống hết mình với chiến tranh. Trong lịch sử văn học nhiều nước, hàng loạt cuốn tiểu thuyết viết về những người lính ấy được viết bởi sự thôi thúc phải nói to lên cái lời đề nghị đơn giản: không được quên lãng. Một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga V. Rasputin mang tên Hãy sống và hãy nhớ (bản dịch tiếng Việt đổi đi một chút, gọi là Sống mà nhớ lấy). 
Còn ở Việt Nam, cuốn truyện vừa của Nguyễn Minh Châu mang tên Cỏ lau cũng có một ý tương tự. Câu chuyện xoay quanh công việc đám lính hậu chiến đi tìm hài cốt những người chết. Sau khi bảo rằng vùng này đất tốt quá chừng, vô khối là đất mà chỗ nào cũng chỉ có giống cỏ lau mọc, tác giả viết, “Với bao nỗi toan tính hối hả trong thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đôi khi cũng là một cánh rừng cỏ lau giàu sức sống, rất chóng lãng quên những người lính đã ngã xuống”. Bởi lãng quên đe dọa đến chính cuộc sống, người ta phải tiến hành cuộc chiến đấu dai dẳng để chống lại nó. Viết văn với Nguyễn Minh Châu hay Bảo Ninh nói ở đây chính là để chống lại sự lãng quên đó.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

0. Chiến tranh thành Troia

Xem phim Người hùng thành Troy (tựa gốc tiếng Anh: Troy) thật cuốn hút và yêu mến. Bộ phim kết thúc với một câu nói từ Odysseus, "Nếu người sau kể câu chuyện về tôi, xin hãy nói tôi đi với những người vĩ đại. Hãy để họ nói rằng tôi đã sống cùng thời với Hector và Achilles, như một người thuần ngựa chiến. "
Nhân đây tìm hiểu một đôi điều.
------
Chiến tranh thành Troia (còn được nhắc đến bằng các tên gọi như cuộc chiến thành Tơ-roachiến tranh Tơroa trong một số tài liệu) là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey. Cuộc chiến xảy ra khoảng 1184 TCN tại thành Troia.

Nguyên nhân
Chuyện bắt đầu bằng tiệc cưới của vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trừ ra Eris (Nữ thần Bất hòa, Xung đột, Lừa dối, Già nua, Buồn phiền), một nữ thần có tính nóng nảy, thường gây ra những tranh cãi giữa các thần. Tức giận, Eris bèn thả một quả táo vàng giữa bàn tiệc, có khắc chữ: "Cho người đẹp nhất!" Ba nữ thần Athena, Aphrodite và Hera tranh nhau quả táo. Zeus không thể phân xử được quả táo dành cho ai nên Thần đã trao lại trọng trách này cho Paris, chàng trai đẹp nhất châu Á và là hoàng tử thứ hai của thành Troia. Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân nhưng cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite, vì Aphrodite hứa sẽ ban cho chàng người phụ nữ đẹp nhất thế gian. 
Một thời gian sau đó, Paris tới viếng thành Sparta, được vua Sparta là Menelaus trọng đãi, và đã gặp Helen, vợ của Menelaus, một người quả có sắc đẹp tuyệt vời. Được nữ thần Aphrodite giúp đỡ, Paris đã chiếm được trái tim của Helen, và khi Paris rời Sparta, Helen đã bỏ Menelaus trốn theo Paris. Menelaus vô cùng tức giận, bèn tìm cách trả thù Paris, gây ra cuộc chiến thành Troia.
Toàn cảnh cuộc bắt cóc Helen với các kỳ quan của thế giới cổ đại. Tranh vẽ của Maerten van Heemskerck năm 1535


Eris



Peleus và Thetis


Athena và Maryas, Copenhagen


Aphrodite, tác phẩm La Naissance de Vénus, William-Adolphe Bouguereau, bảo tàng Orsay 

1. Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

1. Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại.

 Gả chồng cho người mình yêu
Hai anh em thần Zeus và thần biển Poseidon tuy đã phân chia lãnh địa rõ ràng nhưng vẫn có một mối quan tâm chung: họ cùng tranh giành quyết liệt thần biển xinh đẹp Thetis. Không biết cuộc tranh giành (thần) gái này giữa hai vị thần hùng mạnh bậc nhất sẽ đi về đâu nếu không có lời tiên tri của Prometheus: bất cứ ai lấy thần biển Thetis cũng sẽ sinh ra một người con trai mạnh mẽ hơn cha mình; một ngày nào đó, người con trai ấy sẽ đánh đổ cha mình để giành quyền lực!
Tuy si mê thần Thetis thật nhưng cả Zeus lẫn Poseidon còn ham mê quyền lực hơn! Cả hai quyết định sẽ không tranh giành nhau nữa, và để loại trừ mọi hậu họa, họ thu xếp cho Thetis lấy một người trần. Như thế người con trai sinh ra sẽ không phải là giống bất tử và sẽ không có cơ hội để làm đảo chính chống lại các vị thần.





Thetis, tượng hoa cương La Mã, thế kỷ thứ II.
Tiêu chuẩn đẹp lúc này là người mỡ màng, khỏe mạnh, nhưng ngực lại nhỏ nhắn
Người được hai thần lựa chọn làm ý trung nhân cho nữ thần Thetis là Peleus, vua thành Ioncus; lại còn bày đặt ra điều kiện rằng muốn lấy được Thetis, Peleus phải thắng được… chính Thetis trong một cuộc rượt đuổi mà nữ thần luôn thay hình đổi dạng, từ nước sang lửa, hay các loài muông thú như hổ, voi, sư tử, rắn… Được con của Poseidon là thần biển Proteus “gà bài” cho, Peleus cứ thế ôm chặt lấy phía sau Thetis không rời, cho dù nữ thần có biến hình thế nào đi chăng nữa. Cuối cùng, Thetis chịu thua (trong niềm vui sướng?), đồng ý làm vợ Peleus.


3. Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

3. Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu 
GiGi tổng hợp
(Trước khi bước vào loạt bài về cuộc chiến thành Troy, mời các bạn đọc các chi tiết râu ria xung quanh cái thành này…)
 

“The Pleiades” của Elihu Vedder, vẽ năm 1885, sơn dầu trên vải. Electra – người mà Zeus lấy – có lẽ là nàng mặc đồ xám, đứng đầu, và đẹp nhất. Trên bầu trời, chúng ta cũng có chòm Pleiades (Thất tinh).
 Ai cũng biết, vì mâu thuẫn, Zeus bắt thần Atlas phải chịu hình phạt là giơ vai gánh đội cả bầu trời và quả đất suốt quanh năm ngày tháng. Nhưng với bản tính lăng nhăng, Zeus còn có một sự trả thù khác đối với Atlas: Atlas có 7 người con gái, gọi là các nữ thần Pleiades, lần lượt tên là Electra, Maia, Taygete, Alcyone, Merope, Celaeno, Sterope; Zeus đã dan díu với cô con gái cả Electra của Atlas, sinh ra hai người con trai là Iasion và Dardanus. Như vậy xét về mặt chi phái trong mối quan hệ luyến ái này thì Zeus chính là con rể của Atlas, nhưng trong thế giới các thần, điều đó không quan trọng lắm.
Trong hai ông con trai của Zeus với Electra thì cậu cả Iasion thừa hưởng được tính ngỗ ngược của ông ngoại Atlas, đồng thời thừa hưởng tính thích gái của bố Zeus. Iasion thường xuyên nhìn trộm các nàng tiên trên đỉnh Olympus (không thấy kể là Iasion nhìn trộm lúc các nàng tiên đang làm gì!). Nhưng tội đó cũng chưa là gì so với chuyện Iasion rồ dại theo đuổi nữ thần nông, chủ trì chuyện hôn nhân, Demeter. Mà ai cũng biết Demeter chính là một trong năm người con của Cronus, tức… chị gái của Zeus. Nổi giận lôi đình trước sự láo xược của đứa con trai (đến đây thì các thần lại giống như người thường), Zeus giáng sấm sét xuống giết chết tươi Iasion.

Tượng hoa cương Demeter hiện ở bảo tàng Hermitage, St Petersburg, Nga. Demeter đứng với một tay cầm một nắm lúa mạch, một tay ôm chiếc sừng dê chứa đầy hoa quả, tượng trưng cho sinh sôi, trù phú. Đầu Demeter đội một vòng trái cây.


“Demeter khóc than Persephone”tranh của Evelyn De Morgan, 1906. Lại một chi tiết ngoài lề nhưng không nói không được. Demeter tuy là chị Zeus nhưng cũng lại có với Zeus một người con gái, tên là Persephone. Vua âm phủ là Hades thấy Persephone đẹp quá liền bắt cóc nàng. Mẹ nàng là Demeter vật vã khóc thương con… Chuyện sau đó rất dài và dẫn đến sự tích vì sao lại có 4 mùa và có một mùa chẳng trồng cấy gì được. Cái này Soi sẽ điểm qua sau. Giờ xem tranh, bạn chỉ cần biết mặt Demeter thôi. Chú ý, thần này lúc nào trên người cũng có không lúa mì thì hoa trái.

2. Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

2. Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

GiGi tổng hợp
“Venus với Cupid và Paris”, tượng ngà miền Nam nước Đức, cao 26.7cm. Bức tượng mô tả rất đúng vị thế của giám khảo với thí sinh: Paris tuy có vợ nhưng là trai trẻ. Venus lớn tuổi hơn và đi đâu cũng kè kè thằng con, không thể lấy sắc đẹp (của chính mình) để dụ khị chàng. Quả táo trong tay Paris đúng là một quả táo của mặc cả.
 Ở bài trước có nói đến giám khảo Paris tuy con vua nhưng lại đi chăn bò, đó là do vợ vua Priam của thành Troy, tức hoàng hậu Hecuba, khi mang bầu đã được báo mộng đứa con bà sắp sinh sẽ gây nên tai họa khiến thành Troy diệt vong. Cẩn tắc vô ưu, vua Priam sai một người chăn chiên tên Agelaus bỏ đứa con trai mới sinh vào rừng, hy vọng ác thú sẽ kết liễu đứa bé, tránh tiếng tự tay mình giết con mình. Nhưng rất may cho đứa bé, một con gấu cái đã ấp ủ và cho nó bú trong suốt năm ngày liền. Đến ngày thứ sáu, Agelaus áy náy quay lại, bắt gặp đứa bé vẫn sống, ông lén đem về nuôi, đặt tên là Paris.
Bức tranh (tác giả nào?) diễn tả cảnh Agelaus bế hoàng tử bé (khi ấy chưa tên là Paris). Có người thì cho rằng đây là cảnh Agelaus bế bé về sau khi đã bỏ trên núi vài ngày, giờ trao cho vợ nuôi. Có người thì cho rằng đây là cảnh hoàng hậu Henuba (người chỉ tay về phía núi, ý bảo vứt lên đó) sai Agelaus vứt đứa bé đi. Bạn nào biết rõ thì chỉ giúp Soi với.
Paris nhờ lớn lên dần giữa những người chăn chiên mà trở thành một chàng trai vô cùng tuấn tú. Chàng tuy không tham dự cuộc thi hoa vương, không khoe thân hình trên mạng, nhưng sắc đẹp vẫn thấu cả trời xanh. Và trong lúc làm công việc chăn cừu, dê, bò trên núi Ida thì câu chuyện thi hoa hậu giữa ba nữ thần diễn ra.

Và đây là Paris, trong bức “Chàng chăn chiên Paris” của Jean-Germain Drouais, vẽ khoảng 1786-1787. Đẹp quá nên không có gì phải bàn nữa, nhỉ?

5. Odysseus giả điên, Achilles giả gái


5. Odysseus giả điên, Achilles giả gái 
GiGi tổng hợp



Lời tiên tri của kẻ nuốt lời
Lại nói chuyện hoàng tử thành Troy là Paris, sau khi cuỗm được nàng Helen kiều diễm, vợ vua Menelaus xứ Sparta, về làm vợ, không hề biết rằng đã mang tai ương về cho xứ sở của mình (hầu hết đàn ông trên thế gian này đều thế cả). Chỉ duy nhất có một người biết được số phận của thành bang Troy phụ thuộc vào hành động cướp vợ người của Paris, đó là công chúa Cassandra, em gái của Paris (em chồng nào cũng biết chị dâu mình là tai ương).
Cassandra tuy người trần nhưng lại có tài tiên tri là nhờ có thần… Apollo. Nói chính xác hơn là nhờ tình yêu của vị thần đẹp trai có cây cung bạc và những mũi tên bằng vàng này. Gặp Cassandra, thần Apollo bị sắc đẹp của nàng quyến rũ và đem lòng yêu thương. Để cưa đổ cô công chúa thành Troy, thần Apollo hứa rằng nếu Cassandra đáp lại tình yêu, thần sẽ ban cho Cassandra một thứ mà phụ nữ nào cũng thích, đó là khả năng tiên đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Cassandra đồng ý và có được năng lực tiên tri đó, nhưng đến khi có được rồi, nàng bèn xù luôn, không nhận lời yêu thần Apollo nữa.
Có thể hình dung ra cơn giận gớm ghê của thần Apollo như thế nào khi một người trần lại dám giỡn mặt thần! Nhưng trót mang tiếng là vị thần của thơ ca, âm nhạc, Apollo không thể sử dụng bạo lực với người mình yêu (kiểu xẻ ra nhiều mảnh như khá phổ biến hiện nay). Thần đưa ra một lời phán truyền khắc nghiệt với Cassandra: hỡi quân dám lừa dối phụ bạc cả thần linh, sẽ không có ai tin vào bất cứ lời tiên tri nào của ngươi cả!
Bởi thế mà những lời cảnh báo của Cassandra về hiểm họa mà anh trai Paris của nàng sẽ mang đến cho thành Troy do hành vi cướp Helen đã không được vua cha Priam để ý đến. Từ tích này đã xuất hiện thuật ngữ Lời tiên đoán Cassandra để chỉ những lời dự báo thông minh, sáng suốt, biết trước tai họa sẽ xảy ra, nhưng không có cách nào thuyết phục được những người xung quanh tin, và như thế cũng chẳng giúp được ai tránh được các hậu quả bi thảm…

Cassandra và Apollo. Appolo là thần thi ca, nhạc, thuốc… nên đi đâu cũng mang theo đàn. Theo truyền thuyết thì Cassandra được đề nghị vào ở trong đền thần Apollo một đêm. Tại đó sẽ có một con rắn đến liếm tai nàng sạch thật là sạch để có thể “nghe” được những điều xảy đến trong tương lai. Điều vô lý là nếu đã có khả năng tiên tri đó rồi, sao Cassandra lại không thấy được tương lai của mình một khi “xù” Apollo?

Nghệ sĩ người Đức Max Klinger (1857-1920) – được mệnh danh là một trong những “ông hoàng nghệ thuật” vĩ đại cuối cùng, đã mô tả Cassandra như thế này. Max Klinger thích đề tài này, ông có nhiều phiên bản Cassandra, cái bằng đồng, cái bằng hoa cương, cái có tay, cái không tay. Cassandra của ông trông đứng đắn. Hãy chú ý những đường nét ở cổ và gáy qua bàn tay của bậc thầy.

4. Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng


4. Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng
GiGi

Tranh của Honoré Daumier, vẽ năm 1842, diễn tả cảnh Thetis nhúng con “ngay khi vừa mở mắt” xuống sông âm phủ Styx. Achilles bị tôm cắp lấy mũi. (Cảm ơn Em-co-y-kien đã tìm giúp bản “xịn” của tranh này, kèm tên tác giả).

Từ thui tới nhúng
Dưới sự chủ xị của hai vị thần hùng mạnh là Zeus và Poseidon, đám cưới giữa nữ thần biển Thetis với vị vua người trần là Peleus đã diễn ra. Mà thần thoại thì một khi đã có đám cưới thế nào cũng phải có con! Cho nên chẳng mấy chốc, thần biển Thetis đã đẻ ngay một lô một lốc con với Peleus.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bà mẹ trên thế gian, Thetis có tham vọng về đường con cái. Nữ thần không thể chịu nổi nếu con mình thua anh kém em, nói thẳng ra là thua con cái các vị thần khác. Không phải Thetis muốn con mình phải luôn luôn nhất lớp, hay có thể biểu diễn liền tù tì ba bản concerto trong sự (giả vờ) ngạc nhiên của các phụ huynh khác là những vị thần khác. Thetis chỉ muốn con mình cũng được bất tử như tất cả những con cái của thần linh!
Tuy nhiên, ước muốn này của Thetis gặp phải một trở ngại lớn: mặc dù là một nữ thần, nhưng chồng của nữ thần, Peleus, dẫu anh hùng cái thế, chỉ là một người trần. Bởi thế nên con của hai người sẽ không được mang ADN bất tử như con cái các vị thần.
Nhưng làm gì có chuyện Thetis chịu thua! Sòn sòn đẻ một mạch sáu đứa con cho Peleus, cứ đứa nào vừa sinh ra là Thetis giấu biệt chồng, đem đứa bé tôi trong ngọn lửa của thần Prometheus với hy vọng sẽ đốt cháy được hết các gien di truyền của người chồng trần tục; khi ấy đứa bé sẽ trở thành bất tử. Tội nghiệp cho những đứa trẻ sơ sinh! Dù mang trong mình một nửa dòng máu thần linh nhưng chịu sao nổi sức hủy diệt của ngọn lửa thần Prometheus. Lần lượt cả sáu đứa con của Thetis với Peleus đều chết thảm trong lửa bởi tham vọng rất “ếch” của bà mẹ.
Qua sáu lần thử nghiệm trên chính con mình mà kết quả lần nào cũng thảm khốc giống lần nào (phụ nữ, dẫu là thần, vẫn thường có tính kiên định tai hại như vậy), cuối cùng Thetis cũng nhận ra có lẽ phải thay đổi! Đến lúc sinh đứa thứ bảy, đặt tên là Achilles, Thetis quyết định không “thui” con trên lửa nữa mà phải nhúng nó xuống nước!
Nhưng chắc chắn đó không thể là nước thường. Thetis biết rằng chỉ có con sông Styx ở dưới âm phủ mới có thứ nước để con nàng có thể thành bất tử. Vậy là nàng lặn lội ôm Achilles xuống âm phủ. Đến bên bờ sông, Thetis nắm lấy gót chân Achilles, dốc ngược đầu bé xuống rồi nhúng toàn bộ thân hình của bé ngập trong nước sông Styx. Kể từ đó, Achilles trở nên mình đồng da sắt, không gươm giáo nào có thể đâm thủng, sát thương được (mẹ đánh cũng không đau).
Tuy vậy, Thetis (đúng là vụng thối vụng nát) đã phạm phải một sai lầm chết người: chỗ gót chân Achilles mà nữ thần nắm lấy để nhúng con xuống sông đã không được nhúng vào nước sông âm phủ Styx. Đó cũng là chỗ duy nhất trên người Achilles có thể bị tổn thương. Từ tích này đã xuất hiện thuật ngữ “gót chân Achilles”, để chỉ một điểm yếu chí mạng nào đó có thể khiến người ta phải trả giá đắt khi cứ tưởng rằng mọi sự đã được bảo vệ chu đáo!
Tượng “Thetis nhúng Achilles xuống sông Styx” của Thomas Banks, 1790. Đầu của Thetis ở đây là đầu bà Jane, vợ ông Thomas Johnes là người đặt làm tượng. Đầu của Achilles là đầu bé Mariamme, con gái hai ông bà.

7. Achilles ra trận


7. Achilles ra trận –
Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm
gì? 

























Khi Patroclus, bạn thân của Achilles, bị Hector giết, người lo lắng nhất chính là nữ thần Thetis. Nàng biết rằng Achilles vô cùng yêu quý bạn mình. Chàng chắc chắn sẽ tham chiến, giết Hector để báo thù. Nhưng nếu Hector chết thì lúc đó mạng Achilles cũng tận.
Thetis ra sức khuyên giải con trai nhưng Achilles khăng khăng không nghe. Chàng nói nếu không tự tay giết chết Hector báo thù thì cũng không còn thiết sống trên đời. Chàng bảo, cứ đi, mặc kệ số phận bi thảm mà các nữ thần số mạng đã dành cho mình.
“Achilles và Thetis” của họa sỹ Y Mauro Conconi (thế kỷ 19). Trên giường vẫn còn xác Patroclus – người bạn, người yêu của Achilles. Mẹ Thetis không hiểu sao lại cởi trần (các họa sĩ ngày xưa rất là tự tiện), mặt tuy là cản con nhưng lại vui tươi! Bức tranh khá tươi tắn, điển hình của giai đoạn lãng mạn Ý. Chiếc áo choàng của Achilles đỏ rực rỡ nhưng có phần hơi đơn độc. Cảm giác sự liên hệ giữa hai mẹ con bị giảm bớt vì bộ váy áo của Thetis chả nhận được chút phản chiếu hồng hào nào từ cái áo choàng màu đỏ ấy. Bức tranh như được vẽ từng nhân vật riêng lẻ sau đó được cộng với nhau bằng câu chuyện.

6. Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái


6. Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái 
Kể từ lúc Odysseus giả điên và Achilles giả gái lên đường ra trận, người Hy Lạp vây hãm Troy tới năm thứ 9 vẫn chưa đánh đổ được thành. Cuộc chiến thành Troy giờ đã không còn giới hạn giữa những người trần với nhau mà chuyển thành cuộc chiến giữa các vị thần trên đỉnh Olympus mất rồi: Hera và Athena, hai thí sinh thua cuộc trong cuộc thi hoa hậu mà hoàng tử Paris thành Troy làm giám khảo, lòng đầy cay cú nên đứng về phía quân Hy Lạp (Athena bị nỗi hận hoa hậu làm mờ cả mắt: thành Troy thờ tượng nàng, thế mà nàng chống lại thành!). Anh trai của Zeus là thần biển Poseidon cũng giúp các chiến binh Hy Lạp, chỉ vì họ là những người đi biển cực giỏi… Trong khi đó, Aphrodite, người đoạt vương miện hoa hậu, dĩ nhiên là ủng hộ thành Troy của giám khảo Paris. Ông chồng nàng, thần chiến tranh Ares, tất yếu phải sát cánh bên vợ. Cả thần Apollo (do yêu công chúa Cassandra hứa lèo của thành Troy), cả cô em sinh đôi là nữ thần săn bắn Artemis cũng ủng hộ thành Troy… Tóm lại là vô cùng phức tạp.
Trong quá trình chiến đấu, người Hy Lạp thu được khá nhiều chiến lợi phẩm, mà một trong những chiến lợi phẩm quý giá nhất là những người phụ nữ xinh đẹp (phải chăng đó là lý do khiến các ông cứ kéo chiến tranh nhằng nhẵng ra để khỏi về nhà?). Viên tổng chỉ huy quân đội Hy Lạp là Agamemnon được chia một nàng (xinh nhất?) là Chryseis, con gái của lão Chryses, tư tế đền thờ thần Apollo. Achilles thì được chia nàng Briseis. Viên tư tế Chryses mang vàng bạc đến doanh trại Agamemnon xin chuộc con gái, nhưng bị Agamemnon đuổi thẳng cánh. Lão chạy ra bờ biển cầu khẩn thần Apollo trừng phạt người Hy Lạp và vị thần có cây cung bạc liền reo rắc bệnh dịch khủng khiếp xuống doanh trại của quân Hy Lạp, khiến binh sĩ chết không biết bao nhiêu mà kể.

“Chryses đến gặp Agamemnon để chuộc lại con gái” (tranh thế kỷ thứ 4). Chryses quỳ dưới chân Agamemnon, phía sau là gia nhân bưng lọ vàng, bình bạc đến chuộc cô chủ. Không hiểu sao bên cạnh Agamemnon lại có một chú cởi truồng?

Chryses và con bò tế” trên một ly cổ bằng vàng. Con bò này có lẽ để cho lễ tế thần Apollo vì trên trời có thiên thần bay lượn.
Achilles bèn triệu tập một cuộc họp các tráng sĩ Hy Lạp, mời nhà tiên tri Calchas đến để hỏi nguyên nhân. Được sự bảo kê của Achilles (đảm bảo để Agamemnon không trả thù), nhà tiên tri chỉ đích danh nguyên nhân là do Agamemnon đã không trả lại con gái nhà người ta. Muốn thần Apollo nguôi giận, cách duy nhất là trả nàng Chryseis về cho bố nàng.


Achilles cãi nhau với Agamemnon, sơn dầu, 1832, của họa sĩ Mỹ William Page (1811 – 1885), là bức tranh nhỏ xíu, có 25 x 38cm, hiện trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian. Trong tranh, Agamemnon ngồi trên cao. Achilles cởi trần rút kiếm bảo vệ không cho Agamemnon giết Calchas khi nhà tiên tri này nói ra lý do đáng xấu hổ của trận dịch. Athena giơ tay cản Achilles.
Còn đây là Calchas, nhà tiên tri vĩ đại thời ấy, trong bức tranh “Cuộc hiến tế Iphigenia”. Đây chỉ là bản sao vào thế kỷ 1 ở La Mã một bức tranh vào thế kỷ thứ 4 trước CN của Timanthes, được phát hiện ở Pompeii, và nay thì lưu tại bảo tàng Naples. Iphigenia chính là con gái của Clymenestra (em của Helen) và Agamemnon.


Toàn cảnh bức “Cuộc hiến tế Iphigenia”, sao lại từ tranh của Timanthes, một họa sĩ lớn của Hy Lạp vào thế kỷ thứ 4 trước CN. Đây cũng là bức tranh nổi tiếng nhất của ông. Tích này là: Agamemnon có cô con gái út tên Iphigenia. Khi người Hy Lạp dong thuyền đi đánh thành Troy, gió cứ thổi quẩn làm không đi được. Nhà tiên tri (dại mồm) Calchas tiết lộ rằng đó là do Agamemnon lâu nay cứ khoe khoang rằng mình đi săn chẳng thua gì thần Artemis nên giờ bà ấy mới thù cho, và gió chỉ đổi nếu hiến Iphigenia cho thần. Agamemnon miễn cưỡng chấp thuận, nhưng chính Artemis thổi bay Iphigenia khỏi dàn tế và thay vào bằng một con nai (dù cũng có nhà thơ bảo rằng Artemis chẳng thương hại ai hết, và Iphigenia đã bị giết để tế cho thần săn bắn). Trong tranh, Calchas cao nhất, mặt lo âu. Iphigenia (trông như con trai) tuyệt vọng giơ hai tay. Menelaos xốc nách cô. Odysseus đỡ hông cô. Agamemnon đau đớn đứng một góc che mặt. Có người cho rằng Timanthes là thiên tài khi cho Agamemnon che mặt: ai biết sau bàn tay ấy ông đau khổ đến mức nào; người xem tha hồ tưởng tượng. Trên trời là thần săn bắn Artemis, lại có con nai mà bà sắp sửa thế vào chỗ Iphigenia. Tích về cô bé này còn lắm chi tiết dài dòng nữa, và vụ hiến tế Iphigenia cũng gây nhiều đau khổ cho gia đình của bé sau này, nên xin dành bài học về Iphigenia cho hôm khác.

Trước áp lực của các tướng lĩnh Hy Lạp, Agamemnon buộc phải sai người đem trả Chryseis. Để thế vào, ông sai người đến cướp nàng Briseis của Achilles, mang về doanh trại mình.


“Patroclus tách Briseis khỏi Achilles”, tranh tường tại Casa del Poeta Tragico, hiện lưu tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia, Naples. Khi Agamemnon bắt Achilles đưa Briseis cho mình, Achilles và Briseis dĩ nhiên quyến luyến, Patroclus là bạn thân (đồng thời cũng là người yêu nam của Achilles) đã tách hai người ra, để Briseis “lên đường” về dinh Agamemnon.

“Patroclus trao Briseis cho sứ giả của Agamemnon”, 1814, tranh của họa sĩ Pháp Pierre-Edme-Louis Pellier. Achilles được mô tả rất võ biền, tứ chi phát triển, trong khi Patroclus – bạn nối khố theo đúng nghĩa đen – là người điều khiển toàn bộ cuộc chuyển giao này. Sau này, có lúc Agamemnon năn nỉ Achilles ra trận bằng cách trả lại Briseis, Achilles cũng không thèm nhận (không biết trong vụ từ chối này có sự phụng phịu ghen tuông của Patroclus không). Mãi đến khi Patroclus chết, Achilles mới nhận lại Briseis (cho đỡ buồn?).


Mang Briseis đi khỏi lều của Achilles”, tranh sơn dầu 1773 của Johann Heinrich Tischbein – một trong những họa sĩ thượng lưu và danh giá nhất châu Âu vào thế kỷ 18, chuyên vẽ giới thượng lưu, tích thần thoại, tích lịch sử. Thực sự là bức này diễn tả tâm lý một cách… không hiểu nổi: Achilles chia tay người yêu mà vẫn bình chân ngồi ở ghế. Briseis (đầu to bất thường) nhìn Achilles như là chào tạm biệt đi hái nấm chứ không phải biệt ly.


“Eurybates và Talthybius dẫn Briseis về cho Agamemnon”, tranh của họa sĩ trường phái Rococo Ý Giovanni Battista Tiepolo vẽ vào thế kỷ 17. Trông Briseis rất buồn nhưng rất gợi cảm. Agamemnon áo mũ chỉnh tề như sắp ra trận, đứng chầu chực sẵn chỉ để… đón gái. Rõ chán!

Achilles hết sức tức giận. Nếu không có sự khuyên bảo của nữ thần Athena có lẽ chàng đã giết chết Agamemnon rồi. Dằn dỗi, chàng quyết định sẽ không tham chiến nữa, bỏ mặc cho người Hy Lạp giao chiến với người Troy, đồng thời (phụng phịu) nhờ mẹ Thetis lên đỉnh Olympus nói với thần Zeus (cựu tình nhân) làm cho người Hy Lạp thua trận.
Mỗi lời nói của cậu quý tử là một mệnh lệnh nên nữ thần Thetis lập tức bay lên đỉnh Olympus, vào gặp thần Zeus. Nàng ngồi dưới chân Zeus, đặt tay trái trên đầu gối, tay phải nâng cằm Zeus, rồi cầu khẩn vị chúa tể các vị thần hãy cho người Troy thắng trận, trừ khi người Hy Lạp trả lại danh dự cho Achilles.
Zeus hết sức lưỡng lự. Từ chối lời khẩn cầu của Thetis, người mà Zeus từng có thời yêu thương (suýt nữa còn lấy làm vợ) là điều không thể. Nhưng Zeus cũng rất lo sợ những cơn ghen tuông của bà vợHera – bà này chắc chắn sẽ nổi giận nếu như biết chồng thuận theo lời đề nghị của Thetis.


“Jupiter và Thetis” là bức tranh vẽ năm 1811 của họa sĩ tân cổ điển Pháp Jean Auguste Dominique Ingres, hiện lưu tại bảo tàng Granet, Aix-en-Provence, Pháp. Vẽ năm họa sĩ mới 31 tuổi, bức tranh nêu bật sự đối lập giữa sự oai phong của một nam thần tối cao, với sự thanh thoát, nhẹ nhõm khó cưỡng của một nữ thần. Tranh có khổ rất lớn (3.4m x 2.5m) với Zeus ngồi hiên ngang trên ngai; áo quần, da thịt liền với màu bệ đá dưới chân thành một khối vững chắc. Thetis với những đường cong uyển chuyển, gợi cảm, tuy cầu xin nhưng là người biết ưu thế của mình, tay phải đặt lả lơi “gợi ý” trên hông Zeus, tay trái vươn lên như muốn xoa râu Zeus; bộ váy xanh rêu đậm càng làm cho nền trời xanh thẫm phía sau thêm đáng sợ. Váy xống của nàng rũ bên hông như sắp tuột xuống hết (theo Wikipedia). (Nhân vật trên nền trời có phải Hera? Không lẽ lại là Hera, vì mặt bình thản quá? Bạn nào biết chỉ giùm nhé). Bức tranh là một sự khái quát hóa quan hệ đàn ông – đàn bà: đàn ông mạnh mẽ vừa là ông chủ, vừa là nô lệ của đàn bà ma lanh. Ingres giữ bức tranh này trong xưởng mãi tới năm 1834, tức 23 năm sau, cho đến khi nhà nước mua. Năm 1848, ông làm một bản copy bằng chì (đạo đức thế!). Mãi đến 1911, tranh mới được triển lãm lần đầu tiên tại Paris Salon.

Trong những tình huống nhạy cảm như thế này, cách khôn ngoan nhất mà thần Zeus luôn lựa chọn là… đứng giữa, ra vẻ không nghiêng về bên nào. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài, thần vẫn muốn chiều Thetis, nên thần mới vạch ra một kế hoạch rất đơn giản: biết rằng quân Hy Lạp tấn công thành Troy mà thiếu Achilles thì chỉ có chuốc lấy thảm bại, nên Zeus mới lệnh cho thần báo mộng Orenos, “cài” một giấc mộng cho Agamemnon, báo rằng nếu tấn công thành Troy thì sẽ thắng to.
Tưởng thật, Agamemnon xua quân tấn công thành Troy. Trong trận tấn công đẫm máu này, phía thành Troy, đứng đầu là hoàng tử Hector, anh trai của Paris, đã tàn sát quân Hy Lạp không nương tay. Kể cả khi các thần ủng hộ hai phe cũng lao vào tham chiến, ưu thế vẫn thuộc về phía Troy. Quân Hy Lạp, thiếu vắng người anh hùng thiên hạ vô địch Achilles, đã bị người Troy dồn về bờ biển, cạnh các chiến thuyền. Đến lúc ấy, Achilles, do trong lòng còn giận Agamemnon, vẫn quyết định không tham chiến.


“Các sứ giả của Agamemnon gặp Achilles”, 1801 của Jean Auguste- Dominique Ingres. Các sứ giả đến năn nỉ Achilles bớt giận Agamemnon mà tham chiến. Achilles ngồi ở góc ngoài cùng tranh, được mọi người hướng về; chàng thì ôm đàn lia (chứng tỏ nhàn cư, không quan tâm đến chiến tranh nữa), trong khi quyết định của chàng lúc này sẽ cực kỳ quan trọng đối với cuộc chiến thành Troy đang đến hồi nguy khốn cho quân Hy Lạp. Đặc biệt, Ingres đã rất tài tình khi mô tả mối quan hệ thân thương giữa Achilles và Patroclus: hai chàng đứng kề nhau, với Patroclus rất “uy quyền” và tự tin; trong khi đó, các sứ giả mỗi người một vẻ: hoang mang, đe dọa, lo âu…

Nhưng bỗng dưng xuất hiện một con người khiến cho mọi sự thay đổi hoàn toàn. Đó là Patroclus, bạn chí cốt của Achilles.


Tác phẩm “Patroclus” của họa sĩ tân cổ điển lỗi lạc Jacque Louis David vẽ năm 1780 (hiện lưu ở bảo tàng Thomas Henry, Cherbourg, Pháp). Bức sơn dầu khổ to (1.2 x 1.7m) này mô tả thân hình của Patroclus, bạn thân Achilles. Về màu sắc bức tranh này: David là một họa sĩ nhiệt thành ủng hộ cách mạng Pháp (nên yêu màu đỏ?), đồng thời là bạn thân của nhà lãnh đạo cách mạng tư sản Robespierre. Có thể nói, bức tranh này là một ám chỉ về tình bạn sâu nặng của ông với Robespierre. David, dưới thời cộng hòa Pháp, được coi là một nhà độc tài của nghệ thuật. Sau khi Robespierre bị chém đầu, David vào tù (nên Patroclus trong tranh như đang ngồi trong ngục?). Được chính quyền Napoleon 1 tha, David theo chế độ này và bắt đầu theo phong cách vẽ có tên “empire” (đế quốc, đế chế), dùng toàn màu ấm nóng. Ông có rất đông học trò, và được coi là người có ảnh hưởng nhất đối với nghệ thuật Pháp vào đầu thế kỷ 19.

“Achilles và Patroclus”. Patroclus đang băng bó cho Achilles (hay ngược lại?)
Chứng kiến quân Troy đang tiến sát và chuẩn bị đốt các chiến thuyền Hy Lạp, Patroclus bèn xin mượn bộ áo giáp vàng của Achilles để xung trận, cứu nguy. Patroclus lý luận: mặc bộ áo giáp ấy, quân Troy sẽ tưởng Achilles đã quay trở lại mà hoảng sợ tháo lui. Achilles đồng ý, nhưng dặn Patroclus chỉ nên đánh bật người Troy ra khỏi khu vực chiến thuyền Hy Lạp, chớ có hăng máu đuổi theo về đến thành bang của họ. Achilles sợ người bạn thân của mình sẽ gặp nguy hiểm.
Quả nhiên, Patroclus trong bộ áo giáp của Achilles đã làm cho quân Troy hoảng vía chạy trốn. Trong cơn say máu, quên mất lời dặn của Achilles, Patroclus đã truy sát người Troy đến tận chân thành. Đến đó, chàng gặp phải một địch thủ đáng sợ, chính là Hector. Hai người giao chiến ác liệt. Với sự trợ giúp ngầm của thần Apollo, Hector đâm chết Patroclus. Bộ áo giáp của Achilles mà Patrocles đang mặc bị Hector lột lấy làm chiến lợi phẩm.
Khỏi phải nói Achilles đau đớn đến thế nào khi người bạn thân thiết bị giết chết. Quên hết tất cả những hiềm thù với Agamemnon, chàng quyết định ra trận để tìm giết Hector, trả thù cho Patroclus.
Vậy là bằng cái chết của mình, Patroclus đã làm xoay chuyển toàn bộ cuộc chiến, đồng thời phí hết cả công thần Zeus bàn mưu với mẹ Thetis của Achilles.

Chi tiết trong bức “Người Hy Lạp và người Troy giành xác Patroclus” của Antoine Wiertz , vẽ năm 1836. Mặt Patroclus nhợt nhạt, áo giáp đã bị lột, thân xác vô tri bị mọi người xâu xé.


“Achilles khóc than cái chết của Patroclus”, vẽ khoảng 1760, của họa sĩ Gavin Hamilton. Trong tranh, Patroclus tái nhợt, nổi bật trên nền ấm nóng của những da thịt còn đang sống và hậu cảnh u ám của chiến tranh. Tuy nhiên hai đùi lại rất đen!


“Achilles trầm ngâm nhìn xác Patroclus” của Giovanni Antonio Pellegrini, một trong những họa sĩ Ý quan trọng nhất đầu thế kỷ 18. Không hiểu sao ông lại vẽ Achilles bụng rất ỏng và mặt thì dửng dưng trước xác Patroclus đã sạm lại.


“Achilles khóc than Patroclus”. không tìm thấy tên tác giả (bạn nào giúp giùm), là một bức rất đẹp và cảm động. Sắc thái đau thương của những người xung quanh được thể hiện rất tinh tế: tất cả như đều lùi lại một bước tế nhị trước sự đau đớn của Achilles.


Achilles chuẩn bị trả thù cho cái chết của Patroclus” – tranh của họa sĩ Hòa Lan Theodore Jaspersz (Dirck) van Baburen, vẽ năm 1624. Sự nghiệp của họa sĩ này rất ngắn và chỉ có vài bức tranh còn được biết đến ngày nay. Trong tranh, Achilles mặc áo màu vàng, bàn tay phải nắm chặt vì giận, tay trái đưa lên trời thề trả thù.













Và thế là Achilles đứng dậy, khoác bộ áo giáp mới mà mẹ chàng đưa đến, bộ giáp mới toanh từ lò rèn của thần Hephaistos. Chàng xông vào cuộc chiến một lần nữa, đánh quân Troy tan tác và giết chết Hector, vị tướng của Troy và con trai trưởng của vua Priam, để trả thù.

“Thetis an ủi Achilles” của họa sĩ Giambattista Tiepolo, một họa sĩ Ý thuộc thế kỷ 18 nổi tiếng với các bích họa. Trong tranh, Thetis nổi lên từ biển (nhà ngoại), có người đỡ phía sau, bất lực thấy con trai ngồi buồn bã, trống rỗng trên… khung tranh. Đây có lẽ là một bức kiểu tranh tường của Tiepolo, để trang trí một ngôi nhà của một vị quý tộc nào đó, nên phần khung được giới hạn, cũng như nơi Achilles ngồi đúng là một bệ tường.


Troilus, đứa con trai mười chín tuổi của vua Priam, vua thành Troy. Tương truyền rằng nếu Troilus có thể sống đến hai mươi tuổi, thành Troy sẽ không bao giờ sụp đổ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Achilles không thể kiềm chế dục vọng của mình dành cho Troilus khi hai người đánh nhau, “Ta sẽ giết ngươi, trừ phi ngươi phủ phục dưới sự âu yếm của ta,” Achilles đe dọa. Troilus từ chối và trốn vào trong đền thờ của thần Apollo, nhưng Achilles vẫn xông vào, xúc phạm thần Apollo. Khi Troilus tiếp tục kháng cự, Achilles đã chặt đầu chàng trai trẻ ngay trên bàn thờ.*

Không lâu sau đó đến lượt Achilles phải chết, Paris, em trai của Hector, đã bắn một mũi tên tẩm độc vào gót chân của chàng dưới sự chỉ dẫn của thần Apollo, người vẫn chưa quên cái chết của Troilus. Lời tiên tri trở thành sự thật (lời tiên tri rằng nếu tham gia cuộc chiến Achilles sẽ chết), linh hồn của Achilles đoàn tụ với người bạn của mình ở cánh đồng Elysian (thiên đàng). Tro cốt của họ được trộn vào nhau trong chiếc bình đựng tro cốt màu vàng của thần Thetis, và người Hy Lạp chôn họ trong cùng một ngôi mộ.
Pha Lê bổ sung:
1. Thời đấy, phụ nữ được coi là “chiến lợi phẩm” trong chiến tranh. Nên việc Agamemnon cướp Briseis giống như một hành động “ăn cắp của cải”, nên Achilles mới tức giận, chứ chẳng yêu thương gì nàng này.
2. Người Achilles thực sự yêu chính là Patrocles. Plato thì ví hai chàng như “người yêu”, còn Homer thì không nhấn mạnh tình yêu giữa hai chàng nhưng cũng không né tránh nó. Theo Homer, Achilles sau này gặp Patrocles ở thế giới bên kia, và cả hai “sống cùng nhau mãi mãi”.