Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

Phụ nữ Ả Rập qua ảnh của Lalla Essaydi



Lalla Essaydi là một nhiếp ảnh gia và họa sĩ đương đại người Maroc. Tác phẩm của cô tập trung vào bản sắc phụ nữ Ả Rập được khám phá thông qua phong cách Phương Đông thế kỷ 19, trong đó nghệ sĩ vẽ tay thư pháp Ả Rập bằng henna trên các bề mặt khác nhau, chẳng hạn như vải, cơ thể và tường. Những bức ảnh của cô đề cập đến thực tế phức tạp về các cấu trúc quyền lực áp đặt lên cơ thể phụ nữ Ả Rập thông qua lăng kính đầy truyền thống. Như Essaydi mô tả, “Tôi mời người xem chống lại những khuôn mẫu.” Sinh năm 1956 tại Marrakech, Maroc, sau thời thơ ấu và cuộc sống đầu trưởng thành với đặc điểm là thường xuyên phải di chuyển, Essaydi chuyển đến Boston vào năm 1996. Cô lấy bằng BFA từ Đại học Tufts và bằng MFA tiếp theo tại Trường Bảo tàng Mỹ thuật vào năm 2003. Tác phẩm của cô đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình trên toàn thế giới và được tổ chức và trưng bày tại các tổ chức như Bảo tàng Nghệ thuật Châu Phi Quốc gia ở Washington, Viện Nghệ thuật Chicago và Bảo tàng Fries ở Hà Lan.







Nghệ thuật vẽ Henna.

NHÀ NGUYỆN ROTHKO



NHÀ NGUYỆN ROTHKO (THE ROTHKO CHAPEL) -

NHÀ NGUYỆN CỦA MỘT HOẠ SĨ BIỂU HIỆN TRỪU TƯỢNG.

Trong 50 năm (mở cửa từ 1971), Nhà nguyện Rothko ở Houston đã đóng vai trò như một không gian để chiêm nghiệm cá nhân, đối thoại giữa các tôn giáo và hành động vì quyền con người. Nhà nguyện được tạo ra bởi Mark Rothko, một hoạ sĩ biểu hiện trừu tượng danh tiếng.

Tác phẩm "Obelisk bị hỏng"của  Barnett Newman trước Nhà nguyện Rothko


Nhà nguyện Rothko là nơi gặp gỡ liên tôn giáo, một trung tâm nhân quyền, và là bảo tàng nghệ thuật nơi trưng bày 14 bức tranh hoành tráng của Mark Rothko.


Nội thất nhà nguyện Rothko

Trong năm thập kỷ qua, nhà nguyện đã khuyến khích sự hợp tác giữa những người thuộc mọi tín ngưỡng-hoặc không có tín ngưỡng nào cả. Trong khi bản thân nhà nguyện đã trở thành một địa danh nghệ thuật và trung tâm hành động vì quyền con người...

Bản thân nhà nguyện là một tòa nhà gạch hình bát giác, không cửa sổ. Những cánh cửa đen chắc chắn mở ra trên một tiền sảnh nhỏ có vách kính.

Căn phòng chính là một không gian hình bát giác kín mít với những bức tường trát vữa màu xám, mỗi bức tường được tô điểm bởi những bức tranh đồ sộ. Một số bức tường chỉ có một tranh, trong khi trên những bức tường khác, treo đến ba bức. Tất cả, đều có chủ ý. Một giếng trời từ trên cao đưa ánh sáng vào trong-sự thay đổi của góc sáng trong ngày làm thay đổi đáng kể màu sắc và không khí bên trong nhà nguyện. Có tám chiếc ghế dài bằng gỗ giản dị được sắp xếp một cách thân mật, và ngày nay, có thêm một vài chiếc thảm thiền.




Những bức tranh của Rothko ở đây, không có trường màu sáng đã làm nên sự nổi tiếng của Rothko mà lại có màu tối, màu đỏ tía hoặc màu đen. “Chúng giống như những cánh cửa để vượt ra ngoài. Rothko nói rằng màu sắc tươi sáng ngăn cản tầm nhìn của bạn trên bức tranh, còn màu tối có sức hút vào bên trong, hướng tầm nhìn vào cái vô hạn."-một nhà phê bình nhận xét.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

Người Đẹp Ngủ Mê

Người Đẹp Ngủ Mê

Tác giả: Yasunari Kawabata

Kawabata Yasunari viết: “Nàng ngủ, nàng không nói, nàng chẳng thấy khuôn mặt ông, chẳng nghe giọng nói ông... Và số phận ông nàng cũng chẳng mảy may biết đến”. Hơn hết, nhân vật chính cô đơn trong chính tâm thức của mình: “Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông”.

 

Cũng như nhân vật chính (người già trong tiểu thuyết) từ trong không gian tĩnh mịch và tăm tối của mật thất, tôi đọc và cảm nhận hết sức mơ hồ của thị giác, khứu giác, xúc giác kể cả hơi thở mong manh trinh nữ, cũng thấy mong muốn lắm sự truy tìm và nỗi luyến tiếc về sức sồng tràn trề đã từng có của đời người trong những năm tháng xa xưa, là sự hưởng thụ khoái lạc về thể xác cũng như khoái cảm tinh thần hết sức thuần khiết phiêu diêu và hư vô.

Nhứng hồi ức về ngày xưa thật phiêu diêu, hư vô và vô cùng thuần khiết, 

 


Tranh của Gustav Klimt được in trên bìa ấn bản Người đẹp ngủ mê phát hành bởi Kodansha USA.


LỜI GIỚI THIỆU
asunari Kawabata
[1] sinh ngày 11 tháng 6 năm 1899 ở thành phố Osaka (Nhật). Bi kịch bao trùm những ngày thơ ấu, cái chết là chiếc nôi đung đưa tuổi trẻ ông. Giữa bi kịch và cái chết là nỗi cô đơn. Ông mất đột ngột bố mẹ, người em gái duy nhất và bà nội. Chỉ còn ông nội từ nay trông nom đứa cháu - từ bé đã tỏ ra ít nói. Nhưng người ông lại già nua, sắp mù lòa và đau yếu. Rồi đến lượt người ông chết đi. Kawabata chưa đầy mười lăm tuổi! Đó là hành trang chứa đựng những kỷ niệm khốn khổ người thiếu niên sẽ mang vào đời.

Người Đẹp Ngủ Mê (chương 1)

 


Shin bijin junisugata: Kesho )

Người Đẹp Ngủ Mê
Tác giả: Yasunari Kawabata
CHƯƠNG 1
ng không được làm điều gì bất nhã, người đàn bà ở quán trọ cảnh giới ông già Eguchi. Không được thọc ngón tay vào miệng cô gái đang ngủ, hay thử làm bất cứ việc gì khác tương tự.
Ở tầng một, chỉ có hai phòng: phòng đầu mà hai người đang đứng nói chuyện rộng chừng tám chiếu [4], và một phòng ngủ bên cạnh; nhưng tầng trên nữa hình như chẳng có phòng nào; và ở tầng trệt thì có vẻ chỉ dành làm phòng khách nên ngôi nhà này không đáng mang danh là một quán trọ. Thực ra chẳng có bảng hiệu nào ở cổng, chắc vì những điều bí ẩn của ngôi nhà không cho phép công khai treo bảng. Không khí im ắng, tĩnh mịch. Ngo i trừ người đàn bà đã mở cái cổng khóa chặt đưa ông vào nhà và bây giờ đang đứng nói chuyện cùng ông, chẳng thấy bóng người nào khác. Đây là lần đầu tiên ông đến chỗ này và ông không thể đoán ra mụ là bà chủ hay người giúp việc. Tốt hơn không nên hỏi.
Mụ có lẽ đã quá xa tuổi bốn mươi tuy giọng nói nghe còn trẻ và bề ngoài cố tạo cho mình một dáng điệu, một cung cách điềm tĩnh và đứng đắn. Đôi môi mỏng dính không hở ra khi nói. Ít khi nhìn thẳng Eguchi. Có cái gì trong đôi mắt đen thẫm ấy làm ông bớt ngờ vực, và mụ lại tỏ ra thoải mái tự nhiên. Mụ pha trà từ cái ấm nước bằng sắt đặt trên lò than bằng đồng. Nhờ chất lượng lá trà và cách pha, trà ngon một cách lạ lùng, nhất là so với nơi chốn và tình cảnh hiện tại, khiến ông già Eguchi cảm thấy dễ chịu. Một bức tranh của Kawai Gyokudo [5] treo ở hốc tường, chắc là tranh in lại, vẽ một làng miền núi với màu ấm của lá thu vàng. Thực ra chẳng có gì trong cái phòng này khiến ta nghĩ nó chứa đựng những chuyện bí ẩn lạ thường.
"Và xin đừng bao giờ tìm cách đánh thức cô gái. Dù ông làm cách gì đi nữa, cô ta không thức dậy được đâu. Cô ta ngủ say li bì và chẳng cảm nhận chi hết". Người đàn bà lập lại: "Cô ta chỉ ngủ và ngủ, chẳng hay biết gì từ đầu đến cuối. Không biết được ai nằm bên cạnh mình suốt đêm đâu. Ông chẳng nên lo ngại".
Eguchi không nói gì, giữ những mối nghi ngờ xuất hiện trong đầu cho riêng mình.
"Cô gái rất xinh. Tôi chỉ chọn những người khách đáng tin cậy thôi".

Người Đẹp Ngủ Mê (chương 2)

  

 Người Đẹp Ngủ Mê
Tác giả: Yasunari Kawabata

Tranh Shinsui Ito Yokugo (After the bath).


CHƯƠNG 2

guchi không nghĩ mình sẽ trở lại "ngôi nhà người đẹp ngủ mê" lần thứ hai. Ngay lần đầu tiên trải qua một đêm ở đó ông đã không cảm thấy có hứng thú quay lại. Và sáng hôm sau khi ngủ dậy ra về ông thấy mình cũng nghĩ thế.
Độ hai tuần sau thì một cú điện thoại gọi đến hỏi ông có thích đến ngôi nhà đó ngay đêm nay không. Giọng nói có vẻ là của mụ đàn bà đã quá tuổi bốn mươi nhưng trong máy ông nghe nó như một tiếng thì thầm lạnh lẽo đến từ một nơi chốn nào bí ẩn và tịch mịch.
"Thưa ông, nếu ông đi ngay bây giờ thì khi nào tôi mới gặp ông?"
"Tôi đoán vào khoảng sau chín giờ một tí".
"Như thế thì sớm quá. Cô gái chưa đến đây, mà ngay cả cô có mặt rồi thì cô cũng chưa ngủ đâu".
Ngạc nhiên quá đỗi, Eguchi không nói gì.
"Tôi sẽ thiếp cho cô ta ngủ trước mười một giờ. Tôi sẽ chờ ông lúc nào cũng được nhưng phải sau giờ đó".
Mụ đàn bà nói chậm rãi và điềm tĩnh nhưng Eguchi thấy tim mình đập nhanh.

Người Đẹp Ngủ Mê (chương 3)

 

Washing her hair by Shinsui Ito

Người Đẹp Ngủ Mê
Tác giả: Yasunari Kawabata

                        CHƯƠNG 3                                      


ám ngày sau ông trở lại "ngôi nhà người đẹp ngủ mê" lần thứ ba. Lần lui tới thứ nhất cách lần thứ hai hai tuần; vậy khoảng cách giữa hai lần giảm xuống một nửa.

Có phải ông bị các cô gái ngủ say mê hoặc dần dần?
"Cô gái đêm nay còn trong thời kỳ học nghề" Mụ đàn bà nói khi pha trà. "Ông có thể thất vọng nhưng xin vui lòng chấp nhận em nó".
"Một cô khác nữa à?"
"Ông gọi điện vào phút chót trước khi ông đến đây, tôi đành phải xoay sở cách này, cách nọ. Nếu ông muốn riêng một em nào thì xin vui lòng báo cho tôi biết hai hay ba ngày trước".
"Được rồi. Nhưng bà nói, cô ta còn đang học nghề, nghĩa là sao?"
"Em nó mới vào làm, và còn nhỏ tuổi".
Ông già Eguchi giật mình.
"Em nó sợ lắm và đòi tôi cho thêm một em khác cùng ngủ chung. Nhưng tôi không muốn làm ông khó chịu".
"Hai cô cùng lúc? Tôi đâu thấy có gì khó chịu đâu. Nhưng bà thử nghĩ xem, cô nào cũng ngủ say như chết thì làm sao biết mình sợ hay không?"
"Đúng vậy. Nhưng ông vui lòng dịu dàng với em. Nó chưa quen".
"Tôi có làm cái quái quỷ gì đâu".
"Vâng, tôi biết lắm chứ".
"Đang học nghề?" Ông lẩm bẩm với chính mình. Bao giờ cũng xảy ra những điều kỳ quặc trên đời. Như thường lệ, mụ đàn bà mở hé cửa phòng, liếc mắt nhìn vào.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

Mấy cô điếm buồn (Phần I)

 

"... Vào cái năm tròn chín mươi tuổi, tôi muốn tự thưởng một đêm tình cuồng điên với một thiếu nữ còn trinh nguyên..."

Đây là mở đầu cho cuốn tiểu thuyết, cũng là toàn bộ câu chuyện. Bạn đọc có thể sẽ bất ngờ, nhưng khoan. Tôi sẽ dẫn bạn đi vào một tình yêu diệu kỳ.


Hình ảnh lấy từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Henning Carlsen

Gabriel García Márquez

Mấy cô điếm buồn


Nếu chúng ta làm một cuộc khảo sát về việc ai là nhà văn nước ngoài thế kỉ 20 được yêu thích nhất ở Việt Nam hiện nay, người chiếm ngôi đầu bảng rất có thể sẽ là Gabriel García Márquez. Công chúng văn học Việt Nam hôm nay có thể không đọc William Faulkner, không đọc James Joyce, không đọc Franz Kafka, không đọc Marcel Proust, không đọc Jorge Luis Borges; Camus và Sartre thì đã bị lãng quên; Claude Simon và Georges Perec, Günter Grass và các nhà văn Đức, Mikhail Bulgakov và các nhà văn Nga, tất cả đều có thể bị bỏ qua; Milan Kundera và Haruki Murakami đang là thời thượng, nhưng rất có thể sẽ nhanh chóng bị thất sủng, nhưng vị trí của Gabriel García Márquez thì rất khó bị lay chuyển. Từ hơn hai thập kỉ nay khi Trăm năm cô đơn được dịch ra tiếng Việt, nhà văn lão thành người Columbia này đã gây được ảnh hưởng lớn và rõ nét hơn cả lên các nhà văn Việt Nam. Xét về hai tiêu chí: được công chúng yêu thích và được nhiều nhà văn mến mộ, có lẽ ở Việt Nam không ai so được với García Márquez.


Năm 2004, ở tuổi 76, Gabriel García Márquez còn cho ra một cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi và bán chạy kỉ lục. talawas chủ nhật kì này xin giới thiệu bản dịch cuốn tiểu thuyết này đến bạn đọc, bản dịch của Mai Kim Ngọc.


talawas chủ nhật

 

Gabriel García Márquez

Mấy cô điếm buồn

Mai Kim Ngọc dịch


I II III

Mụ đàn bà dặn ông già Eguchi:


"Không được làm điều gì lố lăng đấy nhé.

Không được đút ngón tay vào miệng cô gái đang ngủ,

cũng không được toan tính những chuyện tương tự.“


(Yusanari Kawabata, Ngôi nhà những mỹ nhân say ngủ)


1.

Năm chín mươi tuổi tôi muốn tự thưởng một đêm tình điên với một xử nữ vị thành niên. Tôi nghĩ đến Rosa Cabarcas, mụ tú bà thường gọi cho khách quen mỗi khi có gái mới. Tôi chưa từng sa ngã trước những đề nghị dung tục của mụ, nhưng mụ chắc không tin tưởng vào những nguyên tắc sống trong sáng của tôi. Tôi đoán mụ sẽ cười ranh mãnh mà bảo, rồi anh coi, đạo lý cũng chỉ là vấn đề thời gian. Mụ trẻ hơn tôi chút đỉnh, nhiều năm qua bặt tin, và tôi tưởng mụ đã chết. Vậy mà tôi nhận ngay ra tiếng mụ trong điện thoại.

Tôi vào đề liền:


“Hôm nay nhé.”

Mấy cô điếm buồn (phần II)

  

“… Tôi cảm thấy có gì đó đang ngọ nguậy dưới gầm bàn, hình như không phải là một vật sống mà một bóng ma đang cà vào chân làm tôi hét to và nhảy bật dậy. Đó chính là con mèo với cái đuôi dài rất đẹp, với dáng vẻ chậm chạp và bí hiểm. Tôi rợn tóc gáy khi nghĩ rằng mình ở nhà một mình với một sinh vật sống không phải là người.

Khi chuông nhà thờ lớn điểm bay tiếng, thì trên bầu trời rực màu hồng chỉ có một ánh sao duy nhất sáng long lanh, một chiếc tàu thuỷ hú tiếng còi từ biệt buồn bã, và tôi cam thấy trong họng nghèn nghẹn tất cả những mối tình có thể đã từng có hoặc không hề có. Tôi không chịu đựng được nữa. Tôi nhấc điện thoại lên với trái tim để ngay đầu lưỡi, từ từ quay bốn số để khỏi nhầm, rồi khi tiếng chuông thứ ba vừa đổ tôi đã nhận ra giọng nói quen. Này, bà ơi, tôi thở dài nói, thứ lỗi cho sự thô bạo sáng nay nhé. Bà bình thản đáp: Ông khỏi lo, tôi chờ ông gọi từ sáng đến giờ. Tôi cảnh cáo: Tôi muốn đứa bé gái phải chờ tôi trong tình trạng mà Chúa đã đưa nó đến thế giới này và không bôi bất cứ thứ gì trên mặt đấy nhé …”

Đôi khi những cuộc đối thoại của bà chủ nhà thổ và ông lão làm tôi mỉm cười. Tôi chợt quên đi rằng lão già này đã chín mươi tuổi mà tưởng như mới thời trai trẻ.

  


Hình ảnh lấy từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Henning Carlsen

Gabriel García Márquez

Mấy cô điếm buồn

Mai Kim Ngọc dịch

I II III

Tới bảy giờ tối, tôi được mời làm khách danh dự cho buổi hoà tấu tuyệt vời của Jacques Thibault và Alfred Cortot trong thính đường của Hội Mỹ thuật, trình diễn bản xô-nát soạn cho vĩ cầm và dương cầm của Cesar Frank. Trong lúc tạm nghỉ giữa hai phần trình diễn, tôi được nghe những lời ngợi khen bất ngờ. Nhạc sư lớn Pedro Biava kéo tôi vào phòng diễn viên để giới thiệu với các nhạc công. Tôi quá xúc động đến nỗi khen họ vì bản xô-nát của Schumann mà họ không trình diễn, và bị người ta sửa lưng ngay trước công chúng bằng những lời lẽ khó chịu. Ấn tượng là tôi vì dốt mà đã lầm hai bản xô-nát được truyền bá trong môi trường nhạc địa phương, và sự cắt nghĩa lúng túng của tôi về sau chỉ làm cho nặng nề hơn.


Lần đầu tiên trong đời tôi muốn giết người. Tôi về nhà với sự dằn vặt bởi con quỷ con vô hình cứ thì thầm vào tai những câu trả lời đích đáng mà tôi đã không đưa ra kịp thời. Nghe nhạc cũng như đọc sách không thuyên giảm nổi nỗi bực dọc. May mắn, mụ Rosa gọi. Mụ la to trong điện thoại:


“Tôi rất mừng đã đọc bài báo. Tôi cứ tưởng là năm nay anh trăm tuổi thay vì chín mươi.”

Mấy cô điếm buồn (phần III)

 

“… Tôi trở nên dễ khóc. Bất cứ xúc động nào liên quan đến sự êm đềm đều làm tôi nghẹn ngào, và tôi vẫn không thành công chế ngự mình khi nghĩ đến chuyện phải chấm dứt cái thú vui cô đơn ngắm con bé ngủ, không phải vì sợ chết, mà vì cái đau lòng tưởng tượng nó không còn có tôi suốt cuộc sống còn lại của nó…”

 


Gabriel García Márquez

Mấy cô điếm buồn

Mai Kim Ngọc dịch


I II III

Một tháng sau, Rosa Cabarcas gọi điện cho tôi. Sự cắt nghĩa của mụ khó tin: Sau vụ ông chủ ngân hàng bị người ta ám sát, mụ đã đi nghỉ mát ở Cartagena de Indias. Tôi không tin tất nhiên, nhưng tôi cũng tỏ lời mừng cho mụ, và đợi mụ phóng đại câu chuyện nói dối của mụ xong, tôi hỏi mụ câu hỏi nóng sốt trong lòng:


“Thế con nhỏ thế nào?”


Rosa Cabarcas yên lặng rất lâu. Sau cùng mụ nói:


“Nó vẫn ở đấy.”


Nhưng giọng mụ trở nên mơ hồ khi mụ nói tiếp:


“Phải đợi một thời gian thôi.”


“Bao lâu?” Tôi hỏi.


Mụ bảo:


“Không biết bao lâu, nhưng tôi sẽ cho anh hay.”


Cảm thấy mụ sắp bỏ đi, tôi chặn mụ lại:


“Khoan đã, cho tôi chút tin tức chớ.”


Mụ nói:


“Tôi không có tin tức gì để cho anh.”


Và mụ kết luận:


“Anh phải cẩn thận, nóng nẩy có hại cho anh, và hơn nữa, có hại cho con bé.”

Cổng Stargate- Iraq

• Cổng Stargate của Iraq nằm dưới thành phố Ur cổ đại của người Sumer, nơi tọa lạc ngôi đền lớn nhất của người Sumer, Zigurat vĩ đại, nơi đã nhận 400 quả tên lửa liên tục bắn trúng sau Chiến tranh vùng Vịnh, một sự thật rất, rất gây tò mò.   




• Năm 1922, một nhà thám hiểm người Anh được cử tới Iraq để tìm kiếm đồ vật ở thành phố cổ Ur. Người ta nói rằng những gì ông tìm thấy không chỉ là một thành phố mà còn là cả một khu phức hợp có cổng sao nguyên vẹn.   




• Đầu những năm 1980, chính Saddam Hussein đã ra lệnh trùng tu Zigurat vĩ đại, biến ngôi chùa thành pháo đài. Một số chuyên gia cho rằng 3 cầu thang lớn dẫn lên ngôi đền đã được trùng tu và lấy đi các đồ vật, di vật và cổng sao của Iraq.   




• Chính quyền Bush và nhóm quân sự của họ nói rằng một doanh trại được cho là đã được xây dựng ở đó để phát triển vũ khí sinh hóa và thậm chí còn khẳng định rằng đây là căn cứ của lực lượng không quân ở Ur.  



 

• Mục tiêu thực sự của cuộc tấn công Iraq năm 2003 là để loại bỏ tàn dư của dòng dõi Anunnaki đã có từ hàng ngàn năm trước, của những kẻ đầu đen mà Saddam Hussein đã tự tạo ra bằng các công nghệ như cổng sao, vì vậy Elite bắt đầu lo lắng về chúng. những khám phá được công bố.   • Quân đội Mỹ vẫn ở đó hơn một thập kỷ, rất lâu sau khi Hussein bị lật đổ. Đây là khoảng thời gian họ phải tháo dỡ cánh cửa sao và gửi nó sang Hoa Kỳ. 





Theo dõi Ancient History Để xem thêm.


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Đồng Đức Bốn



Ông Đồng Đức Bốn bỏ đi trước. Mười lăm năm sau thì ông Thiệp cũng đi. Thời ấy người ta chẳng có mạng xã hội, báo chí còn lễ phép với văn chương và các nhà phê bình dao thớt còn giấu hòn đá mài bẽn lẽn trong cạp lồng cơm trưa khi tranh thủ đọc sách lý luận ốp ết...

Ông Bốn có lần say rượu đến giữa nhà mình ở tập thể Đài -121.D1- đọc thơ oang oang (nhưng là để ký tặng thơ cho chị đại, mình oắt con, tuổi gì!). Hàng xóm hé cửa sổ nhòm sang, tầng trên thò đầu khỏi ban công dỏng tai nghe ngóng...
Chính là bài này:
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Xa một ngày bằng triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn
Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng
Tình của em như một tờ giấy trắng
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ
Tình của em như lối rẽ bất ngờ
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết
Dẫu cho đến tận cùng cái chết
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Tôi không tin rằng trong bão giông
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em - Cây xương rồng vẫn nở hoa
Em ở gần tôi lại ở xa
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất
Và tôi tin tình em là có thật
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ
Và niềm vui có khi đến bất ngờ
Tôi lại hát ru em ngủ
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi
Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Hà Nội, mùa thu năm 1989
Rút từ tập thơ Đồng Đức Bốn "Con ngựa trắng và rừng quả đắng". NXB Văn học, 1992.
p/s: Ảnh này mình cực thích. Nhất là cái thái độ đểu giả của thi khuyển nhà ông Thiệp. Thú thật là vì nghe bên nhà tên tri kỷ Nhật Minh một link về ông Bốn mà tự nhiên thắt ngực nhớ.

Chép trên FB Phan Huyền Thư.