Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Sử ký Tư Mã Thiên- MỤC LỤC

 MỤC LỤC

Sử ký Tư Mã Thiên

1. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Lời Giới Thiệu

 


1. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Lời Giới Thiệu


Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.

2. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Thái Sử Công Tự Đề Tựa

 


2. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Thái Sử Công Tự Đề Tựa


Thái Sử Công nói:

- Cha tôi (Cha Tư Mã Thiên, là Tư Mã Đàm, làm chức Thái Sử) có nói: “Sau khi Chu Công mất được năm trăm năm thì có Khổng Tử. Khổng Tử mất đến nay đã được năm trăm năm. Nếu có kẻ nối nghiệp, soi sáng cho đời, chỉnh lý được Dịch truyện tiếp tục Kinh Xuân Thu, nắm được cái gốc của Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, thì là ở lúc này đây! Ở lúc này đây.”

3. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Thư Trả Lời Nhâm An

 


3. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Thư Trả Lời Nhâm An


Tôi, hạng trâu ngựa Tư Mã Thiên, Thái Tử Công, kính thưa Thiếu Khanh túc hạ(1).

Trước đây ông có hạ cố gửi thư dạy phải cẩn thận về việc tiếp người, cốt phải tôn người hiền, tiến cử kẻ sĩ, ý ông ân cần tha thiết, hình như trách tôi không nghe lời dạy mà lại theo lời bọn thế tục tầm thường. Tôi đâu dám thế.

4. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ

 

Tần Thủy Hoàng
秦始皇


4. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ


1. Tần Thủy Hoàng là con của Trang Tương Vương nước Tần (1). Trang Tương Vương làm con tin của Tần ở nước Triệu, thấy người thiếp của Lữ Bất Vi, thích, nên lấy, sinh Thủy Hoàng, vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, ở Hàm Đan, đặt tên là Chính, họ Triệu. Khi lên 13 tuổi, Trang Tương Vương chết, Chính thay, được lập làm Tần Vương (-247 trước công nguyên ).

5. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ (Tiếp Theo)



5. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ (Tiếp Theo)


(tiểu triện từ 220TCN)
Sau đó, trở về, đi qua đất Ngô theo sông Trường Giang qua đò ở Giang Thặng và đi dọc theo bờ biển lên phía bắc đến đất Lang Gia.

Bọn phương sĩ Từ Phúc ra ngoài biển tìm thuốc thần mấy năm không được, tốn kém rất nhiều. Chúng sợ bị trừng trị bèn lừa dối nói rằng thuốc của Bồng Lai có thể lấy được, nhưng bị con cá giao lớn làm khổ cho nên không đến được, xin nhà vua cấp cho người thiện xạ cùng đi, lấy cái nỏ bắn nhiều phát một lúc để bắn. Thuỷ Hoàng nằm mơ thấy mình đánh nhau với thần biển hình người. Bèn hỏi người đoán mộng.

Bác sĩ nói:

- Thuỷ thần không thể trông thấy nên hiện thành con cá giao. Xin nhà vua cầu khấn, thờ phụng có đủ lễ vật thì mới trừ được thứ thần ác và làm cho thần thiện có thể đến được.

6. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Hạng Vũ Bản Kỷ



6. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Hạng Vũ Bản Kỷ


Tây Sở Bá Vương



1. HẠNG TỊCH, người ở đất Hạ Tương, tên tự là Vũ. Khi khởi nghĩa (209 trước Công nguyên), Tịch hai mươi bốn tuổi. Chú Tịch là Hạng Lương. Cha của Hạng Lương là Hạng Yên làm tướng nước Sở, bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong ở đất Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Lúc còn nhỏ, Tịch học chữ, học chẳng nên, bỏ đi học kiếm thuật, cũng chẳng nên. Hạng Lương nổi giận. Tịch nói:

- Biết chữ chỉ để đủ viết tên họ mà thôi. Kiếm chỉ đánh lại một người, không bỏ công học. Nên học cái đánh lại được vạn người!

7. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Hạng Vũ Bản Kỷ (Tiếp Theo)

 

Tranh thời nhà Thanh vẽ Hạng Vũ


7. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Hạng Vũ Bản Kỷ (Tiếp Theo)


Bái Công bèn ra đi, sai Trương Lương ở lại để xin lỗi. Lương hỏi:

- Đại Vương đến đây có mang theo gì không?

Bái Công nói:

- Ta mang theo một cặp ngọc bạch bích, muốn để hiến Hạng Vương, một đôi chén ngọc muốn để biếu Á phụ. Ta thấy họ nổi giận nên không dám hiến. Nhà ngươi hiến hộ ta.

Trương Lương nói:

- Xin vâng.

8. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Cao Tổ Bản Kỷ

 

Chân dung Hán Cao Tổ


8. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Cao Tổ Bản Kỷ


1. Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, họ Lưu tên tự là Quý (1). Cha là Thái Công, mẹ là bà Lưu.

Trước đây có một lần bà Lưu nghỉ trên bờ một cái đầm lớn, mộng thấy nằm với một vị thần, lúc bấy giờ sấm chớp nổi lên, trời tối mịt, Thái Công đến xem thì thấy trên người bà có một con giao long. Sau đó bà có mang và sinh Cao Tổ.

9. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Cao Tổ Bản Kỷ (Tiếp Theo)

 


9. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Cao Tổ Bản Kỷ (Tiếp Theo)


Hạng Vũ nghe tin, đem quân rời bỏ đất Tề, đi qua đất Lỗ, ra khỏi Hồ Lăng, đến huyện Tiêu đánh nhau một trận lớn với quân Hán ở phía đông Linh Bích, thuộc Bành Thành, trên sông Tuy Thủy, phá tan quân Hán. Quân Hán bị giết nhiều, dòng sông Tuy Thủy bị nghẽn lại không chảy được. Hạng Vũ bèn bắt cha, và vợ Hán Vương ở đất Bái, đem theo trong quân để làm con tin. Lúc bấy giờ chư hầu thấy Sở mạnh, Hán thua trận, nên đành bỏ Hán mà theo Sở. Tắc Vương là Hân bỏ trốn vào đất Sở (1) người anh của Lữ Hậu là Chu Lữ Hầu làm tướng của Hán Vương đóng quân ở Hà Ấp, Hán Vương đến đấy, dần dần tập hợp binh sĩ, đóng quân ở đất Đường. Hán Vương liền đem binh về phía tây, đi qua đất Lương đến đất Ngu, sai Tùy Hà làm vết giả đến gặp Cửu Giang Vương là Kình Bố và nói:

10. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Lữ Hậu Bản Kỷ

 

Chân dung Lã hậu (nguồn baike)


10. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Lữ Hậu Bản Kỷ


1. Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi, sinh Hiếu Huệ Đế, con gái là Lỗ Nguyên thái hậu. Khi Cao Tổ làm Hán Vương, lấy Thích Cơ, người Định Đào, rất yêu quý, sinh Triệu Ẩn Vương, tên là Như Ý. Hiếu Huệ là người nhân từ, yếu đuối; Cao Tổ cho là không giống mình, thường muốn phế truất, lập Như Ý là con của Thích Cơ: “Như Ý giống ta”. Thích Cơ được Cao Tổ yêu, thường đi theo nhà vua đến phía đông cửa ải, ngày đêm khóc lóc muốn lập con mình để thay thái tử. Lữ Hậu tuổi cao thường ở nhà, ít khi gặp mặt nhà vua, cho nên càng bị bỏ rơi. Như Ý được lập làm Triệu Vương, đã mấy lần suýt thay thái tử. Nhờ có các quan đại thần can ngăn và nhờ có mưu kế của Lưu Hầu cho nên thái tử mới không bị truất (1).

11. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Bình Chuẩn Thư

 


11. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Bình Chuẩn (1) Thư


Một bản in cổ năm 1598 của Sử ký

1. Nhà Hán nổi lên thừa kế những điều tệ hại của nhà Tần. Những người mạnh khỏe thì phải phục vụ trong các hàng ngũ quân đội, những người già yếu thì phải lo vận chuyển lương thực. Việc làm khó nhọc mà tiền của thì thiếu thốn. Ngay thiên tử cũng không có cỗ xe tứ mã có bốn con ngựa cùng màu, còn tướng quân, thừa tướng thì đôi khi đi xe bò. Dân thường không có của để cất giấu. Nhà vua nhận thấy tiền của nhà Tần quá nặng, khó dùng nên đổi đi, sai dân đúc tiền: vàng thì một cân là đơn vị. Pháp luật trở thành đơn giản, bỏ bớt những điếu cấm đoán, cho nên bọn làm trái phép và tham lợi cất giấu những của cải thừa để bán làm cho vật giá cao vọt lên: gạo lên đến một vạn đồng tiền một thạch, một con ngựa một trăm cân vàng (2).

12. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN (Tư Mã Thiên) Khổng Tử Thế Gia

 


Bức chân dung cổ nhất về Khổng Tử
 do họa sư 
Ngô Đạo Tử (685–758) vẽ


12. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Khổng Tử Thế Gia


1. Khổng Tử sinh ở ấp Trâu, thuộc làng Xương Bình nước Lỗ. Tổ tiên trước kia là người nước Tống, tên là Khổng Phòng Thúc. Phòng Thúc sinh Bá Hạ, Bá Hạ sinh Thúc Lương Ngột. Lương Ngột khi đã quá tuổi (1), lấy Nhan Thị, hai người cầu tự ở núi Ni Khâu sinh Khổng Tử. Khổng Tử sinh ở nước Lỗ năm thứ 22 đời Lỗ Tương Công (55 trước công nguyên). Khi sinh ra, trên đầu gồ giữa lõm cho nên đặt tên là Khâu (tức là cái gò), tên tự là Trọng Ni, họ Khổng. Khổng Khâu sinh thì Thúc Lương Ngột chết, chôn ở núi Phòng Sơn. Núi Phòng Sơn ở phía đông nước Lỗ. Khổng Tử, do đó, không biết mộ cha ở đâu, vì mẹ của ông kiêng không nói điều đó. Khi còn nhỏ, Khổng Tử thích chơi trò bày các khay để cúng và chơi trò tế lễ. Đến khi mẹ chết, Khổng Tử chôn tạm mẹ ở con đường Ngũ Phụ vì ông cẩn thận (2). Mẹ của Văn Phụ, người đất Trâu, nói cho Khổng Tử biết nơi mộ của cha, cho nên về sau Khổng Tử hợp táng cả cha và mẹ ở núi Phòng Sơn.

13. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Khổng Tử Thế Gia (Tiếp Theo)

 

Khổng Tử bái kiến Lão Tử


13. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Khổng Tử Thế Gia (Tiếp Theo)


5. Mùa hạ năm ấy, Vệ Linh Công mất, lập người cháu tức là Xuất Công của nước Vệ. Tháng sáu, Triệu Ưởng đưa thái tử vào thành Thích (23). Dương Hổ sai thái tử mang mũ trụ và tám người mặc đồ tang giả vờ đi từ nước Vệ đến đón thái tử, khóc và vào thành Thích, rồi ở đấy. Mùa đông vua đất Thái dời đô đến Châu Lai. Năm ấy là năm thứ ba đời Lỗ Ai Công, Khổng Tử 60 tuổi. Nước Tề giúp nước Vệ vây đất Thích và thái tử nước Vệ là Khoái Ngoại ở đấy. Mùa hạ, ngôi miếu của Hoàn Công và Ly Công ở nước Lỗ bị đốt cháy. Nam Cung Kinh Thúc cứu hỏa. Khổng Tử lúc ấy đang ở đất Trần, nói:

- Hỏa hoạn thế nào cũng đang xảy ra ở miếu của Hoàn Công và Ly Công.

Sau đó quả nhiên đúng.

14. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Việt Vương Câu Tiễn Thế Gia

 


14. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Việt Vương Câu Tiễn Thế Gia


Một hình ảnh của Câu Tiễn

1. Tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời nhà Hạ, được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ, xăm mình, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp. Truyền được hai mươi đời đến Doãn Thường. Trong thời Doãn Thường, đánh nhau với vua Ngô là Hạp Lư và hai bên căm nghét nhau. Doãn Thường chết, con là Câu Tiễn được lập làm Việt Vương (Đoạn 1 - nguồn gốc Câu Tiễn).

2. Năm thứ nhất (490 trước công nguyên), vua Ngô là Hạp Lư nghe tin Doãn Thường đã chết, bèn đem quân đánh Việt. Vua Việt là Câu Tiễn sai những kẻ sĩ quyết liều chết ra khiêu chiến, họ dàn thành ba hàng tiến đến trận tuyến quân Ngô, thét lên rồi tự đâm vào cổ. Quân Ngô đang mãi nhìn thì quân Việt thừa cơ đánh úp. Quân Ngô bị thua ở thành Huề Lý, vua Ngô là Hạp Lư bị tên bắn trúng, Hạp Lư sắp chết, bảo con là Phù Sai:

- Thế nào cũng đừng quên đánh Việt.

15. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trần Thiệp Thế Gia

 

Cuộc nổi dậy của Trần Thắng, Ngô Quảng

15. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Trần Thiệp Thế Gia


1. Trần Thắng là người Dương Thành, tên chữ là Thiệp. Ngô Qủang là người Dương Hạ, tên chữ là Thúc. Lúc còn trẻ, Trần Thiệp thường cùng cày thuê với người ta, Thiệp dừng cày ở trên gò, bùi ngùi một hồi lâu mà rằng:

- Nếu được giàu sang, xin đừng quên nhau!

Bạn cày thuê cười, đáp:

- Đã đi cày thuê, còn giàu sang nỗi gì?

Trần Thắng thở dài nói:

16. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Lưu Hầu Thế Gia

 


Tranh vẽ Trương Tử Phòng
trong một ngôi mộ thời 
Tây Hán


16. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)

Lưu Hầu Thế Gia


Tổ tiên Lưu Hầu Trương Lương là người nước Hàn. Người ông là Khai Địa làm tướng quốc của Hàn Chiêu Hầu, Tuyên Huệ Vương, Tương Ai Vương; cha là Bình làm tướng quốc của Ly Vương, Điệu Huệ Vương. Năm thứ hai mươi ba đời Điệu Huệ Vương. Bình chết (250 trước công nguyên). Lương còn ít tuổi, chưa từng làm quan nước Hàn. Khi nước Hàn bị phá tan, Lương có ba trăm người tôi tớ trong nhà. Em Lương chết, Lương không lo chôn cất, đem tất cả gia tài tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho nước Hàn, bởi vì cha và ông làm tướng quốc năm đời vua Hàn. Lương thường học lễ ở đất Hoài Dương, đi về đông yết kiến Thương Hải Quân (người ẩn sĩ lúc bấy giờ), tìm được một lực sĩ làm một cái chuỳ sắt, nặng một trăm hai mươi cân. Tần Thuỷ Hoàng đi chơi ở miền đông, Lương và người khách rình đánh Tần Thuỷ Hoàng ở bãi cát Bác Lãng, đánh nhầm phải xe tuỳ tùng. Tần Thuỷ Hoàng nổi giận sai lùng khắp thiên hạ, tìm người thích khách rất gấp, cốt lùng cho được Trương Lương. Lương bèn đổi tên họ, trốn tránh ở Hạ Bì. Một hôm dạo chơi ở trên cầu Hạ Bì, Lương thấy một cụ gìa, mặc áo cộc đến chỗ mình, để chiếc giầy rơi tõm xuống cầu. Cụ quay lại bảo Lương:

- Thằng bé! Xuống lấy giầy!

17. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Trần Thừa Tướng Thế Gia

Gảy đàn
Tranh Phó Bão Thạch, 

17. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Trần Thừa Tướng Thế Gia

Trần thừa tướng tên là Bình, người làng Hộ Dũ, huyện Dương Vũ. Lúc nhỏ, Bình nhà nghèo ham đọc sách, có ba mươi mẫu ruộng, chỉ ở một mình với anh là Bá. Bá thường cày ruộng, cho Bình tha hồ đi học ở xa. Bình người cao lớn, đẹp trai. Có người nói với Bình:

- Anh nhà nghèo ăn gì mà béo như thế?

Người chị dâu ghét Bình không lo làm ăn, nói:

- Ăn cám thôi. Có ông chú như vậy chẳng bằng không có còn hơn.

Bá nghe vậy đuổi và bỏ vợ.

18. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Tôn Tử, Ngô Khởi Liệt Truyện

Tôn Tử, tranh vẽ thời nhà Minh

 
18. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Tôn Tử, Ngô Khởi Liệt Truyện

1. Tôn Tử tên là Vũ, người nước Tề, đem sách binh pháp yết kiến vua Ngô là Hạp Lư. Hạp Lư nói:

- Ta đã đọc cả mười ba thiên của ông rồi, nay ông thử áp dụng binh pháp điều khiển quân đội một cách tiểu qui mô có được không?

Tôn Tử đáp:

- Được ạ.

Hạp Lư nói:

- Đem đàn bà ra thí nghiệm có được không?

Tôn Tử đáp:

- Được ạ.

19. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Truyện Lão Tử


Khổng Tử bái kiến Lão Tử
 

19. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Truyện Lão Tử

Lão Tử, người làng Khúc Nhàn, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở, họ Lý, tên Nhĩ, tên tự là Bá Dương, tên thuỵ là Đam. Ông làm quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, muốn hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói:

- Những người ông nói đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi (Khổng Tử chủ trương theo lễ nghi của các vua đời trước. Lão Tử bác lại ý kiến đó). Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang; không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển. Tôi nghe nói: “Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si” (Hai câu này đều trong Đạo Đức Kinh ). Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi.

20. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Truyện Trang Tử



20. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN
(Tư Mã Thiên)
Truyện Trang Tử

Trang Tử, người huyện Mông tên là Chu. Chu có lần làm lại ở thành Tất Viên thuộc huyện Mông, đồng thời với Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương (tức là đồng thời với Mạnh Tử, nhưng có điều rất lạ, là hai người này trong tác phẩm không hề nhắc đến nhau một lời).

Học thuyết của ông không có việc gì là không xét đến, nhưng gốc là theo thuyết của Lão Tử. Ông làm sách có hơn mười vạn chữ, đại để đều theo lối ngụ ngôn. Ông làm những thiên «Ngư Phủ», «Đạo Chích», «Khư Kíp», để chê cười Khổng Tử và làm sáng tỏ học thuyết của Lão Tử. Những thiên «Ổi Hỹ Hư», «Canh Tang Tử» đều là lời bịa đặt, chẳng có việc thực, nhưng ông khéo ghép các đoạn sách, tách ra từng lời để nêu sự việc, xét rành mạch sự tình, nhằm công kích đạo Nho, đạo Mặc, dầu có những bậc túc học cũng không tài nào biện bạch được. Lời của ông mong lung, phóng túng, để thoả ý mình, cho nên từ bậc vương công, đại nhân trở xuống đều không ai biết quý trọng tài năng của ông. Uy Vương nước Sở nghe Trang Chu là người hiền, sai sứ mang hậu lễ đón ông để cho ông làm tể tướng, Trang Chu cười bảo sứ giả nước Sở:

- Nghìn vàng là lợi to, khanh tướng là ngôi quý đấy. Nhưng ông không thấy con bò lúc tế giao hay sao? Nó được ăn mấy năm, được mặc đồ vóc thêu để đưa vào nhà thái miếu. Lúc bấy giờ, muốn làm con lợn nhỏ có được không? Ông đi ngay cho, đừng làm bẩn đến ta. Ta chỉ chơi đùa trong nơi ngòi vũng để tự vui, không để cho kẻ có nước trói buộc, trọn đời không ra làm quan để thoả chí ta.


--------------------------------------

21. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Thân Bất Hại, Hàn Phi Liệt Truyện

Lạc Phù Sơn cổ tuyết
Tranh Ngô Quan Trung


 21. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Thân Bất Hại, Hàn Phi Liệt Truyện

1. Thân Bất Hại là người đất Kinh, vốn là một viên quan nhỏ ở nước Trịnh, nhờ có học thuật nên thành thân cận với Hàn Chiêu Hầu, Chiêu Hầu dùng Thân Bất Hại làm tướng quốc. Thân Bất Hại bên trong lo sửa đổi chính sự, lễ giáo, bên ngoài lo đối phó với chư hầu. Suốt trong mười lăm năm, cho đến khi Thân Tử mất, nước được bình yên, binh mạnh, không nước nào xâm lấn nước Hàn.

Học thuyết của Thân Tử gốc ở Hoàng Đế, Lão Tử, nhưng lấy việc «hình danh» (một chi nhánh của phái Pháp gia) làm chủ. Thân Bất Hại có viết quyển sách gồm hai thiên gọi là Thân Tử.

22. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN - Tư Mã Nhương Thư Liệt Truyện

Tư Mã Nhương Thư

 22. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Tư Mã Nhương Thư Liệt Truyện

1. Tư Mã Nhương Thư (Nhương Thư họ Điền nhưng vì làm đại tư mã nên gọi là Tư Mã), là con cháu Điền Hoàn. Trong thời Tề Cảnh Công, nước Tần đánh các đất A, Chân; nước Yên xâm phạm đất Hà Thượng. Quân Tề bị đánh bại. Cảnh Công lo lắng. Án Anh bèn tiến cử Điền Nhương Thư, nói:

- Nhương Thư tuy là đứa con vợ mọn (con của người tì thiếp. Ở dưới lại nói Nhương Thư là kẻ thấp hèn), của họ Điền nhưng người này về mặt văn thì có thể làm cho dân chúng theo mình; về mặt võ có thể làm cho quân địch sợ uy. Xin nhà vua thử dùng xem.