Dù nhiều lần cự tuyệt Lưu Bị, nhưng khi về Thục Hán, Lưu Ba vẫn được trọng dụng và ngang hàng với nhóm đại thần Khổng Minh, Pháp Chính... |
LƯU BA TRUYỆN
Lưu Ba tự Tử Sơ, người
ở nam Linh Lăng. Nổi tiếng từ thưở nhỏ,
Linh Lăng tiên hiền truyện viết: Tổ phụ của Ba là Diệu, từng làm Thái Thú Thương Ngô. Cha Ba là Tường, nguyên là Giang Hạ Thái Thú, Đãng Khấu tướng quân. Khi Tôn Kiên cử binh đánh Đổng Trác, Nam Dương Thái Thú Trương Tư không chịu cấp quân lương nên (bị Kiên) giết chết. Tường cũng đồng lòng (với Kiên), Nam Dương nhân sĩ vì vậy oán hận Tường, cử binh đến đánh, trong lúc giao tranh (Tường) bại trận, chết. Lưu Biểu vốn cũng không có quan hệ tốt với Tường nên giam lỏng Ba, muốn giết, song lại cân nhắc, sai người thân tín cũ của Tường giả mật báo với Ba rằng: ”Lưu Mục(1) muốn hại tôi, có thể cho tôi cùng chạy trốn chăng.’’ Ba lần như thế, Ba đều không đáp ứng. Biểu được thuật lại việc này, bèn bỏ ý định giết Ba.
Năm mười tám tuổi, (Ba) làm Tào Sử Chủ ký chủ bộ ở quận(2). Lưu Tiên Chủ muốn sai Chu Bất Nghi(3) theo Ba học tập. Ba đáp rằng: ”(Tôi) trước lãng du đất Kinh Bắc, nay lặn lội chốn quan trường, hỏi đến sự học, chẳng có đủ phép tắc của bậc danh gia, trong đã không có thủ thuụât trầm ổn của Dương Chu(4), ngoài lại thiếu phong độ giúp đời của Mặc Địch(5), giống như sao Cơ ở trời nam, hão huyền vô dụng. (Ngài) viết thư muốn (tôi dạy) cháu ngài từ chỗ có vẻ đẹp của loài loan loài phượng thành ra biết múa điệu vũ của chim yến chim sẻ, sao có thể gọi là chỉ rõ đạo sáng (cho cháu ngài) được. (Tôi) tự thẹn rằng (học vấn) có mà như không, tưởng đầy đủ hoá ra trống rỗng, sao dám tuân lời.”
Kinh Châu Mục Lưu Biểu
liên tục gọi mời, tiến cử làm Mậu Tài, (Ba) đều không tới. Biểu chết. Tào Công
đánh Kinh Châu. Tiên Chủ chạy xuống Giang Nam, kẻ sĩ vùng Kinh Sở đều chạy theo
về phía đó, riêng Ba đi lên phía bắc bái phỏng Tào Công. Tào Công lấy làm Duyện,
sai đi chiêu nạp Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.
Linh Lăng tiên hiền
truyện viết: Khi Tào Công bại ở Ô Lâm, trở về phía bắc, muốn dùng Hoàn Giai. Lời
Giai không giống với Ba. Ba nói với Tào Công rằng: ‘‘Không thể để Lưu Bị chiếm
lấy Kinh Châu được.” (Tào) Công đáp: "Bị nếu có tham vọng ấy, Cô đã có sẵn kế
sách bộ binh.”
Khi Tiên Chủ thu được
ba quận, Ba không thể trở về (với Tào Tháo) nữa, rút cuộc tránh đến Giao Chỉ.
Linh Lăng tiên hiền
truyện chép: Ba đến Linh Lăng, nhiệm vụ không thành, muốn qua Giao Châu mượn đường
trở về kinh sư. Khi Gia Cát Lượng ở Lâm Chưng, Ba gửi thư cho Lượng nói: ”Nhân
khi khốn đốn, trải lúc nguy nan đến cai quản những người dân biết hướng về đạo
nghĩa, tự mình giúp đỡ chúng sinh, nương theo ý trời, thuận với vạn vật, chẳng
phải ta tự mình có khả năng mưu toan mà khuyến khích được(6). Còn nếu bàn đến
cùng xét đến hết thì lời uỷ thác lúc lâm chung như biển rộng không thể quay lại
coi sóc Kinh Châu nữa.” Lượng đáp lại rằng: "Lưu Công hùng tài cái thế, thu phục
đất Kinh Châu, chẳng ai không cảm đức mà quy phục, trời người cùng theo về là
việc có thể thấy vậy, túc hạ còn muốn gì nữa?” Ba nói: ”Thụ mệnh mà làm, việc
không thành thì trả lại, đó mới là đúng lý, lời của túc hạ sao không ngay thẳng
vậy!”Tiên Chủ rất căm hận.
Ba theo đường Giao Chỉ
đến Thục.
Linh Lăng tiên hiền truyện chép: Ba tới Giao Chỉ, đổi thành họ Trương. Cùng Thái Thú Giao Chỉ Sĩ Khê(7) thương thảo kế sách không hợp, bèn theo đường Tang Ca trở về. Bị giam giữ ở quận sở quận Ích Châu, Thái Thú (Ích Châu) muốn giết Ba. Người Chủ Bộ can rằng: "Đây là kẻ phi thường, không thể giết được". Viên Chủ Bộ lại xin tự giải Ba lên trụ sở châu, yết kiến Ích Châu Mục Lưu Chương. Cha Chương là Yên khi xưa do cha Ba là Tường tiến cử làm Hiếu Liêm, (Chương) gặp lại Ba vô cùng xúc động, mỗi khi có việc lớn đều đến hỏi han thương lượng.
Thần Tùng Chi bàn rằng: Lưu Yên
vào thời Hán Linh đế làm Kinh Tông chánh Thái Thường, rồi ra nhận chức Ích Châu
mục. Tường thì khi Tôn Kiên quật khởi ở Trường Sa mới bắt đầu làm Giang Hạ Thái
Thú, không thể tiến cử Yên làm Hiếu Liêm. Nay xét rõ vậy. Ít lâu sau Tiên Chủ
bình định Ích Châu. Ba có lời tạ tội trái lệnh lúc trước, Tiên Chủ không trách.
Linh Lăng tiên hiền
truyện chép: Chương sai Pháp Chính đón Lưu Bị, Ba can rằng: ”Bị là người mạnh mẽ,
vào (Thục) tất gây hoạ hoạn, không thể dung nạp được.” (Bị) vào Thục, Ba lại
can rằng: ”Nếu dùng Bị để đánh Trương Lỗ, ấy là thả hổ về rừng núi vậy.’’
Chương không nghe, Ba đóng cửa cáo bệnh. Bị đánh Thành Đô, ra lệnh trong quân rằng:
”Ai làm hại Lưu Ba, sẽ tru di đến ba họ.” Thu phục được Ba, (Bị) rất mừng.
(Lưu Ba) được Gia Cát
Khổng Minh tán dương cân nhắc tiến cử, Tiên Chủ dùng làm Tả Tướng quân Tây Tào
duyện.
Linh Lăng tiên hiền truyện chép: Trương Phi từng đến chỗ Ba ở, song Ba không cùng bàn luận (với Phi), Phi lấy làm tức giận. Gia Cát Lượng nói với Ba rằng: "Trương Phi tuy đúng là võ tướng nhưng rất kính trọng quý mến túc hạ. Nay Chúa công muốn hội tụ văn võ để xấy đại nghiệp, túc hạ tuy tính tình cao khiết, trung trực giỏi giang nhưng sao thiếu thành ý hạ cố cùng hoà hợp vậy.” Ba đáp rằng: ”Đại trượng phu ở trên đời, hướng đến anh hùng bốn bể mà quan hệ, còn như với mấy gã nhà binh thì có chuyện gì mà nói.” Bị nghe chuyện, giận nói: ”Cô muốn yên định thiên hạ, nhưng Tử Sở cứ một mình gây rối. Lẽ nào muốn quay về phía bắc, nếu chí hướng như vậy đâu có phải muốn giúp Cô xây thành đại nghiệp.” Bị lại nói: ”Tử Sơ tài trí hơn người, như ta, có thể dùng được, ngoài ta ra khó ai dùng nổi.” Lượng cũng nói: ”Ngồi trong màn trướng trù liệu kế sách, tôi còn kém Tử Sơ xa lắm! Còn như so đo ở chỗ cầm dùi trống ra trước trăm quân, khiến bách tính vui vẻ mà liều chết thì cũng còn phải nghe xem mọi người nghị luận thế nào.’’
Lúc đầu
đánh Lưu Chương, Bị hẹn với quân sĩ rằng: ”Nếu xong việc, vạn vật trong kho đụn,
Cô không can thiệp đến.’’ Khi chiếm được Thành Đô, quân sĩ đều bỏ vũ khí chạy đến
các kho tàng mà đua nhau lấy tài vật. Quân dụng chi dùng không đủ, Bị rất lo buồn.
Ba nói: ”Dễ thôi, nếu đúc ngay tiền trị giá một trăm, điều hoà giá trị mọi vật,
dùng thư lại làm quan kiểm soát.’’ Bị nghe theo, chỉ khoảng vài tháng, kho tàng
lại đầy đủ sung túc..
Năm Kiến An thứ hai
mươi bốn, Tiên Chủ xưng Hán Trung vương, Ba làm Thượng Thư, sau kế tục Pháp
Chính làm Thượng Thư Lệnh. Gĩư hành vi khiêm hoà liêm khiết, không lo đến sản
nghiệp cá nhân, lại tự nghĩ việc quy phục của mình không trong sáng, sợ mắc hiềm
nghi nên cung kính trầm mặc, từ chối quan hệ riêng tư, không phải việc công thì
không lên tiếng.
Linh Lăng tiên hiền
truyện chép: Thời bấy giờ ở Trung Nguyên lòng người chưa định, nghe Bị ở Thục,
bốn phương dài cổ ngóng chờ. Mà Bị cũng có ý muốn mau chóng lên ngôi, Ba cho rằng
(vội vàng) như vậy chưa yên được thiên hạ, hãy tạm hoãn lại. Cùng Chủ bộ Ung Mậu
can Bị, Bị mượn cớ khác giết Mậu, những người ở xa vì thế không quy phục nữa...
Tiên Chủ xưng tôn
hào, bố cáo trời đất thần minh, đại khái các loại văn cáo sách mệnh đều do Ba
chấp bút. Năm Chương Vũ thứ hai chết. Sau khi Ba chết, quan Thượng Thư phó xạ
nước Nguỵ là Trần Quần có viết thư gửi Thừa Tướng Gia Cát Lượng hỏi thăm tin tức
của Ba, gọi Ba là Lưu quân Tử Sơ, vô cùng kính trọng.
Linh Lăng tiên hiền
truyện chép: Phụ Ngô tướng quân Trương Chiêu nói với Tôn Quyền về tính khí hẹp
hòi làm nên tai hoạ của Ba, cho rằng chẳng đáng phải cự tuyệt Trương Phi quá thế.
Quyền nói: "Nếu Tử Sơ theo đời chìm nổi, rộng rãi làm đẹp lòng Huyền Đức, sao
đủ để xưng là cao sĩ ?’’
CHÚ THÍCH
(1) Lưu Biểu giữ chức
Kinh Châu mục nên gọi là Lưu Mục. Cũng có khi gọi là Lưu Kinh Châu để phân biệt
với Lưu Dự Châu Lưu Bị, Lưu Ích Châu Lưu Yên, Lưu U Châu Lưu Ngu.
(2) Quân Linh Lăng.
(3) Cháu họ về bên
ngoại của Lưu Bị.
(4) Chưa biết ai.
(5) Hiệp sĩ, triết
gia Trung quốc sáng lập ra Mặc phái một trong cửu lưu của Trung Hoa cổ đại.
(6) ⾮余⾝谋所能劝动
không biết dịch đã sát chưa.
(7) Các sách khác để
là Sĩ Nhiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét