Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

十个词汇里的中国 - Trung Quốc trong 10 từ vựng - China in Ten Words -

十个词汇里的中国

Năm 2012, tôi biết đến cuốn Hoa Lục trong Mười Chữ của nhà văn Dư Hoa (Yu Hua) qua giới thiệu của bạn Hải Hà trên website gio-o.com. 

Đọc một phần tác phẩm, thấy " Thủ giống thủ, xôi giống xôi" thật là tâm đắc.

Sau đó, qua bác Vũ Nho giới thiệu tôi tìm đọc trên trang nhà bác Vũ Công Hoan phần Nhân Dân và Lãnh Tụ. Sau này quen biết nhà văn Triệu Xuân, một người cùng tuổi lại đồng hương nên hàng ngày vào website của bác đọc say mê (một website thật đồ sộ và phong phú). Tìm mục 'Dư Hoa' và đọc được đầy đủ tác phẩm này. Hiềm nổi, một trang web văn học đứng đắn vậy mà nhà mạng VNPT luôn chặn. Hôm nay, đọc qua mạng FPT, xin phép chủ trang chép về nhà để mọi người cùng đọc. 

Trong gio-0 dịch là Hoa Lục trong Mười Chữ, nhà văn Vũ Công Hoan dịch là Trung Quốc trong 10 từ vựng.
Quyển sách “China in Ten Words (Hoa Lục Trong Mười Chữ)” của Dư Hoa được xuất bản ở Đài Loan và bằng tiếng Anh ở Hoa Kỳ năm 2011.  

Được viết theo thể loại tiểu luận pha hồi ký, quyển sách có mười chương; mỗi chương dùng một chữ làm tiểu đề, bao gồm People (Nhân Dân), Leader (Lãnh Tụ), Reading (Đọc Sách), Writing (Viết Văn), Lu Xun (Lỗ Tấn), Revolution (Cách Mạng), Disparity (Chênh Lệch), Grassroots (Dân Quèn[1]), Copycat (Bắt Chước), và Bamboozle (Lường Gạt). Dư Hoa bảo rằng để nói cho tận tường mọi khía cạnh về đất nước của ông, có lẽ quyển sách sẽ dài như quyển Một Ngàn Lẻ Một Đêm. Ông chọn mười chữ như mười đôi mắt đặt ở những vị trí thuận lợi giúp ông quan sát và phân tích nhiều khía cạnh, tích cực lẫn tiêu cực của xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, và kinh tế của Hoa Lục. Với sự nhạy cảm của một nhà văn, Dư Hoa đau cùng với cái đau của Trung quốc. Nói đến nỗi đau của Hoa Lục, thoạt tiên nghe chừng như nghịch lý, vì Hoa Lục hiện nay là một quốc gia siêu cường đứng hàng nhất nhì trên thế giới; nhưng theo Dư Hoa, xã hội Hoa Lục chứa nhiều ung thối, bệnh hoạn đến mức đang ở bên bờ vực tự hủy hoại.
Trong blogspot của tôi có 13 bài, có 2 cặp bài lăp, các bạn có thể đọc 11 bài sau. Các mục từ theo bản của nhà văn Vũ Công Hoan.


01. Nhân Dân. (人民 - People)

02. Lãnh Tụ. (领袖 -  Leader)

03. Đọc sách. (阅读 - Reading)

04. Viết văn (写作 - Writing; trong gio-o dịch là Sáng tác)

05. Lỗ Tấn. (鲁迅 - Lu Xun)

06. Khoảng cách  (差距 - Disparity;  Cách Biệt Giàu Nghèo; trong gio-o dịch là Chênh lệch).

07. Cách mạng (革命 - Revolution)

08. Thảo dân (草根 - Grassroots; Cùng Đinh trong gio-o dịch là Dân quèn)

09. Sơn trại  (山寨 - Copycat; Bắt Chước, Bắt Chước Rởm)

10. Nói xạo   (忽悠 - Bamboozle, Bịp; Lường gạt, NV Vũ Công Hoan dịch là Tán dóc, NV Triệu Xuân cho là Nói xạo)

Đọc thêm.

Giới thiệu tác phẩm mới của Dư Hoa “Trung Quốc trong 10 Chữ”

-------------------------------------------------

2 nhận xét:

  1. Mười chữ Dư Hoa dùng dể tóm thực tại xã hội Trung Quốc là: Nhân dân, Nhà lãnh đạo, Đọc, Viết, Lỗ Tấn, Cách mạng, Cách biệt giàu nghèo, Cùng đinh, Bắt chước rởm, và Bịp. RFA

    Trả lờiXóa
  2. Yu Hua, "Trung Quốc trong mười từ"

    Yu Hua tôn trọng Homer, Dante và Mạnh Tử. Theo lời dạy của họ, Yu ​​Hua đã giới thiệu quan điểm của mình về cuộc sống và Trung Quốc. Yu Hua đã viết:

    "Nhà thơ mù Hy Lạp cổ đại Homer đã nói:" Các vị thần không may dệt nên các thế hệ tương lai không thiếu chủ đề ca hát. "Sau vài trăm năm, nhà triết học Trung Quốc Mencius đã nói:" sinh ra trong đau khổ, chết trong hạnh phúc "... Nhà thơ người Ý Dante đã viết một câu thơ đơn giản: 'Mục tiêu nằm trong mũi tên, cách xa chuỗi' "(Trung Quốc trong mười từ, lời tựa, bảy trang đến tám trang).

    Mỗi câu nói nổi tiếng này có một cách sử dụng cụ thể để cho phép Yu Hua kể chuyện về tình trạng của con người và tình hình hiện tại của Trung Quốc.

    Bắt đầu với một tài liệu tham khảo trong sử thi của Homer, Yu Hua đã thảo luận về nguồn gốc và ảnh hưởng của "điều không may". Homer đề xuất một khái niệm truyền thống hơn: Chúa sử dụng bất hạnh và nghịch cảnh để tạo ra những câu chuyện mà các thế hệ tương lai có thể học hỏi. Do đó, thật không may, nó là một vấn đề ngoài tầm kiểm soát của con người. Ngoài ra, mục đích của nó còn cao hơn nỗi đau của một mình con người. Trong phân tích cuối cùng, đau khổ là một cách để cải thiện nhân loại.

    Tương tự, Mạnh Tử nói về nguồn gốc và mục đích của nghịch cảnh. Tuy nhiên, dựa trên các nguyên tắc Nho giáo, các ý tưởng về "nghịch cảnh" và "giảm thiểu" của Mạnh Tử khác với Homer. Đối với Mạnh Tử, nghịch cảnh là kết quả tự nhiên của lỗi con người. Thay vì chỉ học hỏi từ nghịch cảnh như vậy, mọi người nên hiểu đau khổ như một cách để tiến bộ. Nếu chúng ta không có đau khổ, không có sai lầm cần phải sửa chữa, thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa và tiến bộ xã hội sẽ bị triệt tiêu. Về cơ bản, "nghịch cảnh" của Mạnh Tử là một cách để cải thiện sức chịu đựng của chúng ta, và những cách "thoải mái" và "thoải mái" sẽ đẩy nhanh cái chết của chúng ta, cho dù đó là cho các cá nhân vi mô hay các quốc gia vĩ mô.

    Cuối cùng, Yu Hua đã trích dẫn những lời của Dante, để liên kết các khái niệm về nghịch cảnh của Hồi giáo và sự tiến bộ của Hồi giáo với Trung Quốc. Nhấn mạnh tốc độ của một hành động, những câu nói nổi tiếng của Dante áp dụng cho Trung Quốc hiện đại ở các mức độ khác nhau. Yu Hua chỉ ra rằng nhiều vấn đề xã hội và xung đột ở Trung Quốc đã bị che giấu bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Các vấn đề kết quả là rất nhanh và rộng đến mức chỉ có các nền văn hóa tự mãn mới có thể làm mờ gốc rễ của chúng.

    Trả lờiXóa