Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Biên Niên Tự Thuật của Thiền Sư Hư Vân


Biên Niên Tự Thuật của Thiền Sư Hư Vân




Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân.

Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.

Đời nhà Thanh, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 20, 1 tuổi. (1840/41)

Tháng bảy ngày hai mươi, giờ dần, tôi ra đời tại phủ Tuyền Châu. Lúc ấy thân được bao bọc bởi một bọc thịt. Mẹ thấy vậy, kinh hãi vô cùng, nghĩ từ đây về sau chắc sẽ không còn hy vọng sanh con được nữa, nên buồn uất khí mà chết. Hôm sau, có ông lão bán thuốc đến cắt bọc thịt, bồng tôi ra. Kể từ đó được bà kế mẫu, Vương Thị, chăm sóc nuôi nấng.

Tàu hơi nước của Công ty Đông Ấn Nemesis, do Trung úy WH Hall chỉ huy, với các tàu từ Sulphur, Calliope, Larne và Starling, tiêu diệt các chiến binh Trung Quốc ở Vịnh Anson, vào ngày 7 tháng 1 năm 1841
(Đại sự trong năm: Chiến tranh nha phiến bùng nổ. Đề Đốc Tùng Đáo Từ cấm nha phiến. Đốt cháy kho nha phiến của người Anh. Nước Anh đem quân vào Quảng Đông)


Đời nhà Thanh, niên hiệu Đạo Quang năm thứ hai 22, 3 tuổi. (1842/43)

(Đại sự trong năm: Hòa ước Giang Kinh, mở năm cửa khẩu để thông thương cùng nước ngoài. Cắt Hồng Kông cho nước Anh.)


Đời nhà Thanh, niên hiệu Đạo Quang năm thứ 30, 11 tuổi. (1850/51)

Cha trở về Tuyền Châu. Được chú nhận làm con nuôi, nên bà nội, Châu Thị, định cưới hai cô vợ cho tôi, tức Điền Thị, và Đàm Thị. Cả hai đều là người tỉnh Hồ Nam, dòng dõi quan liêu tại Phúc Kiến, đời đời đã từng làm bạn thông giao với dòng họ tôi.

Đông năm ấy bà nội tôi qua đời. Cha thọ tang.

(Đại sự trong năm: Hồng Tú Toàn khởi nghĩa tại Kim Điền)


Hàm Phong nguyên niên, 12 tuổi. (1851/52)

Tháng hai, tôi cùng cha đi Đài Loan. Lên thuyền nhỏ ra biển, từ cửa Hạ Môn xuất phát. Lúc đang lênh đênh trên biển cả, bỗng đâu hiện ra một quái vật, lớn như núi, cao hơn mặt biển cả vài chục thước. Tất cả người trên thuyền thảy đều niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Ấm. 

Thuyền chạy khoảng nửa giờ sau thì thấy đuôi cá khổng lồ, dài không biết cả mấy trăm thước.



(Đại sự trong năm: Hồng Tú Toàn vây hãm Vĩnh An, xưng Thái Bình Thiên Quốc Thiên Vương)


Hàm Phong năm thứ 2, 13 tuổi. (1852/53)

Tôi theo cha đưa linh cữu bà nội trở về huyện Tương Lương an táng. Thỉnh chư tăng đến nhà làm Phật sự. Được thấy pháp khí Tam Bảo, tâm sanh vui mừng. Tạng sách trong nhà có kinh Phật. Lúc đầu xem truyện Hương Sơn, sự tích thành đạo của Bồ Tát Quán Thế Ấm, liền thâm nhiễm vào tâm. Tháng tám, theo chú đi Bồ Đường, hành hương ở Nam Ngạc. Đi lễ khắp các chùa, dường như có duyên xưa nên không muốn trở về nhà. Nhưng vì chú quá nghiêm nghị, nên không dám nói.


Hàm Phong năm thứ 3, 14 tuổi. (1853/54)

Cha biết tôi có chí xuất trần nên muốn dùng lợi lạc thế gian mà lưu giữ ở lại, bằng cách mời một vị tiên thiên đại đạo, Vương tiên sinh, đến dạy cách tu hành tại nhà. Vị này dạy đọc các sách đạo lão cùng luyện nội ngoại khí công. Tuy tâm tôi không muốn học, nhưng lại không dám nói. Mùa đông, cha giải tang bà nội xong, giao tôi cho chú dạy dỗ, coi sóc, rồi một mình đi Phúc Kiến để nhận chức tại Hạ Môn.

(Đại sự trong năm: Hồng Tú Toàn đóng đô tại Nam Kinh. Tăng Quốc Phiên làm tướng quân.)

Hàm Phong năm thứ 6, 17 tuổi. (1856/57)

Tôi học sách đạo giáo tại nhà trong ba năm, chịu nhẫn hết sức, như ngồi trên bàn đinh. Lại giả vờ làm cho chú vui, nên giúp việc nấu nướng trong nhà, nhưng rất biếng nhác. Ngày nọ, thừa lúc chú đi ra ngoài, tôi nghĩ thời điểm rời nhà đã đến nên xách bị trốn đi Nam Ngạc. Có rất nhiều đường lớn nhỏ, khó đi. Giữa đường, bị người nhà bắt đưa trở về Tuyền Châu. 

Cùng đi có người em họ tên là Phú Quốc. Chẳng bao lâu, cha cho tiếp rước hai cô họ Điền và Đàm để cử hành hôn lễ. Thế là tôi bị cấm cố tại nhà. Tuy cùng hai cô vợ ở chung nhà nhưng không nhiễm tình dục. Tôi giảng Phật Pháp cho hai cô vợ nghe. Họ cũng hiểu rõ.

Thấy người em họ Phú Quốc cũng có chí xuất tục nên đồng học Phật pháp. Nơi phòng riêng hay nhà khách, chúng tôi đều là bạn đạo thanh tịnh.


Hàm Phong năm thứ 8, 19 tuổi. (1858/59)

Thanh Văn Tông, Hãn hiệu Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1850 đến năm 1861, khoảng 11 năm. Cả thời trị vì ông dùng niên hiệu là Hàm Phong, nên thường được gọi là Hàm Phong Đế
Tôi quyết chí ly tục. Phú Quốc cũng đồng chung chí hướng. Chúng tôi bí mật xem lộ trình đến Cổ Sơn ở Phước Châu. Tôi làm Bài Ca Túi Da để lưu biệt hai cô họ Điền và họ Đàm.

Sau đó cùng Phú Quốc trốn đi đến chùa Dõng Tuyền, Cổ Sơn, Phước Châu. Lễ lão hòa thượng Thường Khai làm thầy xuống tóc.

(Đại sự trong năm: Liên quân Anh Pháp vây hãm Đại Cô. Ký kết hòa ước Thiên Tân.)


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Tượng nữ thần Tara


Tượng nữ thần Tara

Năm 1978, người dân xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Quảng Nam tình cờ phát hiện được tượng phật đồng Tara nữ. Ngay sau khi được phát hiện, bức tượng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và giới chuyên gia.
Toàn bộ đôi tay và phần trên của tượng Tara để trần và thể hiện một thân hình phụ nữ đẹp với cổ cao ba ngấn; Bộ ngực tròn đầy với đôi vú hình bán cầu và gần nhau; Bụng hơi phệ và cách vùng lồng ngực bởi một nếp nhăn đẹp và sâu; Mông nở, vai rộng, đôi tay trần khoẻ mạnh cùng đưa đôi bàn tay xòe to đang cầm một vật gì đó bằng ngón cái và ngón trỏ một cách cân xứng và duyên dáng.


Khuôn mặt

Vài điểm khác biệt nằm ở chi tiết: Tượng Phật Đồng Dương mang huệ nhãn trên vầng trán (urna) trong khi các tượng ở Sri Lanka không có chi tiết này; đôi lông mày trên tượng Phật Đồng Dương được thể hiện như một đường cong nối liền nhau và đôi mắt có con ngươi tròn.


Sự nghiêm trang, quyền uy của thánh mẹ Tara toát ra đày đủ từ khuôn mặt đặt trên ba tầng ngấn cổ cao, to với chiếc mũi nở to nhô cao cân đối, với cặp mắt cũng mở to đang nhìn xuống chúng dân, tròng mắt, con ngươi được chạm cẩn đá quý rất sống động và cặp môi dày khép lại một cách nghiêm nghị. Hai bên là đôi tai phật có phần “dái tai” đục lỗ khá dài. Trán của nữ thánh được tạo hình vuông vức, bất thường với hàng lông mày dày kết liền tạo ranh giới dưới và hai bờ tóc tạo khung thẳng hai bên để hình thành một không gian khá vuông vức cho vị trí của chiếc mắt thần thứ ba hình quả trám dọc đặt chính giữa. Kiểu tạo hình trán vuông vức và bất thường như vậy đã có tác dụng đưa những nét “người” trần tục của bức tượng vào một thế giới của thánh thần. Sự khẳng định uy quyền của bức tượng thánh nữ chính là bộ tóc dày với những đụn xoắn tròn vấn thành hai tầng vương miện có hàng chục đầu rắn vươn lên phía trước và búi bện tôn cao tạo thành một đỉnh kén có hốc hướng tiền như một ngôi đền - nơi ngự trị vĩnh hằng của đức Phật Thích ca mầu ni. Đây chính là phần đặc trưng rõ nhất để gắn bức tượng với Quan âm Bồ tát.

Tạo hình

Nhưng điều đáng hấp dẫn nhất đối với mọi người người chiêm ngưỡng là ở phong cách tạo hình vô cùng xuất sắc, với nét mặt vừa nghiêm trang, thánh thiện vừa hoang sơ, trần tục, đôi vai bằng ngang khỏe khắn đỡ hai cánh tay trần không nhiều cơ bắp, nhưng tràn đày sức lực đang đưa nâng hai tay bàn tay xòe ra đỡ hai vật đã bị bẻ gãy, toàn thân toát lên một phong cách mỹ thuật rất hiện đại.



Nhìn vào bức tượng, cái đập ngay vào mắt người xem là đôi ngực trần với cặp vú tròn căng đày sức sống phồn thực. Hình khối của cặp vú gắn bó hài hòa với đôi vai trần bằng ngang, khỏe khoắn mà vẫn đày nữ tính, đặt trên phần thân eo thu nhỏ, tạo ngấn cho ta thấy phảng phất một phong cách tạo hình rất hiện đại. Đôi cánh tay thả tự nhiên với phần cẳng tay dưới nâng nhẹ nhằm phô diễn hai vật gì đó được cầm một cách khéo léo, tinh tế bởi hai ngón cái và trỏ. Phần cánh tay phía trên hơi kéo về phía sau như có ý đảy dướn phô bày cặp vú nở. 


Dưới cách nhìn bị nhuốm màu Nho giáo, bộ ngực trần có gì đó dung tục, nhưng nếu đặt trong khung cảnh tư duy Chăm Pa cách nay hàng ngàn năm, tương tự tư duy của đồng bào Tây Nguyên hiện nay, thì cặp vú cân xứng, căng phồng đó hứa hẹn một sự bình yên, no đủ và tràn đày hạnh phúc. Đó là điều được hoàng tộc và thần dân Indrapura thờ phụng, mong chờ từ thánh mẹ Bồ tát Quan âm Tara.




Đôi bàn chân trần của bức tượng được thể hiện như các kiểu “bàn chân Siva” truyền thống, nhưng ở đây nó chân thực xiết bao, như thể nghệ nhân mượn từ hình ảnh của bàn chân các bà mẹ Tây Nguyên vậy. Các ngón chân thon dài và phần móng được cắt gọt gọn gang, nhưng đơn sơ, chân thực và toát lên phong cách tạo tượng phóng khoáng, hiện đại.






Điều kỳ thú về sarong

Không chỉ ẩn chứa bí mật trong đôi bàn tay, tượng phật đồng Tara còn mang trong mình điều kỳ thú về chiếc váy quấn (ngôn ngữ Chăm gọi là sarong). Chiếc váy quấn có những đường nếp dọc, bó sát mình và buông dài đến mắt cá chân. Chạy dọc chính giữa sarong bên trong là các nếp xếp chạy dọc theo thân sarong.



Tương phản với phần thân trên để trần, phần dưới bức tượng được che vấn rất kín đáo bằng hai lớp váy quấn kiểu saron ôm sát hông đùi đến tận mắt cá. Ở phần thân dưới này có một chi tiết rất đáng lưu ý trong nghệ thuật tạo hình. Nhìn toàn cảnh bức tượng thánh được đặt trong quy chuẩn nghiêm trang, cân đối. Tuy nhiên rõ ràng nghệ nhân đã cố ý đánh vỡ thế cân xứng mà vì nó có thể sẽ tạo ra vẻ cứng nhắc cho bức tượng, bằng cách để các vạt saron hơi bay lệch nhẹ về phía tay trái nữ thánh, nơi đầu bên trên của cạp saron nhô ra một góc nhọn. Chi tiết “lệch” này phối hợp với sự “kéo lại” của các đường vạch viền vải saron ở phía đối trọng đã gây cảm giác “cân” lại cho bức tượng.



Điều đặc biệt là ngoài chiếc sarong bên trong, tượng Tara còn mặc thêm bên ngoài một chiếc sarong nữa. Chiếc sarong bên ngoài được vận rất khéo: Sau khi đã choàng và ôm sát lấy hai chân ở phía sau, hai mép dưới được kéo chéo lên để vấn vào thành một dạng cạp váy trước bụng.

Tượng Tara có một điểm đáng chú ý là sarong của tượng được vắt vào trong và áp vào chiếc sarong bên trong. Trong khi các tượng khác cùng phong cách thì thân giữa dài của sarong được vắt ra ngoài.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Văn minh Olmec

Văn minh Olmec

Nguyễn Ngọc Thơ


                                                Bản đồ vùng đất trung tâm văn minh Olmec

Văn minh Olmec hình thành và phát triển hoàn toàn trong thời kì Hình thành. Thời ấy, khu vực bờ biển Mexico giáp với vịnh Mexico đã có tiền dân Olmec cư trú trong những ngôi làng nhỏ ở những vùng đất thấp. San Lorenzo là một làng điển hình của văn hóa Olmec. Những bằng chứng khảo cổ học tại làng này cho thấy người Olmec thời kì này đã bắt đầu định cư, chế tác một số loại dụng cụ sinh hoạt như bình, vò đất sét nung để phục vụ cuộc sống. Các di vật khảo cổ thời kì này phổ biến nhất là các tượng đầu trẻ em được tìm thấy ở Chiapas. Đến khoảng 1200 trCN, nghệ thuật đúc tượng đá Olmec đã đạt đến trình độ cao, nhờ vậy ngày nay chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng nét hoàn hảo của tượng đầu người – chính xác là đầu các vị thủ lĩnh Olmec – còn lưu lại ở San Lorenzo và các vùng lân cận


Tượng đầu người Olmec ở San Lorenzo

Sang trung kì thời kì Hình thành (900- 400trCN), Le Venta nổi lên thành trung tâm văn minh Olmec tiêu biểu. Nhiều tượng điêu khắc đá với các kích thước vừa và nhỏ được tìm thấy, bên cạnh đó là nhiều di chỉ mộ táng với nhiều đồ vật tùy táng và những chiếc mặt nạ bí ẩn.



                                 Di chỉ La Venta                                     


Tượng thần ở  Chatcatzingo

Trong giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện nhiều tổ chức nhà nước sơ khai, sự liên kết với các khu vực lân cận cũng như nghề thương mại. Nhiều hiện vật khảo cổ được tìm thấy cho thấy người Olmec đã từng chiến thắng, cai trị và buôn bán với một số vùng lãnh thổ xung quanh. Ngoài Le Venta, hai khu vực khác cũng nổi lên trở thành các trung tâm văn minh tầm cỡ như San Jóse Mogote ở thung lũng Oaxaca và Chalcatzingo ở Morelos. San Jóse Mogote nổi tiếng với các cấu trúc điêu khắc cộng đồng quy mô lớn và mô hình các làng dân cư rải rác; còn Chatcatzingo nổi tiếng với nhiều hiện vật nghệ thuật đá mang tính tôn giáo.


        Mô hình Kim tự tháp Cuicuilco                                





Cư dân thành Cuicuilco

Vào cuối kì thời Hình thành, các trung tâm văn minh sớm kể trên lần lượt lụi tàn, mở đầu cho sự hình thành và phát triển của trung tâm Cuicuilco vào khoảng đầu Công nguyên. Văn minh Cuicuilco nhìn chung kế thừa các trung tâm văn minh trước đó. Cư dân Olmec tại Cuicuilco cổ đã tiến hành xây ngôi kim tự tháp đầu tiên tại châu Mỹ - kim tự tháp dạng nhiều tầng hình tròn chồng lên nhau. Theo ước tính của các nhà khoa học, thành Cuicuilco vào ngưỡng cửa Công nguyên dân số lên đến 20.000 người. Cuicuilco lụi tàn vào khoảng thế kỷ 1 sau CN song cho đến nay vẫn chưa biết vì lý do gì. Cuicuilco nhường chỗ cho văn minh Teotihuacan xán lạn ở thời kì Cổ điển tiếp theo.

Cùng thời điểm với văn minh Cuicuilco, thung lũng Oaxaca nổi lên với văn minh Monte Alban kéo dài gần một thiên niên kỷ.


              Tượng đá ở Cuicuilco                       



Thần lửa trong truyền thống Cuicuilco


Lịch pháp thổ dân Trung Mỹ

Ngoài các thành tựu thiên về vật chất, kỹ thuật thì lịch pháp được xem như thành tựu văn hóa nhận thức tiêu biểu nhất của văn minh Olmec và các vùng lân cận.

Trong khoảng thời kì Hình thành (2000- thế kỷ 2 sau CN), cư dân bản địa khắp vùng Trung Mỹ (cả người Olmec và các sắc tộc khác) đã bắt đầu sử dụng ba hệ thống lịch khác nhau. Loại thứ nhất là thánh lịch. Thánh lịch hình thành từ sự kết hợp tuần hoàn của hai vòng, vòng thứ nhất có 13 số (từ 1 đến 13), và vòng thứ hai gồm 20 tên gọi thần linh khác nhau. Do vậy, một năm theo thánh lịch Olmec có 260 ngày (13x20), mỗi ngày có tên gọi hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, khi phương Tây nói “thứ sáu ngày 23 tháng 9” thì cư dân Trung Mỹ cổ nói là ngày “3 Imix” (Imix: tên thần). Loại thánh lịch này ngày nay vẫn được nhiều cộng đồng bản địa châu Mỹ sử dụng. Loại thứ hai là dương lịch. Một năm theo dương lịch cổ Trung Mỹ gồm 18 tháng, mỗi tháng dài 20 ngày, cộng với 5 ngày riêng biệt nữa, tổng cộng một năm có 365 ngày, gần đúng với Tây lịch ngày nay. Trong dương lịch Olmec, mỗi ngày trong tháng đều được gọi bằng tên của một vị thần hộ mệnh, hoàn toàn khác biệt với tên thần trong thánh lịch. Ví dụ, thánh lịch gọi thứ sáu ngày 23 tháng 9 là “3 Imix” thì dương lịch gọi là “15 Zac” (Zac: tên thần). Loại lịch thứ ba hình thành từ sự kết hợp hai loại lịch trên, hình thành các vòng chu kỳ, mỗi vòng dài 52 năm. Ví dụ, thứ sáu ngày 23 tháng 9 là “3 Imix, 15 Zac” thì phải đến 52 năm sau mới gặp lại ngày này.


Cư dân Olmec – họ là ai?

Hiện cho đến nay chưa có lời khẳng định chắc chắn về nguồn gốc của người Olmec cổ đại. Song qua những bức điêu khắc đá tượng người và các hiện vật khảo cổ khác, nhiều nhà khoa học đi tìm đáp án cho câu hỏi này. Hiện có 5 giả thiết chung về nguồn gốc cư dân Trung Mỹ cổ, gồm 1/nguồn gốc Atlantis (lục địa giữa Đại Tây Dương đã chìm đắm theo thuyết của Plato); 2/ nguồn gốc Ireland; 3/ nguồn gốc Cận Đông (Israel, Phynisia); 4/ nguồn gốc châu Á (di cư qua ngã Bering); 5/ nguồn gốc châu Phi.
Riêng với người Olmec tại Trung Mỹ, giả thiết người Olmec có nguồn gốc từ châu Phi và vùng Cận Đông là có nhiều cơ sở hơn cả. Có thể cả hai nhóm người này đã từng cùng đặt chân đến Trung Mỹ qua những thương đoàn hàng hải. Xét về hình thể, nét mặt của các tượng đầu người ở văn minh Olmec rất giống với nét mặt cư dân châu Phi, đặc biệt là phần môi. Còn ở bức điêu khắc trên cột đá ở La Venta thì hình ảnh người đàn ông trông rất giống thủy thủ người Phoenicia (vùng Cận Đông). Về mặt sử liệu, người ta tìm thấy có câu chuyện về đoàn thuyền của vì vua Mali (thuộc Tây Phi) là Abubakari II cùng 2000 chiếc thuyền to giong buồm ra khơi về phía Tây và đã không trở lại trong ghi chép của nhà sử học người Arập al-Omari. Hơn nữa, người ta còn tìm thấy mối liên hệ giữa chuyến đi này với những gì Christopher Columbus đã ghi lại câu chuyện kể của người Haiti và Dominica vào cuối thế kỷ 15 về những thương đoàn người da đen từ phía đông nam đến buôn bán với tổ tiên của họ trong quá khứ. Hơn nữa, các nghiên cứu y học hình thể hiện đại cũng cho thấy kết quả tương tự. Các mẩu sọ người Olmec được giám định là hoàn toàn trùng khớp với kích cỡ và các đặc trưng của cư dân Tây phương.


So sánh gương mặt người Tây Phi và tượng đầu người Olmec


Bức điêu khắc đá Olmec



Thủy thủ Phoenicia                 

Những so sánh này dĩ nhiên chưa đủ để đi đến khẳng định, song nó gợi cho chúng ta nhiều điều lý thú về một nền văn minh cổ xưa trong lịch sử nhân loại.


Một số hình ảnh về điêu khắc Olmec

Đầu đá Olmec có biểu cảm sinh động



Bàn thờ khải hoàn có ý niệm mạnh mẽ nhất về sức mạnh của người Olmec


Tượng đầu đá Olmec

Một trong bốn đầu khổng lồ của Olmec tại La Venta. Cao gần 3 mét 



















Bức phù điêu theo phong cách Olmec "El Rey" từ Chalcatzingo


Tượng các em bé.





Bức tượng em bé Olmec





Cặp song sinh từ El Azuzul

Tượng sinh đôi được tìm thấy ở El Azuzul.
Một trong những "anh em sinh đôi" từ El Azuzul


Bức phù điêu - người đang giữ những đứa trẻ khá sinh động
Jaguarbaby


Những đứa trẻ bị mang đi tế cho các vị thần

Vị thần mà người Olmec thờ có gương mặt của trẻ con




loài khỉ của người Olmec

Tứ giác thay đổi, với mặt được khắc hình vị thần canh giữ,
 tượng trưng cho sự kết nối thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh

https://kids.kiddle.co/Olmec



Mặt nạ Olmec








Đài tưởng niệm Las Limas  là một nhân vật bằng đá xanh của một thanh niên đang bế một em bé.  Bức tượng nổi tiếng với những biểu tượng của siêu tâm linh Olmec

Hình người Olmec

Pho tượng người đàn ông với trang phục được chạm khắc tinh xảo.


Olmec Chánh hoặc Vua


Người đô vật (The Wrestler)- tượng Olmec

Tượng tu viện


Bình kiểu Olmec


Chiếc rìu Kunz nổi tiếng

chiếc thìa phía trước được khắc một siêu nhiên Olmec


Bình chim Olmec

Olmec_fish_vessel

Ngôi mộ Olmec tại Công viên La Venta, Villahermosa, Tabasco .

Ngôi mộ Olmec

Bức tranh theo phong cách Olmec từ hang động Juxtlahuaca

Một bức tranh cổ được ghép bởi 500 khối đá serpentine.

Tảng đá cổ phủ đầy rêu xanh có dấu tích chữ viết của người cổ đại Olmec

viên đá lớn nặng đến vài tấn

Kim tự tháp vĩ đại ở La Venta, Tabasco

Sơ đồ các di sản mà các nền văn minh cổ đại để lại trên vùng đất Mesoamerica,
 trong đó có nền văn minh Olmec.