Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

LÝ SOẠN TRUYỆN

 


Chân dung của một phi tần Trung Quốc

LÝ SOẠN TRUYỆN


Lý Soạn tự Khâm Trọng, người huyện Phù quận Tử Đồng. Cha là Nhân, tự Đức Hiền, với người cùng huyện là Duẫn Mặc đi Kinh Châu theo học các vị Tư Mã Huy, Tống Trung. Soạn kế thừa đầy đủ sự nghiệp (của cha) lại theo Mặc giảng giải phân tích nghĩa lý Ngũ Kinh, Chư tử. Không có sách nào không đọc qua. Lại thêm hiểu biết sâu rộng nhiều môn. Số học, bói toán, chữa bệnh bốc thuốc, cung nỏ, cơ giới(16) đều suy ngẫm đến cùng cực, đâu vào đó. Lúc đầu làm thư tá ở Châu sau làm Thượng Thư lệnh sử(17). Năm Diên Hi thứ nhất, Hậu Chủ lập Thái tử lấy Soạn làm Thứ Tử(18) thăng làm Bộc(19), sau chuyển làmTrung Tán Trung Đại phu, Hưũ Trung lang tướng vẫn phụng thị Thái Tử. Thái Tử mến mộ (Soạn có) kiến văn quảng bác, rất yêu quý. Nhưng (Soạn) thân thể gầy nhỏ, thịch cười nói đùa cợt, vì thế không đạt được sự kính trọng của người đời. Soạn (lại) cổ văn như Dịch, Thượng Thư, Mao Thi, Tam Lễ, Tả Thị truyện, Thái Huyền chỉ quy đều dựa vào mẫu mực của Giả, Mã(20) mà khác với Trịnh Huyền(21). Cùng Vương thị(22) ngăn cách khu biệt chưa từng gặp gỡ trao đổi với nhau song ý tứ kiến giải góp lại phần lớn tương đồng. Chết trong những năm Cảnh Diệu. Đương thời còn có Hán Trung Trần Thuật, tự là Thân Bá cũng bác học đa tài soạn Thích Vấn bảy thiên được nhắc đến trong Ích bộ kỳ cựu truyện, từng trải qua địa vị Thái thú ở ba quận.

 

CHÚ THÍCH

(16)  Ở vào thời đó là rèn, đúc, chế tạo khung cửi dệt vải.

(17)  Làm văn thư trong phủ Thượng Thư lệnh.

(18)  Là một chức danh, đời Chu là thuộc quan của quan Tư Mã, trông coi việc giáo dưỡng thứ tử ( con người thiếp, không phải là dòng đích) của chư hầu và các khanh đại phu. Đời Tần vẫn giữ, lập thêm chức Trung Thứ Tử, Thứ Tử Viên. Đời Hán trở về sau, cải làm thuộc quan của Thái Tử. Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều gọi là Trung Thứ Tử, Thứ Tử. Tùy, Đường về sau, đổi thành Tả Hữu Thứ Tử, cứ thế không đổi, Thanh mạt vẫn còn.

(19)  Là một chức danh (Bộc Xạ) đứng trong nhóm năm người Thượng thư.

(20)  Giả, Mã: Giả Quỳ tự Lương Đạo - danh tướng kiêm lương thần Tào Ngụy, Mã Dung tự Quý Trường - Đông Hán kinh học gia.

(21)  Danh nho cuối đời Hán.

(22)  Vương thị: Chỉ Vương Túc, danh nho sống sau Trịnh Huyền một thế hệ, là họ hàng bên ngoại của Tấn Vũ đế, cùng Giả Quỳ, Mã Dung, Trịnh Huyền đều là danh gia chuyên về ”khảo thuận cổ học”. Thời Tam Quốc, học thuật của Trịnh Huyền rất hưng thịnh. Đến đời Tấn,Vương Túc cải cách lại các cải cách của Trịnh Huyền ở nhiều mặt, nhất là nghi lễ, tế tự…

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét