HỨA TĨNH TRUYỆN
Hứa Tĩnh tự Văn Hưu,
người Bình Dư quận Nhữ Nam, từ nhỏ đã cùng nổi danh với người em họ tên là Thiệu.
Cả hai đều được khen ngợi ở chỗ có tài luận cái hay dở của người nhưng tình
riêng chăng hòa thuận được với nhau. Thiệu làm Công Tào ở quận, ruồng rẫy bài
xích Tĩnh không kể đến tuổi tác thứ tự. Tĩnh phải làm nghề chăn ngựa(62) nuôi
thân. Đến khi Lưu Dực ở Dĩnh Xuyên làm Thái Thú Nhữ Nam mới cử Tĩnh làm Kế Lại(63),
xét cho làm Hiếu Liêm, rồi được bổ nhiệm làm Thượng Thư Lang lo đề bạt tuyển chọn.
Linh Đế băng, Đổng Trác nắm chính sự, lấy Chu Bí ở Hán Dương làm Lại Bộ Thượng Thư, cùng với Tĩnh trù hoạch lựa chọn đường tiến thoái cho kẻ sĩ trong thiên hạ, gạt bỏ những kẻ xấu xa gian ác, vinh danh đề bạt ẩn sĩ hiền năng. Tiến cử bọn Tuân Sảng, Hàn Dung, Trần Kỷ ở Dĩnh Xuyên dùng và các chức Công, Khanh, Quận Thú. Lại bái Thượng Thư Hàn Phức làm Ký Châu Mục, bái Thị Trung Lưu Đại làm Duyện Châu Thứ Sử, bái Trương Tư ở Dĩnh Xuyên làm Nam Dương Thái Thú, bái Khổng Trụ ở Trần Lưu làm Dự Châu Thứ Sử, bái Trương Mạc ở Đông Quận làm Trần Lưu Thái Thú.
Đến lúc đổi Tĩnh làm Ba Quận Thái Thú, Tĩnh không theo
nên sung vào chức Ngự Sử Trung Thừa(64). Bọn Phức đến nhiệm sở, mỗi người đều cất
quân đánh về Kinh Đô muốn tiêu diệt Trác. Trác giận, bảo Bí rằng: ”Các vị nói
nay là lúc đề bạt tuyển dụng kẻ sĩ tài ba. Trác nay nghe theo lời các vị, chẳng
muốn làm trái lòng người trong thiên hạ. Nhưng những người các vị dùng, ngay
trong ngày nhậm chức đã quay lại định giết ta. Trác này há có thể dùng những kẻ
phụ mình sao!” Quát đuổi Bí ra chém ở bên ngoài. Anh họ Tĩnh là Trần Tương Sướng
lại hợp mưu với (Khổng) Trụ. Tĩnh sợ bị giết, bèn bỏ chạy đến chỗ Trụ.
Thục Ký chép: Ngày
sau Tĩnh tự thổ lộ rằng: ”Giặc cướp xin tha mạng, tình cũng có chỗ bất nhẫn.
Làm quan giữ chức tước để rước tai hoạ, dẫu chết cũng không nên nghĩa. Trộm
nghĩ đến cổ nhân dùng lẽ thường để gánh vác nguy nan cho nên mới quyền biến mà
cứu lấy đạo.”
Trụ chết, (Tĩnh)
nương tựa vào Dương Châu Thứ Sử Trần Y. (Sau khi) Y chết, Ngô Quận Đô Uý là Hứa
Cống, Cối Kê Thái Thú là Vương Lãng đều vốn là bạn cũ của Tĩnh nên Tĩnh đên chỗ
họ giữ thân. Tĩnh lại thu nhận cứu giúp họ hàng làng xóm, gánh vác việc an ủi cấp
dưỡng, tỏ ra là người nhân hậu.
Tôn Sách vượt sông đông tiến, mọi người đều chạy xuống Giao Châu tránh nạn. Tĩnh tự ngồi giữ ở bến sông, trước tiên nâng đỡ những người nương tựa cùng theo, thân sơ hết thảy lên đã lên đường rồi mới đi. Đương thời ai trông thấy cũng thở than khen ngợi. Khi đến Giao Chỉ, Giao Chỉ Thái Thú Sĩ Nhiếp đối đãi càng thêm nồng hậu kính trọng.
Viên Huy người nước Trần (lúc ấy) gửi thân ở Giao Châu, gửi thư cho Thượng Thư Lệnh Tuân Úc rằng: ”Hứa Văn Hưu là kẻ sĩ tài năng kỳ vĩ, mưu kế thao lược đủ để trù liệu sự nghiệp. Từ khi trôi dạt lưu lạc đến nay thường kết giao với nhân sĩ các nơi, mỗi khi có hoạn nạn nguy cấp thường trước lo cho người sau mới nghĩ đến thân, cùng trăm họ trong ngoài chung chịu đói rét. Phép tắc (của Tĩnh) lúc nào cũng giống nhau, là nhân hậu khoan dung thành khẩn thương xót, tất cả công việc đều đạt hiệu quả rõ ràng, không thể kể lại chi tiết riêng một hai chuyện được.”
Trương Tường người Cự Lộc
Vạn Cơ Luận chép: Tường tự Nguyên Phượng
nhận lệnh vua
đi sứ Giao Châu, nhân đó chiêu mộ Tĩnh, muốn cũng Tĩnh thê thốt hẹn ước nhưng
Tĩnh khước từ không đồng ý. Tĩnh lại viết thư gửi Tào Công rằng:
"Ngày nay đường lối
binh nhung đắc thế, hoạ hại nguy nan vì vậy nảy ra, (tôi đây) yếu hèn khiếp nhược
mà trộm sống, tự ẩn tránh nơi đất man mọi, thoáng chốc đã được mười năm, bỏ lễ
tiết để tránh tai hoạ. Xưa ở Cối Kê, được thư gửi tới, lời lẽ ý tứ khẩn khoản gần
gụi, hẹn cũ nào có dám quên. Ngặt nỗi Viên Thuật trái lệnh làm hại thân thuộc,
khích động nghịch tặc, làm đường lối bốn phương đều bị ngăn trở. Vì vậy dù tấc
lòng treo lơ lửng ở cảnh tượng nơi miền bắc, muốn lên đường mà chẳng có cơ
duyên. Quan Chánh Lễ vừa đi, binh của Thuật đã đến. Côi Kê nguy ngâp ngả
nghiêng, Cảnh Hưng mất nơi nương tựa, tam giang ngũ hồ(65) đều là đất địch. Ở
vào cảnh gian nan khốn quẫn không có cách gì biện bác cho được, liền cùng Viên
Bá, Đặng Tử Hiếu các người bơi ra ngoài bể, đi xuống phía nam đến tận Giao
Châu. Vượt qua các nước Đông Âu, Mân, Việt, trải đến vạn dăm đường, không còn
nhìn thấy đất Trung Quốc, trôi dạt giữa sóng gió, lương thảo cạn kiệt, chịu đói
nhiều phen, chết mất quá nửa. Đến khi qua được Nam Hải, gặp gỡ được người có đức
hiếu thảo lĩnh chức quận thú ở đó, mới biết túc hạ nổi lòng trung nghĩa, sắp đặt
chỉnh đốn binh nhung, đi sang phía tây tiếp đón thánh giá, kiểm soát Trung Nhạc(66).
Nhận được tin ấy mới ngừng thăm hỏi, nửa buồn nửa vui, liền cùng Viên Bái và Từ
Nguyên Hiền lại khẩn cấp sửa soạn hành trang, định đi lên phía bắc trở lại Kinh
Châu. Đúng lúc ấy, dân Di Việt ở các huyện thuộc Thương Ngô cùng nhau nổi dậy,
châu sở nguy ngân nghiêng ngả, đường xá ngăn cách đứt đoạn, Nguyên Hiền bị hại,
người già kẻ yếu đều chết. Tĩnh tìm dọc theo bờ bãi bên sông đến hơn năm nghìn
dặm, lại thêm mắc bệnh nặng, cả bá mẫu(67) cũng qua đời. Lúc gặp lại được những
người cùng đi thì vợ con đột nhiên đã bị chiếm mất. Lại cố nâng đỡ săn sóc lẫn
nhau, tiến đến trị sở quận ấy. Tính ra những người bị quân binh giết hại cùng mắc
bệnh mà chết mười phần chỉ còn lại một hai. Sinh ra làm người trong thời gian
khổ thật cay đắng khôn cùng, há có thể kể hết cho được.
Thần Tùng Chi từng
nghe Khổng Tử nói: ”Hiền nhân tránh đời, thứ nhân chạy loạn”. Cái quan trọng là
tri thức nhận ra điều an việc nguy, trốn lánh thì đạt được điều gì. Hứa Tĩnh
làm khách trọ ở Cối Kê, là nhân sĩ giữa dân gian. Tôn Sách dù đến, với Tĩnhnào
có chuyện gì? Mà bèn trôi nổi vạn dặm xa ngoài biển, đi tới xứ sở của bệnh tật,
đến nỗi khiến cho bậc tôn trưởng, người yếu đuối lâm cảnh lầm than, chịu đựng
trăm điều sầu khổ, có thể nói tự mình gây nên vậy. Mưu thần mà như thế ấy khó gọi
là tài trí. Nếu như suy nghĩ kỹ càng, lo liệu thuận theo thời thế yên ổn, ngay
ngắn thôi thúc Ngô Việt, cùngTrương Chiêu Trương Hoành kết bạn, bảo hộ trăm họ
thì có tốt hơn không?
Sợ rằng cuối cùng
điên đảo ngả nghiêng, vĩnh viễn thành kẻ nô lệ, mệt mỏi âu sầu bị thương u ám
quên cả ăn ngủ. Mong nương tựa vào sứ đoàn dâng cống về triều, tự trù hoạch đường
lối đi về, dẫu chết cũng quay lại nơi cung khuyết. Nhưng đi sang Kinh Châu thuỷ
bnộ đều không có lói, giao thông bằng dịch trạm của sứ đoànbị ngăn chặn. Muốn
đi lên Ích Châu lại mắc tuần phòng nghiêm nhặt. Quan chức cũ, nha lại xưa, một
người cũng không qua được. Trước đã có mệnh lệnh của Giao Chỉ Thái Thú Sĩ Uy Ngạn
hết lòng gửi gắm phân tách với anh em ở Ích Châu. Tĩnh lại cũng tự gửi thư cực
nhọc van cầu. Song hồi đáp chỉ là im lặng, chưa thấy kết quả. (Vì thế) dù ngưỡng
vọng quang cảnh tốt lành mà đành kiễng chân nghển cổ chứ không phải vì giả dối
mà cố che đậy đến cùng đâu?
Biết rằng Thánh Chúa
anh minh, giao cho túc hạ trách nhiệm vẻ vang toàn quyền đi đánh dẹp. Pham những
kẻ làm trái tiết nghĩa phần lớn đã bị thảo phạt tru diệt. Ước gì được một lòng
hết sức tranh đua, cùng quay về làm kẻ thuận tòng. Lại có Trương Tử Vân xưa ở
kinh sư, có chí khuông phò vương thất, nay dù ở chốn xa xôi, không được tham dự
vào công việc triều ta nhưng cũng là căn bản của quốc gia, ngoại viện của túc hạ
đó.
Tử Vân tên là Tân,
người Nam Dương, làm Giao Châu Thứ Sử, được nhắc đến ở Ngô Chí(68)
Hán Thư Hoắc Quang
truyện chép: ”Quang rời kinh sư học theo các quan Vũ Lâm, lúc lên đường xướng
to Cảnh Tất.” Còn chữ Hổ Bôn chưa rõ từ đâu xuất hiện.
Gỉa sử Kinh Sở yên ổn
êm đềm, hoàng ân thâu đến phương nam, túc hạ bỗng có tin tức mạng lệnh hướng đến
Tử Vân, ân cần tỏ lộ thái độ phó thác bảo hộ thì người được lệnh nên theo đường
Kinh Châu xuất phát. Bằng không lại phải chịu qua lại giới thiệu với anh em ở
Ích Châu, thu nhận sứ giả lẫn của nhau. Nếu như trời đợi cho một vài năm, người
hoãn được hạn kỳ gây hoạ, (để tôi) được về chết ở quê nhà, xoá đi cái lỗi lầm
chốn chạy thì dẫu phải nát thân chôn cửu tuyền cũng chẳng có gì ân hận nữa! Còn
như thời thế đổi thay trắc chở, sự việc có chỗ nhanh chậm khác nhau, số mạng
con người khó đoán trước, chết đi vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện thì đành ôm mối
nợ lỗi lầm chôn theo xuống đất biên thuỳ vậy.
Xưa Doanh Khâu(69)
giúp rập nhà Chu, cầm phủ việt nắm đại quân, rộng đường phù trợ giống Hán, hùng
dũng mạnh mẽ phòng bị lối đường. Ngày nay túc hạ cứu nguy đỡ nghiêng, là cột đá
của nước nhà, đã giữ trách nhiệm của Sư Vọng(70) lại nắm quyền thế của Hoắc
Quang(71). Ngũ hầu cửu bá(72) túc hạ đều cai quản trong tay. Từ cổ đến nay, kẻ
thần tử địa vị chí cao chỉ có túc hạ. Người tước vị cao thì lo lắng nhiều, bổng
lộc lắm thì trách nhiệm nặng. Túc hạ chiếm chức vị có ngôi thứ cao, giữ địa vị
gánh trách nhiệm có trách nhiệm lớn, mỗi lời nói ra lập tức thành lẽ thưởng phạt,
mỗi ý niệm trong lòng lập tức thành chuyện hoạ phúc. Làm việc đúng đường thì xã
tắc yên ổn. Làm việc sai trái thì bốn phương tan tác. An nguy quốc gia đặt hết
trên người túc hạ; Sinh mạng của bách tính treo ở người chấp chính. Từ Hoa tới
Di, ai cũng chăm chăm ngưỡng vọng. Túc hạ nhận công việc ấy, há có thể không
xem kỹ trong thư tịch, hiểu rõ duyên do của hưng phế, then chốt của vinh nhục,
bài trừ xoá bỏ lầm lỗi cũ, khoan dung hoà hợp với bá quan, thẩm định ngũ tài
(73), vì công việc lựa tĩnh cách? Ví thử được người trúng cách, dẫu là kẻ thù
cũng đề cử; Ví thử được người không hợp, dù thân cũng không trao chức. Vì an
ninh xã tắc, vì cứu vớt lê dân, lập công tạo nghiệp, nối tiếp tiếng đàn điệy
sáo, ghi tạc huân lao vào vàng đá, mong ngài gắng sức thêm! Vì quốc gia tự bảo
trọng. Vì lê dân tự thương thân.”
Tường hận Tĩnh không
chấp thuận, lục tìm trước tác thư từ Tĩnh gửi khi trước vứt tất cả xuống nước.
Sau Lưu Chương sai sứ
đón rước Tĩnh, Tĩnh bèn vào Thục. Chương dùng Tĩnh làm Ba Quận, rồi Quảng Hán
Thái Thú. Tống Trọng Tử người Nam Dương đang ở Kinh Châu gửi thư cho Thái Thú
Thục Quận là Cương Thương rằng: ”Văn Hưu ài giỏi lạ lùng, có bản lĩnh gánh vác
thời thế, túc hạ nên dùng làm người hướng dẫn.”
Ích Châu Kỳ Cựu Truyện
chép: Thương tự Văn Biểu, người Quảng Hán, nổi danh học thức tài ba, tiếng tăm
rực rỡ trong châu, được Lưu Chương mời làm Trị Trung Tòng Sự. Lúc bấy giờ đường
lớn bị ngăn cách đứt đoạn, những người giữ chức Mục làm bá ở các châu cũng giống
như chư hầu thời Thất Quốc(74). Riêng Chương yếu hèn lười biếng lại đa nghi
không dùng được đại thầnngay thẳng trung thực. Thương dâng lời can Chương.
Chương có phần động lòng hiểu ra. Tước, Hàn Toại và Mã Đằng khởi loạn ở Quan
Trung mấy lần cùng cha Chương là Yên trao đổi tin tức qua lại. Đến con Đằng là
Siêu lại cùng Chương gửi thư cho nhau, có ý muốn liên hợp với Thục. Thương bảo
Chương rằng: ”Siêu dũng mãnh mà bất nhân, thấy lợi không kể đến tình nghĩa,
không thể kết làm môi răng được. Lão Tử nói: ‘Thế mạnh của quốc gia, không thể
đem cho người.’ Nay Ích Châu này, dân nhiều tướng giỏi, sản vật đầy đủ, lại xa
cách những kẻ hiểm ác có lòng khuynh đảo phản phúc. Bọn Siêu vì thế mà nhòm ngó
phía tây. Gỉa sử lôi kéo thân gần bọn chúng, thì cũng như nuôi hổ, chẳng khác
nào tự gieo mầm hoạ.” Chương theo lời Thương, cự tuyệt Siêu. Kinh Châu Mục Lưu
Biểu và danh nho Tống Trung thảy đều nghe danh Thương, gửi thư bày tỏ tình cảm
ân cần. Hứa Tĩnh được xựng tụng giỏi xem người, đến Thục, gặp Thương mà còn
khen rằng:
”Gỉa sử Thương sinh ở
Hoa Hạ thì dù Vương Cảnh Hưng(75) cũng không
hơn được.” Chương dùng Thương làm Thái Thú Thục Quận. Ở Thành Đô có Cầm
Kiên làm việc chí hiếu, Thương đến dựng bia trên mộ lại truy tặng chức Hiếu
Liêm. Lại cùng Nghiêm Quân Bình, Lý Hoằng dựng đền lập minh(76) tuyên dương các
bậc tiên hiền. Ngoài ra tu sữa việc học, khuyến khích nghề nông, làm lợi cho
bách tính. Gĩư chức mười năm, chết ở công môn. Hứa Tĩnh kế nhiệm.
Năm Kiến An thứ mười
sáu, Tĩnh được chuyển làm Thái Thú Thục Quận. Sơn Dương Công Tái Ký chép: Năm Kiến
An thứ mười bảy, Hán lập Hoàng Tử Hi làm Tể Âm Vương, Ý làm Sơn Dương Vương,
Đôn làm Đông Hải Vương. Tĩnh nghe tin nói: ” Sắp muốn thu lại tất cố thả ra, sắp
muốn lấy về tất cố trao cho. Ấy là Mạnh Đức vậy!”
Năm Kiến An thứ mười
bảy, Tiên Chủ thu được đất Thục, dùng Tĩnh làm Tả Tướng Quân Trưởng sử. Lúc
Tiên Chủ làm Hán Trung Vương, lấy Tĩnh làm Thái Phó. Đến khi xưng tôn hiệu,
phong Tĩnh rằng: ”Trẫm được suy tôn kế thừa nghiệp lớn, cai trị vạn quốc, sớm tối
bàng hoàng, sợ chẳng thể yên, chưa gần gụi với trăm họ, chưa khiêm nhượng với
quần thần. Lập ngươi làm Tư Đồ, kính bày ra Ngũ Giáo(77), xem xét việc khoan thứ,
vì vua mà gắng sức. Ngươi giữ đức chớ lười biếng, cho xứng với ý của trẫm.”
Tĩnh dù tuổi đã quá bảy
mươi vẫn yêu quý các nhân sĩ, thường khuyên
bảo thu nhân hậu tiến, cùng nhau đàm luận không biết mệt. Thừa Tướng Lượng
đều bái phục. Năm Chương Vũ thứ hai Tĩnh chết. Con là Khâm, chết trước Tĩnh.
Con Khâm là Du, trong những năm Cảnh Diệu làm Thượng Thư. Trước kia anh Tĩnh phụng
sự cho Trần Kỷ ở Dĩnh Xuyên, cùng với bọn Viên Hoán ở Trần Quận, Hoa Hâm ở Bình
Nguyên, Vương Lãng ở Đông Hải rất thân thiết. Hâm, Lang và con của Kỷ là Quân
vào thời Nguỵ sơ đều làm phụ chính đại thần, thảy đều gửi thư cho Tĩnh, tỏ bày
tình cũ, ân nghĩa thành khẩn, văn thư đa phần không được ghi chép lại.
Nguỵ Lược chép: Vương Lãng viết thư cho Văn Hưu rằng: ”Văn Hưu túc hạ. Nghe tin vẫn được bình an. Thật mừng thật mừng. Có nhớ chăng thấm thoát chia tay đã hơn ba mươi năm chưa có duyên gặp gỡ! Thi nhân so một ngày xa cách với năm với tháng, huỗng chi dằng dặc trải qua đã bao năm. Từ khi cùng anh ly biệt, tính chi xiết những chìm rồi lại nổi, tính chi xiết nỗi dứt rồi lại nối. Nhưng nay đến sau cùng sống ở Thăng Bình trong Kinh Đô(78) nương tựa dưới cánh rồng bay Thánh Chúa. Bạn hữu cùng bối phận dần vắng bóng, may còn được lên lão cùng anh liệt vào hàng tuổi cao còn sót lại, chỉ ngặt nỗi phải chịu cách xa nhau tính đến hàng nghìn dặm lại thêm khác biệt khó đổi thay. Giờ nghe thấy tin tức âm hao, tình hoài niệm gửi gắm vào nhung nhớ, chăm chăm gửi đến chốn xa xăm, thật với thời thế lạ kỳ này cũng không phải chuyện gì kỳ lạ lắm.
Trước đây theo quân tới Kinh Châu, gặp Đặng Tử Hiếu và Hoàn Nguyên Tương bước đầu nghe thấu tình hình túc hạ. Biết rằng Túc Hạ hiện đã giữ chức đứng đầu một quận ở Ích Châu, khuôn phép đức độ vốn có tuy tuổi đã cao mà không hề rơi rụng. Thời ấy, phụng sự Vũ Hoàng Đế(79)với Giang Lăng Lưu Cảnh Thăng trên sảnh đường bàn đại sự, cùng túc hạ đàm luận thâu đêm, thiết tha thành khẩn, thật chẳng nỡ rời.
Từ khi Thái Tử còn ỏ Đông Cung cho đến sau khi tức vị, mỗi lúc cùng các bậc hiền tài thảo luận về những người tài tuấn còn tại thế, đâu phải người người ai cũng dễ dàng thành kẻ anh tài mà giới sĩ phu lại khó lòng chọn được tay tuấn kiệt, do đó lo ngại không muốn lấy chất hủ bại của Nguyên Nhưỡng mà cảm động đến sự quan tâm của Phu tử; Mỗi khi nhắc đến túc hạ, cho là người mưu trí hàng đầu, từ đó thường lưu tâm, lại còn hơn so với thời trước.
Thư nói: ‘Người chỉ tìm bạn cũ”; Dịch viết: ‘Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’. Lưu Tướng Quân(80) với Đại Nguỵ đôi bên cùng đứng, tính lại cũng là hai nghĩa ấy. Những gặp gỡ trong quá khứ, muốn đồng nhất mà ra khác biệt thật không phải là ý định của Vũ Hoàng Đế. Sai nhầm lầm lỡ đã qua đi, thuận lợi bỗng hoá thành không cũng chẳng phải mong muốn của túc hạ. (Hoàng Thượng) hiểu rõ ý nghĩa Thư và Dịch, biết rằng kết giao quý ở chỗ phân lý song vẫn giữ được tình hữu hảo.
Vì vậy (tôi) sai những người mới đến hàng đưa tới đất Ngô dâng biếu ngựa hay, lông điêu, áo ấm cũng chẳng bị hiềm nghi. Đường xá mới khai thông, vội tỏ bày tình cũ để cốt thể hiện lời thăm hỏi. Nhớ nhung tích tụ sau lâu dài xa cách không phải bút mực tầm thường có thể viết ra cho hết được, cũng là mong túc hạ có cùng ý niệm. Nay, trai gái túc hạ sinh ra được mấy người? Tuổi tác đã được bao nhiêu? Tôi đây liên tiếp mất một trai một gái, giờ chỉ còn có hai trai. Đứa lớn tên là Túc, được hai mươi chín tuổi, sinh ở Cối Kê. Đứa nhỏ mới hơn một tuổi. Viết thư mà buồn lòng đau xót, nhung nhớ triền miên.”
Laị viết: ”Từng nghe:
‘Thụ chung ư Văn Tổ’(81) là lời ở Thượng Thư. Lại nghe: ‘Lịch sổ tại cung, duẫn
chấp kỳ trung’(82) là lời ở Luận Ngữ. Đấy há phải là câu chuyện hạng già lão tự
nghĩ được ra. Ngay bây giờ là lúc chúng ta gặp dịp Thánh Chúa nhận mệnh trời, tự
hiểu rõ ba lần thoái thác khiêm nhượng rành rành, xem xét thấu mọi điềm triệu tốt
lành cùng hội tụ, thấy đại lễ nghiêm cẩn đoan trang, ngắm khói xanh từ đuốc tế
bốc lên rực rỡ. Đến bây giờ bỗng có tự có vận hội của thời Đường Ngu(83), ấy là
số mạng ở cung Tử Vi trên Thiên Đình. Lại thương cảm chẳng được dắt tay anh,
cùng thế thời được liệt danh là có hai người được nghe câu ‘Khâm Thử’ của Đường
triều. Anh tuy ở đất xa xôi ngoài biên ải, nghĩ cũng mút mắt ngóng trông về,
nghiêng tai xa lắng nghe, dài cổ như hạc đứng. Xưa Trần Công ở Nhữ Nam mới được
thăng quan, không cư xử theo thói thường, nhường chức Thượng Khanh cho Lý
Nguyên Lễ. Nhìn việc từ nhượng ấy, ta nên tự lui mà tránh chỗ cho anh. Ví thử
được tránh anh mà trộm nhường tên rồi sau ấn thụ dây thao gửi gắm lại, ngao du
đàm luận vùng Bình Bột. Cùng kể lể với anh nỗi gian lao cực khổ trên đường trốn
lánh thời gian qua. Say chén rươu, vui bữa tiệc, cao giọng luận bàn, lớn tiếng
bật cười, đủ để quên nỗi lo tuổi già. Gĩư chặt ngọn bút bày tỏ tâm tình thuân theo
nỗi mừng vui.”
Lại viết: ”Mùa hẻ trước
có gửi thư mà chưa đến (tay anh) được. Nay lại có thư mà hết lòng thăm hỏi y
như trước. Hoàng Đế rất đỗi tiếc thương Lưu Tướng Quân sớm qua đời, lại lo lắngcon
côi của người không biết đường thay đổi, mà cũng đau tiếc cho nhân sĩ bầy tôi
như Túc hạ, Khổng Minh phải chịu đắm chìm ử vùng Khương Di dị chủng, vĩnh việnbất
hoà đoạn tuyệt với Hoa Hạ, không có duyên được đón vào chầu ở Trung Quốc mà
chiêm ngương đất cũ quê xưa đã trông ngóng ước mong. Cho nên lại dùng tình yêu
thương từ ái để uý lạo nhân tâm. Trinh trọng ban minh chiếu mà hiển lộ ân tình,
nói rõ lời răn dạy, bày tỏ nỗi đợi chờ. Đặc biệt sai (tôi) gửi thư đến bọn túc
hạ. Túc hạ vốn thông minh chắc đo lường được sự ân cần trong thánh ý, nhận ra
được núi Thái bể sâu vẫn luôn còn đó, hiểu ra được trăm sông nên trút nước về
đâu. Xưa Y Doãn bỏ Hạ theo Ân, Trần Bình bội Sở đầu Hán, đều vì đức sáng soi tỏ
người chấp chánh, huân lao ghi tạc bậc công thần. Nếu túc hạ có thể giúp đỡ đứa
con côi, an định lòng người đang do dự, bỏ nguỵ hiệu trái lẽ thường, theo về phụng
thờ nhận mệnh từ Đại Nguỵ thì nơi chủ khách tên tuổi sẽ hiển đạt phi thường, cả
trên dưới cùng được cậy nhờ sáng soi vĩnh viễn. Công lao sự nghiệp sánh kề
nhau, thanh danh thành tựu đều ghi khắc. Xét công tích cống hiến đủ để vượt qua
Y, Lữ. Vừa vâng theo chiếu chỉ vừa khôi phục tình xưa, tình bạn cũ thương nhờ
chẳng hề ngưng. Nếu không bàn bạc nhưng việc túc hạ có thể làm, những điều túc
hạ có thể thấy, thì không thể ban bố rõ chiếu chỉ mệnh lệnh, thể hiện ân huệ rực
rỡ lớn lao, sắp đặt trước mong mỏi trong mộng tưởng ngày xưa. Gỉa sử trời mở
lòng người, anh có ý rời nước Thục, thì quả thật bây giờ tôi đã mong ngày nắm
tay nhau. Còn giả sử, đường đi trắc trở chửa bình yên, không theo như điều anh
định liệu, thì nên theo tin tức dò hỏi có đáng sợ hay không để xét kỹ đường lối
rời đi. Trước sau hai thư, mỗi khi viết đến chỗ này, ít khi không động đến nỗi
tha thiết trong lòng. Túc hạ chu du khắp giang hồ, đã tới Nam Hải, quan sát trắc
nghiệm tập tục người Di, có thể nói là đi khắp nơi vậy. Nhưng đoán chắc lòng
túc hạ vẫn đọng lại nỗi nhớ về Hoa Hạ vô cùng sâu sắc vậy. Vì mình mà chọn chỗ
an cư vẫn có gốc rễ là Trung Thổ. Vì chủ mà lựa điều yên ổn, há có thể không nhớ
về Kinh Sư mà cứ do dự mãi ở nơi hoang ải? Mong anh xét rõ lời ngu dại của tôi
rồi sớm ngày báo lại.”
CHÚ THÍCH
(62)
Nguyên văn: 马磨
(63) Kế Lại: Quan chức cấp quận, phụ trách bộ tịch
và kế hoạch.
(64) Ngự Sử Trung Thừa: Là một chức danh được đặt
ra từ thời Tần. Trong đời Hán quản lý thư tịch sách vở, kiểm soát văn chương biểu
tấu của công khanh.
(65) Tam Giang: Trường Giang, Ngô Tùng, Tiền Đường;
Ngũ Hồ: Động Đình hồ,Phiên Dương hồ, Thái hồ, Sào hồ, Hồng Trạch hồ.
(66) Trung Nhạc: Trung Sơn, ngầm chỉ khu vực Hà
Nam, Lạc Dương.
(67) Bá mẫu ở đây có lẽ chỉ mẹ của Từ Nguyên Hiền.
(68) Ngô Chí: Ở đây là phần Ngô thư của Tam Quốc
Chí.
(69) Doanh Khâu: Là đất phong cho con cháu Khương
Thái Công từng giúp Chu Vũ Vương diệt Trụ.
(70) Sư Vọng: Nguyên văn: 师望
(71) Hoắc Quang: Phụ chính đại thần thời
(72) Ngũ Hầu: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam năm tước hiệu
dùng để phong cho chư hầu; Cửu Bá: Trưởng quan tại chín châu lớn của Trung Hoa
cổ.
(73) Ngũ Tài: Sách Lục Đạo, thiên Long Thao, phần
Luận Tướng cho ngũ tài là Dũng, Trí, Nhân, Tín, Trung.
(74) Thất Quốc: Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên
bảy nước thời Chiến Quốc.
(75) Vương Cảnh Hưng: Vương Lãng danh thần Tào Nguỵ
làm đến Tam Công.
(76) Minh: Một lại văn bài ghi lại công đức hoặc
răn bảo chép vào bia, chuông, bình phong hay quạt.
(77) Ngũ Giáo: Phụ nghĩa, Mẫu từ, Huynh hữu, Đệ
cung, Tử hiếu.
(78) Nguyên văn: 居升平之京师
(79) Vũ Hoàng Đế: Chỉ Tào Tháo
(80) Lưu Tướng Quân: Chỉ Lưu Bị.
(81) Thụ chung ư Văn Tổ: 受终於⽂祖:
Nhận hết từ Văn Tổ. Văn Tổ là tổ của vua Nghiêu. Nghiêu nhường hiền, nhường
ngôi cho Thuấn. Thuấn được nhận cơ nghiệp truyền lại từ Văn Tổ.
(82) Lịch sổ tại cung, duẫn chấp kỳ trung: 历数在躬,允执其中:
Liệt kê công việc bên mình, chấp thuận cho người nắm giữ. Nghiêu nhường ngôi,
liệt kê hết công việc trong ngoài, giao cho Thuấn nắm. Thư này viết vào lúc Tào
Phi mới soán ngôi nhà Hán. Vương Lãng làm quan tới Tam Công ở Nguỵ, viết thư
cho Hứa Tĩnh không chỉ đơn thuần là tình cảm bè bạn riêng tư mà còn muốn trình
bày lập trường chính trị của phe mình và tỏ ý chiêu hồi.
(83) Đường: Triều đại của vua Nghiêu, họ là Đào Đường;
Ngu: Triều đại của vua Thuấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét