Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - LÂM NGỮ ĐƯỜNG

 
TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC
LÂM NGỮ ĐƯỜNG
NGUYỄN QUỐC ĐOAN dịch

MỤC LỤC

o0o
Lời Giới Thiệu của Soạn Giả

Các truyện tập h
p trong sách này đều là những đoản thiên tiểu thuyết kiệt tác trứ danh nhất của Trung Quốc, Dĩ nhiên đoản thiên tiểu thuyết kiệt tác của Trung Quốc không chỉ có bấy nhiêu. Sách này viết là để giới thiệu với bạn đọc phương Tây, do đó việc trích tuyển và trùng biên có giới hạn. Hoặc bởi chủ đề, hoặc bởi tài liệu, hoặc bởi sự dị biệt về xã hội và thời đại mà rất nhiều danh tác không thể đưa vào đây được, do đó không tuyển. Các truyện được tuyển đềutính chất thích hợp với yếu chỉ của đoản thiên tiểu thuyết hin đại.
Yếu chỉ của đoản thiên tiểu thuyết là miêu tả nhân tính "chích liền tóe máu" (ý nói đánh trúng điểm yếu) hoặc biểu hiện những tri kiến chân thực, sáng rỡ trong cuộc sống, nhân đó khêu gợi lòng trắc ẩn của nhân loại, tình yêu và lòng đồng tình khiến người đọc cảm thấy khoái cảm.
Tiểu thuyết cần phải có phổ thông tính, không thể tối tăm khó hiểu, cũng không phải tốn công giải thích dài dòng rồi mới đạt được mục đích mong muốn. Những truyện được tuyển trong sách này, có những truyện có bối cảnh và hương vị cửa một thời đại rất xa xưa, tuy có vẻ đẹp kỳ lạ và đặc thù của Trung Quốc song không đến nổi khiến người đọc khó hiểu và không thể cảm thông.
Loài người đều thích nghe những truyện hay tuyệt diệu, từ xưa đã vậy, các nơi đều thế, Trung Quốc lại càng như vậy. Trong hai quyển TẢ TRUYỆN (thế kỷ 3 trước Công nguyên) và SỬ KÝ (thế kỷ 2) có những bối cảnh miêu tả nhân vật và những cuộc xung đột, tranh đấu rất hoạt bát sống động. Thế kỷ thứ nhất, các sự kiện thần quái được ghi thuật rất nhiều nhưng có khuyết điểm là thiển lậu. Đoản thiên tiểu thuyết chỉ thực sự thành một hình thức nghệ thuật kể từ đời Đường (thế kỷ 8 và thế kỷ 9), trong đó những đoản thiên tiểu thuyết dồi dào tính nghệ thuật nhất lại thuộc thể loại truyền kỳ.
Loại truyện truyền kỳ này đều ngắn, gọn, thường chỉ khoảng nghìn chữ trở lại, viết theo lối văn cổ, đặc biệt sống động lạ kỳ, vô cùng kích thích trí tưởng tượng. Người, đời sau không thể mô phỏng được, hoặc giả có người viết lại bằng lối ngữ thể (kim văn) thì sự việc kéo lằng nhằng, thêm thắt tình tiết. Làm thế cũng chỉ tốn công vô ích.
Đời Đường không chỉ là thời đại hoàng kim của thơ ca mà còn là thời đại hoàng kim của đoản thiên tiểu thuyết Trung Quốc nữa. Đời Đường cũng như thời đại Elizabeth của Anh, phương pháp viết theo chủ nghĩa tả thực còn chưa hứng khởi, tư tưng người thời ấy còn dồi dào bay bổng, huyễn tưởng tự do, tâm tình buông thả, người sau này không thể bì kịp.
Bấy giờ, các truyện Phật giáo thâm nhập vào xã hội Trung Quốc. Đạo giáo được hoàng thất và giới quan lại tôn sùng. Đối với người thời ấy thì trên đời không có gì là kỳ lạ, việc gì cùng có thể thực hiện được. Có thể bảo đời Đường là thời đại của pháp thuật, vũ hiệp, chiến tranh và lãng mạn. Nói rộng ra, triều Tống là thời đại của văn học theo chủ nghĩa duy lý, đời Đường là thời đại của văn học lãng mạn tưởng tượng. Thuở ấy còn chưa có hí kịch và trường thiên tiểu thuyết, song những truyện truyền kỳ của người thời ấy viết thì thần bí tuyệt diệu, các đời sau không thể nào sánh bằng. Vì vậy, sách này tuyển phân nửa là truyền kỳ đời Đường.
Tiếp theo truyền kỳ đời Đường là những thoại bản của người đời Tống, tức là những "bạch thoại thuyết bộ" của những người kể sách thời ấy. Thoại bản là một dạng phát triển mới của tiểu thuyết, cùng với truyền kỳ trở thành hai loại đoản thiên tiểu thuyết của Trung Quốc. Bộ tổng tập lớn nhất về đoản thiên tiểu thuyết cổ điển là Thái Bình Quảng Ký viết vào năm 981 sau kỷ nguyên, tức năm đầu triều Tống. Bộ này là yếu lược của cả một nghìn năm đoản thiên tiểu thuyết. Cho dù có bảo bộ tổng tập này là đặc trưng của một thời đại thì cũng không sai, vì tinh hoa của truyền kỳ tiểu thuyết đời Đường đều ở trong bộ sách ấy.
Thời kỳ thịnh hành của truyền kỳ tiểu thuyết còn là thời của loại văn học kể miệng nơi quán trà, tiệm rượu, càng ngày càng phát triển trở thành một loại giúp vui rất thông tục của thời ấy. Thuở ấy, kinh đô nhà Tống, có rất nhiều hạng kể sách đủ loại: có người giỏi kể chuyện lịch sử, có người giỏi kể truyện tôn giáo thần bí, có người giỏi kể truyện ký anh hùng. Sách "Đông Pha Chí Lãm" ghi rằng các bậc cha mẹ thời ấy mỗi khi bị con cái quấy quá thường đuổi chúng ra ngoài đường nghe người kể truyện.
Tống Chân Tông (1023 - 1063) thường truyền cho các quan mỗi ngày kể một truyện. Gần đây người ta phát hiện được hai bộ thoại bản, trong đó ghi lại những truyện bạch thoại tiểu thuyết sm nhất, hay nhất của Trung Quốc. Nếu căn cứ vào nội dung của tác phẩm mà phán đoán thì tác giá phải là người đời Tống (thế kỷ 11, 12), Một quyển là "Kinh Bản Thông Tục Tiểu Thuyết", trong đó có tám thiên tiểu thuyết đều tuyệt diệu, hai tiểu thuyết về ma quỷ, một tiểu thuyết về phạm tội, một tiểu thuyết cực kỳ dâm uế. Tiểu thuyết dâm uế này trong các bn in ngày nay đều bị lược bỏ không lấy. Sách này tuyển "Triển Ngọc Quan Âm" và "Tật Đố" (Ghen) là hai truyện rút từ "Kinh Bản Thông Tục Tiểu Thuyết". Quyển tiểu thuyết nữa là "Thanh Bình Sơn Đường", xét ra thì bản này ra đời sớm nhất là khoảng năm 1541 đến 1551 triều Minh, những tiểu thuyết đại loại như "Kim Cổ Kỳ Quan" ít nhất cũng có đến năm, sáu bộ, trong số ấy "Kim Cổ Kỳ Quan" là bộ được nhiều người biết nhất. Thực ra "Kim Cổ Kỳ Quan" cũng chỉ tuyển đoản thiên tiểu thuyết ở một bộ tổng tập khác là "Cảnh Thế Thông Ngôn". Khuyết điểm của bộ này là ở thể tự thuật và chỉ giới hạn tiểu thuyết đời Đường, chủ đề của truyện lại quá lộ, cách kể cũng tầm thường, thô kệch. Tuy trong "Kim Cổ Kỳ Quan" cũng có nhiều truyện thú vị nồng hậu, song không làm rõ được cá tính của nhân loại, ý nghĩa cũng chẳng sâu xa. Các đoản thiên tiểu thuyết đầu đời Đường và đời Tống tuy ngắn nhưng về mặt nhân sinh và hành vi của con người đều khiến người đọc nảy sinh cảm xúc kỳ lạ về cái hay tuyệt vời của nó.
Lúc biên dịch sách này tôi tuyển chọn đoản thiên tiểu thuyết đủ loại. Trong những tiểu thuyết mạo hiểm thần bí, tôi cho truyện "Cầu Nhiệm Khách" (Khách Râu Quăn) đứng đầu. Đó là truyện ngắn rất hay đời Đường, cách miêu tả nhân vật và truyện tích cực kỳ sống động, không chút vẽ vời, khiên cưỡng, làm tổn thương vẻ tự nhiên của truyện. Ái tình và thần quái là đề tài có rất nhiều trong tiểu thuyết. Chớ nghĩ rằng tiểu thuyết phạm tội, tiểu thuyết mạo hiểm hoặc tiểu thuyết thần quái là không liên can hoặc có rất ít tình yêu. Đủ thấy cổ kim Đông Tây khiến cho độc giả xúc động tâm thần, chính là truyện tình yêu nam nữ. Dù vậy, nhưng nếu nam nữ tình nhân gặp dịp lập tức lên giường ăn nằm vi nhau thì rất bậy bạ. Truyện ái tình đời Minh có rất nhiều loại như thế. Thế nên sách này không tuyển nhiều truyện ái tình. Truyện "Thôi Oanh Oanh" mà sách này tuyển là một truyện tình rất nổi tiếng Trung Quc, khuyết điểm về cách kể tuy không tránh khỏi nhưng ít nhất cũng còn giữ được tính cách sôi nổi. Sách ghi lại truyện này cũng là để giúp các bậc khuê tú mọi nhà tìm hiểu kinh nghiệm. Tác giả là một thi nhân kiệt xuất và sau khi truyện này được chuyển thành hý kịch "Tây Sương Ký", tác phẩm lại càng thêm văn vẻ, thi cú đẹp đẽ, sử dụng được tất cả cái tinh xảo của văn tự Trung Quốc, nên sớm được nổi tiếng khắp mọi nhà, khoái trá miệng người. Từ truyện này làm gốc, người sau còn viết thành tám vở kịch khác nữa.
"Địch Thị" ghi lại truyện một người đàn bà có chồng tư thông với người khác. Trong truyện có một số đặc điểm làm tăng vẻ đặc sắc cho truyện. Tuy là truyện ngoại tình nhưng chỉ vì hôn nhân bất hạnh mà nên nông nỗi, xét về tình có thể cảm thông tha thứ.
Ma quỷ trong văn học Trung Quốc không ngoài hai loại quyến rũ người và dọa người, trong đỏ phần lớn là quyến rũ, mê hoặc người. Ma quỷ đẹp đẽ quyến rũ người phần nhiều đều do những thư sinh nghèo tưởng tượng ra. Là vì thư sinh nghèo, bất kể có vợ hay chưa, một mình ở chốn thư trai, hằng mơ tưởng được một người đẹp làm bạn với mình. Suốt đêm ngồi lặng lẽ, thích nhất là được gặp hồn người con gái đẹp lẳng lặng xuất hiện dưới ánh đèn lung linh, ảm đạm, vẻ mặt tươi cười, cười duyên dẫn dụ. Rồi sau đó sinh con cái, bệnh hoạn thì có người săn sóc ân cẩn. Truyện "Tật Đố" (Ghen) tả hai nữ quỷ mê hoặc dọa người kinh sợ, nguyên ý của tác giả là muốn làm cho độc giả khiếp hãi. Truyện "Tiểu Tạ" thì lại miêu tả loại nữ quỷ khác, ngây thơ, hồn nhiên, khôi hài, cợt đùa thú vị, vốn là quỷ nhưng lại là bạn ca người. Tác giả truyện này là Bồ Tùng Linh (1630 - 1715) là nhân vật đời Thanh duy nhất trong số các tác giả trong sách này.
Truyện 'Thư Si" (Chàng Mọt Sách) là tác phẩm phúng thích chính trị, ghi lại truyện một nàng thiếu nữ thêu trên tấm thẻ sách, từ trong sách Hán Thư bước ra dạy cho một thư sinh nghèo cái đạo cầu làm quan và làm sao chiếm được công danh, chẳng phải chỉ do tài năng kinh luân đầy bụng.
Các tác giả tiểu thuyết thần quái Trung Quốc kể có hàng trăm người, nhưng miêu tả sâu sắc đến chỗ vi diệu, truyện hay sống động thì chỉ có một họ Bồ mà thôi. Họ Bồ sở trường về tả đàn bà ghen và các truyện kinh dị, ai ai cũng thích, cũng là người không ai sánh kịp. Họ Bồ đặc biệt thích tiên chồn. Những tác phẩm t tiên chồn hóa thân thành gái, dùng sắc đẹp mê hoặc người, rất nhiều. Trong những kiệt tác của ông, sách này tuyển ba truyện, một trong đó là truyện nhi đồng tên "Súc Chức" (Dế).
Có thể bảo tiểu thuyết huyễn tướng và tiểu thuyết u mặc đời Đường đã tự thành mt thể cách riêng. Ở đây lấy bốn thiên truyện của Lý Phục Ngôn làm đại biểu. Tuy danh tiếng của họ Lý không bằng Lý Công Tá (tác gi truyện "Nam Kha Thái Thú") nhưng tác phẩm của ông thanh thoát khôi hài, huyễn tưởng phơi phới, chứa đầy những đặc trưng của tiểu thuyết đời Đường, hay đặc biệt. Họ Lý sinh ở nửa đầu thế kỷ thứ 9, chính vào thời toàn thịnh của truyền kỳ tiểu thuyết. Xét toàn bộ truyền kỳ từ đời Đường, bốn phần năm danh tác đều viết ở nửa đầu thế kỷ thứ 9. Những tác gia truyền kỳ cùng thời với Lý Phục Ngôn có Đoàn Thành Thức (tác giả "Diệp Hạn"), Lý Công Tá (tác giả "Nam Kha Thái Thú Truyện"). Tướng Phòng, Từ Vĩnh Như, Trần Hồng, Bạch Hành Gián (em trai nhà thơ Bạch Cư Dị), Nguyên Chẩn (tác giả "Oanh Oanh Truyện")...
Thế kỷ thứ 9 là thời đại của truyền kỳ tiểu thuyết đời Đường, cũng như thế kỷ thứ 8 là thời đại của thơ ca đời Đường vậy. Thời ấy truyền kỳ tiểu thuyết thành một phong trào rực rỡ. Tể Tướng Ngưu Tăng Nhụ cũng là một tác giả rất nổi tiếng. Trong số những truyện thần quái của ông có truyện "Tam Thốn Cao Chi Chu Nho Tòng Sự Chiến Trường Sát Phạt" và các truyện mạo hiểm khác. Lý Phục Ngôn viết truyện thần quái nối theo Ngưu Tăng Nhụ. Xét về tài liệu và kỹ xảo có thể bảo là "thanh xuất ư lam", xuất sắc hơn nhiều.
Đọc các truyện loại này, người đọc có cảm giác lạc vào thế giới thần diệu hư huyễn, thiên biến vạn hóa lạ kỳ mà việc nào cũng cứ như thật; phong vị cũng như truyện "Nghìn Lẻ Một Đêm" nhưng thú vị lạ lùng. Truyện "Diệp Hạn" cũng được viết vào thời đó, đi đầu trong việc viết những truyện loại này trên thế giới. Trong truyện có bà mẹ ghẻ ác nghiệt, cô em khác mẹ ác nghiệt có việc đánh mất hài, viết trước Des Perriers Âu Châu (năm 1588) đến hơn 700 năm.
Truyện trong sách này không hoàn toàn dịch sát[1], mà thực ra cũng không thể nào dịch sát được. Khi dịch tất cần phải giải thích thêm về ngôn ngữ, phong tục để độc giả dễ hiểu, về mặt kỹ xảo của tiểu thuyết hiện đại lại càng không thể gò bó theo nguyên văn mà không cải biên. Do đó, sách này dùng biện pháp trùng biên (viết tại), viết bằng hình thức mới. Trong các tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh và Lý Phục Ngôn, sự cải biên rất nhỏ. Lúc viết lại một số truyện, tác giả có chỗ tỉnh lược, có chỗ thêm thắt ít nhiều để cho truyện thêm hay, đẹp. Nếu so sánh trùng biên tiểu thuyết với những lời kể sách đời trước Trung Quốc thì những chỗ sửa đổi trong sách này cũng không đáng kể, mà dù có sửa đổi cùng vẫn không trái ngược với bản chính. Nếu muốn, xin độc giả cứ xem thêm tài liệu khảo về nguồn gốc của truyện chép trên đầu mỗi truyện[2].
Truyện "Triển Ngọc Quan Âm" và "Trinh Tiết Phường" tôi đã từng đăng trên báo "Woman’s Home Companion", truyện "Diệp Hạn" tôi đã từng đăng trong bài báo "The Wisdom of China and India".

LÂM NGỮ ĐƯỜNG
[1] Bài tựa này ở bản dịch tiếng Anh của Lâm Ngữ Đường, dịch giả dịch theo bản tiếng Hoa.
[2] Phẩn này dịch giả lược bỏ không dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét