Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tình ca - Phạm Duy



Nhạc phẩm Tình ca nói lên tình quê hương đất nước của một người Việt Nam.
Lời 1 bắt đầu với câu "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." là sự cảm khái của dân Việt với thân phận của quê hương mình.
Lời 2 ca ngợi vẻ đẹp của đất nước: "Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh...", những hình ảnh dãy Trường Sơn, sông Cửu Long, sông Hương, sông Hồng... xuất hiện như vẽ lên một dải đất nước nối liền xinh đẹp. 
Lời 3 là tình cảm của mình với những con người Việt chân lấm tay bùn, từ đời này cho đến thuở xưa. 
Ở cuối mỗi phần lời, Phạm Duy dùng bốn câu thơ lục bát, là thể thơ riêng của Việt Nam để tóm tắt lại ý nghĩa.
Lời bài này rất được yêu thích vì rất chân thành, tha thiết mà mang đậm tính dân ca Việt Nam (đa phần là lục bát và lục bát biến thể).

Bài hát “Tình ca”, lần gần đây nhất, được trình bày trong chương trình “Điều còn mãi” tại Nhà hát lớn Hà Nội chiều 2 tháng 9 năm 2012 do ca sĩ Nguyên Thảo hát. Hình ảnh khán phòng, ban nhạc, cô ca sỹ giọng mezzo soprano, mạnh mẽ, sâu sắc và truyền cảm. Nghe, mà nước mắt tôi cứ trào ra.





Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà có duyên...
...

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở như là đóa hoa...

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

BAO NHIÊU THỨ RUỢU MUÔN VÀN KIỂU SAY


Bác Bulukhin. Ảnh ANDRO
Thấy bài viết hay, ‘chôm’ của Bu, vì thân quen, nếu có trách cứ thì: Rượu ơi ta đã say rồi. Cảm ơn Bu!
Chung quanh từ rượu
Rượu được con người dùng từ khá lâu, có thể cách nay chừng 6000 năm ở xứ Ai cập.  Năm 2879 trước Tây lịch ở ta và các triều Phục Hy, Thần Nông ở bên Tàu đã dùng rượu rất phổ biến. Người ta mê rượu như mê đàn bà và viết về rượu như viết về những  chuyện không có hồi kết. Hình ảnh cái nậm rượu được thể hiện trang trọng trong các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa,  đền, miếu, am, tháp. Ở Hoàng Mai trên đất Kẻ Mơ (Hà Nội)  có nghề nấu rượu lâu đời còn lưu lại điệu múa cổ tuyệt vời, trong đó các cô gái vừa nâng bầu rượu vừa múa hát “Em là con gái Kẻ Mơ.  Em đi bán rượu tình cờ gặp anh. Rượu em chẳng để be sành. Em cất trong bọc để dành giai nhân”. Người phương Tây gọi rượu là nước của cuộc sống, nước bốc lửa. Các cụ ta bảo rượu là tiêu sầu thủy. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (in ở SG năm 1895-1896) định nghĩa “Rượu là thứ nước làm bằng trái cây hoặc chưng đặt bằng nếp, gạo, có mùi cay nồng”. Một trăm năm sau, từ điển tiếng Việt (in ở Hà Nội) định nghĩa chặt chẽ hơn, “Rượu là chất lỏng vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men” . Tùy mục đích dùng rượu mà rượu có các tên: Rượu cúng, rượu tiển, rượu ngự, rượu kết nghĩa, rượu ly biệt, rượu cưới, rượu thù, rượu nhân tình thế thái, rượu độc (như rượu ngâm với gan công bắt người có tội phải uống để chết như Dương Quý Phi bên Tàu)

Thong dong bên đời

Chung quanh từ say
Có đến bốn quyển từ điển in từ 1937 trở về trước ghi say là “Bị rượu làm mê man”. Từ điển tiếng Việt  (Hà Nội  1992) định nghĩa say là lúc “con người ở trạng thái ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác dụng của rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó”. Khi tửu lượng vượt quá khả năng của tửu đồ thì say. Có muôn vàn kiểu say, tạm kê ra một số: Phê phê, xỉn, say ngà ngà, say chếnh choáng, say chúi, say bò, say bét, say mèm, say nhè, say mê mệt, say vật vờ, say dứ, say khật khưởng, say li bì, say tít, say nhừ tử…

Trúc lâm thất hiền

Lưu Linh là ai?
Nếu uống rượu được coi như một thứ Tửu đạo thì Việt Nam, Trung quốc và các nước đồng văn khác từ lâu đã tôn Lưu Linh làm giáo chủ, hoặc đức chúa của mình. Lưu Linh tên chữ là Bá Luân (210-270) sống vào cuối đời Ngụy của Tào Tháo, Tào Phi và đầu đời Tấn của Tư Mã Ý, Tư Mã Viêm. Vào thời này xã hội Trung Hoa đầy rẫy bất công , nhiễu nhương, và loạn lạc. Tư tưởng thoát đời, thoát tục của Lão Trang được ưa chuộng. Huyền học - một loại  học thuyết siêu hình phát triển. Bảy vị nho sĩ gồm các ông Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương  Nhung Nguyễn Hàm và Lưu Linh họp lại lập nên nhóm “Trúc Lâm thất hiền” nỗi tiếng văn chương và ăn chơi bạt tử. Nói về thơ thì Kê Khang và Nguyễn Tịch đứng đầu bảng, nhưng về rượu thì Lưu Linh xếp sòng vào cỡ không tiền khoáng hậu.  Lưu Linh không hề màng tới chuyện đời mặc dù học rộng tài cao.  Ông thường ngồi trên xe hươu kéo với vò rượu và uống triền miên. Lại sai người vác cuốc xẻng chạy theo xe để “ tử tiện mai” tức chết đâu chôn đấy.  Lý Bạch có hai câu thơ nói về Lưu Linh.
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm sĩ lưu kì danh

(Xưa nay thánh hiền (dễ) bị lãng quên
Duy có bợm rượu tiếng tăm lừng lẩy còn lưu lại)
Nhưng sau này Nguyễn Du cho cái chuyện biết say trần  thế  còn tiếc thân xác là đáng chê:
Cái bác Lưu Linh khéo dở thay
Huyênh hoang sẵn cuốc chết chôn ngay.
 Say tràn đã biết hòa muôn chuyện. 
Chết quách sao còn tiếc cái thây

Lại nói về rượu
Say đi em ! Say đi em !
... Đất trời nghiêng ngửa ...

Đầu năm gặp nhau không thể không nâng cốc chúc mừng năm mới. Nhưng nâng  cốc vô hồi kì trận như Lưu Linh  thì hãy coi chừng sức khỏe và tai nạn giao thông. Trên thế giới có 28% chết vì ung thư do tác hại của rượu. Khi say quá mức con người mất nhân tính và dễ phạm tội ác, hoặc làm tan cửa nát nhà. Học giả Bê - tơ răng - rút xen đã nói: Say là nhất thời tự sát, sự sung sướng mà nó đem lại là hư không, là sự gián đoạn trong giây phút những nỗi thống khổ”. Sản xuất quá nhiều rượu  cũng là cách làm tăng người  say và tốn phí khá nhiều thực phẩm. Vì số lượng thực phẩm nấu rượu hằng năm có thể nuôi sống được 25 triệu người thuộc thế giới thứ ba.

CON ÐƯỜNG CÁI QUAN


Trong mỗi phần của hòa tấu, ta cảm nhận được chất dân ca của những miền quê đất nước. “Đồng Đăng có phố Kỳ lừa” trong tiếng hát ru của mẹ, trong lanh lảnh tiếng cười vui của người con gái bến sông, tiếng sáo diều đồng quê, con thuyền xuôi nước … “Ai vô xứ Huế thì vô…” da diết nhớ thương quê ngoại. Câu hò man mác… dằng dặc vùng đất trải dài của miền Trung thương nhớ… “Đi đâu cho thiếp theo cùng” tận cùng hồn quê sông nước phương Nam miền đất Việt… 

Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước... 


Trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN gồm có ba phần.
Phần Thứ Nhất: Từ Miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ.
 
Tôi đi từ ải Nam Quan (hành khúc)
Người nhớ thương ai hơn là nàng Tô Thị, lúc này đang đứng đợi người ở đầu nguồn!
Nhưng người vọng phu lại khuyên người đi đừng có trở về! Vì nếu người về thì nàng chẳng thành đá và chẳng được người đời thương mến nữa... Nàng Tô Thị ru rằng...

 .
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa (hát ru)  Người lữ khách từ biệt miền thượng du.
Có dân chúng vùng núi rừng hát tiễn đưa... 
 - Người về miền xuôi Người lữ khách về đến trung du. Qua bến đò ngang, gặp cô lái hát mừng người..



 
Này người ơi (tình ca) Người lữ khách về đến thủ đô miền Bắc... Tôi đi từ lúc trăng tơ (hành khúc)



Phần Thứ Hai: Qua Miền Trung, với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa. Vào tới miền Trung, một lũ trẻ chạy ra đón lữ khách
Ai đi trong gió trong sương (Hát lý) Và một bà mẹ ôm con, ru rằng... 
Ai vô xứ Huế thì vô (Hát ru)  
Qua thôn xóm, gặp lúc ngày mùa, lữ khách nghe thấy tiếng hò của người dân đang giã gạo.



Ai đi trên dặm đường trường (hò giã gạo) Lữ khách muốn được như nàng Huyền Trân khi xưa, đi vào phía Nam bằng một tấm lòng! Người nghe thấy tiếng hát của Công chúa vọng lên...


 - Nước non ngàn dặm ra đi (Tình ca)  Công chúa Huyền Trân muốn nói rằng con đường thiên lý dù sao cũng không dài bằng con đường đi vào lòng người.
Nàng mong lữ khách mau nối tiếp công việc đi vào Đất Nước và lòng người của nàng khi xưa.

Lữ khách vội ra đi, để lại sông Hương và giọng hò của cô gái Huế


Gió đưa cành trúc la đà (Hò trên sông) Lữ khách cất tiếng hát qua đèo để vào vùng ven bể.  - Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo. (Hò giã gạo)



Phần Thứ Ba: Vào Miền Nam, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt...
Lữ khách vào tới miền Nam, nghe tiếng hò của một cô gái
Anh đi đường vắng đường xa (Hò ơ) Lữ khách mừng rỡ hát khúc hành ca
Nhờ gió đưa về (Hành khúc) Cô gái miền Nam muốn được đi bên lữ khách trên con đường và trong cuộc đời


Đi đâu cho thiếp theo cùng (Tình ca) Từ biệt miền Bắc với tâm trạng của chồng nàng Tô Thị.
Vào miền Trung với mối tình của Huyền Trân công chúa, nhưng tới miền Nam lữ khách đã tìm được lương duyên ở cảnh và người.
Lữ khách kết duyên cùng cô gái miền Nam!
Dân chúng miền Nam hò mừng vợ chồng mới... 

Đèn cao Châu Đốc gió độc Gò Công  (Hò lơ) 
Đôi vợ chồng son cưỡi sóng Cửu Long giang về miền hậu giang thành lập thôn ấp...


Cửu Long Giang (Âu ca)/ Về miền Nam (Hành khúc) Thành lập xong cuộc đời trên đất miền Nam màu mỡ, họ hát cám ơn rằng...


Giã ơn cái cối cái chầy (Hò ru)/ Về miền Nam (Hành khúc) Lữ khách đã tới cuối con đường xuyên Việt.
Tạm dừng chân, người mong con đường cái quan sẽ có ngày hết ranh giới để người được mãi mãi đi trong một duyên tình dài. 

-
 Đường đi đã tới (Đoạn kết)


(Ảnh và lời bình - chữ nghiêng là của Bạn Hoài Nhân)

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Lục Trúc ngõ




Đó là một con ngõ không tên. Ngõ ấy mọc nhiều trúc xanh, người ta gọi là Lục Trúc hạng, là ngõ trúc xanh.
Ông già ở trong ngõ trúc ấy cũng không có tên. Ông ở trong con ngõ đầy trúc xanh nên được gọi là Lục Trúc Ông.
Trong ngôi nhà ở rừng trúc, nơi mà Lệnh Hồ Xung đã gặp Nhậm Doanh Doanh và lầm tưởng là Bà Bà vì chàng không được thấy khuôn mặt thật của nàng.
Một cuộc gặp gỡ không bình thường. Phải chăng đó là do số mệnh?
Sau mành trúc, Bà Bà ngồi bên cây đàn thất huyền chơi bản Thanh Tâm Phổ Thiện Chú, lúc thì hỏi han, khi thì dạy dỗ, lúc lại cùng chàng chiêm nghiệm sự đời ấm lạnh của thế gian. Nhưng sau lớp lụa mỏng, những sắc thái tình cảm từ giản đơn đến phức tạp chảy tràn qua gương mặt thiếu nữ. Khóe mắt trắc ẩn, đôi mày khẽ chau, bờ môi cắn nhẹ. Nàng nghe một gã nam tử nói về tình yêu của gã dành cho một cô gái khác. Nghe mãi, nghe mãi, cảm thấy như thể mối tình tuyệt vọng và buồn đau kia đã biến thành của nàng từ lúc nào không hay. Nhạc Linh San, cô mười sáu tuổi và có một người yêu cô đến thế? Còn Nhậm Doanh Doanh nàng, đã mười tám và sao lại không?
Lệnh Hồ Xung có được phong thái tiêu diêu, lãng tử một phần cũng nhờ tiếng đàn. Âm nhạc giúp cho chàng sống tự do tự tại, làm một lãng tử đích thực. Đó là một cuộc sống lý tưởng, hiếm hoi chốn giang hồ.

Tôi không biết liệu trên đời này có tiếng đàn nào xanh như tiếng đàn Doanh Doanh trong ngõ trúc nhỏ ở thành Lạc Dương thuở ấy không? Bởi tiếng đàn ấy là tiếng đàn ‘vô thanh’. Kim Dung không là nhạc sĩ, ông chỉ tả nó bằng lời chứ không bằng những nốt nhạc cụ thể. Và cũng bởi vì thế, nó mặc nhiên mang cả cái không khí yên bình của cái ngõ nhỏ mọc đầy trúc xanh, mặc nhiên mang luôn cái ánh nắng xanh biêng biếc của lá trúc rập rờn dưới nắng, và cũng mặc nhiên mang cả mối tình nhẹ nhàng, kín đáo mà đằm thắm của cô gái Doanh Doanh gửi gắm vào trong tiếng huyền cầm.

Mà cũng chỉ vì cái đoạn sách ấy của Kim Dung mà tôi vẫn thỉnh thoảng hay thơ thẩn nghĩ về một tiếng đàn xanh, hay một giọng đàn tỏa ánh sáng xanh …



Lục Trúc ngõ, Lạc Dương thành và Thanh Tâm Phổ Thiện Chú


PS.
Một lần, trọng thương tái phát, theo thói quen Lệnh Hồ Xung vẫn đến ngõ Lục Trúc tìm người. Lần gặp đó, đôi bên chỉ trò chuyện qua lại vài ba câu ngắn ngủi, rồi Bà Bà lại gảy đàn như mọi khi. Lệnh Hồ Xung ngồi nghe, thần trí đang tỉnh táo bỗng dần trở nên mơ hồ, đầu lâng lâng, ngả lưng trên sàn trúc mà chìm vào giấc ngủ.
Tỉnh dậy, chỉ thấy nắng đầy bên song, gió thổi rì rào phía rừng trúc xa xa, Trúc Ông hiền từ đang ngồi bên mỉm cười nhìn chàng. Vội vàng đa tạ rồi cúi đầu nhận lỗi, vì đã lỡ ngủ thiếp đi trong lúc Bà Bà tấu nhạc cho nghe.
Lúc bấy giờ, mới nghe Trúc Ông nói rằng, "khúc nhạc Bà Bà tấu khi nãy có tên là Thanh Tâm Phổ Thiện Chú, vốn dùng để giúp người nghe thả lỏng nghỉ ngơi, lợi trong việc chữa trị thương thế, Bà Bà hẳn đã có ý muốn thiếu hiệp ngủ một giấc thật đầy."
...

Trong tiếng nhạc nghe như có tiếng nước chảy, ngập ngừng rồi lại xôn xao như lăn tròn và vỡ tung trên mặt lá. Không gian ngập một sắc lam của trúc xanh nơi rừng vắng, cũng gợi nên cảm giác về một nơi chốn yên bình và thân thuộc như mái hiên của ngôi nhà thơ ấu của chúng ta. Với những khán giả từng xem qua bản phim Tiếu Ngạo được dựng năm 2001, khi nghe nhạc, hẳn không nhiều thì ít sẽ nhớ đến khoảng thời gian vô cùng thi vị giữa chàng Lệnh Hồ và Bà Bà dù nó chỉ diễn ra qua một vài tập phim ngắn ngủi nơi ngõ Lục Trúc.

Về sau này, tôi vẫn thường nghe đi nghe lại bản nhạc ấy, nghe trong những lúc mệt mỏi, nghe vào những khi trong lòng có vết thương cần được chữa lành. Đôi khi chỉ nghe vì nhớ nhung âm hưởng trong lành và thanh tĩnh của nó, chỉ nghe vì muốn lòng mình cũng được thanh tĩnh và trong lành như thế.

Khóm trúc xanh xanh dưới nắng vàng
Cô thôn quạnh quẽ... Tiếng cầm vang
Lữ khách dừng chân bên ngõ vắng
Tao ngộ cùng nhau một tiếng đàn

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Rượu ơi ta đã sai rồi



Xưa, ta còn trai trẻ, uống rượu gọi là “uốn diệu”; khi “thăng”, hay tâng nhau: “Mày còn nhên”, vỗ đùi nhau đen đét  những là “anh ‘gùng’  thiên hạ đếch đứa nào bằng ta…”.

Có những khi “Rượu ơi ta đã say rồi” nhớ em ĐK có “bẩu” rằng khi "uốn” say (đại ý) thấy “lô nhô toàn những thiên tài…”.

Xưa, 1958, Tế Hanh có câu thơ về nông trường Tam Điệp- Ninh Bình: “Bạn ơi rót nữa cho tôi/ Tôi không muốn ngủ núi đồi trăng trong…”, uống cà phê mà say như là rượu; nghĩ lại một mơ màng, ấu thơ  về CNXH. (Đoạn văn này sửa theo góp ý của Bac Vũ Nho- cảm ơn Bác).

Ta đã từng uống, say chí chết về nhà ngủ vùi, lòng những “im như thóc”, sáng hôm sau 'loa phường' nói: Xe máy phải nhờ chú T. (hàng xóm) đem vào nhà! Cảm ơn Vợ, cảm ơn Hàng Xóm muôn phần…

Blog Haixuan nhắc.
“Uống với phường vô lại/
Thì chúc tụng 'anh hùng',
Mà quên chuyện Lý Thông! ...”


Nhóm nhạc có cái tên ngộ nghĩnh Quái Vật Tý Hon ra một album tên là Đường Về. Trong đó có bài hát “Vợ ơi anh đã sai rồi”  nghe rất dễ chịu, phảng phất Người ơi người ở đừng về.
Bài hát này có câu “Rượu ơi ta đã say rồi”.
Là rượu hay là người, người bỏ ta thật rồi
Đêm nay soi mình trong chén, rượu ơi ta đã say rồi
Là rượu hay là người, người bỏ ta thật rồi
Đêm nay soi mình trong chén, rượu ơi ta muốn quay về
Là rượu hay là người, người bỏ ta thật rồi
Đêm nay soi mình trong chén, vợ ơi anh đã sai rồi



Gần Tết rồi, ta: “Thu vàng thêm vài lá/ Rượu kém chừng nửa phân…” Chép hầu Các Bạn lời bàn của ông Khắc Cung về “DIỆU”.

 Chữ Tĩnh
Bàn về cách uống rượu

Lý Khắc Cung
(1998)

Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, trân trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái.

Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ " Nội phủ ". Quanh chén có vẽ chút thủy mặc và hai câu thơ :

Vị thủy đầu can nhật,
Kỳ sơn nhập mộng thần.

Anh ta rút nút chai bằng lá khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là đa ẩm (uống với nhiều người). Trong mấy người uống rượu với nhau, người ít tưổi hơn phải giữ ý.
Khi nâng chén, không để chén của mình cao hơn chén của người nhiều tuổi.

Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.

Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỉ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hòa, vui tươi.

Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu); tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...

Người ta uống nếm; uống thưởng thức, uống lấy say. Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên "tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên "thù" có nghĩa là uống đáp lại.

Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát), kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); họa (vẽ)... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.

Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải "ngon", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...

Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống "suông". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.

Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu "chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là thú dân dã và đặc biệt.

Cũng có nhiều kiểu say: say khướt, say khướt cò bợ, say tít cung mây, say túy lúy càn khôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì... Lẽ dĩ nhiên cũng thường có chuyện : "rượu vào lời ra" hoặc quá chén mà xảy ra những điều đáng tiếc.

 Chữ Tửu
Ở thời xa xưa, những người dân ở vùng cao đều uống rượu cần. Mọi người uống tập thể từ một vò rượu. Nhưng rồi một số di dân xuống đồng bằng, họ sống trong môi trường mới, không uống rượu cần nữa. Họ đã quên kiểu uống rượu này đi. Nhưng những người anh em của họ ở lại miền cao vẫn còn giữ được cái nếp uống rượu cần. Tính cộng đồng của việc uống rượu cần rất cao. Họ cùng vui với nhau bên chén rượu cần, sống cùng nhau và chết cùng nhau.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

NGÀY XƯA KHÔNG CŨ



Ngày xưa Anh Chị giáo này đi dạy "từ vươn thở… đến tiếng thơ…”

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Én Mùa Xuân

Hng Tho

Bà gọi là Én, cháu tên là Hương Thảo, đáng lẽ phải là Phương Thảo  nhưng ông thích cái tên của mẹ Hương, ghép vào như một kỷ niêm thương yêu.



Bà ngoại, khi tốt nghiệp đại học, xung phong đi miền núi (biên cương phía bắc), ông bà có mẹ cháu giữa lúc lộn xộn ở biên cương, người Hoa và trong mùa đông giá buốt. Bà nuôi mẹ cháu bằng giọt sữa chắt ra từ những hạt "bo bo", lát sắn bà trồng trên đồi và những thứ thực phẩm bà đổi "phân đạm" theo tiêu chuẩn gạo mà có, cùng với đồng lương nhà giáo.


Chiến tranh biên giới nổ ra, ông từ Hà Nội về đưa bà, bác và mẹ cháu về HD, mang thêm cả cái địu, lương khô phòng khi chạy loạn khi ở ngoài đó. 

Bây giờ các cháu đã lớn, ông ghi lại sau này cháu đọc.



Ba chị em khi ở nhà ông bà, hình Én bên trái.

Những hình ảnh lúc 3 chị em ở với ông bà.



Khi cháu 11 tháng tuổi.




Bức ảnh này ông đặt tên là "Tam ca bún"
Bữa ăn sáng của các cháu mỗi ngày bên thềm nhà.





Mười một tháng tuổi, cháu về ở với ông bà cho đến hơn 4 tuổi.


Những lúc bố mẹ cháu về thăm.






Cháu nhớ mẹ.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Niềm vui quanh quẩn bên ta

Mùa xuân đến rồi đó!
.
Tất cả các ảnh đều chụp qua di động N81, January 11, 2013 .

Sáng nay phải đi cắt tóc, sửa râu theo lệnh của "các cấp chính quyền": 

- Trông như Fulro, đi cắt tóc, ngày mai 3 đám cưới, tôi chuẩn bị tiền lẻ cho ông đi taxi rồi đó...!

- Ừ thì chỉ thị, chủ trương, hưu đây không ngán!

Bố mẹ đi làm, các cháu thấy ông như bạn quý.

Ra quán, phải chờ, thấy các cháu ra chơi rét, ríu rít: Ông ơi sao râu ông trắng...! (các cháu đều là con học trò). Mà sao nhiều "mậm gừng" làm vậy- trong "Lục thanh đồng, tiên nữ" có những "ngũ vị gừng". Nhà Ông thì ước ao... mê đắm.

Chụp ảnh các cháu bằng chiếc máy di động Nokia81- 8G già nua.


Đăng ảnh lên cho vui trong niềm vui đón Tết, cắt tóc xong, Tuấn nói: Ông cho cháu thêm mười nghìn cùng giá mọi khi. Ờ ... giá lên rồi nhỉ!
.

Ông nhìn cháu bước này!

Niềm vui vẫn ở quanh ta dù là giản di. Mấy tháng trước ba cháu ở nhà, mình cũng được vui như vậy.

Ôi mùa đông buồn, ông cháu quẩn quanh bên cột điện.

Phố huyện ngày tháng Một - Nhâm Thìn (ảnh chụp ngày 29/12/2012,
khi bốn ông cháu nhà đi lễ đúc chuông Chùa; qua máy Canon)

Nai nịt, hùng dũng như Hiệp sĩ (con nhà Tuấn)



Sắp xếp bố cục để ông chụp


Ông chụp nữa cơ!

Bố nó qua nhà...
Con ở chơi với ông cơ!

Cháu có giấy đẹp này!


Bình lặng một miền quê.


Chỉ một khoảnh hè phố nhỏ, trẻ thơ có cả một cuộc chơi.






Bé Gái lúc nào cũng hiền dịu, nhịn nhường,
mười lăm năm sau mong cháu vẫn là như vậy.




Hai mươi năm nữa, các cháu có nhớ được vui như vầy...