Trời nóng, mệt, ở nhà nghe nhạc, gặp
bản Lương Chúc, nay biên tập lại để nghe. Khi xưa còn nhỏ, chị gái hay ru tôi bằng truyện thơ này. Giờ vẫn
còn nhớ: “Chuyện Trung Quốc ngày xưa kể lại/
một mối tình mãi mãi còn vương…/ Tỉnh Chiết Giang có nhà giầu có/ Lại sinh dòng
là họ Chúc Anh, Hiếm hoi cây có một cành…” (tôi chỉ còn thuộc vài chục câu
đầu)
Thôi bỏ qua mối tình trong câu
chuyện nỉ non ấy, ta già rồi. Hãy thưởng thức một biến tấu của bản Violin
concerto này, lắng nghe tiếng vĩ cầm réo rắt.
Mở đầu tiếng piano chậm rãi đưa
ta vào câu chuyện. Violon solo, lời tiểu thư họ Chúc tươi tắn kể về một khung
cảnh êm đềm, tuổi thơ nhung lụa. Tiếng sáo cất lên, một vùng quê thanh bình miền
Chiết Giang, nước Việt thịnh vượng xưa. Tiếng violon solo vẳng tiếng đàn hạc chứa
chất đầy tâm trạng. Trước mắt ta có thể hình dung được một khung cảnh êm đềm của
bức tranh mùa xuân - những ngày tháng hạnh phúc, xen lẫn những giai điệu chậm
và lắng sâu, như thể tâm tình thiếu nữ.
Tham khảo.
1- Anh Đài, con gái nhà họ Chúc ở
Thượng Ngu, cải trang thành nam tử, cùng học với Lương Sơn Bá đến từ Cối Kê. Sơn
Bá không biết Anh Đài là gái nên xem là bạn thân, hai người ở cùng phòng với
nhau. Học xong, Anh Đài quay về nhà. Hai năm sau, Sơn Bá đến thăm nhà nàng, chỉ
khi đó mới biết nàng là gái. Lương Sơn Bá muốn cầu hôn nhưng gia đình nàng đã gả
nàng cho nhà họ Mã. Sơn Bá nhậm chức huyện lệnh tại huyện Ngân, sau đó chết và
được chôn cất tại phía tây thành Mậu. Khi Chúc Anh Đài được hộ tống đến nhà họ
Mã bằng đường thủy thì thuyền cứ dừng lại trước mộ, không thể di chuyển được vì
gió to và sóng cả. Sau khi biết rằng đó là mộ của Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài
lên bờ kêu gào khóc thương, đất bỗng tự mở ra; Chúc Anh Đài vì thế cũng được
chôn cất trong mộ. Tạ An, khi đó là thừa tướng nhà Tấn, tấu biểu cho
đề lên mộ câu "義婦塚" (Nghĩa Phụ Trủng – mộ người
vợ có nghĩa).
2- Chiết Giang ở ven biển
phía đông Trung Quốc, tên cũ con sông Tiền Đường chảy qua Hàng
Châu.
Bắt đầu từ thời Xuân
Thu, nước Việt nổi lên ở phía bắc Chiết Giang, định đô ở Cối Kê. Đến
đời Việt vương Câu Tiễn, nước Việt cực thịnh và năm 473 TCN đã đánh bại nước
Ngô ở phía bắc.
Dưới thời Tần Hán, dù Chiết
Giang thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Trung Hoa, nhưng vẫn là biên ải và vùng
Nam Chiết Giang chỉ thuộc quyền kiểm soát trên danh nghĩa do các tộc Bách
Việt sinh sống. Thời mạt Hán, tướng Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng cai
quản Chiết Giang, hai người này đã thua trước hai anh em Tôn Sách - người
lập nên nước Ngô, thời Tam Quốc.
Trong thời Bắc Tống (khoảng
năm 960), sự giàu có thịnh vượng của miền Nam bắt đầu vượt miền Bắc. Khi
miền Bắc bị người Nữ Chân xâm chiếm vào năm 1127, Chiết Giang tiến
vào thời cực thịnh: Hàng Châu trở thành kinh đô của Nam Tống. Nổi tiếng
vì vẻ đẹp và sự giàu có, thành phố này có thể đã là thành phố lớn nhất thế giới
vào thời đó. Kể từ đó đến nay, trong văn hóa Trung Hoa, cùng với vùng
Nam Giang Tô lân cận, vùng Bắc Chiết Giang đã đồng nghĩa với sự xa hoa và giàu
có. Chiến thắng của quân Mông Cổ và việc thành lập nhà
Nguyên năm 1279 đã kết thúc vai trò quan trọng về chính trị của
Hàng Châu, tuy nhiên, thành phố này vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng; Marco
Polo đã đến thăm Hàng Châu, ông gọi thành phố này là "Kinsay" và
gọi đây là "thành phố sang trọng và đẹp đẽ nhất" trên thế giới.
Với lịch sử Bách Việt như vậy,
sao ta lại không thấm đọng những tích xưa.
tối nay giáo phải nghe lại lần nữa mới được. giờ này nhiều tạp âm quá và máy của giáo mở âm lượng lớn thì nó bị hú, hic...
Trả lờiXóaBản đầu, tôi biên tập chỉ hơn 3', Giáo nghe thấy trẻ trung.
XóaNăm 1973 ở chiến trường Nam Lào, mới hiểu người Lao Thơng không hề vội. Nên chỉ ngoại bang đánh nhau trên đất họ, còn họ thì không. Chậm và nghe bạn à.
Cảm ơn Bạn.
Khi còn rất nhỏ khoảng 10-11 tuổi gì đó, M đã được xem bộ phim Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, ấn tượng mãi khi nhìn thấy ngôi mộ được mở ra thì Chúc Anh Đài lao vào, mộ khép lại, vạt áo vướng lại bên ngoài mộ biến thành đôi bướm bay vút lên trời. Cái tuổi xưa thật thơ ngây xem và ôm vào lòng những tình yêu thánh thiện cho đến mãi bây giờ!
Trả lờiXóaBản nhạc nhẹ nhàng dịu buồn. .
Tôi đã tìm lại truyện thơ Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài trên google nhưng không có. Nhớ lại đoạn đầu.
XóaTôi rất thích nghe nhạc, những bản hiểu được.
Bạn và tôi là người vùng Bách Việt nên cái yêu thánh thiện còn di truyền mãi mãi.
Từng theo các anh chị đi bộ ba cây số để xem người ta diễn Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài. Bé con, chả hiểu gì, chả nhớ gì, chỉ nhớ mỗi tên vở và thấy người trên khấu ai cũng đẹp như TIÊN!
Trả lờiXóaCám ơn bài viết của bác VP!
Vũ Nho
Xưa nhà gỗ 5 gian, anh tôi treo bức tranh Lương Chúc trên cột. Còn nhớ câu: Lung linh mặt nước giếng khơi/ Có đôi trai gái đang cười với nhau..."
Xóa.
Đẹp thật, nhưng âm nhạc đẹp hơn. Một khung trời miền Bách Việt.
Miền Nam thời xưa có tuồng cải lương về mối tình này rất ăn khách. Trong tuồng có bài vọng cổ bắt đầu bằng "Anh Đài ơi từ đây muốn gặp nhau hãy ra nơi Nam Sơn tiểu lộ, vì xác thân anh đã vùi thây nơi đáy mộ hoang... tàn. Em hãy rưới dùm anh lệ thắm đôi hàng. Tình của ta là nước bèo đôi ngả giữa dòng đời chưa hợp đã tan... " Học bài thì không thuộc nhưng Tám hay nhớ những bài hát vọng cổ, chẳng hiểu trí nhớ sao lại chọn lựa như thế.
Trả lờiXóaHay thật, lứa tuổi chúng ta chủ yếu đọc sách. 'Nghe nhìn' là chèo miền bắc và tuồng ở miền trung, miền nan. Tôi thú vị khi thấy bà vẫn còn nhớ những câu tuồng, tích xưa. Chắc khi đó lúc nấu cơm, má đỏ hồng như hoa lựu, ti tỉ ca:
Xóa"Anh Đài ơi từ đây muốn gặp nhau hãy ra nơi Nam Sơn tiểu lộ, vì xác thân anh đã vùi thây nơi đáy mộ hoang... tàn. Em hãy rưới dùm anh lệ thắm đôi hàng. Tình của ta là nước bèo đôi ngả giữa dòng đời chưa hợp đã tan... "
Vừa xuống vọng cổ ở chữ tàn thì khán giả vỗ tay huýt sáo um sùm
Trả lờiXóaVỗ tay luôn, trong câu xuống vọng ... hoang ta.... àn àn...
XóaBản đầu tiên nghe mượt mà hay hơn hẳn, bản thứ hai nghe tiếng ho của cô bé thấy thương và phục cháu hơn là chú tâm vào bản nhạc.
Trả lờiXóaNóng thế này trốn nóng vào những bản nhạc dịu êm và câu chuyện tình sử nổi tiếng thế này thấy dịu đi nhiều. Cảm ơn bác Văn Phạm!
Tôi có biên tập và phân tích Bản concerto viết cho violon Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài (Lương-Chúc tiểu đề cầm hiệp tấu khúc), được hai sinh viên của Học viện Âm nhạc Thượng Hải là Hà Chiêm Hào và Trần Cương soạn vào năm 1958. Bản nhạc nổi tiếng từ cuối thập niên 1970, thời lượng hơn 25'. Nhưng trời nóng thế này, chắc mọi người chỉ muốn nghe tiếng mưa chứ làm sao Giao hưởng.
XóaNgày còn bé, khi xem phim LƯƠNG SƠN BÁ - CHÚC ANH ĐÀI đến đoạn chàng Lương
Trả lờiXóavì tương tư nàng Chúc bị thổ huyết mà chết làm mình thấy thương xót cho họ lắm . Cảnh khác là Chúc Anh Đài thương nhớ người xưa ra khóc than trước mộ , trời nổi cơn giông , sấm sét làm nứt đôi mộ và Sơn Bá từ đó đi ra gặp Anh Đài - một chuyện tình mang vẻ liêu trai nhưng lấy không ít nước mắt của khán giả Bạn nhỉ .
Cám ơn Bạn đã giới thiệu hai bản nhạc êm dịu , nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để người nghe có cảm nhận được một nỗi buồn man mác đâu đây .
Chúc Bạn luôn vui .
http://i1184.photobucket.com/albums/z335/tranthuytruc1/landscapse/niceweekendEMT.jpg
XóaTám cũng nhớ đoạn cải lương mà bạn nhắc đến, cũng còn nhớ cái mộ nứt ra làm đôi và Lương với Chúc đang đứng trong mộ. Không biết chúng mình có xem cùng một tuồng cải lương không nhỉ?
XóaHai bạn à, thời chúng mình các mối tình mô phỏng Lương Chúc hay 'Đồi thông hai mộ' như Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ ...
XóaCác bản tuồng chèo ta xem theo chuyển thể từ bản Lương Chúc trong hí kịch Thiệu Hưng từ những năm 1953.
Trời nắng nóng quá, sang thăm anh nghe bản nhạc thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, chúc anh cuối tuần an lành nhé ! (~_~)
Trả lờiXóa[img] http://www.picgifs.com/graphics/g/good-afternoon/graphics-good-afternoon-335807.gif [/img]
Trong giỏ xe không thấy KEM ?
XóaChào Em!
Trong phim TQ có nhiều bản nhạc hay. Một bản mà em rất ưa thích là bản Trường Tương Tư bác ạ. Em không nhớ nó nằm trong bộ phim nào nữa, phim cổ trang, khá hay và một kết thúc mở có hậu.
Trả lờiXóaBản Trường Tương Tư có nhiều dị bản. Chắc bạn nghe trong phim của Kim Dung.
XóaBạn làm bu tui bồi hồi nhớ lại rạp chiếu phim Vinh cách nay gần nửa thế kỷ. Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài ám ảnh một thời tuổi trẻ của bu. Đôi trai tài gái sắc ấy vậy là đã siêu thoát qua hình ảnh đôi bướm quấn quýt nhau bay lên trời. Khỏi cần nhà sư nào tụng niệm cầu siêu...
Trả lờiXóasiêu thoát xét cho cùng là vượt lên chính mình,thế thôi.
Cảm ơn Bác, siêu thoát, xét cho cùng là vượt lên chính mình
XóaXưa cái tích này thật cuốn hút mọi lứa tuổi.
Hay quá đi........
Trả lờiXóaChúng ta cùng mơ mộng về xưa.
Xóahttps://youtu.be/DK3jRo6aTbQ
Trả lờiXóahttps://youtu.be/tu5XohUR3Pg
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=y-JcFDsDB6c
Trả lờiXóahttps://youtu.be/ZEwLzg9NIaE
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=2j0My82eesY
Trả lờiXóahttps://youtu.be/XABcWTl4I9k
Trả lờiXóahttps://youtu.be/fOCiEITPnds
Trả lờiXóa