NGÔ THƯ QUYỂN 10 - TRÌNH HOÀNG HÀN TƯỞNG CHU TRẦN ĐỔNG CAM LĂNG TỪ PHAN ĐINH TRUYỆN
Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Đổng Tập, Cam Ninh, Lăng Thống, Từ Thịnh, Phan Chương, Đinh Phụng
LĂNG THỐNG TRUYỆN
Lăng Thống tự Công Tích người Dư Hàng thuộc Ngô Quận(30). Cha Thống là Tháo, nghĩa hiệp lại can đảm có khí phách. Khi Tôn Sách vừa mới khởi sự, Tháo luôn theo đi chinh phạt, thường đi trước quan quân. Tháo giữ chức Trưởng ở Vĩnh Bình, sắp xếp dẹp yên đất Sơn Việt, làm cho kẻ gian tà phải chùn tay, được phong làm Phá Tặc Hiệu Uý. Đến khi Quyền chỉ huy công việc, Tháo theo đi đánh Giang Hạ. Đại quân tiên vào Hạ Khẩu, Tháo xông pha đi trước, đánh bại tiền quân của địch, một minh cưỡi thuyền nhẹ xông lên, bị trúng tên lạc mà chết.
Thống lúc ấy mới mười
lăm tuổi, tả hữu phần lớn cho rằng có thể kế tục được sự nghiệp của cha. Quyền
nhớ đến Tháo chết vì việc nước nên phong cho Thống làm Biệt Bộ Tư Mã, đảm đương
công việc Phá Tặc Đô Uý, sai cai quản quân lính của cha. Sau Thống theo Quyền
đi đánh sơn tặc. Quyền dẹp tan trại trại Bảo Truân rồi trở về trước, còn lại trại
Ma Truân hàng vạn người, Thống cùng bọn tướng Trương Di ở lại vây đánh, hẹn
ngày tấn công. Trước ngày hẹn, Thống và tướng Trần Cần gặp mặt uống rượu. Cần cứng
cỏi mạnh mẽ, có khí độ trách nhiệm do đó đảm đương việc dâng rượu tế, nhưng lại
chèn ép hiếp đáp người trong tiệc, nâng lên đặt xuống không theo phép tắc nào.
Thông ghét thói khinh bạc vô lễ ấy, ngay mặt nói thẳng không chịu tuân theo. Cần
giận mắng Thống cùng cha Thống là Tháo. Thống rơi lệ không đáp. Mọi người vì thế
bỏ ra về. Cần nhân lúc rượu vào càng trái lẽ tợn, lại ở giữa đườngnhục mạ Thống.
Thống không nhịn được rút đao chém Cần. Được vài hôm Cần chết. Lúc đó đang tấn
công vào trại giặc, Thống nói: ”Ngoài cái chết ra klhông biết lấy gì tạ tội.”
Bèn thống suất khích lệ sĩ tốt, tự minh xông pha tên đạn, đánh vào một mặt, nhận
lấy cơ hội phá tan tường hào. Các tướng cũng thừa thắng mà đánh, cuối cùng đại
phá trại giặc. (Khi trở về) Thông tự trói đến nới quân pháp. Quyền khen là quả
quyết cứng cỏi, cho lấy công chuộc tội.
Sau Quyền lại đánh
Giang Hạ. Thống làm tiên phong, thường cùng dũng sĩ thân cận mấy chục người ngồi
chung một thuyền, đi trước đại quân mấy chục dặm. Tiến vào phía tây Trường
Giang, chém tướng của Hoàng Tổ là Trương Thạc, thu hết thuỷ quân của Thạc rồi
quay về báo với Quyền, dẫn quân gấp lên đường, thuỷ bộ cùng tụ hội. Bấy giờ, Lã
Mông đánh bại được thuỷ quân Giang Hạ mà Thống trước đã đánh thành vì vậy thắng
to. Quyền lấy Thống làm Thừa Liệt Đô Úy, cùng bọn Chu Du chống cự, đánh bại Tào
Công ở Ô Lâm, rồi lại đi đánh Tào Nhân, được thăng làm Đô Úy. Thống tuy ở trong
quân ngũ nhưng biết yêu quý người hiền, xem trọng đạo nghĩa có phong đô của bậc
quốc sĩ.
Thống theo Quyền đi
đánh đất Hoàn, được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, thống suất Phái Tương. Thống
lại cùng bọn Lã Mông đánh sang phía tây lấy đất ba quận, rồi quay về từ Ích
Dương theo Quyền đến Hợp Phì, làm Hữu Bộ Đốc. Đương thời Quyền lui binh, đội tiền
phong đã lên đường thì bọn Trương Liêu tướng nước Nguỵ sấn đến bờ bắc bến sông.
Quyền sai đuổi theo gọi tiền quân quay lại, nhưng tiền quân đã đi xa không cứu
giúp kịp. Thống chỉ huy bộ tướng hơn ba trăm người phá vây, hộ tống bảo vệ Quyền
đi ra. Địch quân đã phá cầu, hai tấm ván cầu chắp vá, Quyền quất ngựa chạy qua,
Thống quay về chiến đấu. Đến khi tả hữu chết hết, Thống cũng bị thương, chém giết
mấy chục người, ước chừng Quyền đã chạy thoát bèn chạy trở lại nhưng cầu đã sập,
đường hết. Thống khoác áo giáp mà lặn đi. Quyền đã ngồi trên thuyền, nhìn thấy
vừa sợ vừa mừng. Thống thương người thân cận không ai trở về đau buồn không kiềm
chế được. Quyền lấy tay áo lau cho bảo rằng: ”Công Tích, người đã chết vậy
thay, ví phỏng khanh còn sống đây, sao phải lo không có người?”
Ngô Thư chép: Thống bị
thương nặng. Quyền bèn giữ Thống trong thuyền, thay đổi hết y phục. Vết thương
lại gặp được thuốc quý nhà họ Trác cho nên mới không chết.
Được phong làm Thiên
Tướng Quân, cấp cho binh lính nhiều gấp bội.
Bấy giờ có kẻ tiến cử
người đồng hương với Thống là Thinh Xiêm với Quyền, cho là bậc ngay thẳng khí
khái cực kỳ tiết tháo, có chỗ còn hơn Thống. Quyền nói: ”Hãy cứ tốt đẹp như
Thông là đủ rồi.” Sau Xiêm được đưa đến vào ban đêm, Thông đã đi nằm, nghe tin
bèn mặc áo ra ngoài cửa nắm tay đưa vào. Thống yêu quý người tài không hề ghen
ghét là như thế.
Thống thấy người
Trung Sơn phần lớn là mạnh mẽ ương ngạng, có thể lấy ân uy mà khuyên bảo dẫn dắt
nên Quyền lệnh cho Thống sang phía đông thôn tính lấy thử dò xét xem. Lại ban lệnh
cho các thành liền đấy nếu Thông có yêu cầu gì thì trước đều cung cấp đủ rồi
sau mới báo về. Thống vốn yêu quý kẻ sĩ. Kẻ sĩ cũng yêu quý Thống. Vì vây thu
được hơn vạn quân tinh tráng. Khi Thống trở về đi qua quê cũ, đi bộ vào cửa
dinh, gặp gỡ quan lại hoai niệm tam bản(31), hết lòng cung kính giữ lễ. Đối với
bạn bè quen biết cũ tình cảm lại càng nồng hậu. Công việc hoàn thành đang lúc
lên đường thì mắc bệnh chết, tuổi mới bốn mươi chín. Quyêng nghe tin đạp tay xuống
giường ngồi dậy, tiếc thương không kìm nổi, bỏ ăn mấy ngày liền, hễ nói đến là
rơi lệ, sai Trương Thừa làm bài minh kể lại công đức của Thống.
Hai con Thống là Liệt
và Phong, mỗi người lúc ấy chỉ được mấy tuổi, Quyền đem vào nuôi trong cung,
yêu thương đối đãi giống như con mình. Mỗi khi có khách vào yết kiến thường bảo
rằng: ”Đây là nhưng đứa con hổ báo của ta.” Đến khi tám chín tuổi, sai Cát
Quang dạy đọc sách, mười ngày một lần lệnh cho đi cưỡi ngựa. Sau lại truy xét
công lao của Lăng Thông khi xưa, phong làm Liệt Đình Hầu, trao lại binh lính
cũ. Về sau Liệt phạm tội bị bãi chức, Phong lại kế thừa chức tước thống lĩnh
quân binh. Tôn Thịnh viết: Xem cách Tôn Quyền săn sóc cho kẻ sĩ thật đã hết dạ
dốc lòng để mong họ tận trung. Như khóc cho vết thương của Chu Thái, chôn sông
ái thiếp của Trần Võ, khẩn cầu lựa chọn của Lã Mông, nuôi nấng con côi của Lăng
Thông, tất cả đều khiêm nhường chu đáo hết lòng chẳng quên, thành khẩn đến điều
vậy. Vì thế cho nên dầu tiếng tốt chẳng đồn xa, nhân hậu khoan dung lại sáng tỏ
ở trong nước, mới có thể hàng phục kẻ mạnh ở Kinh Ngô, suy nghĩ đến việc tiếm
hiệu nhiều năm, cùng là có lý do cả.
Nhưng đạo bá vương chỉ chờ trông ở chỗ lớn lao lâu dài. Do đó các bậc
tiên vương đắp xây nền móng của phẩm hạnh phép tắc; thu phục lòng tin thuận
thành trong hải nội; đặt ra trật tự của khuôn mẫu sách lược; làm rõ thứ tự giữa
cao quý , thấp hèn. Thay đổi tuyển lựa mà thân thiết có thể bền lâu. Thực hành
trọn vẹn mà huân nghiệp đầy đủ lớn lao. Há lại quanh co nhỏ nhặt, chuyên chú
vào vào chỗ thân gần, đón mời lấy cái lợi ở thời hiện tại hay sao? Tục ngữ nói:
”Dù là việc nhỏ, tất có thể từ đó mà xem xét, suy đến sâu xa mà lo sợ bùn nhơ.”
Chính là nói chuyện ấy vậy!
CHÚ THÍCH
(30) Dư Hàng: Nay là Dư Hàng thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
(31) Tam Bản: Nguyên văn: Kiến trưởng lại hoài tam bản.
PHAN CHƯƠNG TRUYỆN
Phan Chương tự Văn
Khuê, người ở Phách Can thuộc Đông Quận(32). Khi Tôn Quyền làm Trưởng ở Dương
Tiện, Chương bắt đầu đến theo Quyền. Tính cách Chương rộng rãi phóng túng, sống
ngheo nàn mà hay mua chịu rượu. Khi những người cho nợ đến tận cửa đòi, thường
nói ngày sau giàu có sẽ trả. Quyền lấy làm yêu thích nhân đó sai đi chiêu mộ,
được hơn trăm người, bèn dùng làm đầu lĩnh. Chương đánh dẹp sơn tặc có công, được
sắp xếp làm Biệt Bộ Tư Mã. Sau Chương làm Đại Phất ở Ngô Quận bắt giữ tội phạm,
làm cho trộm cướp dứt hẳn nhờ đó mà nổi danh, được chuyển đến dự Chương làm Trưởng
ở Tây An. Lưu Biểu ở Kinh Châu, dân tình nhiều lần bị cướp, từ khi Chương đến
nhận công vụ, trộm cướp không xuất hiện ở địa phương nữa. Huyện Kiến Xương ở liền
kề nổi lên bọn cướp làm loạn. Chương chuyển sang đốc suất Kiến Xương thăng thêm
chức Vũ Mãnh Hiệu Uý, đánh dẹp trừng trị đám dân có tội, tròn một tháng bình định
hết sạch, lại kêu gọi chiêu tập kẻ li tán, được tám trăm người, chỉ huy trở về
Kiến Nghiệp.
Chiến dịch Hợp Phì,
Trương Liêu bất ngờ xông đến, các tướng không kịp phòng bị. Trần Vũ chết trận.
Tống Khiêm, Từ Thịnh đêu phân tán bỏ chạy. Chương tự mình ở đội phía sau, lập tức
giong ruổi tiến lên, giật ngựa lại chém hai người đào binh trong đội của Khiêm
và Thịnh, làm toàn quân quay lại chiến đấu. Quyền rất khen ngợi, phong Chương
làm Thiên TướngQuân, nhân đó thống lĩnh đội Bách Giáo(33), đóng quân ở Bán
Châu.
Quyền đánh Quan Vũ.
Chương với Chu Nhiên chăn đường chạy của Vũ, đến đóng ở Lâm Thu, trú quân ở
Giáp Thạch. Bộ tướng của Chương là Tư Mã Mã Trung bắt được Vũ cùng con của Vũ
là Bình và bọn Đô Đốc Triệu Luỹ. Quyền liền cắt đất hai huyện Nghi Đô, Tỷ Quy lập
nên quận Cố Lăng, phong Chương làm Thái Thú ở đấy, giữ chức Chấn Uy Tướng Quân,
tước Lật Dương Hầu. Sau khi Cam Ninh chết, Chương lại thông lĩnh bộ tốt của
Ninh. Lưu Bị đánh vào Di Lăng, Chương cùng Lăng Tốn(34) đều hết sức chống trả.
Bộ hạ của Chương chém chết Hộ Quân của Bị là bọn Phùng Tập, đánh giết rất nhiều.
Chương được phong Bình Bắc Tướng Quân, làm Thái Thú ở Tương Dương.
Bọn Hạ Hầu Thượng tướng
nước Nguỵ vây Nam Quận, chia ra ba vạn quân làm cầu nổi, vượt qua trăm dặm bãi
sông. Gia Cát Cẩn, Dương Xán đều hội quân đến cứu nhưng chưa biết lúc nào mới đến
nơi mà quân Nguỵ hàng ngày vượt sông không nghỉ. Chương nói: ”Quân Nguỵ thế mạnh
mà nước sông lại nông, chưa thể đánh nhau với chúng được.” Liền thống suất các
tướng đi lên phía thượng du quân Nguỵ năm chục dặm, chặt lấy cỏ lau vạn bó, kết
thành những bè lớn, muốn thuận theo dòng nước phóng hoả dốt cháy cầu nổi. Bè
lau vừa văn làm xong, đang chờ thuỷ triều rút xuống thì Thượng đã mau chóng dẫn
quân rút lui. Chương đi xuống phòng bị Lục Khẩu(35) Tôn Quyền xưng tôn hiệu,
phong Chương làm Hữu Tướng Quân.
Chương là người thô
hào can đảm, nhưng biết sợ lệnh cấm, lại thích lập công danh sự nghiệp. Thướng
thống suất binh mã không đến nghìn người nhưng ở chiến trường oai thế thường
như vạn người. Đến khi chinh phạt kết thúc lại mau chóng đặt quân công, các
quân hiệu khác không có điều này đều kính trọng bộ hạ của Chương. Nhưng Chương
có tính xa hoa, tuổi già lại càng tệ hại, quần áo đồ vật mô phỏng giả mạo trái
phép địa vị của người trên. Quan lại binh sĩ giàu có mấy người bị Chương giết để
đoạt của. Các quan giam sát tâu lên nhưng Quyền nhớ công lao mà thường tha thứ
không hỏi đến. Năm Gia Hoà(36) thứ ba chết. Con là Bình làm việc vô pháp bị
chuyển đến Cối Kê. Vợ Chương ở lại Kiến Nghiệp, được ban nhà của ruộng đất và
người phục dịch năm mươi hộ.
CHÚ THÍCH
(32) Phách Can: Nay thuộc Bộc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc.
(33) Bách Giáo: Tên một hiệu quân Đông Ngô.
(34) Lăng Tốn: Chưa rõ ai.
(35) Lục Khẩu: Nay là thị trấn Lục Khê huyện Gia Ngư Tỉnh Hồ Bắc.
(36) Gia Hoà: Niên hiệu của
TRÌNH PHỔ TRUYỆN
Trình Phổ tự Đức Mưu,
người quận Hữu Bắc Bình huyện Thổ Ngân, ban đầu làm Lại ở châu quận, dung mạo
thoát tục lại có mưu kế, khéo đối đáp. Theo Tôn Kiên đi chinh phạt, đánh Hoàng
Cân ở Uyển-Đặng(37), phá Đổng Trác ở Dương Nhân, đánh thành chiếm đất, thân bị
thương tật.
Kiên chết, Phổ lại đi
theo Tôn Sách ở Hoài Nam, tới đánh quận Lư Giang, lấy được, rồi cùng đi về phía
Đông. Sách về đến Hoành Giang-Đương Lợi, phá được bọn Trương Anh-Vu Mi, rồi
chuyển xuống lấy Mạt Lăng-Hồ Thục-Cú Dung-Khúc A, Phổ đều lập được công, được
giao thêm 2.000 quân binh và 50 quân kỵ. Lại tiến phá Ô Trình-Thạch Mộc-Ba
Môn-Lăng Truyền- Dư Kháng, phần nhiều là công của Phổ. Sách lấy được Cối Kê,
cho Phổ làm Đô uý Ngô Quận, đóng dinh sở ở huyện Tiền Đường. Về sau Phổ được
chuyển làm Đô uý Đan Dương, đóng giữ Thạch Thành. Lại đánh dẹp bọn giặc ở Tuyên
Thành, Kính, An Ngô, Lăng Dương, Xuân Cốc, đều phá được. Sách từng tấn công Tổ
Lang, bị vây chặt ở đó, Phổ cùng với một quân kỵ đến che đỡ cho Sách, lại ruổi
ngựa đi trước quát thét, khua mâu xông xáo trong đám giặc, địch phải rẽ ra,
Sách nhờ thế mới thoát được. Sau này Phổ được bái làm Đãng khấu Trung lang tướng,
lĩnh chức Thái thú Linh Lăng, theo đi đánh dẹp Lưu Huân ở Tầm Dương, tấn công
Hoàng Tổ ở Sa Tiện, rồi quay về trấn giữ Thạch Thành.
Sách chết, Phổ cùng với
bọn Trương Chiêu phụ giúp Tôn Quyền, thu xếp các việc ở ba quận, dẹp yên những
kẻ bất phục. Lại theo đi chinh chiến ở Giang Hạ, rồi quay về Dự Chương, chia
quân đánh dẹp ở Nhạc An. Nhạc An bình định, thay Thái Sử Từ phòng bị ở Hải Hôn,
cùng với Chu Du làm Tả Hữu đô đốc, phá Tào Công ở Ô Lâm, lại tiến công Nam Quận,
bức Tào Nhân phải bỏ chạy. Phổ được bái
làm Bì tướng quân, lĩnh chức Thái thú Giang Hạ, dinh sở đóng ở Sa Tiễn, được ăn
lộc bốn huyện.
Phổ nhiều tuổi hơn
các tướng, lúc tuổi đã cao, người bấy giờ đều gọi là Trình Công. Tính Phổ hay
giúp đỡ người, quý trọng sỹ đại phu. Chu Du
chết, Phổ lên thay lĩnh chức Thái thú Nam Quận. Quyền phân chia Kinh
Châu với Lưu Bị, Phổ lại về nhận chức ở Giang Hạ, được thăng lên làm Đãng khấu
Tướng quân, rồi mất.
Ngô thư chép: Phổ bắt
được những kẻ làm phản đến mấy trăm người, sai đem ném hết vào đống lửa, ngay
hôm ấy đổ bệnh, được hơn trăm ngày thì chết.
CHÚ THÍCH
(37) Hai địa danh tên huyện ngày xưa.
TƯỞNG KHÂM TRUYỆN
Tưởng Khâm tự Công Dịch,
người quận Cửu Giang huyện Thọ Xuân. Tôn Sách theo về với Viên Thuật, Khâm đi
theo làm Cấp sự. Lúc Sách vượt sông về Đông, bái Khâm làm Biệt bộ Tư mã, cho nắm
binh sĩ. Khâm cùng với Sách đi khắp nơi, bình định ba quận, lại đi theo bình định
Dự Chương. Rồi điều đến làm Đô uý ở Cát Dương, trải qua ba lần làm huyện trưởng,
đánh dẹp bình đạo tặc, được thăng làm Tây bộ Đô uý. Bọn giặc cỏ ở Cối Kê là Lã
Cáp-Tần Lang làm loạn, Khâm dẫn binh tới đánh dẹp, bắt được Cáp-Lang, bình định
xong năm huyện, được đổi làm Thảo Việt Trung lang tướng, lấy đất Kinh Câu-Chiêu
Dương cho làm thực ấp(38).
Hạ Tề đi đánh dẹp Y tặc,
Khâm đốc suất một vạn binh, cùng với Tề hợp sức, bình định được Y tặc. Lại đến
chinh chiến ở Hợp Phì, Nguỵ tướng Trương Liêu tập kích Quyền ở Tân Bắc, Khâm hết
sức chiến đấu có công, được thăng Đãng khấu Tướng quân, lĩnh chức Đô đốc Nhu
Tu. Sau được triệu về kinh đô, bái làm Hữu Hộ quân, coi sóc việc tố tụng(39).
Quyền từng đến chỗ mẫu
thân Khâm, thấy màn trướng của bà rất sơ sài, quần áo của thê thiếp đều bằng vải
bố. Quyền than rằng Khâm ở nơi tôn quý mà quá tiết kiệm, lập tức mệnh cho ngự
phủ may áo gấm cho mẹ Khâm, thay đổi màn trướng, y phục của thê thiếp tất cả đều
là gấm 5 màu.
Khi trước, Khâm đóng ở
Tuyên Thành, từng đánh dẹp bọn giặc ở Dự Chương. Vu Hồ lệnh là Từ Thịnh lệnh bắt
giam quan lại của Khâm, dâng biểu xin chém, Quyền cho rằng Khâm ở xa không nghe
theo, bởi thế Thịnh có hiềm khích với Khâm. Tào Công tiến đến Nhu Tu, Khâm cùng
với Lã Mông nắm ba quân chủ trì giữ vững. Thịnh thường sợ Khâm nhân đó hại
mình, mà Khâm vẫn thường khen Thịnh. Thịnh bội phục đức hạnh của Khâm, người
bàn luận cũng ca ngợi.
Giang biểu truyện
chép: Quyền bảo Khâm rằng: “Trước đây Thịnh bẩm bạch về khanh, nay khanh lại bảo
cử cho Thịnh, muốn bắt chước Kỳ Hề đó ư?” Khâm thưa rằng: “Thần nghe rằng việc
tiến cử cho người thì chẳng nên xử tệ với họ vì tư oán, Thịnh trung dũng chuyên
cần mà cứng cỏi, có đởm lược có dũng khí, là người tài giữa vạn người. Nay đại
sự chưa định, thần đang cầu lấy bậc hiền tài giúp nước, há dám hẹp hòi vì tư hận
để che lấp mất kẻ hiền tài ư!” Quyền khen lời ấy
Quyền đánh Quan Vũ,
Khâm đốc thuỷ quân tiến vào sông Miện, khi về, bị bệnh chết ở trên đường. Quyền
mặc áo trắng cử tang, lấy 200 hộ dân ở Vu Hồ cùng 200 khoảnh ruộng, cấp cho vợ
con Khâm. Con Khâm là Nhất được phong làm Tuyên Thành hầu, lĩnh binh cự Lưu Bị
có công, lúc về tới Nam Quận, cùng với người Nguỵ giao chiến, chết khi lâm trận.
Nhất không có con, em là Hưu lĩnh binh ấy, sau bị tội đánh mất cơ nghiệp.
CHÚ THÍCH
(38) Ăn lộc ở đất ấy.
(39) Các việc liên quan đến đơn từ kiện cáo.
HÀN ĐƯƠNG TRUYỆN
Hàn Đương tự Nghĩa
Công, người quận Liêu Tây huyện Lệnh Chi. Giỏi nghề cung ngựa, có sức khoẻ, được
Tôn Kiên yêu mến, theo đi đánh dẹp khắp nơi, mấy lần xông vào chốn nguy nan,
vây hãm bắt sống địch quân, được làm Biệt bộ tư mã.
Ngô thư chép: Đương cần
mẫn lo lập công, những thứ được cấp thêm ở trong quân, đem chia cả cho tướng
sĩ, nên tước vị chẳng có gì hơn người. Cho đến hết thời Kiên, Đương chỉ làm Biệt
bộ Tư mã.
Khi Tôn Sách vượt
sông về Đông, Đương đi theo đánh dẹp ba quận, được thăng làm Tiên Đăng hiệu uý,
trao cho 2.000 binh, 50 quân kỵ. Theo đi đánh Lưu Huân, phá Hoàng Tổ, quay về
đánh dẹp ở Bà Dương, lĩnh chức trưởng huyện Nhạc An, Sơn Việt hiệu uý. Sau lấy
làm Trung lang tướng cùng với bọn Chu Du kháng cự phá Tào công, lại cùng với Lã
Mông đánh úp lấy được Nam Quận, được thăng làm Thiên tướng quân, lĩnh chức Vĩnh
xương Thái thú. Chiến dịch Nghi Đô, cùng với bọn Lục Tốn, Chu Nhiên vây đánh
quân Thục ở Trác Hương, thắng lớn ở đó, được chuyển làm Uy liệt Tướng quân,
phong tước Đô Đình hầu. Tào Chân đánh Nam Quận, Đương giữ ở phía Đông Nam . Ở
bên ngoài lấy mình làm gương, khích lệ tướng sĩ đồng lòng cố thủ, lại kính trọng
Đốc ti, vâng theo pháp lệnh, Quyền khen ngợi việc ấy. Năm Hoàng Vũ thứ hai, được
phong Thạch Thành hầu, thăng lên làm Chiêu Vũ tướng quân, nhận chức Quán quân
Thái thú, sau lại thêm danh hiệu Đô đốc. Đương dẫn một vạn quân cảm tử đến Giới
Phiền, đánh dẹp bọn giặc cỏ ở Đan Dương, phá được. Lúc bị bệnh chết, con là Tống
nối tước hầu nắm binh sĩ đó.
Năm ấy, Quyền đi đánh
Thạch Dương, vì Tống có tang, mới sai giữ Vũ Xương, mà Tống dâm loạn chẳng có
phép tắc gì. Quyền dẫu vì cha Tống mới mất bỏ qua không bắt tội, Tống trong bụng
lo sợ,
Ngô thư chép: Tống muốn
làm phản, sợ tả hữu không theo, mới giả sai người đi cướp bóc, lại ngầm bảo sẽ
tha cho, quân sĩ bảo nhau nhất mực thi hành, làm cản trở việc hành binh. Sau lại
nói trá rằng bị vua hạ chiếu trách mắng, bởi việc để bộ khúc cướp bóc bị cật vấn,
rằng ” Từ tướng lại trở xuống, đều phải bị trừng trị”, Tống lại sợ tội đến
mình. Tả hữu nói rằng: “Giờ chỉ còn cách bỏ chạy mà thôi.” Tống bèn dùng kế ấy,
mới nhân đám tang của cha, cho gọi hết những chị em thân thích, đem gả cho các
quan, những tì thiếp yêu, đều ban cho những người thân cận, rồi giết trâu uống
rượu sáp huyết cùng chung thề ước. Bèn đem thuyền chở xác cha, rồi dẫn mẹ và cả
gia quyến cùng bộ khúc nam nữ mấy nghìn người chạy sang Nguỵ. Nguỵ lấy làm tướng
quân, phong làm Quảng Dương hầu. Tống đã mấy lần xâm phạm biên cảnh, giết hại
dân chúng, Quyền thường nghiến răng căm giận. Chiến dịch Đông Hưng, Tống làm
tiên phong, thua quân thiệt thân, Gia Cát Khác chém chết Tống cắt lấy đầu, đem
cáo tế ở miếu thờ của Quyền.
HOÀNG CÁI TRUYỆN
Hoàng Cái tự Công Phúc, người quận Linh Lăng huyện Tuyền Lăng. Ngô thư chép: Cái vốn là hậu duệ của Nam Dương Thái Thú là Hoàng Tử Liêm, tách ra từ một chi nhánh thuộc họ nhà vua, bởi tổ tiên dời đến ở Linh Lăng, mới lưu trú ở đó. Cái mồ côi từ thuở nhỏ, gặp cảnh tang gia khốn khó, nếm đủ mùi cay đắng, nhưng có chí lớn, dẫu ở nơi bần tiện, cũng chẳng vì thế mà giống như những kẻ tầm thường khác, những lúc rảnh rỗi thường ngả mình trên đám cỏ, học chút ít chữ nghĩa, bàn chuyện binh nhung. Ban đầu Cái làm Lại ở quận, đến kỳ xét Hiếu Liêm, được vời vào công phủ. Tôn Kiên khởi nghĩa binh, Cái đi theo. Kiên ở phía Nam phá sơn tặc(40), phía Bắc đuổi Đổng Trác, lấy Cái làm Biệt bộ Tư mã. Kiên chết, Cái theo Sách và Quyền. Thường mặc giáp che kín toàn thân, xông pha tên đạn đánh phá thành trì.
Bọn người ở Sơn Việt
không phục, quấy phá gây vạ trong huyện, Quyền liền dùng Cái làm huyện trưởng.
Các viên lại ở huyện Thạch Thành, triều đình rất khó kiểm tra, Cái bèn đặt ra
hai chức Duyện(41), phân định rõ quyền hạn của từng vị quan. Dạy rằng: “Lệnh
trưởng(42) chẳng có tài, ta chỉ lấy võ để làm việc công với các quan, không lấy
việc văn để cân nhắc. Nay quân giặc cướp chưa bình được, quân lữ rất bận rộn,
những việc văn thư ta uỷ thác cho hai viên Duyện, nhận trách nhiệm tra xét các
vị quan, chỉ ra những việc sai lầm. Hai vị tạm coi các việc ở đây, xem xét các
văn kiện gửi đến gửi đi, ví bằng có sự gian dối, ta tuyệt đối không dùng đến
roi gậy đâu, thế nên mọi người đều phải tận tâm, không được làm việc như trước
nữa.”
Lệnh mới ban ra, mọi
người ngày đêm cung cúc với chức phận; được ít lâu, đám quan lại thấy Cái không
coi xét việc văn thư, nên có người dần dần biếng nhác. Cái bề ngoài cũng ngờ có
kẻ lười biếng, bấy giờ mới coi xét đầy đủ, biết được hai viên Duyện mấy lần làm
việc không theo quy củ. Cái bèn mời tất cả các viên Duyện đến, cho ăn uống, nhân
đó đem các việc ra căn vặn. Hai viên Duyện trình bày quanh co, rồi đều phải khấu
đầu tạ tội. Cái nói: “Ta đã có mệnh từ trước, tuyệt đối không dùng đến roi gậy,
chẳng phải là nói dối vậy.” Bèn cho giết đi. Người trong huyện kinh hoàng rung
động. Về sau Cái chuyển đến làm trưởng huyện Xuân Cốc, rồi Tầm Dương lệnh. Cả
thảy coi việc ở chín huyện, ở những nơi đó đều bình định. Cái được thăng lên
làm Đô uý Đan Dương, đè nén kẻ mạnh, nâng đỡ kẻ yếu, người ở Sơn Việt mến mà
theo.
Cái ngoài mặt nghiêm
nghị, nhưng khéo dưỡng sĩ tốt, mỗi khi đi đánh dẹp, sĩ tốt đều tranh nhau xông
lên. Năm Kiến An trung, Cái theo Chu Du cự Tào Công ở Xích Bích, hiến kế hoả
công, việc đã nói ở Chu Du truyện.Ngô thư chép: Việc đánh nhau ở Xích Bích, Cái
bị lạc tên bắn trúng, ngã xuống sông giữa lúc trời rét, có người lính Ngô ở đấy
vớt lên, không biết đó là Cái, mới vứt ở giữa sàn thuyền. Cái còn khoẻ lấy hết
sức gọi Hàn Đương, Đương nghe tiếng kêu, nói: “Đấy là tiếng của Công Phúc vậy.”
Rồi hướng vào Cái mà chảy nước mắt, cởi áo của mình mặc cho, Cái mới sống sót
được.” Cái được bái làm Vũ phong Trung lang tướng. Người Man-Di ở Vũ Lăng làm
phản gây loạn, đánh chiếm thành ấp, Quyền liền cho Cái lĩnh chức Thái thú ở đó.
Bấy giờ quân binh trong quận có chừng 500 người, Cái tự biết không thể đối địch,
vì thế mới cho mở toang cửa thành, địch vào đến nửa chừng, Cái bèn tập kích,
chém được mấy trăm thủ cấp, đám còn lại đều cuống quýt chạy trốn, các ấp lạc đều
quy phục cả. Cái cho kể tội rồi giết những kẻ đầu sỏ, những kẻ theo về thì được
tha tội. Từ xuân sang hạ, loạn lạc cướp bóc bình được hết, những ấp hầu là trưởng
quân ở các vùng hẻo lánh như Ba, Lễ, Do, Đản(43) đều thay đổi thái độ, dâng lễ
vật xin vào hầu, các cõi trong quận được thanh bình. Sau này các huyện Trường
Sa, Ích Dương bị sơn tặc vây đánh, Cái lại đi đánh dẹp bình định. Được thêm chức
Thiên tướng quân, bị bệnh chết lúc còn làm quan.
Cái đang làm việc
quan thì mất, mà công việc không hề bỏ sót, người trong nước đều thương cảm.
Ngô thư chép: Lại cho vẽ hình của Cái, để ở trong đền bốn mùa cúng tế. Lúc Quyền
lên ngôi Đế, đoái xét đến công lao của Cái, ban cho con của Cái là Bính tước
Quan nội hầu.
CHÚ THÍCH
(40) Giặc núi.
(41) Duyện là chức phó giúp việc.
(42) Ý nói đến bản thân mình.
(43) Quận Vũ Lăng là đất có nhiều bộ tộc người
Man, người Di. Ấp hầu trưởng quân là trỏ những đầu mục của các bộ lạc hẻo lánh ở
những nơi ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét