Chân dung Minh Thái Tổ (trị. 1368–1398),
hoàng đế khai quốc nhà Minh.
13.
Chương VII NHÀ MINH (1368-1644)
A. THỜI THỊNH
Các học giả phương Tây nghiên cứu rấy ít về đời Minh và nửa đầu
đời Thanh một phần vì tài liệu quá nhiều - thư khố quốc gia Trung Quốc mới cất
ở gần Bắc Kinh, chứa tới trên năm triệu
tài liệu - một phần vì trong các thế kỷ XV - XIX Châu Âu thay đổi hẳn (cải cách
tôn giáo, phục hưng văn nghệ, tạo được một tân thế giới ở bờ bên kia Đại Tây
Dương, rồi cách mạng chính trị, cách mạng kỹ nghệ), còn ở Trung Hoa thì từ
chính trị tới xã hội không có gì biến chuyển đáng cho các học giả chú ý tới.
Quả thực, trong mấy thế kỷ đó, phương Tây tiến rất mạnh mà Trung
Hoa thì đứng ì một chỗ. Đời Minh đế quốc rộng gần bằng đời Đường, dân số đông
hơn (hồi đầu khoảng 53 triệu, cuối đời được từ 100 đến 150 triệu), vua thì cũng
như mọi triều đại khác, chỉ được hai ông giỏị Thái Tổ và Thành Tổ), họ cũng vẫn
phải đương đầu với hai vấn đề: chống với các rợ, lo cho dân khỏi đói, như các
thời trước, còn thì đại đa số là một bọn vua tầm thường, tồi tệ, sống xa xỉ,
phóng túng, để hoạn quan nắm hết quyền hành, rốt cuộc cũng lại tủi nhục để cho
non sông vào tay rợ Mãn Thanh.
Trong non ba thế kỷ- nhà Minh không tiến bộ về một phương diện
gì cả - Trừ về văn học bình dân, y tức bạch thoại - và việc đáng ghi hơn cả chỉ
là việc Trịnh Hòa bảy lần đi qua "Tây Dương" - tức Nam Dương và Ấn Độ
Dương ngày nay.
Chính vì không có một sự thay đổi, một biến cố nào quan trọng,
không có cả các việc phế rồi lập, lập rồi phế các vua như cuối đời Đường, mà
đời Minh được một số sử gia khen là thời tương đối thái bình, ổn định hiếm có
trong lịch sử! Các vua Minh được yên ổn truyền nhau ngai vàng lâu hơn đời nào
hết.
A. THỜI THỊNH
1- Thái Tổ. (1368-1398), ông vua độc tài nhất trong lịch sử
Trung Hoa.
Nhà Minh thịnh được trong bảy chục năm đầu nhờ hai ông vua giỏi:
Thái Tổ và Thành Tổ.
Chu Nguyên Chương lên ngôi, quốc hiệu là Minh, niên hiệu là Hồng
Vũ, đóng đô ở Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay), gọi là Ứng Thiên Phủ.
Lúc đó vua Nguyên tuy đã chạy ra khỏi Hoa Bắc mà về Mông Cổ,
nhưng vẫn giữ đế hiệu, tự coi vẫn là vua Trung Hoa, vì một dải đất ở phương
Bắc: Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc vẫn do tướng Mông Cổ chiếm cứ: Thái Tổ phải
sai tướng dẹp bọn họ, sát nhập những miền đó vào bản đồ nhà Minh.
Ở phía Nam, một bọn anh hùng chiếm Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) và
đất Vân Nam. Dẹp xong phương Bắc, Thái Tổ dẹp nốt bọn đó.
Sau cùng, năm 1387, quân Minh lại thu được Liêu Đông ở phía Đông
Bắc, mà thống nhất Trung Quốc từ Bắc tới Nam, từ Tây qua Đông (Coi bản đồ
trên). Đó là công lớn của Chu Nguyên Chương.
Ông xuất thân trong giới hạ tiện, nghèo hèn hơn Lưu Bang nhiều,
phải vào ở chùa để có cơm ăn, nhờ vậy mà được học ít năm; sau theo nông dân nổi
loạn. Ông lãnh đạo họ mà gian nan lập nên sự nghiệp.
Cũng như Lưu Bang và đa số các ông vua sáng nghiệp, khi thành
công, Chu không muốn dùng các bạn chiến đấu nữa, vì họ quá thân với mình, biết
tài của họ và sở trường cùng sở đoản của mình ra sao, khó mà trị họ. Sợ nhất là
khi mình chết rồi, con mình còn nhỏ, họ chuyên quyền uy hiếp, nên ông tìm cách
chia rẽ, vu hãm họ, lần lần họ bị giết hết, làm liên lụy đến mấy vạn người
lương thiện nữa. Ông không khôn khéo như vua Thái Tổ nhà Tống, mà tàn nhẩn vô
cùng.
Cũng như Lưu Bang, vì ít học, nên ông nghi kỵ các văn thần, bề
tôi đang biểu chương, ông thấy có chữ gì nghi ngờ là có ý nhạo báng mình thì
giết hết.
Sử chép có người khen ông là biết đạo, ông hiểu rằng là mỉa ông
làm đạo tặc. Một người khác nịnh ông là làm tăng trí tuệ lên (tăng trí), ông
cho rằng chê ông có cái trí tuệ của bọn tăng (thầy chùa).
Ông rất cương quyết, không nhượng bộ, tàn bạo tới cái mức đại
thần ở triều có điều gì không vừa ý ông thì ông cũng sai nọc ra, đánh trượng.
Ông là ông vua Hán độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa, không kém Tần Thủy
Hoàng. Năm 1375, một vị thượng thư bị đánh tới chết, và các đời vua sau thỉnh
thoảng cũng hành động như ông. Sự tàn bạo đó, chắc ông học được của vua Mông
Cổ, nó trái hẳn truyền thống của đạo Nho mà ba đời Hán, Đường, Tống còn giữ.
Ông biết triều đại nào cũng bị cái nạn ngoại thích và hoạn quan
mà mất ngôi, nên ông khuyên mẫu hậu không nên lâm triều, và treo một thiết bài (bảng
bằng sắt) ở cửa cung, cấm hoạn quan dự chính. Nhưng lệnh đó đến đời con ông đã
bãi bỏ.
Đọc những đoạn "Mạnh Tử đối đáp Tề tuyên Vương" (trong
Mạnh tử - chương Lương Huệ Vương - thượng và hạ ông rất bất bình, ra lệnh dẹp
hết những phiến đá khắc các bài ấy mà vua Thần Tôn nhà Tống sai dựng năm 1084 ở
miếu thờ Khổng Tử. Nhưng năm sau, không hiểu nghĩ sao, ông đặt lại chỗ cũ. Tôi
đoán rằng ông bất bình nhất về đoạn Tề Tuyên vương hỏi Mạnh Tử ; "Bề tôi
giết vua được không?" Mạnh đáp:
"Kẻ làm hại điều nhân thì gọi là "tặc" (giặc); kẻ làm hại
điều nghĩa thì gọi là "tàn" (tàn bạo); một kẻ tàn tặc thì gọi một tên
"độc phủ” (ai cũng bỏ). Tôi nghe nói giết một kẻ độc phu tên là Trụ, chưa
nghe nói rằng giết vua”. Điều đó đủ tỏ Chu Nguyên Chương độc tài ra sao.
Nhưng ông cũng có điểm tốt: Ở trong giới bình dân ra, ông bênh
vực giai cấp cũ của ông. Nhiều lần ông tha thuế cho dân nghèo.
Dân có điều gì uất ức ông cho phép trình thẳng lên ông. Quan lại
mà tham ô, bị dân tố cao, ông cho điều tra, nếu ăn hối lộ sáu chục lượng thì bị
chém đầu, ông rất trọng đức liêm khiết, coi trọng dân tình mà đối với quan lại
rất nghiêm.
Một viên quan nào được lòng dân thì tuy phạm tội, dân xin tha,
ông cũng tha, có kẻ còn được thăng chức nữa, như một viên tri châu nọ, thu thuế
sai kì, đáng lẽ bị bắt, các phụ lão trong châu lên kinh xin lưu viên đó lại,
ông chuẩn y và còn tặng lộ phí cho các phụ lão nữa.
Lại như một viên chủ bạ nọ, có lỗi gì đó cần phải tra vấn, nhân
dân lên kinh trình bày đức liêm chính của viên đó, ông chẳng những tha tội mà
còn thăng chức cho nữa. Còn hạng quan lại vì không yêu dân mà bị tội thì nhiều
vô kể.
Các đời vua sau, nhiều ông theo chính sách quí dân đó. Chẳng hạn
như đời Anh Tôn (1436-49), một viên tri phủ Tô Châu hết kỳ hạn ba năm ở nhiệm
sở rồi, theo lệ phải bổ đi nơi khác, nhưng hai vạn dân xin triều đình lưu ông
ta lại, ông ta khỏi bị đưa đi nơi khác mà được ở lại Tô Châu cho tới chết, dĩ
nhiên là vẫn chỉ làm tri phủ, nhưng cứ theo lệ được thăng phẩm trật.
Nhưng ông cũng như mọi ông vua khác, khi sáng lập triều đại mới
rồi thì bỏ phế chế độ triều đại cũ, cho rằng triều đại cũ bị diệt vong vì chế
độ xấu chứ không phải vì người xấu. Sự thực thì chế độ nào cũng có mặt trái,
người tốt thì bổ được mặt sở đoản của chế độ mà nước thịnh, người xấu thì không
biết dùng cái sở trường của chế độ mà càng mau suy. Chế độ không quan trọng
bằng con người.
Chu Nguyên Chương chắc không đọc sử nhà Hán mà cũng không đọc
mấy hàng này trong bài Thâm Tự Luận của Phương Hiếu Nhụ, một kẻ sĩ có khí tiết
đồng thời với ông: “Hán thấy Tần cô lập mà tự răn mình, mới phong khắp các con
em làm chư hầu, cho rằng họ hàng thân thích với nhau thì có thể kế tiếp nhau
giữa xã tắc mà không sinh loạn, nhưng rồi bảy nước lại tính cái mưu thoán thi"
(cướp ngôi và giết vua). Vụ đó xảy ra đời Hán Cảnh Đế, khoảng 40 năm sau khi
Hán Cao tổ băng hà, bảy nước đó là bảy chư hầu: Ngô, Sở, Triệu ...
Chu cũng thấy nhà Tống, nhà Nguyên cô lập mà mất, lại noi gương
Hán, theo chính sách của Hán, phong cho trên 20 người con ở các yếu địa, thành
các nước chư hầu:
Tấn, Yên, Sở, Hàn, Chu ... Họ được chuyên quyền trong nước họ,
có nhiều quân, làm phiên li che chở cho triều đình. Trong số đó thì Yên Vương
là Lệ ở Bắc Kinh và Tấn Vương là Cang ở Thái Nguyên uy quyền rất lớn. Và cái
họa nồi da nấu thịt xảy ra bốn năm sau khi Chu Nguyên Chương băng hà (chứ không
đợi đến 40 năm như đời Hán).
2- Huệ Đế - Loạn tĩnh nạn
Nguyên do là ông lập con trưởng làm thái tử, nhưng thái tử chết
sớm, ngôi vua về cháu nội ông, tức Huệ Đế.
Huệ đế thường lo về cái loạn các phiên vương (chư hầu) mạnh thế
có thể làm nguy cho triều đình như cái loạn "bảy nước" đời Hán, đem
việc đó bàn với hai người thân tín - một người là hoàng tử - tìm cách giải
quyết, rồi tước trừ năm sáu phiên vương, một số bị xử tội chết.
Vua nước Yên tên là Lệ, tại Yên Kinh (Bắc kinh) là con thứ vua
Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), vốn giỏi dùng binh, có nhiều tướng sĩ, thấy mình
bị nghi ngờ, canh chừng ngặt quá, sợ không thoát khỏi cái họa của năm sáu phiên
vương kia - và cũng muốn nhân cơ hội, chiếm ngôi của cháu nên lấy cớ là để giết
hai kẻ thân tín của Huệ đế đã "gây tai họa" ra tay trước, cử binh về
đánh kinh đô, và gọi binh đó là binh "tĩnh nạn" (binh dẹp cái nạn ở
triều đình).
Tại triều đình, các tướng giỏi đã khổ cực với Chu Nguyên Chương
đã bị Chu giết hết rồi, không còn ai chống cự nổi với quân "tĩnh nạn"
nên thua to. Huệ đế sai sứ đến Yên xin nghị hòa, nhưng không thành. Yên vương
đánh kinh đô, một số hoạn quan biết Huệ đế không sao giữ nổi ngôi, mật báo tình
hình kinh sư cho Yên vương, làm nội ứng, tướng giữ thành xin hàng, trong cung
phát hỏa, Huệ đế không biết sống chết ra sao. Người ta nghi rằng ông ta trốn
khỏi kinh đô bằng một con đường hầm và xuống phương Nam. Có sách bảo ông trốn
làm thầy chùa ở phương Nam, gần chết mới đưa về Bắc làm lễ chôn cất theo nhà
vua.
Việc đó xảy ra năm 1402. Vậy là Huệ đế chỉ ở ngôi được bốn năm.
Lệ lên ngôi hoàng đế rồi, tức vua Thành Tổ. Vụ cướp ngôi này bị
thanh nghị rất chê. Ông cũng tàn nhẫn như cha, một mặt giết nhiều bề tôi triều
trước, làm liên lụy đến vô số người khác, một mặt sai Văn học bác sĩ là Phương
Hiếu Nhụ thảo tờ "chiếu lên ngôi" để có vẻ hợp lệ một chút.
Khi ông đem quân đánh kinh sư, một vị hòa thượng đã dặn ông:
"Phương Hiếu Nhụ tất không hàng đâu, nhưng xin ông đừng giết. Giết Nhụ thì
cái nòi đọc sách (tức theo đạo thánh hiền) trong thiên hạ sẽ tuyệt mất".
Vì vậy, khi gọi Hiếu Nhụ vào, Yên vương vỗ về ngay:
- Tiên sinh đừng tự làm khổ thân, tôi chỉ muốn theo Chu công mà
giúp Thành vương đấy thôi. 1
Hiếu Nhụ hỏi:
- Thành vương ở đâu?
- Hắn tự thiêu rồi.
- Thế sao không lập con Thành vương?
- Đó là việc trong nhà Trẫm.
Đáp rồi, Thành tổ kêu tả hữu đưa bút giấy cho Hiếu Nhụ:
- Thảo tờ chiếu để ban bố trong thiên hạ, không nhờ tiên sinh
thì không được.
Hiếu Nhụ, liệng cây bút xuống đất:
- Chết thì chết, không chịu thảo.
Thành tổ giận, sai phanh thây ông ở chợ 2. Năm đó ông 46 tuổi. Vợ và con đều tự tử. Họ
hàng, bè bạn trước sau bị giết tới mấy trăm người.
Vụ đó là một cái tội nữa của Yên vương Lệ, mà cũng là sự dã man
của luật Trung Hoa: con cháu có tài, đức, có công với quốc gia, thưởng công cha
mẹ, ông bà thì nên, có tội với quốc gia, triều đại thì sao lại tru di tam tộc (họ
cha, họ mẹ, cả họ vợ) nữa với cửu tộc?
Loạn thất quốc đời Hán, loạn tĩnh nạn đời Minh - và vô số những
vụ thoán thí khác nữa cho ta thấy một trong nhiều tệ của chế độ quân chủ Trung
Hoa, nói chung là của phương Đông. Ở thời đại phong kiến, quân chủ, chế độ tốt
đẹp hơn cả là chế độ truyền hiền chứ không truyền tử - Will Durant trong cuốn
Bài học của lịch sử: The Lessons of History - New York 1968 gọi là lập tự chứ
không thế tập, như thời năm vua Nerva, Trajan, Hadrien, Antonin và Marc Aurèle,
kế vị nhau làm vua La Mã từ 96 đến 181 sau T.L.
Durant viết: Renan khen rằng "thế giới chưa bao giờ được
một loạt minh quân tài giỏi như vậy". Sử gia Gibbon cũng bảo: "Nếu
phải chỉ ra một thời đại mà nhân loại được sung sướng nhất, thịnh vượng nhất,
thì người ta nghĩ ngay đến thời từ Nerva lên ngôi tới khi Marc Aurèle chết. Mấy
triều đại đó gom lại thành một thời đại duy nhất trong lịch sử mà nhà cầm quyền
chỉ chuyên lo tới hạnh phúc đại dân tộc". Trong thời rực rỡ đó các dân tộc
qui phục La Mã lấy làm sung sướng về thân phận của họ, chế độ quân chủ không có
tính cách thế tập mà có tính cách lập tự: nhà vua lựa người nào có tài năng
nhất mà nhận làm con nuôi, chỉ bảo cho việc trị nước rồi tuần tự giao phó quền
hành cho. Chính sách đó không gặp trở ngại, một phần vì cả Trajan lẫn Hadtien
đều không có con trai, còn các con trai của Antonin thì chết sớm.
Marc Aurèle có một người con trai tên là Comnode, nối ngôi ông
vì vị hiền triết đó (Marc Aurèle) quên không chỉ định một người kế vị, tức thì
cảnh hỗn loạn phát ra liền. (Bài học của lịch sử - Ch.X).
Theo truyền thuyết thì Trung Hoà cũng có một thời đại như vậy,
thời vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ, Thuấn là bề tôi của Nghiêu được Nghiêu
lựa chọn rồi truyền ngôi cho. Sau vua Vũ thí ngôi vua truyền tử chứ không
truyền hiền nữa, có tinh cách thể tập rồi. Sự thực có lẽ không đúng hẳn như
vậy, mà Nghiêu, Thuấn, Vũ chỉ là những tù trưởng được các bộ lạc bầu lên.
Khổng tử cho rằng thời đó là hoàng kim thời đại của Trung Hoa,
dân chúng sung sướng, tối không nhà nào phải đóng cửa, đi đường không ai nhặt
của rơi... Trong hơn hai ngàn năm sau, các triết gia Trung Hoa đều tin như ông.
Vậy chúng ta có thể đoán rằng, Khổng Tử không nói ra chứ thực tâm thích chế độ
quân chủ truyền tử, thế tập của nhà Chu đấy thôi. Lỡ sống ở đời Chu, ông phải
đem hết tâm trí, cải thiện chế độ của Chu bằng cách vạch rõ bổn phận của vua,
tư cách ông vua phải có, nếu vua không đủ tư cách, không làm tròn bổn phận thì
phái "chính danh", nghĩa là phải tìm người khác thay, vì không còn
xứng làm một ông vua nữa.
Trong hai ngàn năm, dân tộc Trung Hoa từ vua trở xuống đều theo
học thuyết của Khổng, mà chế độ quân chủ của Trung Hoa cũng như mọi chế độ quân
chủ trên thế giới, thành công rất ít, nó chỉ có cái lợi là có tính cách liên
tục, nhưng hại thì rất nhiều; mười ông vua may lắm chỉ được vài ông khá, còn
thì đa số hoặc ngu độn, hoặc vô trách nhiệm, lạm dụng quyền hành, cuồng; hại vì
những chiến tranh kế vị - như vụ "tĩnh nạn"- làm cho dân chúng lầm
than, ngay hoàng tộc cũng khốn đốn, chết chóc; trong xã hội thời quân chủ,
không giới nào có nhiều kẻ chết bất đắc kì tử như giới hoàng tộc. Đất đai càng
rộng, quốc gia giàu, quyền hành của vua càng lớn thì cái ngai vàng càng bị
nhiều kẻ tranh giành: từ anh em ruột thịt, tới chú cháu, cả mẹ con, bà cháu. Có
ai làm thống kê xem trong mỗi triều đại, có bao nhiêu người trong hoàng tộc, kể
cả nội ngoại chết vì ham cái ngai vàng?
Sau đó chín họ của của Nhụ (Hiếu Nhụ) bị tru di. Theo Từ Nguyên
thì luật đời Minh, chín họ (cửu tộc trở đời mình và bốn đời sau mình). Nghĩa đó
không thông, nên tôi theo truyền thuyết trên. Bốn đời trước, tức ông nội của
ông nội Hiệu Nhụ đã chết rồi, bốn đời sau, tức cháu của cháu thì chưa sanh, làm
sao giết được? Vả lại, như vậy phải gọi là cửu đại chứ sao lại gọi là cửu tộc?
THÀNH TỔ (1403 - 1424)
Lên ngôi rồi, Thành Tổ (niên hiệu là Vĩnh Lạc) bỏ Nam Kinh ở Kim
Lăng mà dời đô lên Bắc Kinh (Yên Kinh).
Bắc Kinh dưới triều Nguyên đã được xây dựng lại cho rộng hơn,
rực rỡ hơn, rất tốn kém, nay Thành Tổ lại sửa sang, xây cất, mở rộng thêm nữa,
và thành trung tâm của văn minh Trung Hoa cho tới ngày nay, lớn hơn Nam Kinh
nhiều. Các du khách, các phái đoàn ngoại quốc hễ tời Bắc Kinh thì đi thăm Tử
cấm thành (có tên đó vì có những bức tường cao sơn màu tía bao vây cấm thành -
nơi có cung điện), các vườn Thượng uyển rất rộng như Di hoà viên, rồi lên phía
Bắc coi Vạn lý trường thành, sau cùng là các lăng tẩm của vua triều Minh. Những
kiến trúc đó tiêu biểu cho kiến trúc, văn minh Trung Hoa và đều xuất hiện hoặc
phát triễn, tu bổ ở đời Minh cả.
Thành tổ phá thành của nhà Nguyên, xây lại thành mới vuông vức
chu vi trên 21 cây số, tường cao 13 thước, tất cả có chín cái cửa lớn. Ở giữa
là khu cung điện vuông vắn chu vi tám cây số. Chung quanh cung điện lại có một
cái hào dài hơn ba cây số. Cung điện hướng về phía Nam, ở ngay trên cái trục
chính của kinh đô Bắc Kinh, nơi đó gọi là hoàng thành vì nóc lợp bằng ngói màu
vàng, cột gỗ sơn đỏ. Các bực đưa lên điện đều bằng cẩm thạch trắng, cột trụ đắp
đồ sứ trắng hoặc lam.
Phía Nam nội thành đó lại thêm một khu hình chữ nhật có 7 cửa,
gọi là ngoại thành, nó rộng hơn thành trong một chút, mà sâu chỉ bằng nửa. Trừ
ngoài vô, phải qua tám cái cửa đồ sộ rồi mới tới điện trong cấm thành.
Lăng tẩm triều Minh rải rác trên khắp một thung lũng, trên mặt
đất rất nhiều tượng đá hình người và loài vật, trong mộ chôn vô số bảo vật, Mao
Trạch Đông đã cho khai quật một số đem qua Châu Âu triển lãm.
Coi các cung điện vào lăng tẩm thời đó, chúng ta mới thấy được
các vua Minh thích sự đồ sộ và tráng lệ ra sao.
Khi Chu Nguyên Chương dồn được các đạo quân Mông Cổ về các đồng
cỏ của họ ở phương Bắc rồi, ông cho xây cất một trường thành mới để ngăn họ
không cho xâm lấn Trung Quốc nữa, vì trường thành xây cất đời Tần Thủy Hoàng,
tới đời Đường không còn là biên giới nữa, nhiều chỗ đã sụp đổ. Trường thành mới
nằm cách xa trường thành cũ, về phía Nam, phía Đông từ Sơn hải quan (Triều
Tiên), phía Tây tới Ninh Hạ, dài hết thảy 12.700 cây số (coi bản đồ 129). Chu
giao cho 9 chư hầu cai trị, giữ gìn, mỗi chư hầu một khúc. Ngoài công dụng ngăn
các rợ phương Bắc, nó còn là một con đường giao thông nữa để tiện lập các đồn
điền phía biên viễn, và để kiểm soát các rợ.
Từ khi Kinh Đô đời lên Bắc Kinh thì miền Hà Bắc hóa ra rất quan
trọng, và triều đình phải sửa sang lại vận hà để nối Bắc Kinh với miền Giang
Nam.
Vừa xây trường thành. Thành Tổ vừa đem quân dẹp Mông Cổ. Sở dĩ
ông dời đô lên Bắc Kinh chính là để khống chế cả miền Trung Á, chứ ông biết dư
rằng Bắc Kinh ở gần biên giới, dể bị Mông Cổ gây rối. Nam Kinh hiện nay chỉ là
kinh đô của những thời muốn phát triển ngoại thương. Về điểm đó ông có hùng tâm
hơn cha.
Ông cũng theo chính sách đời Hán, vừa dùng võ lực, vừa vỗ về,
vừa dùng ngoại giao để chia rẽ các rợ du mục, chú ý chỉ để phá cái thế mạnh của
Mông Cổ, chứ không muốn chiếm đất của họ.
Ông nhiều lần chiêu dụ Mông Cổ, họ vẫn không hàng, một lần ông
sai một tướng đi đánh, bị thua. Sau ông phải thân chinh đi dẹp. Năm 1410 đem
100.000 quân với 30.000 cỗ xe chở lương thực, binh nhu, và một số tặng vật để
lấy lòng rợ Olrat (?) mà yêu cầu họ trung lập. Trận đó Môngt Cổ thua to, xin
hàng rồi sau lại phản. Ông phải thân chinh ba lần nữa, một lần- năm 1422- ông
dẫn một đoàn quân 235.000 người với 117.000 cỗ xe, mỗi cỗ hai con lừa. Quân
Mông Cổ trốn thoát qua phía Tây, quân Trung Hoa cướp bóc được rất nhiều rồi trở
về. Hai trận sau, năm 1423 và 1424, kết quả cũng như vậy, và trong trận cuối,
ông thình lình chết. Từ đó quân Mông Cổ không dám lấn Trung Hoa nữa.
Về phía Nam, Thành Tổ cũng tính mở mang bở cõi. Thời đó, ở nước
ta. Hồ Quý Li chiếm ngôi nhà Trần, con là Hồ Hán Thương dâng biểu sang Thành Tổ
nói dối là nhà Trần hết người, y là cháu ngoại, lên thay, được Thành Tổ phong làm
An Nam Quốc vương. Sau đó, một người tự nhận là con vua Trần Nghệ Tôn qua tâu
rõ tình hình và xin binh phục thù. Thành Tổ sai sứ sang trách, họ Hồ dâng biểu
tạ tội, Thành Tổ cho người đưa người con Trần Nghệ Tôn đó về nước, đến Chi
Lăng, tướng của Hồ đón, đem về rồi giết. Thành tổ giận, sai Trương Phụ sang
diệt nhà Hồ, bắt cha con họ Hồ đưa qua Trung Hoa, rồi không kiếm con cháu nhà
Trần để trả nước, mà chiếm luôn nước ta, đặt Bố chính ti để cai trị, nước Chiêm
Thành cũng phụ thuộc ti đó (1407).
Khi đoàn quân viễn chinh sắp lên đường,Thành tổ ra lệnh cho viên
tướng Chu Năng như sau:
- "Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản
in của đạo Phật và đạo Lão, còn thì mọi sách vở, văn tự, cả những dân ca, sách
dạy trẻ (.....) đều phải đốt hết, một mảnh, một chữ cũng không chừa. Những bia
nào Trung Hoa xây dựng từ trước thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam
dựng thì phá hủy cho hết ..."
Chính sách của nhà Minh tàn bạo như vậy.
Nhà Trần bất bình, nổi lên chống. Thành Tổ phái Trương Phụ qua
lần nữa (1413) dẹp được.
Nhưng năm sau (1418). Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, được Nguyễn
Trãi giúp, quyết đuổi quân Minh về nước. Sau mười năm gian khổ, quân ta thắng
được Vương Thông, tướng Minh, và Vương Thông phải xin hàng. Nhưng Thành tổ đã
chết trước rồi, không phải nuốt cái nhục đó.
Hai đời vua sau, Nhân Tôn và Tuyên Tôn, ngắn ngủi thôi, cộng lại
chỉ được 12 năm, nhưng biết thương dân, dùng hiền thần, nên Trung Quốc được
thái bình. Thời đó là thời cực thịnh của nhà Minh. Tuyên Tôn tuy thất bại ở
nước ta, Lê Lợi chỉ giữ lệ triều cống thôi mà nước ta tách khỏi bản đồ Trung
quốc- nhưng ông có công dẹp được một cuộc xâm lấn của một rợ ở phương Bắc, và
biên cảnh phía đó được yên ổn.
B- CHÍNH TRị
1- Quân chủ chuyên chế.
Tướng Chu Nguyên Chương rất xấu, mặt như mặt heo, hồi nhỏ cực kỳ
nghèo hèn- trái hẳn với Lý Thế Dân- mà lập được sự nghiệp vĩ đại, lên ngôi, nhờ
thông minh, biết nhìn xa, khôn khéo nữa, liêm chính, nhất là cần mẫn, nhưng tự
phụ, đa nghi, nóng nảy, tàn bạo. Hồi cuối đời ông viết: "Luôn ba mươi mốt
năm, ta rán hoàn thành sứ mạng Thượng Đế giao cho vừa lo lắng, vừa sợ sệt,
không một ngày nào được yên". Có thể vì tính khí ông như vậy mà ông hóa ra
độc tài. Cũng có thể một phần vì ông muốn quét cho sạch những dấu vết, ảnh hưởng
của nhà Nguyên.
Lên ngôi, ông bỏ ngay cơ quan Trung thư tỉnh và dĩ nhiên không
dùng tể tướng (người cầm đầu cơ quan đó) nữa. Ông đích thân chỉ huy lục bộ: bộ
lại, bộ lễ, bộ hình, bộ binh, bộ hộ, bộ công. Ông lập bốn điện (Văn hóa điện,
Vũ anh điện, Trung cực điện, Kiến cực điện) và hai các (Văn uyên các, Đông các)
với chức đại học sĩ chỉ để làm cố vấn cho ông, chứ không có chút quyền hành gì
cả.
Sau đời Thành tổ, các vua cởi mở một chút, cho các đại học sĩ ấy
tham dự triều chính và gọi cơ quan của họ là nội các, đến cuối đời Minh, nội
các bị các hoạn quan nắm lần lần. Nhà Minh lúc đó đã suy.
Cũng để củng cố chế độ chuyên chế, nhà Minh lập ra Đô sát viện.
Cơ quan đó có tính cách độc lập, đặc biệt là nhân viên đều tuyển trong giới
quan lại còn trẻ, chức thấp, có đức liêm chính. Họ có quyền trách hạch bách
quan, biện minh oan uổng, tuần hành trong nước, vỗ về dân, quân. Mỗi năm họ đi
thanh tra một lần trong nước, xét xem việc xử kiện và hành lễ ra sao, soát các
trường học và các kho lúa, nhận những báo cáo của các quan và những lời kêu ca
của dân. Họ có quyền trình bày thẳng với vua, được phép nói thẳng không phải
tránh né ai hết, ngay cả những chiếu, lệnh của vua, nếu họ thấy có điều gì đáng
xét lại, thì có thể xin vua sửa đổi. Tuy quyền rất lớn, được gọi là tai mắt của
nhà vua, nhưng họ không được gì che chở cả, vẫn phải tùy thuộc thị hiếu nhất
thời của vua, rồi sau khi giữ chức được ít năm, họ phải rời Đô sát viện, lãnh
một chức khác, thường không cao, nên họ cũng chỉ như những quan lại khác, không
dám trực ngôn mà phải tránh những cơn thịnh nộ của nhà vua, nên Đô sát viện
không hơn gì một cơ quan tình báo hay thanh tra của Quốc Dân đảng hay Cộng Sản
ngày nay.
Vì các vua đầu nắm hết quyền hành, các vua sau vẫn giữ được ít nhiều
tinh thần chuyên chế, kỷ luật rất nghiêm đó, nên nhà Minh không bị các nạn
quyền thần gian giảo, chỉ bị cái nạn nịnh thần và hoạn quan thôi, mà hoạn quan
cũng không dám lần cái việc thoán thí như đời Đường.
Chế độ quân chủ của Trung Hoa có khuyết điểm là vua có quyền quá
lớn, không có luật pháp nào cao hơn ông cả, không có hiến pháp hạn chế bớt
quyền của ông. Cho nên vua mà tài giỏi, cương quyết thì dễ hóa ra độc tài hoặc
tàn nhẫn, trái lại, nếu vô tài, nhu nhược thì bị bọn cận thần lấn lướt, lần lần
cướp hết quyền, có hại cho dân hơn nữa.
Vì biết vậy, nên từ đời thượng cổ. Trung Hoa đã đặt ra chức thái
sử, lựa những người có công tâm, không ham danh vọng, phú quý, nhất là không sợ
chết, những người có "hạo khí" như Mạnh Tử nói, để giao cho chức đó.
Nhiệm vụ của Thái sử có chép đúng tất cả ngôn, hành tốt cũng như xấu của nhà
vua, và các đại thần, lưu lại đời sau, để khuyến lhích họ làm điều thiện và
cảnh cáo họ làm điều ác. Thái sử muốn viết gì thì viết, miễn là đúng sự thực.
Điểm đó tôi đã trình bày ở các trang trên.
Phương Hiếu Nhụ tuy không làm chức Thái sử mà cũng có tinh thần
đó, thà chịu chết chứ không chịu thảo tờ chiếu lên ngôi cho Yên vương Lệ tức
Thành tổ.
Nhưng đa số - nếu không phải là tất cả - những ông vua xấu đều
bất chấp dư luận đương thời thì đâu có coi dư luận đời sau ra gì, nên thái độ
của họ là: Thái sử chép gì thì chép, ta cứ làm theo ý ta, đời sau chê gì cũng
mặc, ta đâu còn biết nữa.
Cho nên Trung Hoa lại đặt thêm chức gián quan, cũng lựa những
người đạo đức, được nhiều người trọng, phong làm gián nghị đại phu để can vua những
khi vua làm bậy. Họ có bổn phận vạch lỗi của vua, dù là ở giữa triều đình để
cho mọi người thấy. Nhiều vị gián quan bị cách chức hay bị giết vì trực ngôn,
và một số vua độc tài bải bỏ luôn chức đó. Hàn Dũ đời Đường không làm chức giám
quan mà chỉ vì can vua Hiến Tôn đừng rước tượng Phật, mà bài sớ dâng lên buổi
sáng, buổi chiều bị đày đi miền Triều Châu liền, một miền thời đó còn man rợ.
Nhà Minh đặt ra Đô sát viện để kiểm soát việc làm của các quan
mà cũng để thay chức gián quan nữa. Thái sử gián quan, đô sát đều là những biện
pháp có mục đích hạn chế bớt quyền hành của vua nhưng gặp những ông vua tàn
bạo, độc tài quá thì đều vô hiệu. Chỉ có mỗi một cách là lật đổ họ thôi, "cách
cái mạng" của họ đi. Việc đó hoàng tộc, triều đình không làm thì nông dân
sẽ làm.
Vạn lý Trường thành; mặc dù công trình này được khởi công từ tận thời nhà Tần, nhưng những đoạn tường thành còn sót lại mà chúng ta thấy ngày nay, chủ yếu được xây dựng vào thời nhà Minh.
2- BINH CHẾ
Quyền thông suốt quân đội thuộc về Đô Đốc phủ, sự điều khiền
quân đội trong việc chinh phạt thuộc về Binh Bộ.
Các quan võ đa số là cha truyền con nối, họ được cấp phát đồn
điền để hưởng lợi, triều đình khỏi phải trả lương, quân lính cũng được cấp cho
ruộng để trồng trọt mà sống, mỗi năm phải luyện tập một thời gian, khi hữu sự
thì chciến đấu. Như vậy không có lính chuyên nghiệp, cho nên quân đội nhà Minh
không mạnh, cuối đời Minh sau hai trăm năm thái bình, chiến đấu rất dở. Các
triều đại Trung Hoa hầu hết đều có nhược điểm đó.
3- HÌNH PHÁP
Bộ Đại Minh luật phỏng theo luật của nhà Đường, chia làm lại
luật (luật xử các quan lại), hộ luật, lễ luật, binh luật, hình luật, công luật
(luật về công nghiệp). Cấm dùng những hình cắt mũi, xẻo tai, xâm vào mặt....
nhưng rất nghiêm khắc với quan lại, nhiều vị đại thần vì lỡ xúc phạm nhà vua mà
bị đánh trượng đến chết.
Việc hình ngục quan trọng thì phải qua ba phép ti: Hình bộ, Đô
sát viện, Đại lý tự, như vậy là rất thận trọng.
3- GIÁO DỤC- THI CỬ
Bắc kinh và Nam kinh đều có Quốc tử giám (các đời trước gọi là
Quốc tử học). Giáo sư thì có chức Tế tữu, Tư nghiệp. Ở địa phương có các viên
giáo thụ, huấn đạo.
Thi cử thì cứ ba năm thì có một kỳ hương thí ở các tỉnh, vào mùa
thu năm tí, ngọ, mão, dậu, trúng tuyển gọi là cử nhân, qua mùa xuân các năm sau
(sửu, mùi, thìn, tuất) thì có thi hội ở Bộ Lễ, trúng tuyển gọi là tiến sĩ, sau
cùng có điện thí, cũng gọi là đình thí do đích thân nhà vua chấm, trúng tuyển
thì là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Số trúng tuyển ở hương thí, hội thí
luôn luôn được quyết định trước.
Đầu đời Minh, thi cử còn trọng thực dụng, có những môn kị xạ,
thư, toán, luật; về sau chỉ chuyên dùng thi phú, lối văn tám vệ bát cổ để lựa
nhân tài
Như vậy ta thấy chính sách dạy dỗ và thi cử đời Nguyễn của ta
chép đúng đời Minh bốn năm thế kỷ trước, từ cách tổ chức tới các danh từ, chức
tước.
Nên ghi thêm rằng năm 1397 Chu Nguyên Chương bắt dân ở mỗi làng
một tờ ghi sáu lệnh dân phải theo: " Phải hiếu, phải kính trọng người già,
thờ phụng tổ tiên, phải dạy con, phải yên ổn làm ăn.....". Năm 1670 vua
Khang Hi nhà Thanh cũng ra một sắc lệnh gồm 16 điểm, đại khái như vậy, và buộc
các hương chức và kẻ sĩ trong làng cứ nửa tháng một lần đọc và giảng cho dân
nghe.
4- CANH NÔNG
Khuyến nông và ức thương là chíng sách chung của các triều đại
Trung Hoa. Người Mông Cổ rút đi rồi, để lại rất nhiều đất vô chủ, Chu Nguyên
Chương đem phân phát cho nhân dân và lính (để lập đồn điền) như vậy khỏi phải
nuôi lính. Ông thường khoe rằng không mất một hột lúa mà nuôi được triệu dân.
Việc đó tự nhiên, chằng có gì đáng khen. Về sau, ông chia đất cho cả bà con,
bạn bè và những kẻ bợ đợ ông nữa, có người được một khu đất mênh mông nuôi được
20.000 gia đình nông dân. Ông lại ban bổng lộc cho hoàng tộc như người Mông Cổ
đã làm. Riêng ở Kinh Đô, những bổng lộc, trợ cấp đó, mỗi năm lên tới tám triệu
"thạch lúa", trên 150 triệu tấn, đã tốn kém cho quốc gia mà gây khó
khăn về sự chuyên chở.
Ông phát bò và nông cụ cho các đồn điền, bắt dân miền Bắc cũng
phải trồng bông vải như miền Nam, tùy chỗ trồng cả lúa mùa nữa, ông làm lại
công việc thủy lợi, lập những kho trữ lúa phòng năm đói kém. Tới cuối đời ông,
một nửa diện tích đất ruộng được trồng trọt, sự sản xuất ngũ cốc gấp hai đời
Nguyên.
Ông lấy bớt đất của bọn đại điền chủ, của chùa chiền (mặc dù hồi
nhỏ ông ở chùa), nhưng biện pháp đó ông không áp dụng được đến nơi đến chốn,
đặc biệt là ở miền Thượng Hải ngày nay, vì miền này trước có nhiều nhà giàu
giúp tiền, lúa cho ông để đánh Mông Cổ, bây giờ ông không thể quá mạnh tay với họ
được.
Ông ban hành những sắc lệnh ngăn chặn sự bóc lột của thương nhân
giàu nhất đa số là ngoại nhân. Họ bị trục xuất ra khỏi cõi, hoặc bị giết. Nhưng
một số dùng tiền chạy chọt, xin nhập tịch Trung Hoa, mang tên Trung Hoa và được
yên ổn.
Về công nghiệp, ông tổ chức lại các phường thủ công.
5- THUẾ
Có hai thứ: thuế điền và thuế đinh, Chu Nguyên Chương cho đạc
điền lại, lập số điền, kiểm tra lại dân số, lập số đinh, và cứ theo hai số đó
trúng thuế.
Mỗi năm thu thuế hai kỳ: Thuê điền nộp bằng tiền hay lụa, thay
lúa. Ruộng chia làm hai loại ruộng, quan điền của các quan, và dân điền của dân
tự cày cấy. Đời Chu Nguyên Chương thuế quan điền gấp rưỡi thuế dân điền.
Con trai 16 tuổi thì thành đinh, phải làm tạp dịch (làm xâu cho
tới 60 tuổi), nếu không muốn làm thì đóng một số thuế, số thuế đó dùng để thuê
người làm thay.
Nhà Minh lập chế độ lí giáp. Mười nhà họp thành một giáp, 11
giáp (110 nhà) họp thành một lí. Mỗi lí cử ra 10 nhà làm giáp trưởng (thường là
những gia đình khá giả), mỗi nhà đó điều khiển một giáp 10 nhà. Mỗi năm lại
thay phiên nhau, mười năm hết một vòng, trở lại như cũ. Chế độ tựa như chế độ
bảo giáp trưởng không có trách nhiệm về an ninh trong giáp mà chỉ có bổn phận
theo số điền, số đinh của mỗi giáp mà thu thuế.
Đầu đời Minh, ngoài thuế điền, thuế đinh, dân còn phải nộp nhiều
thứ thuế lặt vặt khác, rất mất thì giờ cho người thu thuế, cả cho dân nữa. Đời
Thần Tôn có một sự cải cách, gom tất cả các thứ thuế dân phải đóng làm một thứ
thôi, và nộp bằng tiền. Biện pháp để gọi là "nhất điền tiên pháp"
"phép quất một roi một" 3
Nó tiện cả cả cho dân lẫn triều đình, nhưng kẻ thừa hành mà xấu
thì biện pháp tốt tới mấy cũng hóa xấu
Việc giáp trưởng (coi 10 giáp) có thể khai báo bậy, sửa đổi số
điền, số đinh, hiếp đáp người nghèo và vào phe cánh với người giàu mà sinh ra
tình trạng bất công. Có vài tỉnh dùng nhân viên thu thuế của chính quyền, họ
cũng không tốt gì hơn.
Tới cuối đời Minh, triều đình thiếu tiền quá, phải tăng thuế,
nhất là đặt thêm những thuế mới, không còn là "quất một roi một" nữa,
mà là quất thêm nhiều roi nữa.
6. Theo tách giả East
Asia - The Great tradition, thì số quan lại đời Thanh ở các tỉnh có 2.000 chức
quan trọng và khoảng 3.000 chức nhỏ, thêm vào quan lớn nhỏ ở trung ương, thì
hết thảy có khoảng 20.000 quan lại vào năm 1800. Đời Minh số quan lại còn ít
hơn. Các sử gia phương Tây đều phục Trung Hoa có tài tổ chức chỉ dùng rất ít
quan lại mà giữ được trật tự trong một đế quốc mênh mông. Như vậy là nhờ triều
đình theo truyền thống từ đời Chu, theo truyền thuyết của Khổng tử, nhất là của
Lão tử, ít can thiệp vào đời sống của dân, cho các làng tự lập hương ước mà gần
như tự trị (nước ta thời xưa cũng theo chính trị đó: phép vua thua lệ làng và
cũng nhờ các kẻ sĩ ở mỗi làng, tổng, huyện... được dân tin, giúp chính quyền
được nhiều việc cai trị, giáo dục, hòa giải các vụ kiện, trị bệnh, giữ an ninh
... Họ được dân trọng hơn các quan lại mà quan lại cũng nể họ. Đó là một nét
đẹp của xã hội phương Đông.
NGỌAI GIAO
1. Bảy lần đi sứ và thám hiểm của của Trịnh Hoà
Chúng ta đã biết Chu Nguyên Chương quyết dẹp nạn Mông Cổ ở
phương Bắc và mở mang bờ cỏi ở phương Nam, nhưng thực hiện chưa xong, Thành Tổ
tiếp tục chính sách đó, có hùng khí hơn: Không như cha, khép cửa biên giới,
không cho ngoại nhân vô, mà trái lại muốn vuợt biển, tới khắp các nước Đông Nam
Á, Trung Á, khoa trương uy quyền của ông, bắt các nước đó phải thần phục Trung
Quốc, cống hiến những vật lạ. Ông Ta rất cương quyết bất chấp khó khăn gian nguy,
ngay từ năm 1405, hai năm sau khi lên ngôi, vừa tấn công Mông Cổ, vừa cho đóng
một hạm đội mạnh nhất đương thời, giao cho một viên thái giám (hoạn quan) tên
là Trịnh Hòa, chỉ huy để đi sứ Tây Dương, tức là Nam Dương và Ấn Độ ngày
nay 4.
Trịnh Hòa là con một người Ả rập, theo đạo Hồi, chính ông ta
cũng có tên Ả Rập là Hadji. Sinh trưởng ở Vân Nam, vóc cao lớn, sức mạnh phi
thường, mặt mũi thanh tú, có tướng đi uyển chuyển như cọp, tiếng nói như sấm.
Chuyến đi đầu tiên xuất phát tháng 6 năm 1405 từ một hải cảng ở
Tô Châu đem theo nhiều vàng lụa, ghé Phúc Kiến, đến nước ta, Chiêm Thành rồi
tới Java (Oa Qua). Ông ta cho mời vua Palembang ở Java tới thuyền ông nói
chuyện. Ông vua đó làm bộ nghe lời, dẩn tàu chiến tới và cuộc hải chiến xảy ra.
Vua Palembang thua, bị bắt đưa về Trung Hoa. Tháng 9 năm 1407, Trịnh hòa về tới
Bắc Kinh với nhiều chiến lợi phẩm.
Chưa kịp nghỉ ngơi thì Trịnh lại được lệnh đi chuyến thứ nhì
(1407). Lần này ông tới Nam Việt của ta. Xiêm, Java và Calcutta (Ấn độ). Khi
trở về ông ghé đảo Tích Lan - Sử Từ Quốc - và nhân danh vua Minh, ông tặng một
ngôi chùa Phật, nhiều vật bằng vàng, bạc, nhiều cây cờ thêu kim tuyến, rồi xây
dựng một cái bia ghi lại việc đó. Bia đó này còn giữ trong viện Bảo Cổ Tích
Lan. Tháng 2 năm 1409, ông trở về Trung Quốc.
Hạm đội gồm 62 chiếc thuyền buồm lớn; mỗi chiếc dài 44 trượng,
rộng 18 trượng, chở 38.000 hải quân, riêng chiếc của viên chỉ huy chở 1.000 hải
quân, mỗi trượng là 10 thước, mỗi thước là 20, 30cm.
Nghỉ ngơi 7 tháng rồi ông lại qua Tịch Lan một lần nữa, lần này
đoàn được tăng cường: 48 chiếc tàu. Vua Tịch Lan đưa một đạo quân gồm năm vạn
quân đánh hạm đội Trung Hoa không còn quân bảo vệ, thủy quân Trung Hoa quay về
tàu thì bị nghẽn. Trịnh hòa ra lịnh cho hải quân phải chiến đấu và cầm cự với
bất kì giá nào, còn ông thì cầm đầu hai ngàn quân ở trên bờ, cả gan tiến thẳng
về kinh đô Tích Lan
Ông thành công mĩ mãn, vì quân Tích Lan bị tấn công bất ngờ,
thua. Vua và hoàng tộc bị bắt. Đạo quân Tích Lan đương tấn công hạm đội Trung
Hoa vội vàng trở về vây Trịnh Hòa, nhưng mặc dầu 1 người chống với 25 quân
(theo sử) Trịnh Hòa lại thắng nữa, trở về nước, thuyền nào cũng đầy nhóc tù
binh.
Ông nghỉ ngơi ba năm, năm 1413 đi chuyến thứ 4, tới Omuz ở Ba
Tư, tiếc rằng ông không chép cho ta biết Ba Tư thời đó ra sao, mà lại chép rằng
trên đường về, ông ghé Sumatra, giúp Hoàng hậu nước đó diệt được một cuộc phản
loạn nhỏ.
Chuyến đi thứ 5, năm 1417, ông chở rất nhiều gấm vóc để tặng các
vua bản xứ và được họ tặng lại vua Trung Hoa sư tử, báo, ngựa Omuz, đà điểu,
lạc đà và vô số vật lạ khác. Chuyến này chỉ có tánh cách hòa hảo nhất. Hai năm
sau ông về.
Năm 1421 ông đi chuyến thứ 6, tiến xa hơn nữa, tới tận
Madagascar ở gần bờ biển phía Đông Nam Phi. Ông chưa về thì Thành Tổ chết
(1424).
Ông thích mạo hiểm, thích biển, nên năm 1430, đời Tuyên Tôn, lại
đi chuyến nữa, cầm đầu 28.000 người, gồm sĩ quan, lính thủy thủ, thông ngôn,
thư ký, y sĩ, kũ sư, thợ thủ công đủ nghề để các nước phương xa biết sức mạnh
và văn minh Trung Quốc. Cuộc hành trình được tổ chức chu đáo, ba năm mới trở
về. Ông thăm Ba Tư, rất tiếc phái đoàn cũng vẫn không chép gì nhiều về Ba Tư.
Chuyến đó là chuyến cuối cùng. Năm trăm năm sau khi ông mất, ông
vẫn được dân tộc Trung Hoa và các nước ông đã ghé ngưỡng mộ, người Java thờ ông
như một vị thần. Không có nhà vượt biển nào mạo hiểm như ông. Khoảng năm sáu
chục năm sau, người Bồ Đào Nha mới dùng thuyền buồm, đi vòng Hảo vọng giác ở
cuối Châu Phi tới Ấn Độ Dương. Nghệ thuật hàng hải của Trung Hoa thời đó đứng
đầu thế giới. Tàu của họ có tới bốn tầng lầu, các phòng trong tàu, nước đều vào
không lọt (Watertight), nếu thuận gió thì đi được khoảng 10 cây số một giờ.
Cũng như người Ả Rập, họ theo gió mùa mà đi.
Sau những cuộc thám hiểm bằng đường biển đó không tiếp tục nữa,
một phần vì tốn tiền quá, những vật lạ chở về đầu có thể mua được của thương
nhân Ả Rập ở Quảng Châu, một phần vì mục đích tuyên dương oai đức của Trung Hoa
đã được rồi, và sau khi Tuyên Tôn chết, nhà Minh bắt đầu suy.
2. Người Trung Hoa Ra Hải Ngoại Làm Ăn.
Từ đời Đường, đã có nhiều người Trung Hoa ra hải ngoại làm ăn,
đều ở trong khu vực Nam Dương, nên người ở Nam Dương, thường gọi họ là người
Đường. Qua đời Ngũ Đại, Tống, số di dân càng đông. Đời Nguyên đem binh đánh Mã
Lai, Java, tuy không chiếm được nhưng cũng có một số người Trung Hoa ở lại
những đảo đó để lập nghiệp. Chính vào thời đó, một số người ở Mân (Phúc Kiến)
vuợt biển đến Phi Luật Tân, chỉ cho thổ dân cách làm ruộng, nhờ vậy người Phi
tiến lần từ thời du mục lên thời kỳ nông nghiệp. Từ đó trung tâm di dân của
Trung Hoa ở Nam Dương.
Đời Minh, nhờ bảy lần đi sứ, và thám hiểm của Trịnh Hòa, cơ hồ
không có nước nào ở Nam Dương không triều cống Trung Quốc mà phong trào di dân
ra hải ngoại làm ăn càng phồn thịnh. Họ tới bán đảo Mã Lai, tới Sumatra (vào
khoảng 1370). Bornéo, Java, Phi Luật Tân, quần đảo Moluques ...
Ngoài ra họ còn tới Xiêm, Miến Điện, Việt Nam ta. Ngày nay số
Hoa kiều ở mấy nước đó rất đông, trên ba chục triệu là ít. Phong trào đó bắt
đầu thịnh từ đời Minh.
Phần đông Hoa Kiều là người miền Nam: Phúc Kiến, Quảng Đông, họ
giỏi về thương mãi, chịu cần kiệm, cực khổ, biết giúp đỡ lẫn nhau, lập hội, lập
bang (tổ chức của Hoa Kiều) gốc ở cùng một tỉnh, như bang Triều Châu, Bang
Quảng Đông, bang Hải Nam ... mở ngân hàng, thương hội, trường học, giữ được
ngôn ngữ, phong tục, y phục, rất đoàn kết với nhau, dư tiền thì gởi về quê
hương, hợp thành một sức mạnh về kinh tế, lũng đoạn thi trường, kinh tế của
nước họ ở nhờ.
Đó là một đặc điểm của người Trung Hoa, không dân tộc nào bằng
họ.
3. Người Âu vào Trung Quốc.
Từ đời Đường, Cảnh Giáo (Nestorianisme) đã vào Trung Quốc, được
Thái Tôn cho dựng giáo đường ở Tràng An như ta đã biết, nhưng khoảng hai thế kỷ
sau, đạo đó suy lắm.
Đời Nguyên, vô uy và sự thịnh vượng của Trung Quốc vang khắp
châu u nhưng Âu và Trung Hoa chưa liên lạc nhiều với nhau.
Tới thế kỷ XV, đời Minh Hiến Tôn, người Bồ đào Nha tìm đường
biển qua Ấn Độ, mới sang buôn bán và truyền giáo ở Trung Quốc càng ngày càng
đông. Sau họ tới người Hòa Lan, Anh Cát Lợi, Tây Ban Nha.
Đời Minh Thế Tôn, vào khoảng 1535, miền duyên hải Quảng Đông là
nơi người Bồ Đào Nha buôn bán đông nhất, họ bỏ tiền ra thuê đất Áo Môn (Ma cao)
mỗi năm nộp thuế hai vạn lạng vàng ở cửa sông Châu Giang (Quảng Đông) đắp thành
lũy, đặt quan lại, lập căn cứ buôn bán; Áo Môn thành tô tá địa đầu tiên của
người Âu ở Trung Hoa.
Bấy giờ người Tây Ban Nha tìm được Châu Mỹ, do Mỹ Châu qua Thái
Bình Dương, chiếm Phi Luật Tân, và tranh nhau buôn bán với người Hoa Kiều.
Vào khoảng 1602, người Hòa Lan lập công ty Đông Ấn Độ để buôn
bán, sau chiếm các đảo Nam Dương rồi đến Trung Quốc, muốn dành Áo Môn của người
Bồ người Bồ được cảm tình của triều đình Minh, giữ được vị trí, và người Hoà
Lan bỏ Áo Môn mà sang kinh doanh ở Đài Loan.
Thấy người Hòa Lan làm ăn được, người Anh Cát Lợi cũng lập công
ty Đông Ấn Độ để cạnh tranh, giành được ưu thế ở Ấn rồi tiến qua Trung Hoa, năm
1637 (đời Tư Tôn), đem hạm đội vào Áo Môn, cũng muốn dành nơi đó nữa. Hai bên
kịch chiến, nhưng người Bồ cũng lại nhờ cảm tình của triều đình Minh, giữ được
Áo Môn. Tuy nhiên, nhà Minh cũng cho người Anh được vào buôn bán.
Như vậy là cuối đời Minh, đã có bốn nước Châu Âu tranh giành
nhau thị trường Trung Hoa. Qua đời Thanh họ còn tới đông hơn nữa. Giai cấp tư
bản và con buôn phương Tây đã bắt đầu vươn tới Đông Á, lần lần tạo nên phong
trào thực dân mà cái họa ngày nay vẫn chưa chấm dứt.
Người Bồ Đào Nha sở dĩ được cảm tình của triều đình Minh, vì họ
tới trước và giúp cho Trung Hoa được vài việc. Năm 1517, (đời Võ Tôn), người Bồ
Đào Nha Fernand Férez d' Andrade tới Quảng Châu. Ông là, người Âu thứ nhất tới
thị trấn đó. Chiếc tàu chở ông đem theo nhiều súng ống. Từ thế kỷ thứ X trở về
trước, Trung Hoa chỉ có những kiểu súng bắn đá (catapulte), thứ mạnh nhất bắn
được những phiến đá nặng 100 ký lô, xa 400 thước. Từ thế kỷ XI họ đã có một thứ
đại bác dùng thuốc súng. Năm 1519 vua Minh Võ Tôn tới Nam Kinh, người Bồ Đào
Nha xin được triều yết ông, ông cho họ ở Nam Kinh gần một năm. Trong thời gian
đó, hoạn quan Lưu Cận bảo họ gỡ các súng đại bác ra, rồi ông sai người chép lại
kiểu súng cho đại thần Vương Dương Minh 5. Nhờ vậy Vương chế tạo một kiểu súng của Bồ Đào
Nha mà dẹp được mấy đám nổi loạn trong nước.
Năm 1580, đời Thần Tôn, một tu sĩ Ý theo Giòng Tên (Jésuite) đạo
KiTô, tên là Matteo Ricci, theo một đoàn thương nhân tới Áo Môn, lúc đó đã là
nhượng địa của Bồ rồi. Chủ ý của ông là truyền giáo, nhưng thấy người Trung Hoa
còn nhiều ác cảm với người Âu nên chưa thực hiện ngay mục đích của ông. Mà họ
bị người Trung Hoa ghét là phải. Họ tàn bạo không thừa nhận một luật pháp nào
cả, coi tất cả người phương Đông như những con mồi ngon, họ quả là bọn ăn cướp.
Năm 1557, khi được tự do ở Áo Môn, họ xây cất ở đó nhiều xưởng lớn, nấu thuốc
phiện, chỉ một trong những xưởng ấy mà đã phải nộp cho chính quyền Bồ Đào Nha ở
Áo Môn một số thuế mỗi năm gần bằng ba chục triệu quan cũ (Histoire de la
civilisation - Will Durant).
Biết vậy nên Matteo Ricci khôn khéo bỏ hết các thói quen Châu
Âu, sống như người Trung Hoa, mặc y phục Trung Hoa, học nói tiếng Trung Hoa,
đọc sách Trung Hoa, theo các tục lệ Trung Hoa, cũng uống trà như người Trung
Hoa, lại dùng một tên Trung Hoa nữa, Lợi Mã Đậu. Mà thực tình ông cũng quý văn
minh rất cổ của Trung Hoa. Nhờ vậy ông được dân chúng mến.
Ông không đem kinh thánh ra giảng ngay, mà dạy cho người Trung
Hoa những khoa học của phương Tây: số học, hình học, địa lý, thiên văn. Ông chỉ
cho người Trung Hoa thấy thuyết "Trời tròn đất vuông" của họ sai. Ông
trị bịnh, lập một dưỡng đường ở Nam Kinh. Lần lần người Trung Hoa thấy người Âu
không phải là mọi rợ nữa, mà tò mò muốn biết tôn giáo của họ.
Matteo Ricci được giới thượng lưu Trung Hoa mến, sau cùng được
vào triều yết vua Minh, xin xho đạo Ki Tô được chấp nhận. Ông dâng lên nhà vua
hình Chúa Ki Tô, một bản Cựu Ước, một cây thánh giá, hai đồng hồ quả lắc, một
bản đồ thế giới. Vua Thần Tôn nhận và cho phép ông dựng giáo đường ở Bắc Kinh
và mỗi năm có khoảng vài trăm người Trung Hoa xin theo đạo, trong số đó có viên
Thượng Thư bộ Lễ, ông dịch một số sách khoa học ra tiếng Trung Hoa, lại viết
vài cuốn bằng chữ Hán nữa.
Nhưng khi ông mất, những người nối sự nghiệp của ông không sáng
suốt, giỏi như ông và dân chúng Trung Hoa lại nổi lên đả đảo họ. Còn triều đình
thì không cấm hẳn đạo Ki Tô, nhưng cũng không ưa, và chỉ muốn theo kỹ thuật của
Âu thôi, phong chức cho bốn bác học ở Áo Môn để họ chế tạo cho súng ống.
Lại nhờ một thiên văn học Đức, Adam Schall soạn cho một cuốn
sách về Thiên Văn và sửa lại lịch cho. Vì trong đời Nguyên, Trung Hoa dùng lịch
Á Rập, và cuối đời Minh thấy ngày đó tính sai ngay nhật thực, năm 1610, Adam
Schall sửa lại và y tính được đúng ngày nhật thực năm 1629.
Bức Hán cung xuân hiểu của Cừu Anh (1494–1552). |
D. SUY VONG
Từ thời Anh Tôn (1436 trở đi), nhà Minh bắt đầu suy.
Loạn ở trong:
- Họa cốt nhục tương tàn, sau vụ tĩnh nạn, xuất hiện thêm ba bốn
lần nữa, một lần dưới triều Tuyên Tôn: Hán Vương là Cao Hủ chiếm đất làm phản, bị
Tuyên Tôn bắt giam rồi giết cùng với nhiều đồng đảng, một lần dưới triều Cảnh
Tôn sẽ nói ở sau.
- Nạn hoạn quan. Một cái xấu xa của chế độ quân chủ Trung Hoa là
dùng hoạn quan, rất nhiều hoạn quan. Ông vua nào cũng có tam cung lục viện, hầu
hết ông nào cũng hiếu sắc, từ đời Thượng Cổ hễ lên ngôi rồi là cho người đi tìm
trong khắp nước những con gái đẹp, bắt gia đình có con gái đẹp phải dâng nữa,
để tuyển dụng làm phi, tần, cung nữ. Các hoàng tử, công chúa phải có người hầu
hạ, cũng là mỹ nữ nữa, tất nhiên không thể dùng toàn đàn bà được, có những công
việc phải giao cho đàn ông, như giữ các cửa cung, canh gác, thông báo, quét
tứơc làm vườn... mà vườn ngự thì mênh mông cả chục cây số vuông. Muốn tránh
cảnh dâm loạn trong cung, nhất là giữ cho dòng dõi của vua được thuần, không
pha bậy với bọn bách tính, thì phải dụng hoạn quan. có thời trong cung có tới cả
vạn cung phi và ba ngàn hoạn quan hoặc hơn nữa.
Tối, các cửa cung điện đóng hết, ngay các đại thần, thân vương
nếu không có lệnh cũng không được vào. Vậy là ngoài vua ra, trong cung không
còn ai là đàn ông cả. Các hoàng tử đã lớn tuổi đều ra ở cung riêng. Vua thui
thủi một mình, biết chuyện trò với ai? Tụi hoạn quan đều xuất thân trong giới
ti tiện, vô học, bày trò để vua giải sầu, nhất là các trò tửu sắc. Nhưng nhiều
quá và dễ dàng quá thì đâm ra mau chán, cho nên có ông vua đêm đêm giả trang,
theo một tên hoạn quan ra ngoài thành, nếm các thú vui của dân chúng. Như vậy
hoạn quan thành bọn tay chân của vua, nói gì vua cũng nghe, nhất là những tên
đẹp trai, khéo nịnh bợ, lần lần lấn quyền của hoàng hậu, thái hậu nữa, các thân
vương và đại thần đều phải nể chúng; chúng lập phe đảng, chỉ huy quân đi, cả
triều đình không ai chống lại nổi, và chúng tự ý phế vua này, lâp vua khác như
ở cuối đời Đường. Vua nào được chúng lập lên sợ chúng một phép, nếu không thì
chúng lại phế mà toi mạng với chúng. Chúng vơ vét bảo ngọc, vàng, kim cương
nhiều hơn nhà vua và làm nhiều chuyện dơ dáy, tàn bạo ức hiếp nhân dân.
Nạn đó triều đình nào cũng có, Chu Nguyên Chương biết rõ, nên ra
lệnh cấm không cho hoạn quan xen vào việc nước, hạn chế hoạn quan, phẩm trật
chức tước của chúng, trừng trị những tên nào phê bình chính trị, và cấm chúng
học chữ. Ông bảo các đại thần: Kẻ nào dùng hoạn quan, coi như tai mắt thì kẻ đó
hóa đui và điếc. Chì có một cách xư sử với chúng là, làm cho chúng sợ phép
nước, đừng thường khen chúng.
Nhưng chỉ đến đời con ông, Thành Tổ, là hoạn quan lại được trọng
dụng rồi vì khi Thành Tổ tấn công Huệ Đế thì chúng làm nội ứng, biết tình hình
Kinh đô, triều đình ra sao? Để thưởng công cho chúng, Thành Tổ bỏ hết những cấm
lệnh của cha, cho hoạn quan được bẩm phục của công, hầu lãnh những chức lớn
"chẳng hạn" Thái Giám Trịnh Hoà được cử đi sứ; ông lại lập một cơ
quan ở trong cung gọi là "Đông Xứớng" để dò la tìm bắt kẻ gian thần
phản nghịch, cơ quan đó được giao cho một hoạn quan điều kiển, từ đó uy thế
hoạn quan rất lớn.
Đời Tiền Tôn mở một thư đường trong nội phủ, dùng các quan Hàn
Lâm để dạy học các hoạn quan, chúng được kết giao với các đại thần ở triều và
đa số, càng có học, càng gian xảo. Trái hẳn với ý của Chu Nguyên Chương. Triều
đình thành hoàng kim thời đại của bọn hoạn. Nhiều thanh niên tự hoạn, nhiều cha
mẹ hoạn con từ khi chúng mới vài tuổi để gây dựng tương lai cho chúng, mà mong
sau này chúng làm vẻ vang cho cả nhà, cả họ được nhờ, vì vậy cái họa hoạn quan
đời Minh hơn cả các thời khác.
Hoạn quan Vương Chấn được Anh Tôn (1436-1449) tín nhiệm, y nói
gì vua cũng nghe, xỏ mũi vua, ngược đãi đại thần, làm mưa làm gió ở triều đình,
các công khanh đều sợ quyền thế của y, tới mức gọi y là ông phụ (ông bố). Thời
đó quân Mông Cổ mạnh lên, bắt Minh phải đóng tiền của, bảo vật, rồi cử binh
đánh Trung Hoa, hạ được nhiều đồn ải. Vương Chấn muốn lập công, khuyên Anh Tôn
thân chinh, quần thần can vua, vua không nghe, rốt cuộc vua tôi nhà Minh bị vây
ở đồi Thế Lộc (Tỉnh Sát Cáp Nhỉ) Vương Chấn cùng nhiều đại thần bị giết, còn
Anh Tôn thì bị bắt đưa qua Mông Cổ. Triều đình lập vua Cảnh Tôn lên thay, tôn
Anh Tôn làm Thái Thượng Hoàng. Thấy vậy, biết có giữ Anh Tôn cũng vô ích. Mông
Cổ đưa ông ta trả về Trung Hoa, để triều đình Minh chia rẽ vì sự tranh ngôi.
Sau sinh loạn thật. Một Đại Tướng Thạch Hanh, mưu với hoạn quan
là Tào Cát Tường đem binh vào phá cửa cung. Phế Cảnh Tôn, đưa Anh Tôn trở lên
ngôi, sau Thạch Hanh tha hồ làm bậy, mưu phản trở lại bị giết với tất cả đồng
đảng.
Hiến Tôn kế vị Anh Tôn, hoạn quan là Uông Trực gốc gác là một
giống rợ, rất xảo quyệt, được vua tin dùng Vua lập thêm Tây Xưởng, một cơ quan
mật vụ nữa, chuyên dò xét quan lại ở ngoài, giao cho Uông Trực điều khiển. Bọn
tay sai của Trực hà hiếp nhân dân, quan dân đều oán. Vua ham mê tửu sắc, cung
phi tới số vạn, mà hoạn quan tới ba ngàn, có sách là cũng gần số vạn nữa.
Đời sau, Hiến Tôn tạm yên, rồi tới đời Võ Tôn thì hoạn quan Lưu
Cận chuyên hoành lại càng mạnh, lập thêm Nội Xưởng, hễ ai nghịch ý hắn thì hắn
vu hãm, triều đình rối loạn, đạo tặc nổi khắp nơi. Một người trình cho Cận một
phong thư nặc danh ném ở lề đường, trong kể tội ác của Cận, cận làm giả tờ
chiếu đòi hơn ba trăm quan lớn nhỏ đến quỳ ở ngoài cửa Ngọ Môn nửa ngày. Hắn
mắng một hồi rồi đem bỏ ngục hết. Vua An Hóa (tỉnh Cam Túc) cử binh ở Ninh Hạ,
nói là để về triều giết Lưu Cận, Võ Tôn sai viên Đô Ngự Sử là Dương Nhất Thanh
đi dẹp được. Về triều, Dương tâu hết các tội ác của Cận, vua tỉnh ngộ, giết Cận
và đuổi hết đồng đảng. Khi tịch thu tài sản của hắn, người ta thấy 57.800 đồng
tiền vàng, 240.000 lượng vàng, mỗi lượng bằng mười đồng, 1.583.600 thẻ bạc, mỗi
thẻ được nữa lượng, và năm triệu thỏi bạc, mỗi thỏi bằng 5 lượng, hai thùng bảo
ngọc, nhiều áo giáp bằng vàng, 3000 chiếc nhẩn vàng, và nhiều bảo vật khác mà
giá trị lớn hơn ngân sách quốc gia trong một cuộc phản loạn hầu cướp chính
quyền.
Vua Thế Tôn kế vị Võ Tôn trị được bọn hoạn quan nhưng mê chuyện
thần tiên, xao lãng việc nước để cho nịnh thần Nghiêm Tung trộm quyền làm bậy.
1- Đảng Đồng Lâm
Đời vua Thần Tôn cuối thế Kỷ XVI, nhờ có Trương Cư Chính cầm
quyền chính quyền mà trong nước được yên trị. Trương chết rồi, (năm 1582), nhà
vua bỏ bê việc nước, tránh gặp các đại thần, mà xa xỉ vô độ, khi lập Hoàng Hậu,
tiêu 90 triệu lạng bạc, phân phát 12 triệu lạng cho một số thân vương, hoàng
tử, và trên 9 triệu nữa để xây cung điện. Vì vậy, mà phải tăng thuế và nạn tham
nhũng lan tràn.
Một viên đại thần là Cổ Hiến Thành vì đăng lời thẳng mà bị bãi
chức, về vườn cùng với Cao Phan Long Giảng học ở thư viện Đồng Lâm: thư viện
này lập từ đời Tống ở miền hạ du sông Dương Tử, ông sửa sang lại làm chổ hội
hộp đề nghị luận việc triều chính, phê bình các nhân vật; sĩ phu ở thôn dã và
quan lại ở triều đình nhiều người phụ họa, thành một đảng rất nổi danh.
Ở triều đình thời đó, có bốn đảng công kích lẫn nhau, tranh
giành nhau địa vị. Bị đảng Đông Lâm bài xích, họ liên kết với nhau để đá lại.
Năm 1620 Quang Tôn lên nối ngôi Thần Tôn, chỉ ham mê nghề thợ
mộc (như vua Pháp Louis XVI ham sửa chìa khóa) việc nước giao phó cả cho tên
Thái Giám Ngụy Trung Hiền, vốn là tên đầu bếp của Thái Hậu và là bạn thân của
vú nuôi nhà vua.
Tới hắn, cái họa hoạn quan của nhà Minh lên tới tột bực. Hắn
hách dịch, tàn nhẫn vô cùng. Hắn nắm trong tay Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng,
đâu đâu cũng có mật vụ, tố cáo những người chống đối hắn để hắn hảm hại; bọn đó
còn cướp bóc của dân đem về nạp cho hắn nữa. Hắn bắt dân xây sinh tử để thờ
sống hắn ở khắp nơi, như thờ Khổng Tử.
Đảng Đông Lâm vạch 24 tội nặng của hắn, trong số đó có tội giết
người và bắt Hoàng Hậu phải phá thai. Ngụy vận động các đảng khác chống đảng
Đông Lâm. Những người cầm đầu bị đem ra xử, cất chức, bỏ tù, tra tấn đánh tới
chết, trong số người bị hắn hại có 6 vị được dân gian gọi là "Lục quân
Tử". Sau vụ đó (1627) đảng tan rã và lịch sử Trung Hoa ghi một thất bại
đau xót của sỹ giới Trung Hoa trong việc chống đối với bọn gian tà.
Đến khi Tư Tôn lên ngôi, giết Trung Hiền, rửa oan cho các người
bị nó hại thì chính trị đã đổ nát và nhà Minh sụp đổ.
2. Kinh tế lâm nguy
Kinh tế nhà Minh chỉ thịnh trong mấy chục năm đầu, rồi suy lần
lần vì tiêu pha quá nhiều mà thu vào không đủ.
Việc xây kinh đô Bắc Kinh, cất các cung điện tráng lệ, xây
trường thành tốn kém ra sao, tôi đã kể ở trên rồi.
Chính sách của Minh đối với vác rợ phương Bắc là vừa dùng cả uy
lẫn ân, hễ nước nào chịu phục tùng thì vua Minh tỏ ra rất rộng rãi. Theo sử thì
có tới 38 thuộc quốc. Mỗi lần xứ thần của họ tới biên giới thì được viên quan ở
đó tiếp đãi trong khi chờ đợi, có khi cả tháng lệnh của triều đình, rồi đưa họ
tới kinh đô, họ ở kinh cũng cả tháng nữa. Họ thường cống những sản phẩm của
nước họ như ngựa, da lông, vua Minh ban cho họ gấm vóc, trà, lại cho thêm mỗi
người trong phái đoàn lụa, mão áo, hài, nhiều ít tùy phẩm trật. Có nước lợi
dụng lòng rộng rãi đó, gởi những phái đoàn gồm 3.000 người, trong đó xen một số
con buôn, bắt Trung Quốc nuôi hàng tháng, mỗi tháng 3.000 con cừu, 3.000 vại
rượu, 100 hộc lúa, ấy là chưa kể gà vịt, bánh trái... Khi về, họ được tặng
26.000 tấm gấm vóc, 90.000 tấm lụa và không biết bao nhiêu vật khác như đàn,
sáo, dao, nồi đồng, đồ nữ trang... Ta thử tưởng tượng 38 nước triều cống mà như
vậy tốn cho triều đình biết bao, còn hơn là vua Tống phải đóng "thuế"
hàng năm cho nước Kim, nước Liêu thời trước nữa, mà mục đích cũng chỉ là để họ
khỏi quấy rối biên giới.
Những nước không chịu thuần phục như Miến, Xiêm, An Nam thì nhà
Minh đem quân đi dẹp, thị uy, thường là thắng một vài trận, rồi thua, phải rút
quân về, cũng rất tốn kém, mà chẳng có kết quả gì cả.
3. Họa Nhật Bản
Làm cho Trung Hoa điêu đứng nhất là Nhật Bản và Triều Tiên. Bọn
giặc biển Nhật thường đột xuất đánh phá, cướp bóc các khu bờ biển từ miền Bắc
tới Chiết Giang, Phúc Kiến, rồi rút lui ; thủy quân và lục quân Trung Hoa không
sao đề phòng, ngăn cản được, có thời phải bắt dân bỏ nhà cửa, rút vào sâu trong
nội địa để tránh chúng. Từ khoảng 1550 trở đi, bọn "giặc lùn" đó
hoành hành ngày càng dữ, đánh sâu vào nội địa Chiết Giang, ngược dòng sông
Dương Tủ, cướp phá làng mạc hai bên bờ, gần như uy hiếp Nam Kinh. Năm 1560, một
bọn giặc biển đông tới 6.000 cướp phá bờ biển Phúc Kiến, Quảng Đông, lập căn cứ
ở Đài Loan.
Cuối thế kỷ XVI, Nhật lại đem quân qua xâm chiếm Triều Tiên.
Triều Tiên là một thuộc quốc của Trung Hoa, che chở phía Đông Bắc Trung Hoa,
khỏi bị Nhật quấy phá. Thời đó, Triều Tiên suy nhược, vua mê tửu sắc, quân lính
không luyện tập, thấy quân Nhật là bỏ chạy không chống cự, để cho họ qua sông
Áp Lục. Vua Triều Tiên vội sai sứ sang Trung Hoa cáo cấp. Vua Thần Tôn phái
5.000 quân sang cứu, thua to ở Bình Nhưỡng (1592), phái một viên tướng khác với
43.000 quân vượt sông Áp Lục bất thần tấn công quân Nhật, đuổi họ ra khỏi Bình
Nhưỡng, nhưng vì khinh địch, nên bị Nhật phục kích mà đại bại. Hai bên hòa rồi
lại chiến, chiến rồi hòa, mãi đến năm 1598, Nhật mới rút lui hẳn. Trong chiến
tranh đó, trước sau nhà Minh phải hao trên 200.000 quân, phí tổn chừng 20 triệu
lạng vàng bạc, làm cho tài nguyên của nhà Minh đã sút rất nhiều vì những nguyên
nhân kể trên, bấy giờ gần hóa ra kiệt quệ, do đó mà qua đầu thế kỷ XVI, loạn
trong nước xảy ra, rợ ở ngoài dòm ngó.
Thiếu tiền, triều đình phải tăng thuế liền liền, nhưng thu vào
vẫn không được bao nhiêu. Trông cậy nhiều nhất vào thuế ruộng, nhưng thuế ruộng
nặng quá trên 50% số thu hoạch mà lại trả bằng bạc, nhiều nông dân không đủ sức
đóng, phải bỏ ruộng trốn đi nơi khác, thành bọn lưu vong, bọn ăn cướp. Ở Chiết
Giang, chỉ có một phần mười số dân là có ruộng, như vậy thu được bao nhiêu đâu.
Nhất là nhiều nơi tay chân của bọn hoạn quan được lãnh việc trưng thuế, chúng
gian trá, thu của dân nhiều, nộp triều đình ít còn thì bỏ túi một phần, một
phần mang về cho chủ.
Sau chiến tranh với Nhật, triều đình ra lệnh tỉnh nào cũng phải
tìm mỏ để khai thác, hễ tìm được mạch đồng, bạc, thiếc thì thưởng. Nhân dịp đó
bọn quan lại cấu kết với hoạn quan bóc lột, ức hiếp dân nữa; nhà nào có máu mặt
thì chúng vu là ăn cắp khoáng sản, nơi nào có ruộng tốt nhà cao, cửa đẹp thì
chúng bảo ở dưới có mạch khoáng sản, sai lính bao vây rồi đào, bới, làm tiền.
4. Tệ tham nhũng.
Chu Nguyên Chương rất nghiêm khắc với quan lại, kẻ nào không
liêm khiết thì trừng trị nặng, nhưng không diệt nổi nạn tham nhũng vì lương
bổng củà họ ít quá không đủ sống. Nhưng tới cuối Minh, tệ đó lan tràn hơn tất
cả các đời trước. Eberhard đưa ra nguyên nhân này, tôi tuy không tin lắm nhưng
cũng chép lại.
Ông cho là tại nghề in phát đạt, sổ sách in tăng lên, giá rẻ,
nhiều người mua được. Mới đầu là kinh Phật, sau in tới Tứ Thư, Ngũ Kinh của đạo
Nho. Nhiều người có sách để học, mà hể học thuộc lòng được nhiều rồi, học cách
làm thơ, làm phú, nghiền ngẫm những tập in các đề thi, các bài phú, kinh sách
kiểu mẫu, là có hy vọng thì thi đậu được. Do đó, trước chỉ những con quan hoặc
con đại điện chủ mới đi thi, bây giờ con tiểu nông, tiểu công, tiểu thương,
nghèo mà có chí cũng đi thi. Học thì không tốn tiền mấy, đi thi mới tốn nhiều;
từ quê phải lên tỉnh ở trọ cả mấy tháng, muốn đậu thì phải hối lộ quan trường,
đậu rồi mà muốn được bổ dụng thì phải đút lót nhà quyền quý. Thi Hội phải lên
Kinh sư, tốn kém gấp mười nữa, và khi được bổ dụng rồi thì lo ngập đầu, phải gỡ
gạc để trả nợ cho mau, làm giàu cho mau. Những kẻ nào có tham vọng được gần
"mặt trời" tức thiên tử thì phải đút lót cho hoạn quan, có kẻ thi đậu
rồi, tự thiến để xin làm hoạn quan. Nhà Minh ưa tụi đó và những Đông Xưởng, Tây
Xưởng, Nội Xưởng ở trong cung đều là những cơ quan của bọn hoạn quan biết chữ
nghĩa cả.
Cuối Minh bọn họ khá đông, thành một giai cấp trung lưu mới mà
Eberhard ví với giai cấp bourgeois của Châu Âu, họ đóng một vai trò xã hội và
chính trị quan trọng, nhưng không tiến bộ như bọn bourgeois thời cận đại phương
Tây, mà trái lại có hại cho quốc gia dân tộc vì họ sa đọa hủ bại.
Tôi không biết đời Minh, sự thi cử gian lận tới mức nào và sự
gian lận mà thi đậu rồi đút lót để làm quan cổ động tới thành một giai cấp như
giai cấp bourgeois ở Châu Âu như Eberhard nói không. Tôi nghĩ triều đình mà
loạn thì xã hội sa đọa, chẳng phải tìm nguyên nhân từ sự phát triển của nghề
in.
Tình trạng xã hội nhu vậy; vua thì sa đọa phóng túng hoạn quan
nắm hết triều đình, bóc lột nhân dân, quan lại tham nhũng, nên loạn nổi lên ở
Giang tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Lớn nhất là loạn Thần Hào. Thần
Hào là một người trong hoàng tộc được phong vương, thấy Võ Tôn không có con
muốn cướp ngôi, gây vây cánh ở ngoài lẫn ở trong triều, dấy binh ở Nam Xương
(Giang Tây) khi thế rất mạnh. Vương Dương Minh, một nho tướng kiêm văn hào và
triết gia, dẹp được. Sau Vương lại diệt được giặc Tư Ân ở Quảng Tây năm 1528,
trong trận này ông dùng súng đại bác chế tạo theo kiểu của Bồ đào Nha.
Từ đó nhà Minh chỉ sống lây lất, trong khi rợ Mãn Châu thịnh
lên.
Hoàng tử Đa Nhĩ Cổn (1610–1650), người trực tiếp dẫn quân Mãn Thanh tiến vào Bắc Kinh, đặt dấu chấm hết cho nhà Minh. |
E. NHÀ MINH SỤP ĐỔ
1. Mãn Châu đánh ở biên giới nổi ở trong.
Mãn Châu ngày nay là một miền đất rộng ỏ phía đông Bắc Trường
Thành, từ Triều Tiên tới phía Bắc Hắc Long Giang. Thời Minh người Mãn Châu chỉ
chiếm phía Bắc Mãn Châu ngày nay thôi, còn phía Nam về Trung Hoa (coi bản đồ
trang.41)
Người Mãn vốn là rợ Kim làm chủ một phần Hoa Bắc đời Tống (thế
kỷ XII, XIII). Khi Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa, rợ Kim bị dồn về phía Hắc Long
Giang, tới khi nhà Minh lên, họ lần lần lan xuống phương Nam, phía Đông và Tây.
Nhờ sống chung với người Trung Hoa trên một thế kỷ, họ đã Hoa hóa ít nhiều có
một triều đình như triều đình Trung Hoa, năm 616, họ lấy quốc hiệu là Thanh,
vua của họ xưng đế, đóng đô ở Phụng Thiên.
Dân số của họ chỉ trên 1 triệu, mà nhà Minh thời đó ít nhất cũng
có 100 triệu, nhưng họ liên kết với Mông Cổ, lại được một số Hán gian làm cố
vấn, nên năm 1619 thừa lúc nhà Minh suy, giặc cướp nổi lên khắp nơi, họ dám tấn
công Trung Hoa, thắng 10 vạn quân Minh, lần lần họ chiếm được hết miền Liêu
Đông. Quân Minh nhờ súng đại bác của Bò Đào Nha chặn họ lại được ở dưới đó, họ
quay sang phía tây, miền Nhiệt Hà, Minh Hạ ngày nay.
Năm 1635, miền Tây Bắc Trung Hoa đói kém kinh khủng. Dân chúng
phải ăn rễ và vỏ cây. Khi hết cây cỏ họ phải ăn đất, vậy mà vua Minh (Tư Tồn)
vẫn bắt họ è cổ ra đóng thuế để có tiền nuôi binh đánh Mãn Thanh. Thuế tăng lên
gấp 16 lần, 60 lần thời bình thường. Bị dồn vào thế cùng, dân phải họp nhau làm
giặc. Ngàn đồng 1 lít gạo, họ chịu sao nổi. Trong khi đó thì bọn quý tộc vẫn
phè phởn, có kẻ làm chủ 1 triệu mẫu (50.000 hécta, bắt nông dân nộp thuế đều
đều).
Loạn nổi lên từ miền Tây, tiếp theo là miền Đông ở Sơn Đông, hội
kín Bạch Liên giáo gần hằng vạn tín đồ kéo nhau đi cướp bóc, chem giết các quan
lại. Phía Đông Nam, một tên cướp cũng chiếm đảo Đài Loan. Tóm lại, là từ 1610
đến 1640 không nơi nào yên. Đã tới thời nhà Minh phải xụp đổ.
Hai viên đầu đảng được nông dân ùn ùn theo Trương Hiến Trung và
Lý Tự Thành
Năm 1642 Lý Tự Thành bao vây khai phong trong 4 tháng, đánh tan
quân triều đình tới để giải vây, danh vang dậy, dân chúng càng theo nhiều, uy
tín hơn hẳn Trương Hiến Trung. Lý cũng chỉ là một nông dân vô học, một tướng
cướp tàn bạo, nhưng can đảm, có tài cầm quân, thông minh, có óc làm chính trị.
Khi chiếm được Khai Phong rồi, thị trấn đó ở giữa đường từ Bắc Kinh tới Nam
Kinh, một viên tướng của ông đề nghị nên chiếm ngay Bắc Kinh, một viên khác
khuyên nên chiếm Nam Kinh, một người thứ ba bảo nên chiếm Thiểm Tây trước đã, tổ
chức lại quân đội, nắm chắc tỉnh đó, rồi sẽ chiếm Sơn Tây, sau cùng tiến về Bắc
Kinh không phải để cướp bóc như trước mà để chiếm ngôi báu. Ông nghe lời người
thứ ba, đổi hẳn chính sách, muốn lật đổ triều đình nhà Minh. Ông đem quân qua
chiếm Thiểm Tây, vô Tây An, thủ phủ của tỉnh, cho quân cướp bóc trong ba ngày
rồi lập lại trật tự, tháng 2 năm 1644 lên ngôi vua, phong tước công hầu cho
thuộc hạ, lập một triều đình có đủ lụp bộ. Quân đội của ông lúc đó được 1 trệu
gồm 600.000 kỵ binh và 400.000 bộ binh. Tháng 3 ông vuợt Hoàng Hà, chiếm Sơn
Tây, như vào chỗ không người.
Triều Đình hoảng hốt, bàn tán xôn xao, mỗi người một ý. Nguy
nhất là quốc khố rỗng không, tiền đâu mà phát cho quân lình. sau cùng, chỉ còn
một giải pháp là triệu tướng Ngô Tam Quế đương chống với Mãn Thanh ở biên giới
về cứu nguy.
Trể qúa rồi, Ngô Tam Quế lúc đó ở cách Bắc Kinh 400 cây số, mà
quân của Lý ở Sơn tây, gần hơn, tới Bắc kinh trước. Tư Đôn sai hoạn quan Đỗ
Huân đem hết quân ở kinh đô ra ngăn giặc, nhưng Đỗ Huân làm phản, đầu hàng Lý.
Ngày 19 tháng 4. Lý tới đốt phá khu lăng tẩm của nhà Minh rồi thẳng tiến tới
Bắc Kinh. Ngày 24, họp triều đình tất cả các đại thần chỉ khóc ròng, không thốt
được một lời.
2. Tư Tôn tuẫn quốc. Lý Tự Thành lên ngôi
Hôm sau, Tư Tôn sai vài hoạn quan thân tín cải trang cho thái tử
và các hoàng tử, đưa ra ngoài thành trốn đi. Sau đó, ông cùng với Hoàng Hậu và
một quý phi rầu rĩ uống vài chung rượu. Khi cạn chén, quý phi đứng dậy rút lui
trước, ông rút gươm chém nàng một nhát, nàng ngã gục dưới chân ông. Hoàng Hậu
vội vàng về cung, tự ải bằng chiếc dây lưng. Nhà vua chém xong hai công chúa
rồi vô phòng hoàng hậu, thấy thây vợ lủng lẳng, ông lẩm bẩm: "tốt, tốt
".
Sáng sớm ngày 26, chuông vẫn đổ báo giờ họp triều nhưng không ai
tới cả. Tư Tôn cùng với viên Thái Giam trung tín cuối cùng. Vương Thừa Ân, leo
lên Môi Sơn (một núi giả sau cung điện đứng nhìn kinh thành và đồng ruộng một
hồi lâu, có lẽ để xem đạo quân Ngô Tam Quế có sắp tới không.
Rồi ông sai viết lên mặt trong vạt áo: "Trẫm bạc đức, đáng
khinh bỉ, đã bị thượng đế trừng phạt. Các đại thần của Trẫm đã lừa Trẫm. Trẫm
xấu hổ gặp các Tiên Vương ở Suối vàng. Cho nên Trẫm tự lột mũ miện, xõa tóc,
che mặt, đợi cho quân địch xé thây. Đừng đụng đến một thần dân nào của Trẫm”
(Will Durant- Sách đã dẫn).
Viết xong, ông tự treo cổ trên một nhánh cây. Vương Thừa Ân cũng
tuẫn quốc theo chủ, với trên 40 người nữa.
Vài giờ sau, Lý Tự Thành vô cung điện cùng với bộ hạ, và leo lên
ngai vàng.
Ngô Tam quế được lịnh về cứu kinh đô từ mười ngày trước, vẫn
chùng chình, tiến binh rất chậm, có lẽ vì còn tính xem có nên nhận đề nghị chia
chác sau đó của Lý Tự Thành không. Khi Tư Tôn tuẫn quốc, thì Quế mới tiến được
có nửa đường tới Bắc kinh. Hay tin, hắn quay trở về liền để chờ xem tình thế ra
sao.
Lý Tự Thành đã thành công một cách dể dàng. Gần hết triều đình
Minh qui phục ông. Thái tử Minh bị ông bắt được. Nam Kinh chưa nhúc nhích, tạm
khỏi lo. Duy có Ngô Tam Quế là có thể gây rối cho ông. Ông nhờ cha của Quế -
lúc đó đã theo ông - làm trung gian để điều đình với Quế. Nhưng Quế vẫn không
quyết định gì cả, có lẽ muốn đợi Lý Tự Thành trả cho mình một ái thiếp bị một
tướng của Tự Thành bắt. Đồng thời Quế cũng thương thuyết với quân Thanh, nhờ
quân Thanh giúp khi cần. Tự Thành hay tin đó tặng Quế 40.000 lạng bạc, Quế vẫn
làm thinh. Bực mình, Tự Thành phái hai tướng đem 20.000 quân đánh Quế ở gần Sơn
Hải Quan, khi vây Quế ba mặt rồi, quân Quế sắp bị tiêu diệt thì quân Thanh tới
cứu Quế. Tự Thành thua, rút lui, đề nghị chia giang sơn với Quế; Quế không chịu,
Tự Thành giết cha Quế rồi vội vàng về Bắc Kinh (vì quân địch theo bén gót) vơ
vét vàng bạc, châu báu chất lên xe, đưa về phía T-ay, đốt cung điện rồi cùng
với quân đội rút lui.
3. Ngô Tam Quế phản quốc, Thanh diệt Minh
Quế hy vọng đuổi đưọc Tự Thành rồi, nhường cho nhà Thanh một số
quyền lợi nào đó thì họ sẽ lui về Mãn Châu. Không dè viên phụ chính, chú vua
Thanh bảo chưa lập được trật tự nên không về, lại sai Quế đem quân Thanh đuổi
theo Lý Tự Thành tới Thiểm Tây. Trong khi đó, vua Thanh mới 7 tuổi được chú tức
viên phụ chính đưa vào Bắc Kinh, đặt lên ngai vàng.
Quế hay tin như người mất hồn, suốt ngày đóng cửa không tiếp ai,
rất rầu rĩ. Hắn tiếc vì mất ái thiếp, lại mất ngôi vua hay chức tể tướng.
Hắn ân hận vì để cho cha bị giết và mang tội phản quốc. Vua
Thanh phong cho hắn chức vương, cai trị miền Thiển Tây.
Lý Tự Thành thua hoài, tướng tá sinh lòng phản trắc, quân đội bỏ
rơi, cuối cùng bị dân một làng nọ giết chết, tưởng ông chỉ là tướng cướp, tới
khi lột binh phục ông rồi mới thấy chiếc long bào. Trương hiến trung thì bị
quân Thanh bắt chém.
Ở Nam Kinh, khi hay tin Tư Tôn tuẫn quốc, người ta đưa Phúc
Vương một cháu nội của Thần Tôn lên ngôi. Tư cách Phúc Vương rất tầm thường.
Triều thần muốn tổ chức lại quân đội, xây cất thành lũy, cố giữ lấy phương Nam,
nhưng quốc khố trống rỗng. Lý Tự Thành đã chở đi hết rồi. Hơn nữa, hai viên đại
thần có quyền nhất lại chống đối nhau.
Quân Thanh chiếm đưọc Bắc Kinh đã là ngoài sự mong ước của họ.
Trong các bài hịch của vua Thanh khi mới vào cửa quan đều tỏ rõ ý ấy. Nhưng
thấy triều đình miền Nam suy nhược, chia rẽ, họ mới đem quân xuống đánh Dương
Châu.
Sử Khả Pháp, Binh bộ thượng thơ của Nam Kinh, có dũng khí quyết
tâm đánh Thanh, đem hết cả các quan văn võ Dương Châu ra giữ thành; quân Thanh
dùng đại bác phá được thành. Sử Khả Pháp tự sát được cứu sống, trốn ra khỏi
thành thì bị quân Thanh bắt, ông không chịu hàng Thanh, bị chúng giết. Vào được
thành rồi, quân Thanh chém giết luôn 10 ngày, trên 800.000 người. Phụ nữ tử
tiết không biết bao nhiêu mà kể. Thảm kịch đó, sử gọi là "1O ngày Dương Châu".
Hai tuần sau, quân Thanh tới Dương tử Giang, vượt qua một cách
yên ổn vì chiến thuyền của Nam Kinh bỏ trốn xuống Phúc Kiến rồi. Tháng 6 năm
1645, họ tới Nam Kinh, Phúc Vương vội vàng trốn với vài kị binh. Bị quân Thanh
đuổi sát, ông nhảy xuống sông Dương Tử. Đó là theo Henrri Maspéro trong cuốn
Études Historiques (PUF. 1967) các sách Hán đều nói ông bị bắt, đưa về Bắc,
giết.
Nhà Minh tới đây chấm dứt. Sau còn vài thân vương rán kháng
Thanh ở Phúc Kiến, Quảng Châu, nhưng đều thất bại.
Vậy là tự chủ đưọc khoảng hai trăm rưỡi năm dân tộc Trung Hoa
lại phải chui đầu vào cái ách của rợ Mãn Châu trên hai trăm rưỡi năm (1645-1911)
lâu gần gấp ba lần dưới ách Mông Cổ.
Lần trước nhục ít mà không ức lắm, vì Mông Cổ mạnh hơn họ, cả
chục dân tộc cũng bị rợ đó cướp nước như họ và họ cũng đã tận lực kháng địch;
lần này rất nhục mà lại ức; rợ Mãn Châu yếu hơn họ, chỉ vì một tên Hán gian mà
vô được Bắc Kinh, rồi vì sự bất lực, sự chia rẽ của kẻ cầm quyền mà Mãn chiếm
được trọn giang san của họ.
Trong số các triều đại của người Trung Hoa, triều Minh đáng chê
nhất.
G. VĂN HOÁ
Về chính trị, Minh đã đáng chê mà về văn hoá, cũng không có gì
đặc sắc, kém hẳn với đời Hán, Đường, Tống. Không có sáng chế, phát minh gì quan
trọng, văn học, triết học, nghệ thuật chỉ rập lại những khuôn cũ. Thời Minh là
thời Trung Quốc đứng yên một chổ, trong tình trạng thời trung cổ để cho Tây
Phương vượt xa về cả mọi phương diện. Những trang sử rực rỡ nhất của dân tộc
Trung Hoa đã lật qua rồi.
1. Xã Hội - Tôn Giáo
Xã hội đời Minh là một xã hội phong kiến của các vương hầu ruộng
đất mênh mông hàng chục, trăm ngàn héc ta, nuôi cả ngàn nô tì mà tình cảnh tệ
hơn hạng nông thời Trung Cổ châu Âu, vì chủ có thể bán họ cho người khác được.
Ngoại thương suy hơn đời Nguyên vì sau khi Trịnh Hoà chết, vua Minh lại theo
chính sách bế quan, không muốn buôn bán với phương Tây; nhưng nội thương phát
đạt hơn; nhờ công nghiệp phát triển và một số phú thương liên kết với giới
phong kiến, với bọn hoạn quan làm chủ những điền trang lớn, do đó, mà một số sử
gia phương Tây cho rằng thế kỷ XVI, XVII, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu phát sinh
ở Trung Quốc.
Nông dân rất khổ vì thuế nặng, đời sống đắt đỏ, đồng tiền sụt
giá và vì nạn tham nhũng của quan lại. Nhiều kẻ phải bán ruộng, số dân lưu vong
tăng lên.
Tôn giáo cũng suy. Phật giáo, đạo giáo được vài ông vua cuối đời
nhà Minh tặnh cho nhiều quyền lợi: phát ruộng cho chùa, phong chức cho giáo chủ
vào hàng đại thần (nhị phẩm) để mua chuộc họ mà để trị dân; chính vì vậy mà họ
hóa ra sa đọa. Đạo giáo càng ngày càng hóa ra mê tín dị đoan, mà Lạt Ma giáo
thì giới tu hành bận áo đỏ (gọi là Hồng Giáo), có vợ con, sống xa xỉ dâm dật
quá đỗi tới nỗi triều đình cấm họ lập gia đình, và buộc họ phải bận áo vàng
(gọi là Hoàng Giáo).
Chính vì lúc Phật giáo suy thì Ki Tô giáo theo bọn thương nhân -
cùng Phật giáo đời Hán - vào Trung Quốc, không dùng đường bộ qua Trung Á mà
dùng đường biển qua Ấn Độ Dương. Họ được phép dựng vài giáo đường ở Bắc Kinh, ở
Quảng Châu, Áo Môn, và cuối đời Minh thì có vài người Trung Hoa theo đạo trong
số đó có vài người là quan lại, còn đa số là thị dân ở miền duyên hải.
2. Triết học
Đạo Khổng vẫn là quốc giáo của Trung Hoa. Trường học vẫn dạy học
thuyết Trình Chu (Trình Di và Chu Hi) coi nó là đạo Nho chính thống.
Trong tiết về Triết học đời Tống tôi đã nói đồng thời với Chu Hi
và mở đường cho phái Duy Tâm học đời sau mà lý thuyết gia nổi danh nhất là
Vương Dương Minh (1472 – 1528).
Vương rất thông minh hiếu học, lại hào hùng, chịu tìm tòi suy
nghĩ. Hồi 17 tuổi ông cưới vợ, buổi chiều ngày rước dâu, ông tản bộ đi chơi,
gặp một đạo sĩ, ngừng bước lại, bàn luận với đạo sĩ về phép dưỡng sinh rồi quên
về nhà, làm cho hai họ hoảng hốt, sai người đi tìm.
Đời ông biến chuyển 6 lần: lần đầu say mê về nghĩa hiệp, lần thứ
nhì tập cưỡi ngựa bắn cung, học binh pháp (nhờ vậy) mà sau ông dẹp được loạn
Thần Hào và các giặc trong nưóc đời Võ Tôn và Thế Tôn như trên chúng ta đã biết
lấn thứ ba chuyền về thư pháp và từ chương (ông có một lối viết rất đạc biệt:
cả một hàng mà liền một nét, ngọn bút không rời mặt giấy); lấn thứ tư chìm đắm
trong thuật tu tiên, lần thứ năm nghiên cúu về đạo Phật và lần cuối cùng vùi
đầu vào lý học.
Thoạt tiên ông đọc Chu Hi, Chu Di giảng 4 chữ "Cách vật trí
tri" trong sách Đại học là xét đến cái lý của sự vật, muốn cho những chữ
nho "nhặt tới đâu cũng hiểu được thấu đáo". Vương theo lời giảng đó
mà bỏ ra 7 ngày liền ngồi dưới một bụi trúc để tìm cái "lý" của cây
trúc; nhưng mất công toi, ông sinh ra chán nản.
Mãi ba chục năm sau, ông bổng nhiên tỉnh ngợ, thấy rằng không
thể đến với sự vật để tìm ra đạo lý được, mà đạo lý ở trong tâm ta, hễ ta tu
dưỡng làm lành lánh ác, diệt tà niệm cho tâm được sáng suốt thì sẽ thấy Đạo
Trời và Đạo Người. Đó là thuyết của Lục Cửu Uyên từ đời Tống. Có lẽ ông không
đọc Lục cho nên mới mất 30 năm để tìm lại ra được nó.
Nhưng ông cũng có công phát huy thuyết của Lục đến cực điểm. ông
Bảo hễ diệt được tà niệm trong tâm, thì cái "lương tri" (chữ của Mạnh
Tử) bẩm sinh ai cũng có, sẽ phát hiện và tự nhiên ta biết được (ngày nay ta nói
đó là trực giác) mà biết được thế nào là thiện, thế nào là ác; và làm thiện bỏ
ác tức là cách vật. Chữ cách vật đó không có nghĩa là đến sự vật, như Chu Hi
giảng, mà có nghĩa là làm cho cái vật, cái tâm hóa chính đáng (cách).
Tóm lại học thuyết của ông kết tinh trong bốn câu dưới đây:
- Không thiện không ác là cái thế của Tâm
Có thiện, có ác là ý phát động
Biết thiện, biết ác là lương tri,
Làm thiện, bỏ ác là cách vật.
Học thuyết đó hoàn toàn duy tâm, có màu sắc Phật giáo 6 hơn là Khổng giáo. Chính Vương cũng nhận
rằng ông chỉ muốn sửa lại cái tệ của một thời - theo ông thì thời ông, người ta
theo đuổi sự vật quá mà quên cái tâm- chứ học thuyết của ông không phải là chân
lý tuyệt đối.
Chu Hi chủ trương hành còn quan trọng hơn tri, biết mà không làm
thì cái biết đó vô dụng. Vương sửa lại bảo: Biết tức là hành rối, tri với hành
là một (tri hành hợp nhất). Ông cho chữ hành một nghĩa mới:
- Mắt ta thấy sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc
đẹp là thuộc về phần hành. Ngay lúc trông thấy sắc đẹp ta đã có ý thích rồi,
không phải sau khi trông thấy rồi mới tập tâm để thích.
Ghét mùi hôi thúi cũng vậy, thuộc về phần hành rồi. Vậy trong
tâm có ý gì phát động xảy ra thì là hành rồi đấy. Ý ông muốn khuyên ta "khi
có một ý nghĩ bất thiện xảy ra thì phải mau mau từ từ bỏ, dù chẳng đem nó ta
thực hành thì cũng thế". "Người học đạo phải như con mèo rình chuột,
để hết tâm vào mồi, hể thấy phát động ý nghĩ bất thiện nào thì diệt nó liền”.
Phép luyện tâm của ông nghiêm cấm như vậy đó.
Học thuyết của ông truyền qua Nhật Bản, được sĩ phu Nhật rất
hoan nghênh, áp dụng nó vào việc trị tâm mà đào luyện được một tâm hồn cao cả,
giúp quốc gia cường thịnh lên. Nhưng ở Trung Quốc cuối đời Minh thì trái lại,
nhiều kẻ không hiểu thuyết của ông chủ yếu là diệt vật dục như một lớp bụi cho
tấm gương đi đã, rồi tấm gương (tức tâm) mới sáng mà lương tri mới hiện, biết
được thiện ác, và làm thiện, bỏ ác, tâm họ còn đầy vật dục mà cứ theo ngay cái
tâm, thích cái gì thì làm cái đó, ghét cái gì thì chống cái đó, hóa ra càn dỡ,
vô sở bất vi; họ gây phong trào lãng mạn ở cuối Minh, mà bọn cầm quyền thì tìm
cách tăng cường thêm uy quyền của thiên tử, dùng mọi thủ doạn quỷ quyệt như Hàn
Phi ở đời nhà Tấn, Machiavel, người đồng thời với Vương ở Ý. Vì các hành vi xấu
tới mấy cũng có thể dùng thuyết trực giác (lương tri) của Vương mà biện hộ
được.
Năm chữ "cách vật tại trí tri" của Khổng Tử chỉ có
nghiã là “muốn có tri thức chân chính xác đáng thì phải xét kỹ sự việc".
Khổng không hoàn toàn duy tâm như Vương.
Ngoài ra còn vài ba triết gia nữa phản đối Vương Dương Minh
nhưng ảnh hưởng không lớn như:
- Cổ Hiến Thành cho sự học phải lấy việc đời làm cốt, mà việc
đời thời đó là chính sách của triều đình, nên họ thường nghị luận về chính trị
trong khi giảng học, và bị đàn áp mạnh.
- Vương Cấn cũng cho rằng triết học không phải là cái gì không
hư, huyền diệu nhất thiết cái gì không hợp với đời sống thuòng ngày của dân
chúng thì đều là tà thuết; về chính trị ông chủ trương kiêm ái như Mặc Tử, mình
phải yêu ngưòi, nếu yêu người mà người ông yêu lại mình thì mình phải phản
tỉnh, phản tỉnh như vậy là "cách vật", phải tạo nên một xã hội trong
đó người nghèo khổ được an cư lạc nghiệp. Tư tưởng đó người nghèo khổ được an
cư lạc nghiệp. Tư tưởng đó có màu sắc duy vật, tựa như xã hội chủ nghĩa.
°
3. Văn Nghệ
- Sử gia đời Minh thiếu một quan niệm rõ rệt về sử, gặp việc gì
cũng chép, bất kì lớn nhỏ, thành thử vụn vặt, tài liệu để lại đời sau rất nhiều
(năm triệu), như trên đã nói mà không dùng được.
Vài nhà hơi có giá trị là Vương Thế Trinh, Dương Thận, và Hổ Ứng
Dâm.
- Văn đàn đời Minh bị hai phong trào chi phối:
- Trong hai thế kỷ đầu là phong trào phục cổ: đời Nguyên, cựu
học bị đàn áp bao nhiêu thì bây giờ nó lại phát lên mạnh bấy nhiêu.
Nhưng phong trào ấy không giống phong trào phục cổ ở đời Đường,
Tống; văn nhân đời Minh chỉ mô phỏng cổ nhân mà thiếu tinh thần sáng tác.
Hồi đầu còn kha khá, có ít bài sánh được với cổ văn các đời
trước, như bài "Tống Thiên Thai Trần Đinh Học tử” của Tống Liêm, "Mại
Cam Giả Ngôn" của Lưu Cơ, "Thâm Tự Luận" của Phương Hiếu Nhụ,
"Tượng Tử Kí" của Vương Thủ Nhân (Vương Dương Minh), “Trương Lương
Đình Ký" của Qui Hữu Quang. Cảm động nhất là bài "Ế Lữ Văn" của
Vương Thủ Nhân.
Vế sau văn nhân chỉ tranh biện nhau về chủ trương nên bắt chước
đời nào: Tần, Hán, hay Đường, Tống.
Trong đời Minh thịnh nhất là lối văn bát cổ (tám vế): Mỗi bài có
tám đoạn (phá đề, thừa đề, khởi giảng, đề tỉ, hư tỉ, hậu tỉ đãi kết) và lối đó
dùng để tuyển nhân tài trong các kỳ thi, mới đầu không dùng thể biền ngầu, sau
bắt buộc phải dùng thể đó, bó buộc ngưòi viết quá, lưu hại đến ba, bốn thế kỷ
sau. Nước ta theo họ và gần đây còn nhiều nhà văn đua nhau dùng thể đó.
- Đến giữa đời Minh, một phong trào lãng mạn xuất hiện, cầm đầu
là Đường Dần, Chúc Doãn Minh và vợ chồng Dương Thận. Họ phóng túng, đắm đuối
trong thi tửu đến thành cuồng, và tận lực dùng lối văn tài tử để phụng sự cái
mỹ. Người ta cho rằng cái hại dó do họ hiểu lầm triết lý của Lý Trí (tự Trác
Ngô), một môn đồ của Vương. Lý chủ trương thuyết tự nhiên, cứ theo lòng mình,
không chịu một sự bó buộc nào. Sử chép có hằng chục triệu theo Lý như mê cuồng,
song họ không biết theo cái hay của Lý; đả đảo lối văn tám vế, mà chỉ mượn tư
tưởng của Lý để biện hộ cho những hành vi quá lãng mạn của họ thôi.
- Thơ
Thơ chia làm ba thời kỳ:
° Minh sơ, thi sĩ tuy mô phỏng cổ nhân mà còn có đặc sắc, biết
biến hóa. Tống Liêm có giọng hồn nhiên, Lưu Cơ thì hào phóng, Phương Hiếu Phụ
thì hùng tráng. Đa tài hơn cả Cao Khải, sở trưòng mà củng là sở đoản của ông ở
điểm ông có đủ giọng của cổ nhân.
° Khoảng giữa đời Minh, bọn phục cổ xuất hiện, chủ trường lời
phải cổ nhã, ý phải hùng, phải dùng nhiều thực từ (nay ta gọi là danh từ, động
từ, trái với hư từ).
Lý Phàn Long ngày đêm đọc cổ thư, trên tường dán đầy kiệt tác
của cổ nhân, rất khổ tâm với thơ mà thơ không hay.
Cuối đời Minh, phái lãng mạn, có Chúc Doãn Minh, Dương thận,
Dương thoa phấn, tô son, cải trang thành một ả liểu hoàn, cùng các kì nữ nhởn
nhơ ngoài phố, say say ca hát. Lời đẹp, song toàn là ngâm hoa, vịnh nguyệt, nội
dung kém lắm.
- Tuồng
Tuồng và tiểu thuyết là hai loại văn mới làm vẻ vang cho văn học
đời Minh.
Đời Nguyên tuồng đã chia ra Bắc khúc theo âm nhạc phương Bắc và
Nam khúc, dùng nhiều điệu nhạc hơn, do sáng kiến của Ngụy Lương Phụ ở Côn Sơn,
cho nên gọi là Côn Khúc. Côn Khúc là khởi nguyên của hi kịch đời sau.
Tuồng đời Minh còn truyền lại được 2-3 trăm vở, giai tác được
vài chục, như "Tì bà Ký" của Cao Minh, văn rất thanh nhã, lâm ly;
"Kinh thoa Ký" "Bái Nguyệt Đình" của Lưu Trí Viễn, là những
tuồng tình cảm có ý răn đời
Nổi danh nhất là tuồng "Mẫu Đơn Đinh" của Thang Hiển
Tổ ở giữa đời Minh, lãng mạn hơn Tây Sương Ký hơn cả René của Chateau Briand,
Werther của Goethe và Tyuết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á.
Một thiếu nữ họ Đỗ, nhân học thiên "Quan quan thư cưu”
trong Kinh Thi mà mơ mộng hoài xuân, tâm tình u uất. Bữa nọ nàng dạo chơi trong
vườn hoa, mệt quá, về phòng thiêm thiếp, mộng thấy một thanh niên tên là Liễu
Mộng Mai, hai người yêu nhau, kết hôn cùng nhau. Khi tỉnh mộng, nàng ngơ ngẩn,
phát bệnh tương tư, tự vẽ hình mình rồi chết, chôn trong vườn hoa, Liễu Mộng
Mai lại là người có thực. Một hôm tránh gió, tuyết vào trú chân trong vườn,
thấy bức chân dung của nàng, quyết chí ở lại, ngày đêm tháp hương khấn vái. Hồn
nàng hiện về, người và ma quyến luyến tư thông với nhau. Sau này được tái sinh,
chàng thi đậu Trạng và hai bên kết hôn.
Truyện đã li kỳ mà lời văn như gấm, nên ảnh hưởng lớn đến thanh
niên đương thời. Tương truyền một thiếu nữ đọc rồi, đau lòng quá, đứt ruột mà chết.
Một thiếu nữ khác khi lâm chung đặn cha mẹ liệm vở tuồng đó với nàng. Đủ biết
thanh niên thời dó ủy mị tới bực nào!
Thang Hiển Tổ còn 3 tuồng nữa cũng nổi danh và lãng mạn là
"Nam Kinh Ký", "Tử Hoa Ký", “Hàm Đan Ký".
Chu Duy Chi trong cuốn "Trung Quốc văn nghệ tư trào sử học"
ví Thang với Shakespeare. Cả hai cùng sống một thời (Thang: 1550 - 1617,
Shakespeare: 1564- 1616) đều đa tài, lãng mạn, bất chấp luật cổ điển:
Shakespeare thì phá luật tam nhất trí, còn Thang thì bất chấp cả âm luật của
tuồng: "Ý ta tới đâu, ta theo tới đó”, không kể lời chê bai của mọi ngườ.
Đến cuối đời Minh, tuồng bắt đầu suy: nội dung kém, vừa xa quần
chúng, vừa mất tự nhiên.
- Tiểu thuyết
Trong các thời đại trước, tiểu thuyết Trung Quốc chỉ mới phôi
thai, qua đời Minh nó mới phát triển đầy đủ kỹ thuật cao, tưởng tượng phong
phú, mô tả khéo léo, tình tiết chi li. Bốn kì thư là Thủy Hử, Kim Bình Mai, Tam
Quốc Chí diễn nghĩa và Tây Du Ký.
Đại loại tiểu thuyết thời ấy có đặc điểm này là không biết soạn
vào năm nào không kê rõ tên tác giả. Hầu hết là những chuyện được truyền khẩu
trong dân gian. Khi kể thì mỗi người tùy tài riêng của mình thêm bớt ít nhiều,
sau đó có người yêu văn chép lại. Vì thời đó tiểu thuyết chỉ được coi là một
loại văn du hí, nên người chép thường dấu tên mà những người sau lại tự ý sửa
đổi, có khi tới 5 hay 7 lượt, làm mất hẳn bản sắc của nguyên cảo, thành thử mỗi
tiểu thuyết không còn là công trình của một cây bút nữa, văn không đều, có đoạn
hay, có đoạn kém, mà sự nghiên cứu tác giả là một việc rất khó khăn. Hiện nay
có người cho Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký xuất hiện ở đời Nguyên, có người
lại sắp nó vào đời Minh.
Thủy Hử được sắp vào loại tiểu thuyết anh hùng. Nguyên cảo có
thể là của Thị Nại Am. Tác giả tả cảnh loạn lạc, quan lại tham nhũng, triều
đình bất lực ở cuối nhà Tống, và những hành vi "thế thiên hành đạo"
của bọn thảo dã anh hùng Lương Sơn Bạc ở Sơn Đông chống lại triều đinh để cứu
dân, mà người cầm đầu là Tống Giang.
Tam Quốc Chí diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử của La Quán
Trung bị người đời sau sửa đổi. Tác giả dựa vào sự thực trong lịch sử, nhưng
tưởng tưọng thêm nhiều, có thể là theo thị hiếu của dân cho Tào Tháo là một tên
gian hùng mà rất đề cao Khổng Minh. Kết cấu vụng về, nhưng được dân chúng rất
mê, còn hơn người Pháp mê những tiểu thuyết hiệp sĩ (romans de la chevalèrie)
nữa.
Tác phẩm vĩ đại nhất là Kim Bình Mai tương truyền của Vương Thế
Trinh, nhưng không chắc. truyện tả chân xã hội quan lại, sĩ phu, thương nhân sa
đọa, những đồi phong bại tục của họ bằng một ngọn bút bình tĩnh mà sắc bén.
tình dục và nhục cảm được ghi lại chi li, táo bạo lạ lùng, có người chê là dâm
thư, và đời Thanh có lúc cấm bộ ấy, ai đọc lén thì bị đánh 100 trượng. Những
bản lưu hành ngày nay đều cắt hết những đoạn thô bạo quá. Có người sắp nó vào
loại tiểu thuyết diễm tình, thực ra nó là loại tả chân xã hội.
Dân tộc Trung Hoa cũng lạ thật, đề cao đức Trung dung thì không
dân tộc nào bằng họ, mà hành động quá khích thì họ cũng đứng đầu: lãng mạn thì
khắp thế giới không có kịch, truyện nào hơn Mẫu Đơn Đình, tả chân thì Kim Bình
Mai ăn đứt các tiểu thuyết loại đó của phương tây, dâm dục thì vua chúa của họ
có tới 6.000 mỹ nữ, vua nước nào bì nổi.
Dâm thư thì truyện Nhục Bì Đoản (không biết của ai), có lẽ xuất
hiện cùng đời Minh cũng là độc nhất vô nhị; bảo thủ không dân tộc nào bằng mà
tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông lại muốn hủy hết di sản tinh thần của nòi
giống; ba ngàn năm trước đã tôn trọng ý dân (dân muốn là trời muốn), vậy mà dân
thời nào cũng bị ức hiếp hơn hết.
Bốn tiểu thuyết giớI thiệu ở trên: Thủu Hử, Tam Quốc Chí, Tây Du
Ký, Kim Bình Mai đều được coi là những tác phẩm bất hủ của nhân loạI và đều
được phưong Tây dịch đi dịch lại.
- Đoản thiên tiểu thuyết tới đờI nhà Minh cũng bắt đầu thịnh.
- Bảo Ủng đại nhân lựa những truyện hay nhất của nhiều tác giả,
gom lại thành bộ Kim Cổ Kỳ quan mà hồi nhỏ chúng ta đều say mê đọc. Nghệ thuật
cao hơn bộ Ngàn lẻ một đêm của Á Rập.
- Chính những tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết đời Minh cho
ta biết về xã hộI, phong tục dân tộc Trung Hoa hơn là những bộ sử của họ.
4. Mỹ Thuật
Họa: Kỹ thuật không thay
đổi. Không có phảí nào mới.
- Hai họa sĩ có danh là Đưòng Dần, và Đổng Kì Xương vẽ sơn thủy,
cây, đá, mây, khói. Nét vẽ của Đổng nho nhã, phong lư, đáng là bực thầy, nhưng
thiếu cốt khí.
- Kiến trúc: Có nhiều công trình lớn tôi đã giớI thiệu ở trên: cung điện
Bắc Kinh, Trường thành. Và kể thêm Thiên Đàn (đàn thờ Trời) xây bằng cẩm thạch
trắng, lợp ngói có men màu.
- Đồ sứ: Sản xuất nhiều
và thêm được vài loại: như men trắng trang trí bằng màu lam, gọi là đồ Giang Tây.
Từ thế kỷ XVI, dùng màu lam cobalty của Samatra, kém màu lam của Tiểu Á (Asia
mincure). Tìm ra được loại men đỏ rực sáng chế được những đồ nhiều men màu (ba,
năm, màu). Nhưng đồ Long tuyền suy.
- Đồ Sơn. Đẹp, xuất cảng qua Nhật, được người Nhật bắt chước.
5. Khoa Học
Thiên văn và địa lý tiến bộ nhờ học của Châu Âu. Lịch pháp được
cải tiến, đúng hơn trước.
La Niệm An tăng bổ một địa đồ đời Nguyên, gọi là Quảng hưng đồ
Y dược:
Minh trọng y học nên có nhiều y gia giỏi, phát minh được nhiều y
thuật. Đời Thần Tôn có Lý Thời Trân tác giả bộ Bản thảo Cương mục, tập dài
thành các dược vật và cách chế dược các đời trước. Tới nay bộ đó vẫn còn được
dùng
--------------------------------
Chu công đời nhà Chu
là em vua Võ vương, chú của Thành Vương. giữ chức nhiếp chính, giúp vua Thành
vương lúc đó còn nhỏ. Yên vương Lệ cũng là chú của Huệ đế, tự coi mình như
Chu công và coi Huệ đế như Thành vương. |
|
Có sách chép khác: -
Yên vương dọa giết chín họ ông, Ông đáp: "Giết cả mười họ cũng chẳng sao
". |
|
Theo tác giả East
Asia - The great tradition (Havard university thì chính là I.t'ine pien (nhất
điều biện nghĩa là gom lại một điều nhưng pien đọc chạnh ra là tiên (roi -
một lối chơi chữ - và nghĩa là đánh một roi. |
|
Có thể Trịnh Hòa còn
được phái đi để dò xem Huệ Đế có trốn ra nước ngoài không vì không có bằng
chứng gì chứng tỏ rằng ông đã chết. |
|
Vương Dương Minh còn
là một triết gia danh tiếng (coi ở sau) |
|
Phật giáo nói minh
tâm kiến tánh, mà Vương nói minh tâm trí tri. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét