Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Ghen



Ma quỷ trong văn học Trung Quốc không ngoài hai loại quyến rũ người và dọa người, trong đỏ phần lớn là quyến rũ, mê hoặc người. Ma quỷ đẹp đẽ quyến rũ người phần nhiều đều do những thư sinh nghèo tưởng tượng ra. Là vì thư sinh nghèo, bất kể có vợ hay chưa, một mình ở chốn thư trai, hằng mơ tưởng được một người đẹp làm bạn với mình. Suốt đêm ngồi lặng lẽ, thích nhất là được gặp hồn người con gái đẹp lẳng lặng xuất hiện dưới ánh đèn lung linh, ảm đạm, vẻ mặt tươi cười, cười duyên dẫn dụ. Rồi sau đó sinh con cái, bệnh hoạn thì có người săn sóc ân cẩn.
Truyện "Tật Đố" (Ghen) tả hai nữ quỷ mê hoặc dọa người kinh sợ, nguyên ý của tác giả là muốn làm cho độc giả khiếp hãi. Truyện "Tiểu Tạ" thì lại miêu tả loại nữ quỷ khác, ngây thơ, hồn nhiên, khôi hài, cợt đùa thú vị, vốn là quỷ nhưng lại là bạn ca người. Tác giả truyện này là Bồ Tùng Linh (1630 - 1715) là nhân vật đời Thanh duy nhất trong số các tác giả trong sách này. (Lâm Ngữ Dường)
Ghen
Ngô Hồng tính lười nhác, sống gửi ở kinh đô làm nghề gõ đầu trẻ. Hàng ngày khi học trò tan học, lại sống lủi thủi và cũng thích ý. Tự tay nấu nước pha trà, không lấy làm phiền. Rồi một mình nhâm nhi ly trà cũng chẳng hiềm cô quạnh.
Chàng sống đơn độc trong một ngôi nhà, nhà có hơi hướng đàn bà khiến chàng thấy vô cùng quyến rũ. Trong phòng ngủ có bàn phấn, kháp trang điểm. Nắp kháp gắn gương soi, có thể kéo ra kéo vào. Trong những món trang điểm linh tinh của phụ nữ trong kháp, có thứ chàng biết, có thứ không hiểu chỗ dùng. Ngoài ra còn có một rổ khâu đựng kim, chỉ màu, trâm, đáy rổ có phấn thoa mặt.
Vừa bước vào nhà, chàng đã thấy thoang thoảng một làn u hương, thứ mùi hương không thể nào bay mất, không biết tự đâu phát ra mà cứ ngan ngát nồng nàn vương mãi. Vậy mà cái mùi khuê phòng này lại khiến chàng thú vị, nhất là đối với một gã độc thân như chàng.
Vốn giàu tính huyễn tưởng, chàng thường tưởng tượng người đẹp từng cư ngụ ở nhà này những thuở xưa nao. Điều ấy khiến chàng cho rằng mình đang sống trong một cuộc sống gia đình.
Ở đô thị lớn như Hàng Châu này, chàng nghĩ, có biết bao mỹ nhân thần bí, ngọt ngào, quyến rũ. Đó là lý do vì sao sau khi ở kinh đô thi khoa Bác Học Hồng Từ rớt oạch, chàng không muốn trở về Phúc Châu mà cứ nấn ná ở lại Hàng Châu. Chàng suy tính đường xá xa xôi diu vợi, tiền lộ phí hao tốn nhiều, chi bằng hãy ở nán lại nơi đây đợi đến kỳ thi sang năm. Tuy công không thành, danh không toại, nhưng chàng thường gặp nhiều diễm phúc. Đang buổi thanh xuân phơi phới, đúng độ tuổi lập gia đình, Hàng Châu quả thật có chỗ phụ chàng. Thực ra, chỉ cần tìm được một ý trung nhân là chàng cưói liền. Vâng, chỉ cần gặp người vừa ý thì dù quỷ quái yêu ma, chàng cũng sẵn lòng.
Ôi! Ước gì được một nàng vừa đẹp vừa giàu, một thân một mình, không vướng mắc thì may biết mấy!
Chàng tìm được ngôi nhà này. Phía ngoài là bức tường vôi loang lổ dễ đến mười năm chưa một lần quét vôi (chàng thuê được với một giá rẻ mạt), nhưng bên trong đẹp đẽ lạ lùng. Chỉ vì ngôi nhà ở nơi hẻo lánh cách xa trung tâm thành phố, nên tiền thuê dĩ nhiên là hạ. Nhưng, tiền thuê hạ cũng còn bởi một lẽ khác. Bất kỳ anh học trò mặt trắng nào cũng rất quen với câu chuyện như thế này:
Đêm khuya vắng vẻ im lìm, thư sinh lặng ngồi dùi mài kinh sử nơi thư phòng quạnh quẽ đìu hiu. Bỗng ngước lên thấy một giai nhân tuyệt sắc hiện ra. Dưới ánh đèn, nàng nhìn mình cười mỉm. Rồi cứ đêm nào nàng cũng đến với chàng, chẳng ai hay biết, cùng chàng sống chung, vì chàng toan lo việc nhà, lúc bệnh hoạn thì thuốc thang săn sóc. Quả là trong cõi trần thế phiền não này hiện ra mộng đẹp. Bi vậy, Ngô Hồng thường ước ao dù chỉ một lần được trò chuyện cùng vong hồn của người nữ từng sống trong nhà này. Chàng cứ cho đó là người nữ đã chết, vì chàng muốn phải như thế mới nên thơ, chứ chẳng vì lý do gì khác.
Giữa đêm khuya, chàng tưởng tượng mình nghe thấy tiếng người đẹp, nhưng lắng kỹ hóa ra tiếng mèo hàng xóm. Rõ chán! Ờ, thế sao chàng lại không cưới một người phụ nữ bình thường nhỉ? Đơn thân chưa vợ làm khách quê người, quả là chàng có lợi điểm. Nhiều bậc cha mẹ muốn gả con cho những người đàn ông đơn chiếc như vậy.
Một hôm, Vương bà đến thăm. Hồi Ngô Hồng còn ở khu Tiền Đường Môn chưa dời về đây, chàng có quen với Vương bà. Bà ta sống về nghề mai mối, tất nhiên tìm đến là chỉ vì vấn đề ấy. Nhưng bây giờ một là chàng đang bù đầu vào thi cử, hai là mới chân ướt chân ráo đến Kinh đô, những thú vui chơi còn nhiều lôi cuốn. Còn nay thì đã ổn định cả rồi.
Vương bà có lối nói ngọt ngào đến kiến trong lỗ cũng phải bò ra, điệu bộ lại dễ xiêu lòng người:
- Có việc quan trọng muốn bàn với cậu giáo nên phải tìm đến tận nhà đây.
Tóc bà ta thưa thớt, bạc trắng, vấn thành búi nhỏ sau gáy. Ngô Hồng thấy bà ta quấn cái khăn hồng sù sụ choàng kín cổ. Bây giờ, đương độ tháng tư, khí trời đã ấm, chắc là bà ta bị cảm lạnh chăng?
Ra vẻ phong lưu lão luyện, Vương bà nói:
- Có một đám tốt ơi là tốt, muốn bàn với cậu giáo.
Bà ta cười giả lả, nói ngọt ngào khiến người nghe say sưa thú vị. Đó là sở trường nghề nghiệp không thể thiếu được.
Ngô Hồng mời ngồi, bà ta kéo ghế sát lại bên chàng. Ngô Hồng hỏi thăm chuyện làm ăn gần đây thế nào, chả là họ không gặp nhau ngót năm trời rồi.
- Hẵng gác chuyện ấy lại đã. Tôi nhớ in như cậu năm nay hai mươi hai tuổi. Cô ấy tuổi cũng hăm hai.
Tay bà cứ kéo kéo cái khăn hồng như thể cổ bị thương. Ngô Hồng nghĩ có khi ngủ, bà ta bị cạnh sắc của cái gối làm xây xát chăng?
- Nhưng cô ấy là ai thế?
- Thì chính cái cô mà tôi muốn giới thiệu với cậu ấy.
Bà bảo cô ấy hăm hai, tôi biết rồi. Với vẻ coi thường ra mặt, Ngô Hồng bảo. Tôi vẫn có ý lấy vợ, nhưng phải là một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành ở đất Hàng Châu này cơ.
Vương bà dẫn liền mấy mối, chàng nghe qua đều ừ h, thấy loàng xoàng cả.
- Miệng lưỡi mối lái các người đến là hay nói rồng nói phượng. Trăng lưỡi liềm thì tán là trăng rằm, đêm tối trời thì nói là chưa trông thấy chị Hằng. Tôi muốn là muốn trăng rằm kìa.
Kể về nghề nghiệp của Vương bà có thể nói nam nữ toàn thành đến tuổi kết hôn đều do một tay bà mà thành đôi lứa. Dù không phải tất cả đều mỹ mãn song xét ra trai cũng lấy được vợ, gái cũng gã được chồng. Theo bà ta thì một chàng trai hăm hai tuổi mà chưa thành gia thất thì thật chẳng còn trời đất nào nữa.
- Thế cậu còn muốn người thế nào nữa? Tiên nhé!
- Tôi muốn một cô vừa trẻ vừa đẹp, thông minh và một thân một mình.
- Chắc còn thêm bạc muôn và cả a hoàn nữa nhỉ? Bà mối Vượng cười tít mắt đắc ý chừng như nghĩ phen này chàng phải chịu cứng. Cô ấy chỉ có một mình, không có năm cha ba mẹ gì cả.
Tuy nhà không có ai, nhưng Vương bà vẫn dịch sát ghế lại ghé tai chàng hạ giọng. Ngô Hồng tập trung tinh thần lắng nghe, ra bà ta giới thiệu một cô còn trẻ, thật là "của trời hiếm có", một nghệ nhân thổi tiêu nổi tiếng vừa lìa người chủ bao. Người bao nàng chẳng phải ai lạ, chính là công tử thứ ba nhà vị quyền thế lệch nước Kim Thái Phó. Những nơi dinh thự giàu sang thường nuôi hàng bầy đào hát, nữ nhạc nổi tiếng. Cô này có tài thổi tiêu nên được gọi là Lý Nhạc Nương. Hiện nay nàng độc thân t do tự tại, chì có một bà dưỡng mẫu nhưng bà ta cũng chẳng cần nhờ vả chi cả. Nàng có mười vạn quan tiền, lại có a hoàn nữa.
Ngô Hồng nói:
- Đám này được đy, nhưng không biết họ có chịu lấy một anh học trò kiết như tôi không?
- Thì đã bảo cô ấy có của, lại chỉ mong được một tấm chồng học thức nhưng phải một thân, không bố mẹ chồng cơ. Ngô tiên sinh ạ, tôi bảo thực, lần này tôi quyết giúp cậu đến nơi đến chốn. Nguyên trước cũng có một tay lái buôn giàu có đánh tiếng, song cô ấy chê là phường lái buôn không lấy. Tôi vun vào mãi nhưng cô ấy vẫn không chịu. Cô ấy bảo: "Tôi muốn lấy người trí thức không bố mẹ chồng, không bà cô, ông mãnh". Đã lắm nơi hỏi đều không vừa ý. Tôi liền nghĩ ngay đến cậu, lặn lội đến đây mách cho cậu. Cậu diễm phúc lắm, cậu có biết không?
- Cô ấy hiện giờ ở đâu?
Ở với bà mẹ nuôi ở Bạch Hạc Đường, nhất định cậu phải gặp mà xem. Để tôi liệu cách thu xếp cho. Thật chẳng đám nào tốt hơn đám này nữa đâu. Bỏ qua rất uổng.
Mấy hôm sau, Ngô Hồng y hẹn đến một quán cơm. Vương bà giới thiệu chàng với Trần thái thái (dưỡng mẫu của cô gái). Lúc ấy trời quang mấy tạnh, trong trẻo mà tóc bà này ướt sũng, áo quần rỏ nước long tong. Trần thái thái nói:
- Xin Ngô tiên sinh thứ cho già thất lễ. Vừa rồi đi đường không may bị vấp ngã vào vũng nước.
Ngô Hồng hỏi:
- Tiểu thư nhà ta đâu?
Ở phòng bên với a hoàn Thanh Nhi. Thật là một a hoàn nết na xinh đẹp, biết nấu nướng cơm canh, khâu may quần áo. Việc nhà việc cửa thấy đều thông thạo.
Trần thái thái xin phép sang phòng bên, để lại trên nền nhà những dấu chân ướt nước lạ lùng. Còn lại Vương bà và Ngô Hồng. Bà ta nhấm nước miếng vào đầu ngón tay soi một lỗ trên vách giấy dòm sang. Ngô Hồng dòm theo thấy Trần thái thái đang ghé đầu nhỏ to với một cô gái xinh đẹp, mũi dọc dừa. Lúc ấy nàng ngẩng lên sẽ mỉm cười, mặt ửng hồng. Nàng có đôi mắt nhung đen nháy, mặt trắng như tuyết, mái tóc dày xanh mướt như mây, trông còn trẻ, chỉ chừng mười lăm, mười sáu tuổi. Nghĩ đến việc đang tiến hành, chàng thấy nôn nao, ngây ngất.
- Sao, thấy thế nào, Ngô tiên sinh?
- Tuyệt trần! Nếu cô ấy chịu lấy tôi thì tôi là người diễm phúc nhất Hàng Châu này vậy.
Lúc dùng cơm, bỗng nghe tiếng đàn bà cười rúc rích bên vách. Rõ là họ rất vui vẻ. Có lúc bất chợt, ngước lên nhìn, chàng thấy trên lỗ vách giấy có một con mắt đen nháy. Vừa thấy chàng ngẩng lên, con mắt nọ vụt biến, lại nghe bước chân rộn rã bước trên sàn ván, tiếng cười ròn rã. Chàng nghĩ chắc là tiếng cười của con a hoàn. Vương bà mỉm cười bảo:
- Hôm nay, tôi thu xếp cuộc gặp gỡ này là vì cả hai cô cậu. Anh, ả đều muốn thấy mặt nhau. Bảo thật cậu biết. Nếu chưa gặp mặt, chưa dễ gì cô ấy chịu lấy đâu. Cô ấy đem về cho cậu mười muôn quan tiền, còn cậu được vợ mà chẳng tốn một đồng. Tiên thật!
Mọi việc thu xếp xong xuôi. Nửa tháng sau, Lý tiểu thư sẽ về nhà chồng. Đôi bên bàn bạc ổn thỏa, vì chú rể là khách tha hương, không bạn bè quen thuộc nên đám cưới cũng không cần bày vẽ. Lý tiểu thư chỉ muốn đem theo về nhà chồng con a hoàn, âu cũng vui.
Ngô Hồng không hỏi tại sao Lý tiểu thư lại lìa nhà Thái phó, chàng còn thì giờ đâu mà hỏi.
Việc đời phúc họa khôn lường, có mấy khi đến mà đơn lẻ. Tháng sau, lại có người đàn bà đến làm mai. Bực mình chàng bảo thẳng cho biết mình đã đính hôn rồi, nhưng bà nọ rất nhây.
- Xin hỏi vị hôn thê của cậu là ai thế? Bà nọ hỏi (bà ta tự xưng là Trang quả phụ).
Ngô Hồng nói tên vị hôn thê. Trang quả phụ giật mình tỏ vẻ rất không tán thành. Ngô Hồng hỏi:
- Có việc gì vậy?
- Không sao. Nếu đã đính hôn rồi thì tôi cũng không tiện nói nữa.
Ngô Hồng càng thêm nghi hoặc. Chàng hỏi:
- Bà có quen cô ấy à?
- Chỉ quen thôi sao? Hừ! Bà ta ngưng một lúc rồi nói. Tôi định giới thiệu cho cậu một đám thật tốt. Cô này là người các ông "ước ao mà khó gặp" đó. Đẹp thì hơn hoa, hiền dịu tuyệt vời, lại chịu thương chịu khó cơm canh, thủ công, may mặc, việc nhà việc cửa tính toán đều giỏi. Người như tiên sinh mà lấy được nàng thật là xứng đôi vừa lứa, hiếm có trên đời. Nói thật cũng chả sao, đó là con gái tôi đó. Dĩ nhiên, tôi không phá bĩnh việc cưới hỏi của người. Nhưng theo tôi thì lấy con gái nghèo vẫn hơn. Chớ tin miệng lưỡi bọn người mai mối.
Ngô Hồng bực mình nói:
- Chính tôi đã gặp tiểu thư ấy. Tôi đã đính hôn rồi. Rất tiếc!
Chàng tiễn bà ta ra cửa có vẻ như đuổi khách. Chàng cũng chẳng cần e ngại gì vì đây là buổi gặp mặt cuối cùng với bà ta, can gì mà sợ thất lễ.
Một chiều mưa, Nhạc Nương ngồi kiệu đến cùng bà mẹ nuôi, a hoàn và Vương bà. Kiệu phu không nán lại vòi vĩnh thêm tiền thưởng hoặc mong được đãi tô mì như những phu kiệu bình thường khác. Đến khi chú rể nhớ ra thì họ đã đi xa, biến vào trong bóng tối mịt mùng.
Thanh Nhi mở hòm quần áo của cô đâu, nấu nước pha trà, lăng xăng làm đủ mọi việc. Cô dâu đem theo một bộ nhạc khí. Thanh Nhi thận trọng đặt từng thứ lên bàn.
Thanh Nhi vẫn còn tính trẻ con, cứ như một con mèo nhỏ. Nó rất rành tính nết cô chủ nên chẳng đợi sai bo đã biết phải làm gì. Cứ xem cung cách thì dường như chủ tớ họ đã từng ở trong ngôi nhà này.
Bây giờ Ngô Hồng chỉ việc ngồi nhàn, chẳng phải động chân động tay làm gì. Mọi người ngồi vào bàn tiệc. Tóc Trần thái thái vẫn ướt sũng, nhưng vì trời mưa to nên cũng không lạ. Ngô Hồng thoang thoảng thấy người bà ta như có mùi bèo. Ngôi chủ tọa nhường cho Vương bà vì bà mối có công lớn nhất. Tuy là tháng tư, nực nội chết người, vậy mà bà ta vẫn quấn khăn hồng trên cổ.
Đêm ấy, Nhạc Nương thỏ thẻ với Ngô Hồng:
- Chàng hãy thề là ngoài em ra, chàng sẽ không yêu ai khác đi!
Khỏi nói! Ưng thuận điều ấy trong đêm tân hôn là điều hết sức dễ dàng.
- Em hay ghen lắm ư?
- Vâng, em rất ghen. Tình em chẳng một mình em. Em muốn nhà mình phải là tổ ấm, phải là ngôi nhà ái tình của em. Nếu chàng không chung thủy với em thì...
- Nhỡ trong giấc mơ anh yêu người khác, em cũng ghen sao?
- Tất nhiên!
Vợ và a hoàn chăm sóc việc nhà rất chu đáo, chu đáo không thể chê được. Những kẻ mai mối hay tán hươu, tán vượn, nhưng trường hợp này thì quả như lời, Ngô Hồng cứ ngỡ là trong mộng. Nhạc Nương quả lắm tài nhiều nghề như lời Vương bà tán dương. Thật không hổ là một nghệ nhân. Nàng biết đọc, biết viết, biết uống rượu, chơi bài, không thứ gì không sành.
Những buổi hoàng hôn, nàng thổi tiêu nghe não nuột, dạ thắt nao nao. Nàng lại hát cho chồng nghe những bản tình ca triền miên, du dương.
Nàng thông minh lanh lợi, thường hay thì thầm chuyện riêng với Thanh Nhi. Ngô Hồng thấy thế hỏi:
- Hai người tụm nhau nói chuyện ma quỷ gì vậy?
Nhạc Nương khuyên chàng:
- Người có học sao dùng nhưng lời lẽ như vậy?
- Vậy hai người bàn bạc với nhau chuyện gì, được chưa?
- Ờ, nói thế thì còn nghe được.
Nhạc Nương đã hàng chục lần sửa cách nói của chồng, không cho chàng nói "đồ quỷ", "ma quỷ" hoặc "quỷ quái thật". Hình như nói đến những từ ấy là xúc phạm đến nàng. Thấy vợ và a hoàn khắng khít quá, ban đầu chàng cũng có phần hờn dỗi, nghi ngờ muốn nghe lén thử xem hai người nói với nhau những gì. Nhưng lần nào cũng chỉ thấy họ thầm bàn tính với nhau toàn là việc tốt cho mình, chú ý săn sóc mình, chẳng hạn tính nên làm món gì cho ngon, bao tử chưng, món dê hầm... để cho vừa miệng chàng.
Nhạc Nương lại có biệt tài kỳ lạ là giỏi đoán biết ý chồng, không chờ sai bảo nàng đã làm chu đáo trước các việc chàng đang nghĩ. Ngô Hồng nhớ lại cái thời đơn thân chiếc bóng, phải xách giỏ đi chợ thì không khi phì cười.
Một hôm, khoảng một tháng sau ngày cưới, chàng từ thành về sau, thấy Nhạc Nương khóc. Chàng vỗ về an ủi hi duyên cớ gì mà khóc, ngờ mình có sai phạm gì đế nàng giận chàng? Nhạc Nương bảo:
- Việc này không liên can gì đến mình.
- Thế ai làm em khóc?
Cận vấn thế nào cùng không chịu nói, chàng tìm Thanh Nhi hỏi, hình như Thanh Nhi biết nhưng cũng không chịu nói.
Hai hôm sau, dạo phố về, ngay khoảng trước bữa cơm tối, chàng nghe tiếng vợ quát, tháo:
- Xéo ngay! Cút xéo ngay ra khỏi nhà tao!
Chàng chạy vào thấy Nhạc Nương đang giận run, đầu tóc rũ rượi, mặt có vết cào xước. Thanh Nhi đứng cạnh cùng hệt như chủ, giận run rẩy cả người. Chàng hỏi:
- Cái gì vậy?
- C- ó... người đến gây sự với em... Nhạc Nương gắng gượng trả lời.
Anh chồng nhìn khắp nhà, chẳng thấy gì. Chi có con hẻm duy nhất, thông ra đường thì chàng vừa ở đây vào, nào thấy ai đâu. Chàng ngoái xem lần nữa, cũng chẳng thấy ai.
- Hình như em thấy vật gì đó phải không?
- Không, không! Em có thấy gì đâu. Nhạc Nương bỗng bặt cười.
Anh chồng thấy chẳng có gì đáng cười. Đêm ấy khi hai người đi nằm, chàng gặng hỏi:
- Hãy cho anh biết kẻ nào đến gây g với em?
- Có kẻ ghen ghét em chứ chẳng có gì đâu.
- Ai? Vặn hỏi mãi, Nhạc Nương mới báo:
- Đó là một bạn gái của em dạo trước.
- Ai vậy?
- Là Trang tiểu thư, mình không biết đâu.
- Có phải con gái của Trang quả phụ không?
- Ủa, sao mình biết, mình cũng quen cô ấy à? Nhạc Nương giật mình nhảy nhỏm.
Ngô Hồng thuật lại việc có lần Trang quả phụ đến làm mai cho con gái. Đó là việc xảy ra sau khi chàng và Nhạc Nương đã đính hôn được một tuần. Chắc có ý đến phá cuộc hôn nhân của hai người.
Thường nghe đàn bà ghen còn đáng sợ hơn cọp. Nhạc Nương nghe rồi, ba máu sáu cơn, chửi rủa om sòm toàn những lời tục tĩu rất khó nghe. Ai ngờ đôi môi son hồng của nàng lại thốt ra nhưng lời như thế! Ngô Hồng vỗ về:
- Thôi, đừng buồn. Chúng mình là vợ chồng cưới hỏi hẳn hoi. Cô ta có quyền gì mà đếu gây với em. Lần sau cô ta đến cứ gọi anh. Anh sẽ cào mặt cô ta trả thù cho em.
- Trong hai người, mình yêu em hơn chứ?
Ngô Hồng sửng sờ:
- Nhạc Nương, em điên à? Trước giờ anh có gặp Trang tiểu thư lần nào đâu? Anh chi mới gặp mẹ cô ta thôi.
Viẹc rắc rối không đâu khiến chàng bực bội nghĩ: Chắc có gì bí mật mà vợ mình cố tình giấu mình đây.
May thay, Trang tiểu thư không đến nữa. Vợ chồng Ngô Hồng lại sống đầm ấm. Chàng nghĩ: Hàng Châu là một đô thị diệu kỳ và chàng đang đắm mình trong cái trời đất hư huyễn diệu kỳ ấy.
Tiết tháng năm, theo lệ, Ngô Hồng cho học trò nghỉ học một ngày. Chàng rủ vợ vào thành chơi hoặc đi viếng chùa một chuyến. Vì từ dạo lấy nhau, Nhạc Nương chưa hề ra khỏi nhà. Nàng bảo chồng đưa mình đến chơi nhà dưỡng mẫu ở Bạch Hạc Đường, rồi chàng tha hồ dạo chơi đâu tùy thích. Ngô Hồng đưa vợ đến Bạch Hạc Đường rồi thả rong đến Vạn Tùng Linh, thuận đường viếng chùa Thanh Trạch.
Vừa ra khỏi chùa, một tên bồi quán rượu phía trước chạy đến thưa:
- Trong quán chúng tôi có một ngài muốn gặp tiên sinh.
Ngô Hồng vão quán. Hóa ra Lư Quý Tam, một người hạn trước đây cùng đi thi với mình.
- Mình vừa thấy cậu vào chùa, bèn nảy ý định rủ cậu đi chơi với mình một chuyến cho vui. Cậu làm gì ở đây?
Ngô Hồng nói mình cũng đang vẩn vơ chưa biết đi đâu, nhân thể báo tin mới lấy vợ. La Quý Tam trách chàng rất tệ, lấy vợ mà không cho anh em hay, rồi thầm nghĩ thử giam tân nương một ngày xem Ngô Hồng bứt rứt thế nào.
- Này cậu, tớ đi viếng mộ trên Vạn Tùng Lĩnh, cậu đi dạo chơi với tớ một buổi được không. Gần đấy có một quán bán rượu rất ngon, tớ chưa từng thấy rượu ở đâu ngon bằng.
Ngô Hồng bỗng nhiên gặp bạn chơi thì khoái trí bằng lòng liền. Hai người rời quán đi theo bờ đê băng ngang Tây hồ. Dọc đường, từng đám thanh niên nam nữ, trẻ con dạo chơi dưới những lùm liễu mượt mà.
Hai người thuê thuyền ở Nam Hưng lộ, đến Mao Gia phố mới lên bờ. Mộ tổ của La Quý Tam ở Đa Tiên lĩnh, trên đỉnh núi đá lởm chởm. Mất cả tiếng đồng hồ mới leo lên đến đỉnh, lại đi xuống sườn núi bên kia chừng nửa dặm nữa mới tới. Hôm ấy trời mát mẻ, sườn núi nở tươi những sắc hoa trắng phấn, hoa hồng. Cảnh đẹp khiến người ngợi khen tấm tắc, chẳng ngờ trời xế tự lúc nào.
Rời mộ phần, La Quý Tam dẫn Ngô Hồng đến quán rượu. Muốn đến đấy họ phải đi xuống sơn cốc, men theo một con suối nhỏ. Haỉ bờ khe liễu rũ rườm rà, cảnh đẹp tuyệt vời, Qua một cầu gỗ, đầu cầu có một cây đa, đọc đường rất ít thấy loại cây lớn như vậy. Cành đa mập mạp to lớn cách mặt đất mấy thước, xòe duỗi ra khắp bốn phương tám hướng. Rễ cây như những chòm râu buông rũ từ cành, đồng loạt ra sức cắm ngập xuống lòng đất.
Cách cây đa chừng năm mươi thước có một mái tranh. Trên đỉnh ngọn sào trúc treo một vuông vải, đó chính là bảng hiệu của quán rượu. La Quý Tam mừng rỡ nói:
- Đến nơi rồi. Tớ quen bà góa ấy, bận trước tớ đến được nói chuyện với cô con gái bà ấy thú lắm. Thật là cô gái quyến rũ mê tơi.
Ngô Hồng giặt mình, bỗng có cảm giác như nổi da gà khi thy Trang quả phụ đứng trước quán đón hai vị khác.
Vừa thấy hai người, bà tươi cười vồn vã:
- Trời đất! Ngô tiên sinh đấy ư? Trận gió nào thổi cậu tới đây thế? Xin mời vào, xin mời!
Bà đưa hai người vào, kéo ghế vỗ nệm mời, tíu tít bày biện tỏ ra rất quý hóa, rất nồng hậu:
- Mời, mời tiên sinh ngồi, không ngờ hai vị quen nhau.
Bà gọi:
- Lê Hoa, có khách. Ra đây con!
Lát sau một cô gái dáng như ngọc, khoảng mười tám, mười chín tuổi đi ra. Nàng mặc bộ quần áo thâm rộng, lông mày dài, gương mặt tươi cười. Nàng chào khách không chút e lệ.
Bà mẹ dặn:
- Con lấy thứ rượu ngon nhất hâm đãi khách nhé!
Lê Hoa đến góc nhà đong rượu. Trang quả phụ bảo Ngô Hồng:
- Dạo trước, tôi nói với tiên sinh về con gái tôi thế nào? Đẹp chứ? Không có nó, tôi khó mà sống được. Có nó, mẹ con hú hí sung sướng làm sao! Suýt chút nữa thì nó thành quý phu nhân rồi. Ôi!
Lê Hoa đến, tay cầm bình rượu, má ủng hồng, Trang quả phụ không nói nữa, mắt Lê Hoa long lanh như nước nhìn Ngô Hồng một cái nhìn vui, rất tự nhiên, không chút dâm tà.
Nàng gảy lò, thân mình hơi rung rung. Nhiều lần trong lúc cúi đầu, lọn tóc mây xõa xuống trán, nàng lại vén hất ra sau. Ngô Hồng lặng lẽ ngắm lưng nàng. Mỗi cử chỉ của nàng đều rất duyên dáng. Khi bếp đã hồng, nàng đi rửa ly. Rửa xong đặt lên bàn. Lúc rửa, nàng thầm liếc Ngô Hồng. Trang quả phụ bảo:
- Bày bốn phần con nhé!
Lê Hoa lấy thêm hai phần nữa. Xong, nàng đứng lại bên bàn một lát. Chốc chốc lại đến bên lò thăm rượu đã vừa chưa. Khi hâm đã đến độ, nàng châm rượu sang bình thiếc trắng. Nàng gọi:
- Mẹ ơi! Rượu được rồi! Rồi rót rượu vào ly khách.
- Con cứ ngồi vào bàn trước đi, mẹ ra ngay!
Nàng đưa bàn tay trắng như ngọc vén mớ tóc xòa trước trán hất ra sau, phẩy phẩy tro bám trên váy rồi ngồi xuống.
Lát sau, Trang qu phụ bước ra. Bốn người ngồi xuống vừa uống rượu, vừa trò chuyện. Trang quả phụ hỏi Ngô Hồng dạo này làm gì, hôn nhân có được m mãn? Ngô Hồng nói;
- Rt sung sướng.
Rồi sực nhớ việc gây g dạo nó nên nói năng rất dè dặt. Chàng không tin cô gái hiền hòa đẹp đẽ này lại đánh nhau với vợ chàng. Nhưng chàng tin chắc chắn là giữa họ có xảy ra chuyện gì đó.
Trang quả phụ nói:
- Giờ thì tận mt thấy Lê Hoa rồi, cậu đã thấy nhầm to chưa?
Ngô Hồng chỉ biết tán dương Lê Hoa mấy câu, rồi nói:
- Thái thái diễm phúc mới có một cô con gái mỹ miều như vậy.
Mt Lê Hoa đỏ au. Hai vị khách toan cáo từ ra về, Trang quả phụ giữ lại bảo:
- Đừng về, ở lại dùng cơm chiều với mẹ con tôi. Chưa thưởng thức món cá chép Lê Hoa làm có thể bảo là các cậu chưa biết được thế nào là mùi vị cá chép.
Ngô Hồng nghĩ đến vợ, chàng nói:
- Thôi, xin cám ơn. Trời muộn quá rồi!
- Giấc này các cậu có về cũng không kịp nữa đâu. Sợ khi tới nơi thì cửa Tiền Đường cũng đóng rồi. Đây cách đấy những bốn, năm dặm lận.
Trang quả phụ nói đúng. Ngô Hồng đành ở lại nhưng rất áy náy, thấy có lỗi với Nhạc Nương, để nàng chờ đợi mỏi mòn ở nhà dưỡng mẫu, không biết có xảy ra việc gì không?
Cá chép vừa lưới từ khe lên, nấu nướng ngon lạ. Rượu ấm uống vào, người lâng lâng khoan khoái. Ngô Hồng bỗng cảm thấy rộn rã vui. Chàng hỏi:
- Em nấu thế nào mà món cá này ngon thế?
Lê Hoa đáp gọn:
- Cũng không có gì.
- Chắc phài có bí quyết gì chứ. Thú thật, tôi chưa bao giờ được thưởng thức món cá nào ngon tuyệt vời như thế.
Trang quả phụ nói:
- Tôi chả bảo rồi là gì. Những điều tôi nói về con tôi có sai đâu. Thế mà cậu cứ đi nghe cái con mụ mối nọ cơ.
Nghe lời nói mỉa mai, Ngô Hồng giận:
- Dễ thường tôi sai hẳn?
Lê Hoa hậm hực như muốn nói ngay, nhưng bà mẹ liếc một cái, nàng liền dằn lại, nín lặng. Trang quá phụ nói;
- Chúng tôi rành cô ta quá mà. Vợ cậu ghen kinh hồn. Nếu không tại sao một nghệ nhân xuất sắc như cô ta lại bị nhà Thái phó lót tay tống ra khỏi cửa?
- Không biết nàng phạm tội gì vậy? Bà vừa bảo nàng ghen khủng khiếp mà?
- Đúng vậy. Người đâu mà ghen ghê ghen gớm. Bất kỳ ai đẹp hơn cô ta là cô ta không chịu nổi, ai thổi tiêu hay hơn cô ta là cô ta không chịu nổi. Cô ta đã từng xô một cô từ trên hành lang lầu xuống đất chết tươi. May nhờ Thái phó có quyền thế che chở nên mới thoát tội giết người. Cậu đã lỡ lấy cô ta làm vợ, tôi cũng không tiện nói thêm. Hễ về nhà, chớ hở chuyện này ra nhé. Cứ giả vờ như không biết là xong.
Men rượu ngấm rồi, La Quý Tam cười nói nhả nhớt với Lê Hoa, mắt đờ đẫn nhìn nàng như ngây như dại. Lê Hoa tỏ ra ôn hòa trước những lời nói sàm sỡ của chàng ta như thể đối với kẻ say không chấp.
Nàng nhìn Ngô Hồng mỉm cười tình tứ. Lúc sau, La Quý Tam suy lướt khướt, tên bồi bàn dìu chàng đến giường, vừa nằm xuống đã ngáy ầm ầm.
Lấy phải người vợ thần bí, Ngô Hồng cảm thấy phiền lòng. Chàng thấy Lê Hoa tuy không lộng lẫy bằng Nhạc Nương nhưng là người chân thành, hiền dịu, hoạt bát, dễ thương. Lấy được người con gái như thế làm vợ mới thực là có phúc. Tuy nàng có vẻ ngây thơ chân chất, nhưng rất có duyên. Mẹ nàng nói: "Cậu đã thấy mình nhầm to chưa?". Lời ấy cứ vương vất, ảm ảnh chàng hoài. Lần này, tại quán rượu bên đàng không hẹn mà gặp nàng, mình lại là người mới kết hôn, mời sự việc xảy ra trong vòng một tháng nay giống như một biến cố hư huyễn, mơ mộng, như trong chiêm bao mộng tưởng.
Trời đã tối mịt, đom đóm bay lượn qua cửa sổ vào nhà. Ngô Hồng ra ngoài tản bộ. Hai mẹ con dọn dẹp đóng cửa quán. Cả một cốc núi nhỏ này không có một mái tranh nào khác. Bây giờ chim chóc đã về tổ nghỉ ngơi, im áng. Tứ bề im phăng phắc, thỉnh thoáng một tiếng mèo gào. Xa xa đã thú gầm khiến người sởn tóc gáy.
Từ rặng núi phía Tây nhô lên một mảnh liềm trăng ảm đạm. hai đầu vành trăng chúc xuống khiến cảnh sm lại âm u, cây cối dài ngoảng ra những bóng hình dị dạng, Gió khuya xôn xao lay động. Cả sơn cốc hiện ra rờn rợn một vẻ đẹp u minh huyền bí.
Lê Hoa đứng trước cửa nhà. Nàng mới thay bộ đồ trắng, tóc buông xõa, đẹp đằm thắm. Nàng đến bên Ngô Long, tay cằm ống tiêu, mỉm cười tự nhiên nhìn Ngô Hồng:
- Ông đang ngắm trăng đấy ư?
Lời nói sao mộc mạc, êm tai.
- Vâng. Ngô Hồng nén cảm tình trào dâng.
- Mình dạo chơi ngoài khe một vòng đi. Cảnh ở đây rất đẹp. Những buổi hoàng hôn, em hay đến đây thổi tiêu.
Đến nơi, nàng chọn một tảng đá lớn bên khe suối, hai người ngồi xuống. Nàng bắt đầu thổi một khúc tiêu dịu dàng, buồn buồn rồi nao nao thắt ruộtt đau lòng.
Ánh trăng không lu không tỏ, soi trên gương mặt nàng, ánh trăng mông lung viền quanh đầu tóc, thân thể nàng.
Nàng thổi tiêu tuyệt vời, hơn cả Nhạc Nương nữa. Dưới ánh trăng trong cốc núi âm u, lại được nghe một người con gái đẹp thi tiêu, tiếng tiêu hòa cùng nước khe cũng reo lả lướt bay qua vòm cây đỉnh núi, nhưng âm thanh trong trẻo lại từ non xa vắng bay về. Cảnh ấy tình ấy bất kỳ ai đã từng nghe qua suốt đời không thể nào quên. Dưới ánh trăng, Ngô Hồng lắng nghe, tiếng tiêu véo von khiến lòng chàng dậy lên từng hồi đau thương buồn bã. Lê Hoa hỏi chàng:
- Sao ông buồn bã thế?
- Tìếng tiêu của em làm tôi buồn đấy.
Dưới ánh sao khuya, chàng thấy Lê Hoa đẹp bệch bạc một vẻ u linh rời rợi.
- Thế thôi, em không thổi nữa. Lê Hoa mỉm cười.
- Em cứ thổi tiếp đi.
- Làm ông buồn, em không thổi nữa đâu.
- Em sống ở đây có vui không?
Vui lắm. Trên thế gian này còn đâu đẹp bằng đây. Nơi đây có cây, có khe suối, có trăng sáng, có sao...
- Ở nơi này em không thấy quạnh quẽ?
- Quạnh quẽ là thế nào cơ? Làm như nàng không hiểu thế nào là quạnh quẽ. Em có mẹ mà, mẹ con rất thương yêu nhau.
- Em không nghĩ đến người đàn ông nào à? Ý tôi muốn nói là... là...
Lê Hoa bật cười:
- Em cần đàn ông làm gì? Với lại, người tốt đâu dễ kiếm. Mẹ thường nói với em về ông. Mẹ quý ông lắm. Giá gì em lấy được một người như ông thì em sung sướng lắm, lại có con nhỏ để ẵm bồng vui chơi nữa.
Nàng buông một tiếng thở dài.
- Lê Hoa, tôi yêu em. Ngô Hồng nói giọng sôi nổi, nghẹn ngào. Vừa thấy em, tới đã mê mẩn.
- Ông đừng đùa em tội nghiệp! Ông lỡ lấy phải con qu cái thì đành cam số phận thôi. Thôi ta về đi. Em sợ ả mà biết ông với em đi chơi đêm với nhau thì ả sẽ xé xác em mất.
Ngô Hồng thấy như mê lịm đi. Cái ma lực nơi này, ma lực của âm nhạc, ma lực của giọng nói người đẹp mạnh mẽ đến nổi không thế kháng cự. Quả thật rồi, chàng đã yêu cả hai người mà trước đây đích xác họ là kẻ thù của nhau.
Hai người men theo bờ khe về nhà, vầng trăng đi qua đám mây, nhô ra khiến gương mặt Lê Hoa trắng ngời ngợi, nổi bật trong màn đêm đen thăm thẳm. Trời ơi! Đẹp biết bao đóa lê trắng cài trên mái tóc nàng.
Ngô Hồng bỗng dùng sức kéo giật nàng lại, ôm ghì nàng vào lòng run rẩy, hôn nàng đắm đuối, hôn như điên cuồng. Lê Hoa nhũn người, hoàn toàn thuận theo chàng...
Lúc sau, nàng rúm người bật khóc nức nở, kinh hoàng nói:
- Nht định nó sẽ giết em!
- Nói nhảm! Em bảo ai?
Nhạc Nương, nó sẽ giết em... Giọng nàng run rẩy.
- Đừng lo, cô ấy không biết đâu. Anh ngu gì mà kể cho cô ấy biết.
- Nhất định nó biết mà.
- Biết thế nào được.
- Em nói điều này liệu anh có giữ bí mật được không?
Nàng nép sát vào Ngô Hồng. Chàng thấy nàng thì thào, hơi ấm phà lên mặt:
- Vợ anh là quỷ, khi hắn có thai, bị trục xuất khỏi nhà Kim Thái Phó, hắn bèn treo cổ tự tử. Chết rổi mà hắn còn giở trò mê hoặc quyến rũ người ta. Mẹ em không thể mách cho anh biết, bởi lẽ việc ấy không nên nói. Mẹ cũng dặn em không được nói cho anh biết. Nhưng anh đã trót bị nó mê hoặc.
Ngô Hồng lạnh toát xương sống:
- Trời ơi! Như vậy là tôi lấy nhầm quỷ sao?
- Phải, anh lấy phải một con quỷ. Dạo em ở trong thành, nó còn mê hoặc cả em nữa.
- Mê hoặc cả em à?
Vâng, bởi vì nó ghen ghét em. Em với nó cãi vã đánh nhau. Anh biết tại sao mẹ con chúng em phải dời nhà xa thành đến thế này không? Đ lánh nó đấy!
Lê Hoa ngập ngừng rồi nói tiếp:
- Bây giờ thì em thnh thơi rồi. Sống ở đây cũng thú vị. Nó không biết chỗ này. Đường này thường có người qua lại buôn bán cũng khá nên mẹ con em cũng không nghĩ đến chuyện về thành nữa. Ước gì mai mốt mẹ tìm cho em được một công tử xinh trai như anh.
Nàng kể chuyện đời mình như tâm sự với ngưi thân.
- Đẹp như em thì lo gì không có người cầu lấy. Nhưng theo em, anh phải làm gì bây giờ?
- Em biết đâu đấy. Mà anh phải nhớ kỹ tuyệt đối không được kể cho Nhạc Nương biết anh ở nơi này hoặc gặp em. Cũng đừng cho mẹ em biết là em kể chuyện vừa rồi. Nếu thật lòng yêu em, hãy giấu kín đừng cho Nhạc Nương biết em ở nơi này. Giọng nàng run lên sợ sệt. Ngô Hng nổi máu nghĩa hiệp, muốn bảo vệ người con gái vếu ớt này. Lê Hoa nói gì, chàng cũng chấp nhận hết, lại hong hóng muốn hôn nàng, song nàng ngoảnh đầu tránh né, bảo:
- Thỏi, mình về đi anh. Chắc mẹ đang đợi.
Về đến nơi, La Quý Tam đang ngáy khò khò như kéo gỗ.
Lê Hoa cầm nến đến chúc chàng ngủ ngon. Chàng lên giường vừa toan nhắm mắt. thì Lê Hoa lại hiện ra trên thang lầu dịu hiền tình tứ hỏi chàng:
- Thế nào, ổn chứ, Ngô tiên sinh?
- Ổn lắm, cám ơn em.
Lê Hoa lại đi lên. Chàng nghe tiếng bước chân nàng trên ván sàn lầu, rồi im bặt.
Đêm ấy, chàng trằn trọc thâu đêm không ngủ.
Hỏm sau, hai người khách trẻ cáo từ ra về. Lúc chia tay, Trang quả phụ mời:
- Mong hai vị có dịp nào ghé lại chơi.
Lê Hoa lưu luyến nhìn theo Ngô Hồng.
Ngô Hồng không hé răng cho Quý Tam biết chuyện mình với Lẽ Hoa đêm qua. Suốt đường đi, chàng cứ vương vấn hoài hình bóng Lê Hoa.
Đến Tiền Đường Môn, chàng lấy cớ bận việc bảo La Quý Tam cứ về trước. Hai người chia tay. Việc Lê Hoa mách "vợ chàng là quỷ" là hết sức lạ lùng ghê rợn khiến chàng bồi hồi sợ hãi không dám về nhà. Nhớ lại Nhạc Nương giỏi đoán biết tâm sự của chàng mà phát run. Việc như thế đã xảy ra mấy lần khiến chàng hoang mang, lạ lùng hết sức. Có lần viết thư, tìm trong hộp không thấy bì thư, vừa định gọi Thanh Nhi thì đã thấy vợ đứng bên cạnh, tay cầm cái phong bì. Hôm khác sau buổi dạy học, chàng muốn dạo phố cho giãn gân cốt. Trời đang mưa, lúc ấy đã xế chiều, Nhạc Nương cầm một cái dù đen đứng bên vách. Chàng ngước nhìn ngơ ngác không hiếu. Nhạc Nương hỏi:
- Không phải mình muốn ra phố dạo chơi đấy à?
Nói ri nàng lui vào. Cũng có thể chỉ là ngẫu nhiên. Nhưng rồi càng nghĩ càng sợ. Chàng nhớ Nhạc Nương không chịu cho chàng nói những tiếng "quỷ", "ma", không chỉ nàng mà ngay cả Thanh Nhi cũng đều có th tìm đồ vật trong đêm tối. Chàng quyết định đi tìm Vương bà dọ hỏi tường tận thân thế, lai lịch của Nhạc Nương.
Đến nhà Vương bà thấy trên cửa dán giày niêm phong của quan phủ, trên giấy viết:
"Nhân tâm như thiết, quan pháp như lô" (Lòng người như thép, phép quan là lò).
Hỏi thăm hàng xóm mới biết sáu tháng trước, Vương bà mắc tội dụ dỗ các cô gái thanh xuân làm bại hoại phong hóa nên đã bị quan xử tội thắt cổ. Chàng hoảng hồn muốn ngất. Vậy ra những điều Lê Hoa bảo chàng đều là sự thực. Chàng lại càng tha thiết nhớ Lê Hoa. Ôi! Một cô gái đáng yêu như vậy, chàng bồi hồi nhớ nhung gương mặt trắng như tuyết của nàng. Nàng vừa hoạt bát, tự nhiên, vừa vui tươi dí dỏm. Nếu trước đây cưới nàng thì tốt biết bao! Chàng quyết phải tìm gặp Lê Hoa để dứt khoát cho rồi cái chuyện thần bí này. Nhưng rồi lại nghĩ Nhạc Nương hiền thục bao nhiều chỉ e có khi vội vã hp tấp mà mắc phải sai lầm chăng. Chàng đứng bồi hồi ngơ ngẩn mãi. Lang thang chơi ngoài lâu như vậy, về nhà cũng khó ăn khó nói. Chàng nghĩ đến nỗi đầu óc mê man hoảng loạn. Cứ thế suốt đêm thẫn thờ ở Tiền Đường Môn.
Hôm sau, xế chiều, chàng quyết định đến Đa Tiên Lĩnh. Chàng đáp thuyền. Cứ tưởng đến lúc gặp Lê Hoa lại cảm thấy yên tâm, tràn trề an ủi, thấy tươi tỉnh, vui vẻ hơn nhiều. Chàng bồn chồn mong được gặp Lê Hoa, được nghe tiếng nàng nói cơ hồ không thể chờ đợi thêm giây phút.
Vượt làn gió ngược, thuyền đi rất chậm. Bầu trời hướng Tây Bắc, mây đen kịt đã đùn lên như cuồng phong, mưa trút như buổi tháng sáu vậy. Lát sau, nhìn về phía Tây sơn, mây đen đã bao trùm cả đỉnh núi. Chàng không đem theo dù nhưng cũng không thế dừng lại giữa đường; trái lại, còn có ý mong cho mưa to gió lớn để nhờ đó dập đi phần nào nỗi khổ não trong lòng.
Đã quen đường nên chàng tìm ngay thấy đường qua Đa Tiên Lĩnh. Đứng trên núi nhìn xuống, chàng nghĩ đến nếp nhà tranh của Lê Hoa bên khe suối, tự nhiên mạch nhảy dập dồn. Trời đã đen xầm, khó mà biết giờ giấc, chắc cũng chưa quá sáu giờ chiều. Gió thổi vụt vù, thổi bạt cả khu rừng trước mặt, quét ngược lên.
Giữa sườn núi, dưới tảng đá lớn, rải rác vài ngôi mộ, có ngôi còn mới, có ngôi đã cũ. Chàng vội rảo xuống thẳng đến bậc đá dẫn xuống khe suối. Một là nôn nóng mong gặp Lê Hoa không thể nấn ná chút nào, hai là mưa to sấp ập đến, phải mau mau đến quán rượu đụt mưa.
Xuống đến khoảng đất bàng phẳng, chàng bắt đầu chạy. Còn cách quán rượu chừng năm mã thì mưa ào ào trút xuống, chàng ướt dầm lội trong mưa. Tiếng sấm ầm ầm, chớp giăng nhoang nhoáng. Những hạt mưa to như hạt đậu quật xuống. Chợt thấy gần đó có một chòi nhỏ trơ trọi trước lối vào ngôi mộ xây lớn, chàng băng vào núp mưa, thuận tay khép cánh cửa cài chốt lại. Chẳng biết chúng ta ở hoàn cảnh ấy thì sao chứ chàng thì có cầm giác mình là người duy nhất trong toàn vùng sơn cốc này.
Mưa rào tháng sáu không lâu, chỉ một lúc là ngớt. Người chàng ướt sũng nhưng lòng rất vui sướng. Hơi thở vừa điều hòa trở lại thì nghe có người ở ngoài đẩy cửa. Chàng nín hơi sợ cứng ngưi không dám nhúc nhích.
- Chắc cài chốt bên trong. Tiếng đàn bà nghe như tiếng Thanh Nhi. Mình có nên xông vào theo lôi cửa sau không?
- Dù thế nào, phen này nó chạy đàng trời! Đó là tiếng vợ chàng.
- Cái thời tiết này mà phải đi tìm con quỷ nhải ấy. Nếu không tìm thấy nó, ta sẽ đến chỗ con mụ kia mà thanh toán, cho dù nó xổng thoát thì đến khi về nhà, ta cũng có cách tính sổ với nó.
Rồi nghe tiếng chân hai người dần dần đi xa. Ngô Hồng rúm người run bần bật. Mưa to đã dứt, nhưng những tia chớp nhay nháy không ngừng lóe vào trong chòi, càng làm tăng thêm cái tình huống thảm thiết của chàng. Chàng đi ra sau chòi xem xét. Ở đó lổm nhổm toàn là những ngôi mộ, tất cả đều là mộ xưa. Có những ngôi đã sụt lở đi xuống, có ngôi trũng xuống như cái miệng há hốc nhìn lên trời.
Bồng nghe ở quán rượu gần đấy có tiếng đàn bà gào thét thế thảm:
- Bớ người ta! Cứu mạng! Cứu mạng! Có kẻ giết người!
Ngô Hồng dựng cả lông tóc, toát mồ hôi. Tiếng chửi rủa, tiếng gào thét, tiếng khóc lóc ầm ĩ như thể có ba bốn người đàn bà đang cùng nhau loạn đả. Những tiếng đàn bà ấy rõ ràng không giống tiếng người, là tiếng quỷ, so với tiếng người thì the thé hơn nhiều.
Ngô Hồng thấy bóng một người đàn ông cao lớn từ một ngôi mộ nhảy vọt qua bờ giậu tre gai chạy bay lại nghĩa địa hét oang oang:
- Chu tiểu tứ! Chu tiểu tứ! Mày có nghe thấy tiếng khóc không?
Một gã quần áo tả tơi như tổ đĩa, tóc bờm xờm bò ra từ một ngôi mộ, cúi gập người ho rũ rượi. Ngô Hồng nghĩ: Con quỷ này chắc chết vì bệnh lao suyễn.
Con quỷ vóc cao lớn quát lên trong bóng tối:
- Bên kia có án mạng, mình phải đến xem mau.
Hai con quỷ vù đi như một cơn gió. Trong mưa lây rây mênh mông, Ngô Hồng nghe thấy tiếng một người quát:
- Câm mồm tất cả, không được om sòm như vậy. Cả bốn mụ chúng bay đều nói, làm sao ta nghe rõ được?
Chàng nghe tiếng Lê Hoa nức nở - đúng là Lê Hoa rồi. Tiếng cãi vã lặng đi một lúc rồi bỗng lại ồn lên tiếng đánh đấm, tiếng xích sắt kéo lê trên cầu ván. Tiếng ồn ào mỗi lúc một đến gần. Ngô Hồng bủn rủn cả người, hai bàn tay vừa ướt, vừa lạnh, vừa dính nhớp nháp. Bọn họ đang đi thẳng lại phía chàng.
Xung quanh mộ có một dãy tường thấp khoảng bốn, năm xích (thước Tàu) nhìn không thấy bên ngoài. Chàng lại nghe tiếng xích sắt. "Bịch" một tiếng quật mạnh. "Ối cha!" chàng nghe tiếng đàn bà khóc lớn, đó là tiếng vợ chàng. Tiếng đàn ông nạt:
- Tao nom mặt người lạ. Cớ sao dám dẫn xác đến nơi này khuấy đảo, làm loạn hả? Đi đâu không đi, dám đến chỗ tao mà hoành hành, cả gan thật!
"Bịch, bịch". Nhạc Nương rú lên gào khóc. Nàng nói:
- Tôi đến tìm chồng tôi. Tôi dò theo chàng đến đây. Nhất định chồng tôi chỉ ở quanh quẩn đâu đây thôi.
"Ôi thế thì trốn cũng vô ích", Ngô Hồng sợ hãi nhủ thầm. Lại nghe Nhạc Nương nói:
- Thưa đại nhân, chúng tôi là vợ chồng có mai mối, cưới hỏi tử tế. Chồng tôi bị con chết tiệt này mê hoặc quyến rũ đi biệt từ tiết tháng năm đến nay chẳng về nhà. Tôi với a hoàn phải lặn lội khắp nơi tìm chàng.
- Tôi vô tội, tôi vô tội! Lê Hoa uất ức cãi lại, rồi không nín được, òa khóc.
Ngô Hồng nôn nao, nhũn cả ruột gan, thương xót. Dù nàng là quỷ thì chàng vẫn thấy đáng yêu.
- Phải mà! Mày chẳng có tội gì cả! Giọng vợ chàng rít lên, cơn giận rừng rực. Mày ch đáng băm vằm ra trăm nghìn mảnh thôi!
Hình như nàng lại xô vào túm tóc Lê Hoa, Lê Hoa gào khóc.
Viên quỷ quan quát lớn:
- Dừng tay lại!
Tiếng Trang quả phụ kêu:
- Mẹ con tôi sống ở đây hòa nhã, chẳng gây thù chuốc oán với ai. Cô này đã một lần giết chết con tôi. Nếu đại nhân không đến kịp thì lúc nãy nó lại muốn giết con tôi lần nữa rồi.
Viên quỷ quan nói:
- Ta biết suốt cả rồi, Lê Hoa là một cô gái ngoan hiền, là đứa con hiếu thảo. Nếu cô ấy có đoạt lòng yêu của chồng ngươi, ngươi cũng phải thưa với ta chứ, lẽ nào dám tự động thủ giết cô ấy. Làm thế là không được, ta phải bắt ngươi trình lên trên. Ngươi hiện nay ở đâu?
- Bảo Thúc Tháp.
Quỷ quan lại hỏi:
- Ngươi nói ngươi có mai mối, cưới hỏi tử tế. Vậy người làm mối là ai?
Là Vương bà ở Tiền Đường môn - Nhạc Nương trả lời.
- Đừng láo... "Bịch bịch".
Nhạc Nương khóc nức nở rất đáng thương:
- Tôi nói thật mà! Ngài ơi, tôi nói thật mà!
Ngô Hồng nghĩ ở lâu nơi này thế nào cũng bị phát giác. Chàng rón rén, nhè nhẹ nhấc cái then, mở chốt cài, len lén vọt ra ngoài chạy trối chết. May thay lúc ấy có tiếng khóc át đi nên không ai nghe thấy tiếng động.
Chàng chạy băng qua cu, chạy thẳng đến bên cây đa cỗi. Nhìn quanh, quán rượu đâu không thấy mà chỉ thấy ngay nơi ấy có hai nấm mồ. Chàng khiếp hãi không dám dừng chân liếc đọc bia mộ.
Mình mẩy toát mồ hôi lạnh, chàng càng chạy càng sợ. Tứ bề trùng trùng núi hang vây bọc, chập chờn bóng quỷ rờn rờn. Chàng nhớ loáng thoáng lần trước cùng bạn theo dòng khe trong cốc mà tìm lối về. Đường vừa tối vừa trơn. Đến một khúc quanh của con đường nhỏ, chàng thấy có hai người đàn bà đứng với nhau ở một khu đất quang đãng. Người già quấn cái khăn trên cổ nhìn rất rõ trong buổi trời chiều sâm sẫm, còn người kia đầu tóc ướt sũng trông rất quái lạ.
Vương bà và dưỡng mẫu Trần thái thái quay về phía chàng gọi lớn:
- Cậu chạy đâu thế? Sao lại chạy? Chúng tôi chờ cậu ở đây đã lâu rồi.
Ngô Hồng sợ nhũn cả người, càng cắm cổ chạy cật lực, còn nghe tiếng hai người cười vẳng sau lưng. Chạy khoảng nửa dặm thấy nơi cửa cốc xa xa có ánh đèn. Ánh đèn sao mà ấm cúng, thân thiết, đáng yêu đến thế! Lúc này Ngô Hồng lại càng thấy đáng yêu hơn. Chạy đến nơi thì thấy đó là một quán rượu nhỏ, trong trống huếch trống hoác. Một đôi vợ chồng trông nanh ác dễ sợ, giống như đôi du côn đang ngồi dưới ánh đèn chập chờn. Gã chồng khoảng năm mươi tuổi, ngang hông khoác tấm tạp dề vấy máu, hình như là một tên đồ tể. Ngô Hồng gọi rượu:
- Cho bốn lạng rượu. Hâm nóng một chút nhé!
Gã nọ ngẩng nhìn, chẳng buồn đứng dậy, trả lời giọng cộc cằn:
- Ở đây chỉ có thứ lạnh thôi!
Ngô Hồng biết ngay lại gặp phải đôi quỷ. Không nói thêm một tiếng, chàng ù té chạy.
Đến Tiền Đường Môn thì đã khoảng nửa đêm. Chàng vào một quán trọ, dưới lẩu là nơi bán trà, có sáu, bảy người đang quây quần bên một cái bàn. Chàng cố gượng xông vào ngồi phịch xuống một bàn gần đấy. Một người ngồi cạnh chàng hỏi:
- Anh sao thế, cứ như người gặp ma vậy!
- Vâng, tôi vừa gặp ma đây, cả một đàn một lũ lận.
Về nhà, nhìn thấy cửa khóa chặt. Chàng không dám vào, bèn quay lại Bạch Hạc Đường. Đến nhà dưỡng mẫu của vợ, chàng thấy cánh cửa khép hờ. Bước vào thấy vắng ngắt, lặng như tờ. Trước đây cửa sổ có mắc màn xanh lục mà nay cánh cửa trống trơn, gió thổi phất phơ lay động. Cánh cửa va đập vào vách tường từng hồi. Chỗ xưa sơn màu bích lục nay nước sơn đã bong cả, chàng kinh ngạc vô cùng.
Chẳng biết về đâu bây giờ, chàng đến một quán rượu gần đấy, cố nuốt một ly rượu đầy. Một lúc, thần hồn mới trở lại, chàng hỏi thăm tên bồi tình hình ngôi nhà hoang nọ.
- Ngôi nhà ấy không người ở đã hơn năm rồi. Quỷ làm lộng rất hung hăng dữ tợn. Đồ đạc trong nhà toàn là của quý mà chẳng ai dám lấy cả.
- Cái gì? Quỷ làm lộng à? Ngô Hồng giả vờ không tin.
- Đúng vậy. Hồi trước, có đêm trong nhà rầm rầm náo loạn sợ đến chết đi được. Tiếng chân người ở cầu thang rầm rầm vang dội như thể cả bọn đuổi nhau. Ghế bay loạn xạ, rồi ni niêu, soong chảo quăng đập tan tành. Người ta nghe tiếng nữ quỷ khóc gào. Tiếng ồn ào ầm ĩ dậy lên từ nửa khuya, hồi lâu mới yên lặng trở lại.
- Trước đây ai ở đấy thế? Ngô Hồng tỏ vẻ thích thú lng nghe câu chuyện như thể mới nghe lần đầu.
Tên bồi nói:
- Phòng phía Đông là của thái thái họ Trần. Bà ta có một cô con gái nuôi rất đẹp, mọi người đều gọi cô ấy là Nhạc Nương. Hai người sống rất khá giả. Nhạc Nương thổi tiêu trứ danh. Công tử thứ ba nhà Kim Thái Phó mộ tiếng bỏ ra một món tiền lớn cho bà dưỡng mẫu, mua cô ấy về phủ. Sau nghe đâu cô ấy đánh nhau, giết chết một cô nương khác nên bị đuổi ra khỏi phủ, bấy giờ cô ấy đang có thai, về nhà, bèn thắt cổ tự tử. Từ ấy, hai nữ quỷ hầu như đêm nào cũng đến đánh nhau. Kể ra, Nhạc Nương như thế cũng sướng chán rồi vì cô ấy được chôn ở Bảo Thúc Tháp cùng với toàn bộ nhc khí. Cô ấy chết rồi, một hôm Trần thái thái giặt quần áo bên bờ ao chẳng may ngã lộn xuống nước chết đuối. Xui xẻo là xác bà ta lại bị lá sen che khuất, mãi hai ngày sau mới tìm thấy. Vớt lên thì đã trương phềnh, mình mẩy dính đầy bèo. Bà ấy chết rồi để lại một cô gái nhỏ - chúng tôi gọi cô bé là Thanh Nhi - cô đơn, khổ sở, khóc lóc suốt ngày sáng đêm, cho đến khi Trần thái thái về đón đi theo mới thôi.
- Sao lại có chuyện về đón đi theo?
- Thì ai cũng bảo vậy. Một đêm, bọn nữ quỷ đánh nhau rầm rầm trong phòng. Hôm sau người ta thấy Thanh Nhi chết cứng trên giường. Hẳn cô ấy sợ quá mà chết. Tin hay không tùy ông, nhưng việc này là sự thật, chẳng sai một mấy.
Ngô Hồng đã hiểu rõ tất cả, liền nói:
- Tin quá đi chứ!
Chàng đã quyết định rồi: Kinh đô không phải là nơi ở của bọn trai lêu lổng như chàng. Hôm sau, chàng khăn gói về quê.

Khuyết Danh
Trích Kinh Bản Thông Tục Tiểu Thuyết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét