Truyện 'Thư Si" (Chàng Mọt Sách) là tác phẩm phúng thích chính trị, ghi lại truyện một nàng thiếu nữ thêu trên tấm thẻ sách, từ trong sách Hán Thư bước ra dạy cho một thư sinh nghèo cái đạo cầu làm quan và làm sao chiếm được công danh, chẳng phải chỉ do tài năng kinh luân đầy bụng. (Lâm Ngữ Đường)
Chàng Mọt Sách
Lang Mỗ ở Bành Thành, vốn con nhà thư hương.
Thuở ấu thơ đã được
nghe bàn đến các sách quí và các độc bản ở trong nước, lại thường được nghe cha
luận cùng các bạn hữu của người về các loại thư quyển và các thi nhân đời cổ.
Phụ thân làm quan rất thanh liêm, sản nghiệp không có gì, bản thân lương bổng bao
nhiêu đều dồn vào việc mua sách quý chứa cất trong nhà, sách trữ từ đời ông tổ,
nên khi cha mất rồi, di sản duy nhất trong nhà chỉ là một lầu sách. Cái đặc sắc
của gia đình đời này truyền sang đời khác là như thế, sách cứ mỗi đời một thêm
nhiều. Bởi vậy, con cái chỉ quẩn quanh trong tòa thành sách mà lớn lên, việc
đời cơ hồ không biết gì ráo, chỉ biết yêu thích có mỗi một thứ là sách và...
sách, còn như tiền là cái gì, làm
cách nào dể kiếm tiền, rõ là hoàn toàn mù tịt. Bình thường, chỉ bán các vật
linh tinh để đổi lấy chút tiền mặt chi phí trong nhà. Bất luận thế nào cũng
không chịu bán lấy một quyển sách ở trong thư lâu. Do đó, toàn bộ tàng thư của
các đời trước vẫn còn nguyên vẹn. Vật quý giá nhất trong thư phòng chính là bản
Thiên Khuyến Học của Tống Chân Tông do chính tay phụ thân viết. Phụ thân đặc
biệt viết cho con, cơ chừng muốn coi đó như lời di giáo. Cậu con bèn đem thiên
chép tay đó
lộng kính treo trên tường ngay trước bàn học để dễ bề ngày ngày xem
thấy, coi đó là châm ngôn của cả đời mình, lại dùng lụa bao quanh cho khỏi dơ.
Ý trong Thiên Khuyến Học như sau: "Đọc sách tức có thể chiếm được địa vị
cao, hưởng vinh diệu, vươn thân vào sĩ lâm, liệt vào hàng phú quý, kim ngọc đầy
nhà, ngũ cốc đầy kho. Trong sách có người như ngọc, trong sách tự sẵn nhà
vàng...".
Lang Mỗ cứ chiếu mặt
chữ, cho mỗi câu đều là lời thực, chữ chữ đều không dối không sai.
Tội nghiệp! Chàng cứ tin chắc một đấu lương cùng người gái đẹp như ngọc là có thật, hoàn toàn ở trong sách. Chỉ cần ra sức đọc sách, kiên tâm bền chí thì mọi điều sở cầu của mình đều từ sách mà hiện ra tất thảy.
Tội nghiệp! Chàng cứ tin chắc một đấu lương cùng người gái đẹp như ngọc là có thật, hoàn toàn ở trong sách. Chỉ cần ra sức đọc sách, kiên tâm bền chí thì mọi điều sở cầu của mình đều từ sách mà hiện ra tất thảy.
Mười tám, mười chín
rồi hai mươi tuổi, đó là lứa tuổi mà bọn con trai phần đông đều hiếu sắc hơn
hiếu học. Nhưng Lang Mỗ thì vẫn bền lòng đọc sách khiến mọi người đều bái phục.
Chàng chẳng hề đi thăm bạn bè, chẳng rong nhàn để xả hơi chút đỉnh. Thường
ngày, nỗi vui sướng nhất của chàng là ngồi ngâm vang những áng văn chương đắc
ý. Cái bệnh chứa sách cũng chớ hề giảm bớt. Từ đông chí hè, chỉ đánh độc một bộ
áo dài, nhân vì chưa vợ, sống một thân một mình lại chẳng có ai nhắc nhở thay
đổi quần áo. Thảng hoặc, bạn bè đến chơi, chỉ thăm hỏi qua loa, gắng gượng hàn
huyên mấy câu rồi lại nhắm tít mắt, ngửa cổ ngâm tụng mấy bài thơ, bình lớn vài
thiên văn chương, ngâm nga ngâm ngợi, đắc ý quên mình. Bạn bè thấy chàng là một
con mọt sách quá xá không còn thuốc cứu, kết bạn với chàng cũng tẻ ngát, nên
ngồi một chút rồi đứng lên, ngán ngẩm bỏ đi. Chàng lên kinh đô thi nhưng
"danh lạc Tôn Sơn" rớt tuốt. Tuy thất bại nhưng nỗi đam mê đọc sách
vẫn không suy suyển, là vì chàng đã tin lậm vào Thiên Khuyến Học của Tống Chân
Tông hoàng đế. Chàng mong mỏi hoàng kim, xe ngựa, dễ tám chín phần mười cùng
ước có một người con gái nhan sắc như ngọc. Nhưng, như hoàng đế đã dạy, chỉ cần
thân là nho sinh thì công danh, của cải, thanh sắc, chó ngựa, tất tật đều có
hết. Lời vàng ngọc của ngài tuyệt đối chẳng
thể sai nào.
Một hôm, một cơn gió
lớn thổi bay quyển sách đang cầm trên tay. Quyển sách bị thổi lăn long lóc vào
hoa viên. Chàng đuổi theo dùng chân chận lại mấy lần,
bỗng trượt chân ngã lăn xuống một cái hố bị cỏ dại che khuất miệng. Nhìn kỹ hố
nọ, những là cỏ mục, bùn đất, lại có cả mấy cây lúa đã trổ bông. Chàng tuốt lấy
hột lúa đem lên. Hẳn ai đó đã đánh rơi thóc xuống hố này từ lâu. Bông lúa chẳng
đáng là bao, nấu bát cháo lót dạ cũng không thấm tháp. Tuy nhiên, chàng lại
thấy quả là ứng nghiệm với lời dự báo. Lời hoàng đế dạy đã được chứng thực vậy.
Mấy hôm sau, nhân leo thang lục tìm mấy quyển sách xưa, chợt chàng phát hiện trên tầng cao giá sách, sau một đống sách có một cỗ xe ngựa nhỏ khoảng một thước (Tàu). Phủi bụi bặm, thấy sắc vàng rực rỡ. Chàng mừng quýnh đem khoe khắp bạn bè. Xem kỹ thì là mạ vàng chứ chẳng phải vàng thực khiến chàng chưng hửng.
Mấy hôm sau, nhân leo thang lục tìm mấy quyển sách xưa, chợt chàng phát hiện trên tầng cao giá sách, sau một đống sách có một cỗ xe ngựa nhỏ khoảng một thước (Tàu). Phủi bụi bặm, thấy sắc vàng rực rỡ. Chàng mừng quýnh đem khoe khắp bạn bè. Xem kỹ thì là mạ vàng chứ chẳng phải vàng thực khiến chàng chưng hửng.
ít lâu sau, một người
bạn của phụ thân làm quan chức thị sát, nhân trên đường công tác qua huyện, ghé
lại xem thử cỗ xe ngựa nhỏ nọ. Vị quan nọ là một Phật tử thành tín. Xét thấy
nghệ thuật phẩm cổ nọ có thể hiến cho nhà chùa để bày trên bàn thờ, ông bèn đưa
Lang Mỗ ba trăm lạng bạc và hai con ngựa để đổi lấy cỗ xe ngựa ấy. Thế là Long
Mỗ càng tin Thiên Khuyến Học của Tống Chân Tông hoàng đế tợn. Là vì hoàng kim,
xe ngựa, lúa má đều đã ứng nghiệm cả. Thực ra, phàm ai đã đọc qua Thiên Khuyến
Học của Tống Chân Tông, mấy ai lại khăng khăng tin vào mặt chữ mà không chút
nghi ngờ như vậy, họa chăng chỉ mỗi chàng thư si ngốc tử Lang Mỗ thôi.
Năm Lang Mỗ ba mươi
tuổi, vẫn chưa lấy vợ. Bạn bè đều khuyên nên lựa một người đẹp để lo việc lớn
một đời.
Đề làm gì? Lang Mỗ
nói rất tự tin. Chắc chắn tôi có thể tìm ở
trong sách một nàng nhan sắc mỹ lệ như ngọc, hà tất phải tìm ở đâu đâu.
Lòng tin của chàng
thư si đối với sách và hy vọng trong sách sẽ bước ra một người đẹp được đồn đãi
khắp nơi. Ai nấy đều lấy làm đề tài bông đùa, chế giễu chàng. Một hôm, có người
bạn bảo Lang Mỗ:
- Lão Lang à. Chức Nữ yêu cậu lắm đây. Thế nào
cũng có đêm nàng giáng trần thăm cậu cho coi.
Thư ngốc tử biết bạn
cợt mình thì không thèm bàn luận, lúc sau mới đáp lời:
- Cứ đợi đấy, rồi sẽ thấy!
Một tối nọ, chàng đọc
Hán Thư, quyển thứ tám, đọc được chừng nửa quyển thì thấy một cái thẻ sách, mặt
trước dán hình một mỹ nữ cắt bằng lụa và mặt sau thẻ viết hai chữ Chức Nữ.
Chàng đăm đăm ngấm bức họa, lòng nôn nao. Lật tới lật lui, mân mê hồi lâu rồi
mới đặt trả lại chỗ cũ. Lòng miên man nghĩ: Thế là đúng rồi!
Hàng bữa, chàng
chỉ ăn phân nửa và thường đứng ngắm nhìn
nàng Chức Nữ trong thẻ sách. Đêm đêm, trước khi đi nằm lại lật sách, lấy chiếc
thẻ cầm vuốt ve âu yếm một hồi. Cứ thế, ngày tháng chao thoi trong niềm sung
sướng. Lại một tối nọ, đang lúc miên man nhớ nhung người đẹp trong sách thì
thốt nhiên thấy người đẹp từ trong sách ngồi dậy, nhìn chàng nhoẻn cười, Thư
ngốc tử bất ngờ nhưng không sợ hãi. Vội đứng dậy, cung cung kính kính vái chào
người đẹp. Khi ngồi dậy, mỹ nữ cao khoảng một thước (Tàu), chàng lại vái chào lần
nữa, hai tay ấp vào trước ngực. Chàng thấy mỹ nữ từ trên sách bước xuống, đôi
chân ngọc lộ ra. Nàng vừa đặt chân xuống đất liền lớn lên, cao như người bình
thường, đói mắt liếc chàng khiến thần hồn bay bổng, trong ánh mắt chứa xiết bao
ý vị chung tình. Ôi người đẹp thế, chỉ cần nhìn sơ thôi cũng đủ tiêu tai, giải
nạn.
- Chàng thấy, em đã đến đây. Chàng đợi em đã
biết bao lâu rồi. Giọng nói và vẻ mặt tươi cười, xiết bao tình ý hân hoan.
- Nàng là ai? Lang Mỗ hỏi, giọng run run.
- Em họ Nhan tên là Như Ngọc. Tuy chàng chưa
biết em, nhưng em ở trong sách đã biết chàng từ lâu rồi. Đối với những bậc cổ
thánh tiên hiền chàng vững tin không nghi, khiến em rất cảm động. Em tự nhủ:
Nếu mình không ra để cho chàng gặp mặt thì từ sau chẳng còn ai tin lời của cổ thánh tiên hiền nữa.
Mộng của thư sinh giờ
đây đã thành hiện thực, lòng tin đã được chứng minh. Nhan tiểu thư chẳng những
đẹp não người mà khi xuất hiện lại càng thêm duyên dáng đáng yêu. Nàng hôn
chàng thân ái như thể tỏ lòng yêu dấu muôn phần. Lang Mỗ không hổ danh là chàng
ngốc. Sống chung đụng với Nhan tiểu thư mà chẳng tơ hào thất lễ. Lúc bên nhau,
chỉ rặt thảo luận văn sử mãi đến khuya. Riết rồi, tiểu thư cũng phát mệt, nàng
bảo:
- Khuya rồi. Mình đi ngủ đi!
- Ừ phải, ngủ thôi.
Nhan tiểu thư bẽn
lẽn. Trước khi thay quần áo, nàng thổi tắt đèn. Thật ra, giữ ý tứ như vậy cũng
thừa. Khi hai người đã nằm trên giường, Nhan tiểu thư hôn chàng ngốc chúc:
- Ngủ ngon nhé!
Chàng thư ngốc cũng
chúc:
- Ngủ ngon nhé!
Một lúc sau, tiếu thư
trở mình, lại nói:
- Ngủ ngon nhé!
Chàng thư ngốc tử
cũng đáp lại:
- Ngủ ngon nhé!
Cứ thế đêm này qua
đêm khác, được người đẹp kề cạnh, chàng thư ngốc vui sướng quá càng ra sức đọc
sách đến thật khuya mới nghỉ, Nhan tiểu thư chỉ biết ngồi suông bầu bạn, tiểu
thư bực mình nói:
- Chàng khổ công đọc sách như vậy để làm gì? Em
đến để giúp chàng, em biết chàng mong mỏi gì, chắc hẳn mong công danh, làm quan
lớn. Nếu quả vậy thì muôn vàn xin chớ khổ nhọc dụng công như thế. Chàng nên đi
ra ngoài giao du, kết bạn giao bè. Chàng xem những người cầu quan, cầu chức, họ
có cần đọc mấy sách đâu. Những sách họ đọc có thể đêm trên đầu ngón tay, quanh
quẩn chẳng qua chỉ mấy bộ Tứ Thư Chu Hy chú giải, Ngũ Kinh thì đọc ba bộ. Những
người đỗ đạt chắng phải là những người đọc rộng. Nghe em đi, đừng đọc sách nữa.
Nghe tiểu thư nói,
thư ngốc tử kinh ngạc. Việc tiểu thư khuyên chàng ra ngoài kết giao bằng hữu,
chàng cảm thấy không chút thú vị. Lời khuyên can ân cần này thật khó lòng tiếp
thu. Tiểu thư vẻ rất kiên trì nói:
- Chàng có nghe em thì mới thành công, nếu
không nghe em ắt là vô vọng. Vất hết sách đi, chẳng cần phải dùi mài nghiên cứu
gì nữa. Nếu không nghe em, em sẽ bỏ đi.
Thư ngốc tử vì cảm
cái ơn tiểu thư bầu bạn và cũng vì đã yêu nàng thắm thiết, đành miễn cưỡng
chiều lòng. Nhưng mỗi khi mắt vừa thấy sách, lòng lại rộn lên. Hễ nhớ đến sách,
lại hả miệng tụng đọc vang lên. Một hôm, đang lén say sưa đọc sách, bỗng nghe
tiếng động sau lưng. Vừa ngoảnh lại, tiểu thư đã biến mất. Chàng thầm cầu
nguyện tiểu thư trở về, nhưng nàng vẫn biền biệt. Sực nhớ tiểu thư đến đây là
từ quyển Hán Thư thứ tám, thấy thẻ sách hãy còn kẹp đây. Chàng gọi tên nàng,
tiểu thư vẫn bất động. Bối rối, buồn bã, chàng cầu một lần rồi hai lần, hai lần
rồi ba lần, tha thiết xin tiểu thư trở lại, khẩn khoản hứa từ nay nhất định sẽ
tuân lời, không dám tái phạm đọc sách nữa. Sau cùng tiểu thư lại từ sách bước
xuống, hầm hầm tức giận:
- Sắp tới mà không nghe, tôi nhất định bỏ đi
hẳn, bảo thật cho mà biết đấy!
Lang Mỗ trịnh trọng
hứa sẽ y lời. Nhan tiểu thư lấy giấy vẽ một bàn cờ, dạy chàng chơi cờ, rồi lại
dạy chàng đánh bài. Thư ngốc tử sợ nàng bỏ đi, miễn cưỡng học, nhưng lòng đế
tận đâu, rất là lơ đãng. Mỗi khi có dịp một mình, lại len lén mở sách đọc.
Chàng sợ tiểu thư lại bỏ đi mất, hoặc trốn vào chỗ cũ, nên đem quyển Hán Thư
thứ tám đảo sang chỗ khác, xào xáo giấu lẫn sau những quyển sách khác,
Một hôm, thư ngốc tử
đang chăm chăm chú chú đọc sách, toàn tâm để vào mặt sách, không biết tiếu thư
lại gần. Chừng thấy bị phát hiện, vội gấp sách lại, nhưng nháy mắt tiểu thư đã biến
mất. Chàng lại lục tìm nghĩ bụng: Nàng nào có biết ta giấu Hán Thư quyển thứ
tám ở chỗ nào đâu. Tìm quyển sách cũ lật ra, quả nhiên lại thấy cái thẻ ở chỗ
gấp cũ. Lần này phải van cầu nửa ngày trời. Nhan tiểu thư thấy thư ngốc tử
thiết tha hứa hẹn, mới chịu bước ra. Lúc bước xuống, nàng giơ ngón tay điểm
chàng cảnh cáo:
- Tôi vẫn có ý toan liệu giúp chàng sớm mau thành
tựu, thế mà chàng xuẩn quá đi, không chịu nghe lời hay lẽ
phải. Tôi đã nhẫn nhịn hết sức rồi, lần này tuyệt đối là lần cuối cùng. Trong
vòng ba ngày, nếu chàng đánh cờ mà không tiến bộ, tôi nhất định sẽ ra đi không
bao giờ trở lại. Lúc ấy thì chớ hòng mong gì công danh suốt đời chỉ là một thư
sinh kiết xác.
Ngày thứ ba, Lang Mỗ
chó ngáp phải ruồi may mắn thắng hai ván cờ khiến Nhan tiểu thư tươi mày nở
mặt. Rồi từ đó lại dạy chàng đánh đàn, cứ ba ngày học một khúc. Ban đầu chàng
bị bắt buộc, thế
là phải tập trung tinh thần học đàn, ngón tay dần dần linh hoạt. Tiểu thư cũng
không cầu chàng phải đàn đến mức nhập diệu, chỉ cốt dạy chàng đạt được nhã thú
là đủ. Lang Mỗ cũng nhận thấy mình hàng ngày học được những thú chơi tao nhã.
Tiếu thư lại dạy chàng uống rượu, đánh bạc, dạy cách nói cười chuyện trò, phong
cách nơi tiệc tùng, cách chỗ nào cũng hòa hợp với mọi người. Nhan tiểu thư thấy
Thiên Khuyến Học của Tống Chân Tông hoàng đế thì nói:
- Đây mới chỉ đúng phân nữa, vẫn chưa đủ!
Rồi lấy những sách
huyền thư bí điển truyền dạy chàng. Tên sách là "Bí Quyết Thành
Công". Chỉ một quyến sách nhỏ và mỏng đó, Nhan tiểu thư dạy cho thư ngốc
tử rất nhiều điều. Tỉ như: không nói những lời trong lòng mình nghĩ, chỉ nói
những lời lòng mình không nghĩ, mà trọng yếu nhất là phải nói những lời hợp
bụng đối phương. Học hết bộ sách đó, sau cùng tiến thêm một bước là học cách
chỉ nói phân nửa điều mình nghĩ, tránh cho người thấy là mình tán thành hay
phản đối. Vạn nhất mà đối phương cùng mình suy nghĩ khác nhau thì hãy dịu dàng
để lòng mình tán thành rồi nghĩ phương pháp đảo ngược lại, biểu thị phản đối.
Trường hợp ngược lại cùng một cách ấy, lại dịu dàng đem tâm phản đối lật lại,
biểu thị tán thành...
Thư ngốc tử lãnh hội
những điều trên thật không nhanh nhưng Nhan tiểu thư rất nhẫn nại dạy bảo
chàng. Vả lại làm cho chàng tin tưởng sâu sắc rằng: nếu nói những điều trong
tâm không có, ít nhất làm quan cũng có thể làm được đến tứ phẩm, ngũ phẩm, còn
nói những điều trong tâm chỉ có thể làm đến thất phẩm, bất quá cũng chỉ làm
được huyện lệnh là cùng. Nàng lại ra sức thuyết phục chàng thấy những quan lớn
nhất phẩm, nhị phẩm trong lịch sử như Thứ Sử, Thượng Thư, Tể Tướng không ai là
chẳng tinh thông bí quyết chỉ nói phân nửa ý mình khiến người ta không biết
được suy nghĩ của mình đối với sự việc là đúng hay sai.
Thế nhưng, tiến lên
đến mức cao nhất, tất còn phải biết trau chuốt lời lẽ, văn từ, khéo léo ứng
đối, phải ma luyện thực tập trường kỳ thì mới thành công được. Nhưng Nhan tiểu
thư cũng tin tưởng rằng thư ngốc tử tối thiểu cũng có thể làm quan đến thất
phẩm, làm được huyện lệnh. Kỳ thực thì cũng rất dễ thôi, chỉ cần tâm tâm niệm
niệm câu: "Ý kiến của ngài rất đúng" là đủ. Lang Mỗ chẳng cần phí sức
cũng học tốt được câu này.
Nhan tiểu thư thả
chàng ra ngoài thăm viếng bạn bè, cùng bạn bè rượu chè thâu đêm suốt sáng. Bạn
bè thấy chàng có tiến hơn thuở trước và lúc này so với trước kia tựa hồ hai
người khác hẳn nên dần dần chàng lại có chút tiếng tăm. Người ta khen chàng
biết uống rượu, biết cờ bạc, là con người thống khoái chan hòa, dễ mến. Nhan
tiểu thư bảo:
- Bây giờ chàng có thể làm quan được rồi đấy.
Có thể ngẫu nhiên,
cũng có thể là do Nhan tiểu thư khéo léo dẫn dụ mà dạy cho chàng được kết quả
là trở thành người có giáo dục. Một đêm, chàng hỏi Nhan tiểu thư:
- Tôi nghe nói nam nữ chung giường với nhau thì
sinh con cái. Sao chúng mình ngủ chung với nhau từ lâu rồi mà vẫn chưa sinh
con, không biết tại sao vậy?
Nhan tiểu thư nói:
- Em đã bảo chàng từ lâu rồi, cứ ngày ngày chết
gí vào đống sách, rõ là ngu không thể tả. Nay, chàng đã ba mươi ba tuổi đầu mà
vẫn chưa hiểu được cái bước đầu tiên của sinh hoạt loài người, thế mà cũng tự
xưng là người học rộng. Xấu hổ thật!
- Tôi không thể chịu được người khác bảo tôi vô
học, thà mắng tôi là quân trộm cướp, bảo tôi là đồ lưu
manh, bịp bợm hèn hạ cũng chẳng sao. Tôi không chịu để ai
nói tôi dốt nát đâu. Em bảo tôi không hiểu cái bước đầu sinh hoạt của loài
người. Vậy tôi hỏi em, thực sự đó là cái gì vậy? Xin được cho nghe lời chỉ dạy
rõ ràng.
Nhan tiểu thư liền
truyền cho Lang Mỗ biết. Chàng khôn xiết kinh ngạc lạ lùng, kêu lên:
- Cái chuyện nam nữ như thế mà trước nay chưa
biết!
Thư ngốc tử liền đem
điều mình mới phát hiện đi khoe cùng khắp bạn bè. Ai cũng che miệng cười. Nhan
tiểu thư biết chuyện, thẹn đỏ mặt mắng chàng:
- Sao mà ngốc đến nông nỗi ấy, chuyện khuê
phòng là chuyện không thể để cho người biết được.
Lang Mỗ nói:
- Có gì mà xấu hổ. Chỉ có tư thông cẩu thả mới
đáng hổ thẹn. Chứ việc lớn lao bắt đầu nhân luân thì có gì mà xấu hổ?
Sau đó, Lang gia sinh
được một đứa con, phải mướn một tớ gái để chăm nom. Khi đứa bé đầy tuổi, một hôm vợ bảo
Lang Mỗ:
- Em sống với chàng đã
hai năm, sinh cho chàng được một con. Nay em phải ra đi, nếu không e sẽ xảy ra
chuyện lôi thôi, bởi vì sở dĩ em xuống sống với chàng chỉ là để đáp tạ tấm lòng chí thành của
chàng mà thôi. Tốt hơn, giờ ta nên chia biệt, tránh khỏi để hận về sau.
- Bây giờ thì em không được bỏ tôi! Không được
bỏ tôi mà đi! Em hãy thương lấy con với chứ!
Người vợ nhìn lại,
thấy con kháu khỉnh, không khỏi nhũn lòng, nàng nói:
- Thôi được, em sẽ ở lại, không đi nữa. Nhưng
anh phải vất hết sách ở thư lâu đi mới được.
Lang Mỗ nói:
- Anh van em, anh lạy em. Muốn nghìn chớ bỏ
anh, nhưng đừng bắt anh phải làm những điều không thể được. Cái thư lâu này
chính là nhà của em, sách cũng là thứ mà anh quý trọng nhất. Anh van lạy em
đây, em bảo anh làm bất cứ việc gì khác cũng được, anh vui lòng làm tất.
Vợ ngầm nghĩ rồi đành
chịu, bởi lẽ không nỡ lìa con, cũng không đành lòng ép chồng phải bỏ sách. Nàng
bảo:
- Em cũng biết là không nên làm thế. Nói tóm
lại, tất cả đều do số mệnh đã định. Nhưng hãy nhớ là em đã cảnh cáo
anh rồi đó.
Việc Lang Mỗ sống
chung với một người đàn bà thần bí và người đàn bà ấy lại sinh cho chàng một
đứa con đồn đại khắp bên ngoài. Hàng xóm, láng giềng đều không biết người đàn
bà từ đâu đến, cũng không biết có phải cùng Lang Mỗ là vợ chồng chính thức kết
hôn hay không. Có người hỏi, Lang Mỗ rất khéo léo né tránh vấn đề, bởi vì chàng
đã từng học qua cái bản lĩnh không nói những điều trong tâm. Người ta loan
truyền con chàng là do yêu quái sinh ra, ít nhất cũng là do một người đàn bà
lai lịch không rõ ràng sinh ra. Việc truyền đến tai quan huyện. Huyện lệnh họ Thạch,
người Phúc Châu, tuổi trẻ đã sớm đắc ý nên rất hống hách, ưa tác oai tác phúc,
khoe danh khoe mẽ với mọi người, vả lại y cũng là người tính tình nhỏ mọn. Y
cho đòi Lang Mỗ và người đàn bà sống chung với Lang Mỗ đến, ý muốn được thấy
tận mặt.
Nhan tiểu thư lập tức
biến mất, Thạch huyện lệnh truyền giải Lăng Mỗ đến nha môn hỏi cung. Bị tra
khảo, chịu đựng khổ hình tàn khốc, Lang Mỗ vì che chở cho hai mẹ con nên không
hề tiết lộ. Bí quá, huyện lệnh phải dò thăm tin tức từ đứa tớ gái. Tớ gái đem
hết mọi chuyện được chứng kiến ra cung khai. Thạch huyện lệnh chẳng tin yêu
quái gì cả. Y đến tận nhà Lang Mỗ tìm tòi lục xét tỉ mỉ, kết quả công toi. Y ra
lệnh đem tất cả sách ở thư lâu ra viện chất đống, phó cho một mồi lửa để tỏ
rõ mình không mê tín. Mọi người thấy ngọn lửa phừng phừng
bốc cao, khói lêu nghi ngút bao phủ khắp Lang gia nhiều ngày không tan.
Lang Mỗ được tha về,
thấy toàn bộ sách trong thư lâu đã bị thiêu rụi, thêm lòng xót thương
người vợ không bao giờ trở lại nữa, không nén được cơn đại nộ, thề nguyền sẽ
báo thù. Chàng đau đớn hạ quyết tâm dùng bất kỳ phương pháp nào, quyết sẽ phải
làm quan cao. Chiếu theo lời dạy báo của Nhan tiểu thư,
chàng lân la kết giao với một số bạn hữu. Bạn bè đều ưa thích và vui lòng giúp
đỡ chàng hết mình. Chàng đi thăm viếng các nhà quyền thế. Đối với các phu nhân,
bà lớn sang trọng thì lại càng hết sức ân cần. Các nhà quyền thế hứa giúp chàng
làm nên quan chức. Chàng không hề nguôi nhớ Nhan tiểu thư, lại cũng không hề
quên kẻ thiêu hủy toàn bộ sách của nhà mình. Chàng làm cho Nhan tiểu thư một
tấm linh vị, ngày ngày thấp hương khán vái:
- Tiểu thư kính nghe lời anh cầu khấn, phù hộ
cho anh đến làm quan ở
Phúc Châu.
Lời khấn hứa cầu xin
dường như ứng nghiệm. Bởi chẳng bao lâu chàng được phái làm thị sát ở Phúc
Châu, thanh tra toàn bộ chính tích của các quan lại Phúc Châu. Chàng đặc biệt
khảo sát tỉ mỉ chính tích của Thạch huyện lệnh, phát hiện họ Thạch tham tàn,
phạm pháp, thiện tiện tác oai tác phúc. Chàng liền viết từ kê tội họ Thạch dâng
lên khiến toàn gia tài sản họ Thạch bị tịch biên hết.
Sau khi báo xong thù
lớn, chàng đệ lên trên tờ đơn xin từ chức. Chàng lấy một nàng ở
Phúc Châu làm vợ rồi trở về quê nhà sinh sống.
Bồ Tùng Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét