Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Thi Xã



Thi Xã
Bốn năm về trước, tôi làm khách ở Ung Dương. Một hôm, tình cờ gặp lại người bạn tên là Trình Mỗ, anh mới từ Kinh đô về, muốn trở về quê Bành Thành. Hai chúng tôi hàn huyên với nhau mấy ngày. Anh ấy là một nhà thơ, người nhanh nhảu, khôi hài. Trong khi nhàn đàm, anh kể cho tôi nghe trong đời anh từng gặp một chuyện rất quái lạ mà cũng rất nực cười. Xét ra, lời anh kể cũng có được vài phần đáng tin. Trong chuyện có những chỗ điểm nhiễm (thêm thắt) gây hứng thú, hẳn cũng có vài phần do tô vẽ tưởng tượng thì tôi cũng không rõ. Chẳng qua, anh thề rằng đây là một chuyện thực, mới toanh. Nay cứ theo ký ức của tới mà viết ra. Dưới đây là lời anh bạn kể:
"Hôm ấy là ngày mùng Tám tháng Một, tôi vừa đến Đại Tây Bắc. Đến chưa đầy ngày thì được tin mẹ tôi bị bệnh, không thể không ngưng chuyến lữ hành, lập tức quay về. Hôm sau, tôi đến Vị Nam thì đã xế chiều. Trời đột nhiên trở rét, cơ chừng tuyết đổ đến nơi, Lý huyện lệnh là chỗ cố cựu, mời tôi nghỉ lại một chút để cùng nhau uống vài ly hỷ hả. Lúc ấy, đại khái khoảng xế chiều già nửa, tôi dặn người tớ cứ việc đem hành lý đi trước, đến nhà trọ trong trấn chờ tôi. Đường không xa mấy, ngựa của tôi lại chạy nhanh, chỉ độ trước nửa đêm là tôi có thể bắt kịp.
Loáng sau, trời đổ tuyết. Lý huyện lệnh nài tôi nghỉ lại qua đêm rồi mai hãy đi. Tôi nghĩ cái đất Vị Nam này chẳng có gì đáng để thưởng ngoạn, bèn thoái thác có chuyện phải về nhà gấp và dứt áo đi ngay.
Vừa ra khỏi thành đã thấy bầu trời mù mịt, bông tuyết phi bay đến hoa cả mắt, bờm ngựa đen lả tả dính những đốm tuyết. Tôi đành thả cho ngựa đi chầm chậm.
Trên suốt con đường lớn dọc theo giòng Vị Thủy, không một bóng người. Đến Đông Dương thì trời dần sm tối, tôi dùng qua quýt bữa cơm tại trạm dịch rồi lại lên đường.
Đi trong đêm ở chốn làng quê, nhìn mông bốn phía đồng không mông quạnh chỉ thấy trắng phau như một tấm chăn, sau những đống tuyết mềm, ánh trăng chiếu lên lấp lánh. Cả khoảng đồng trống bao la trước mặt, cảnh đẹp ngày Đông trông như một đất nước mênh mông vạn cổ.
Vừa rồi ở trạm dịch, uống vài ly rượu nên tôi cảm thấy ấm áp, lâng lâng. Nhưng con ngựa của tôi dường như không quen với cái ánh sáng có vẻ mang mang thần bí này nên thỉnh thoảng lại hí dài, dậm dậm chân như thể trông thấy ma quỷ.
Tuyết rơí càng lúc càng dày, tôi thấy hoa cả mắt. Tôi kéo sụp mũ che tai nhưng sợ lạc đường nên mắt cứ phải chong ra mà nhìn cho kỹ. Vừa qua khỏi trạm dịch hơn một dặm, đường dần dần đổ dốc. Con đường đi xuyên qua một hang núi. Phía trước không xa có một ngôi miếu cổ. Tôi tính, muốn đến được nhà trọ trong trấn thì phải đến trú tạm ở ngôi miêu cổ kia đã. Anh biết đấy, ngựa là giống nhát gan, lại có giác quan thứ sáu mà loài người chúng ta không có. Tôi buộc ngựa vào một thân cây trước miếu, nó không ngừng nện vó hục hặc, mẩt trợn trừng trừng, mũi mắt nháy rần rật. Tôi phải tốn bao hơi sức mới vỗ yên được nó.
Vừa đi vào miếu, tôi vừa gọi to:
- Có ai trong ấy không?
Phía trong tối âm âm, ro ràng là bỏ hoang phế đã lâu. Chẳng ai trả lời. Tôi vòng qua bàn thờ vào phía trong nhìn xem. Chỉ thấy trong ấy có một ngọn đèn đầu, ánh đèn tù mù leo lét như hạt đậu. Tôi lại gọi lớn:
- Có ai trong ấy không?
Một nhà sư già gù lưng, khối u đội lên thật cao dưới lớp tăng bào sắc thâm bước ra nói:
- Mời vào!
Tôi bước ngang sân viện. Nhà sư mới già làm sao, thịt dưới mắt nhăn nheo rũ xuống, khối u trên lưng làm cho ông ta không thế không rướn cổ về phía trước như thế có thế mới nhấc được đầu lên vậy. Ông ta cao lênh khênh, nhìn tôi dò xét, trông vừa cổ quái vừa nực cười, ra dáng một cụ già đưa mắt xăm xoi qua cặp kiếng nhìn một đứa bé vậy. Rồ là ông đang đợi khách vì khi tôi vừa bước vào ông đã nhận nhầm tôi là người bạn. Ông nói:
- Lão Chu đã đến rồi đây!
Tôi vội trình bày tôi là khách qua đường, mắc phải cơn mưa tuyết lớn này nên xin phép trú nhờ một đêm.
- Trời đổ tuyết lớn như thế này... mà ông đi đâu đây?
- Tôi đến Bành Thành, về nhà.
Nhà sư già hỉnh mũi nhìn tôi một lượt rồi nói:
- Hình như ông cũng là người có học. Ti nay, chúng tôi có mấy người bạn họp nhau ở nơi này. Nếu ông vui lòng, xin mời cùng họp mặt với chúng tôi. Ông cũng là một nhà thơ có phải?
Tôi lễ phép trả lời:
- Không dám, thỉnh thoảng tôi cũng làm ít bài.
- Thế thì quý hóa quá. Được cùng tiên sinh nhã tập, thật vô cùng vinh hạnh.
Thật không ngờ ở cái chốn heo hút cô tịch trong một đêm như thế này lại gặp được một đám nhà thơ nhã tập. Về sau tôi mới biết ra đây là một thi phái có đường lối riêng sâu xa mà người ngoài ít ai biết tới. Họ tự sùng bái, tự quây phên giậu, thành lập một tân thi phái. Người nào cũng nhận chân nghiêm túc về việc sáng tác, ít nhất cũng cho mình là chính tông thơ ca, xứng đáng truyền lưu vạn thuở.
Ở góc nhà có một vị thân sĩ ngồi, bụng bự nư nư, đáng ngồi rất thỏa thuê, không chút câu nệ nghi lễ thường tục. Thấy tôi vào, cũng không buồn nhúc nhích. Tên ông ta đã được nhắc qua: Lão Chu.
Nhà sư già mặc áo màu đất sẫm giới thiệu:
- Lão Chu à! Vị này là Trình tiên sinh. Ông ấy đương trên đường về nhà và cũng là một nhà thơ. Tới đã mời ông ấy tham gia buổi nhã tập của chúng ta.
Lão tiên sinh nhìn tới qua cặp nhãn kính, dợm muốn đứng lên, tôi vội nói:
- Xin miễn đứng dậy, đừng khách khí. Rất hân hạnh được gặp! Rất hân hạnh!
Tôi mến ông ta. Ông dáng người lùn nhưng vậm vạp. Cầm có nọng xệ xuống, ngón tay trắng vừa ngắn vừa thô bắt chéo nhau đặt trước bụng.
Tôi quay hỏi chủ nhân:
- Xin được biết tôn tính đại danh?
- Lạc Kỳ Phong.
Giọng nói trầm thấp, rất vang, mạnh mẽ. Tấm thân gầy gò của ông, mặc tấm áo bào vàng sắc đất trông rất thùng thình. Chắc thời trẻ, ông cao lắm vì cứ xem đáng ngồi trên ghế, phải nói là ngồi xếp bằng trên ghế mới đúng, đôi vế chân của ông duỗi ra còn dài dữ.
Lão Chu mt hấp háy cười nói:
- Bọn tôi gọi ông ấy là Lạc Đà.
- Xin hỏi niên kỷ của tiên sinh?
- Tôi năm nay tám mươi tuổi. Cũng như ông bạn hiện nay, cả đời tôi chỉ đi đây đi đó. Tôi hễ đi là đi một mạch mấy ngày liền, hàng mấy trăm dặm, không ăn uống gì cũng không thấy mệt nhọc. Nay thì xương cốt rệu rạo cả rồi.
Ông chỉ cho tôi thấy cái chân phong thấp, ông bảo cứ mỗi khi triều lên, đêm lạnh thì nhức nhối không thể chịu được. Lời ông, câu trước không ăn nhập với câu sau như thể vừa nói, vừa nhâm nhi ôn lại chuyện cũ. Bất chợt ông lại nói:
- Chết chửa, sao giờ này Giản giáo sư vẫn chưa đến nhỉ? Bình thường, thầy ta luôn luôn đến sớm nhất mà.
Vì cũng muốn biết về vị tiên sinh sắp đến, nên tôi hỏi:
- Giản giáo sư là ai thế?
Nhà sư già đáp:
- Là Giản Trúc tiên sinh. Tí nữa ông ấy đến. Ông ấy là nhà phê bình vĩ đại của chúng tôi. Mưa tuyết lớn quá. Đến khổ cho ông ấy. Nào, lại đây, ngồi gần lò lửa một chút!
Tuy tuổi tác già nua nhưng chủ nhân là người rất hòa nhã dễ mến. Ông rướn cổ nhìn khắp lượt mọi người trong phòng đang chờ khách. Tinh thần của nhà sư già rất đáng bội phục. Đề thơ vừa ra, mắt ông vụt sáng ngời. Ông bảo ông rất thích thơ Giả Đảo, có lẽ vì Giả Đảo cũng lả một nhà sư chăng?
Tôi ngồi cạnh lão Chu nghe ông này kể chuyện bầy con cháu ở thôn quê. Cứ cách kể chuyện về con cháu khiến tôi nghĩ có lẽ ông ta con cái đông đàn, rất quyến luyến cảnh gia tình đầm ấm.
Lát sau, nghe tiếng guốc loẹt quẹt ở sân trước rồi một tiếng nói hoạt bát, mạnh mẽ vang lên: Tôi đến rồi đây! Rồi một thanh niên mặt dài hăm hở, vai khoác tấm chăn choàng sắc tro, gần như chạy bổ vào. Anh ta nói:
- Tôi lặn lội bao nhiêu dặm đường xa. Các bạn thấy thế nào? Không tồi chứ?
Nói rồi rũ tấm chăn xám tro khoác trên ghế, nhảy cò rò đến bên lò lửa.
- Ôi trời! Cái đêm chết tiệt này! Nói xong thở phào một hơi dài.
Lạc Kỳ Phong nói:
- Để tôi giới thiệu nào. Đây là Lư Tử tiên sinh. Chúng tôi gọi anh ấy là Lão Lư. Anh ấy là người sáng tác khỏe nhất trong nhóm chúng tôi, là một nhà thơ có tiền đồ rất lớn đa!
- Hân hạnh được gặp! Hân hạnh được gặp! Anh quay chào tôi, mỉm cười, lộ hàm răng trắng bóng. Gương mặt và cái cười của anh trông hoạt kê hết sức. Tóc anh vừa đen vừa lởm chởm như rễ tre, cần cổ cứng thẳng, trông như sức khỏe rẫy đầy. Khổ mặt vừa xương vừa dài, không thể bảo là đẹp trai được. Anh quay bảo lão Chu:
- Lão Chu nghe thử hai câu thơ này xem sao:
"Trường đồ hành hành hành vị dĩ
Tịch mịch thế lương thùy dữ ngữ".
(Đường dài đi hoài hoài chẳng hết,
Tịch mịch thế lương biết ngỏ ai?)
Lão Chu hứng chí khen dồi:
- Tuyệt! Tuyệt diệu! vần điệu hòa hài đến thế là cùng!
Ở góc nhà bỗng có một giọng trong trẻo véo von cất lên:
- Lão Lư à, ngó bộ dạng anh lúc này, tôi chẳng thấy tịch mịch thế lương tẹo nào cả.
Nhà sư già kêu lên:
- Ồ! Giản giáo sư. Anh đến hồi nào vậy? Tôi đang băn khoăn không biết bao giờ anh mới đến kia đây.
Tôi và lão Chu cùng ngó về phía góc nhà, thấy một người lùn bé ngồi co ro một chỗ, đôi mắt nhỏ sáng lấp lánh dưới ánh đèn. Ông ta nói tiếp:
- Anh nói tịch mịch, u uất mà chẳng thấy u uất gì sất. Anh dùng từ thế lương mà nhởn nhơ, phớn phở như thế, rõ ràng chẳng phù hợp tí nào. Chịu tôi nói là đúng không?
Nhà sư già hỏi:
- Lão Giản, anh vào lúc nào mà im hơi lặng tiếng thế?
- Tôi đâu có như lão Lư, kéo lê đôi guốc lọc cà lọc cọc inh cả tai!
Tôi ngắm vị giáo sư gầy gò bé nhỏ cô độc nọ. Ông ăn mặc mặc rất cẩu thả, đôi mất long lanh vẻ thông minh, trí tuệ. Mớ tóc bù rối buông xõa bên vai, khiến người mới nhìn đã có ấn tượng hết sức sâu sắc. Toàn bộ thần khí của ông toát ra một vẻ rất ư là bác học.
Nhà sư già nói:
- Nào, giáo sư. Ngồi xích lại gần lò lửa tí nào. Chúng tôi đều mong được nghe lời cao luận của anh đây. Tiếng anh nhỏ, lại ngồi xa thế, khó nghe thấy lắm!
Giáo sư bằng lòng, đứng dậy đi lại, vừa nói;
- Ngồi chỗ này cũng thoải mái lắm rồi.
Cặp chân lùn tịt của ông ta lũn cũn bước tới không một tiếng động, êm như ru, ngồi lọt vào một cái ghế bành. Cái ghế này rõ là vị trí danh dự. Lúc ông ta bước lại gần, tôi thấy một mùi hôi hám xộc vào mũi. Nói thật với anh, ông ta hoàn toàn chỉ đẹp về nội tâm thôi!
Lát sau, lại ba người nữa đến. Trong đám có một người trẻ trung, khỏe mạnh. Nghe giới thiệu mới biết chàng họ Lao tên Cẩu. Lại thêm một chàng trai hào hoa tiến vào, ngẩng đầu mà đi, bước sải hiên ngang. Mặt anh ta đỏ hồng. Lão Chu bảo tôi mặt anh ta hồng như vậy là vì ngày nào anh ta cũng quen thói phong tình lãng mạn, như si như đắm. Lão Chu lại hạ giọng cho tôi biết anh ta là một gã du côn, một tên công tử chuyên tán gái. "Rõ ràng là đứa phong tình đã quen". Tên anh ta Cung Cơ, chuyên món thơ tình. Đám thanh niên đều say mê thơ của anh.
Nhưng cổ quái và khiến người khó quên nhất phải kể đến Lê Mao. Giọng chàng mảnh và cao, thanh thanh như tiếng con gái. Thái độ và thần tình lại càng hệt như một cô gái, nhất cử nhất động trông rất nho nhã mà lại ỏn ẻo yểu điệu như phái nữ, có lúc đan tay vào nhau lộ ra những móng tay dài, khi nói hay nghiêng nghiêng hàm, tì cằm, tựa má trên bàn tay.
Lão Chu là người tốt nết, tự biết mình, chẳng ganh ghét ai cả. Ông ta bảo Lê Mao là một nhà thơ nhiệt tình vĩ đại có những câu thơ tuyệt hay, cảm tình trầm uất, người thời nay khó ai sánh kịp. Lao Cẩu và Lão Chu đều thừa nhận Lê Mao có nhiệt tình sôi nổi dạt dào, bỗng dưng khóc thương lã chã, khiến người mùi lòng không xiết. Mối giao tình giữa Lê Mao và Lao Cẩu rất tệ, nhưng cả hai đều rất lịch sự, chẳng để lộ ra ngoài.
Tôi bỗng dưng lọt vào giữa những bậc nhã sĩ này, được họ đối đãi rất tử tế, thấy họ rất nhiệt tình với thơ ca, không hề quản ngại, lặn lội đội gió đạp tuyết lại đây để bàn luận thơ ca, thật là thú vị. Trước giờ tôi chưa hề được thấy một nhóm thi nhân nào như vậy. Nhiệt tình đối với văn nghệ của họ thật rất đáng ca ngợi. Họ lại tự đảm nhiệm lấy chức trách sáng tạo ra một tân thi phái và hết sức tự hào về thi pháp của họ đặc biệt tân kỳ khó ai hiểu nổi. Lý Bạch, Đỗ Phủ cùng những thi nhân kiệt xuất đã lui vào quá khứ. Những người sau đua nhau chuộng sự tân kỳ, tự mở riêng lối. Từ những thủ pháp biểu hiện thật kỳ đặc, tân kỳ và khó hiểu đó, họ thấy tâm đầu ý hợp, bí mật kết thành một thi xã. Tôi tin rằng những tình cảm mà họ muốn biểu hiện cũng chỉ là những tình cảm căn bản của nhân loại mà thôi. Có điều họ quan niệm nếu không dùng những thủ pháp lạ lùng khó hiểu thì không hay, chứ thực ra những tình cảm ấy có chỗ nào khác với mọi người đâu. Về sau tôi nghe nói có nhiều khi họ cũng chẳng hiểu nổi nhau, chẳng thể lĩnh hội được thơ của nhau. Tôi còn nhớ được hai câu thơ quái dị của họ. Mới đọc, chẳng hiểu gì ráo, chừng hiểu ra được thì bật phì cười. Hai câu ấy là:
"Măn côi bội lỗi hàm quang mang
Hữu giác đột vưu viên thả phương".
(Mân côi chúm chím ngậm trăng
Móng yêu kiều hỡi đã tròn lại vuông).

Đây là hai câu thơ của Lư Tử. Giản giáo sư đọc rồi khen nức nở. Tôi hoang mang không hiểu gì cả. Lộn cả đầu óc lên cũng không thể hiểu. Tôi thỉnh cầu giải thích giúp xem thật sự câu thơ ấy viết về cái gì vậy? Là vì thật tình tôi chưa bao giờ đọc ở đâu thấy có loại hoa hồng nào vừa tròn vừa vuông như thế.
Giản giáo sư giải thích rất sôi nổi rằng:
- Hai câu thơ này là chỉ đầu ngón chân của đức phu nhân đại thi nhân Lư Tử tiên sinh đó. "Hữu giác" mà dùng đ chỉ đầu ngón chân là nhã rất mực. "Viên thả phương" đương nhiên là ch hình dạng đầu ngón chân.
Tôi lại lạ lùng hỏi tiếp:
- Vậy thì ba chữ "hàm quang mang" có ý nghĩa gì?
Giản giáo sư giảng:
- Tại ông chưa đọc kỹ hai câu trước và sau đây. Ở đây lão Lư muốn ngầm chỉ cho chúng ta biết là anh ấy bất ngờ bắt được cảm hứng về một chuyện thú vị. Tháng trước, anh ấy dạo chơi xa với phu nhân, mãi chiều tối rất muộn mới về. Anh ta thấy đôi hài của phu nhân ướt đẫm, đầu ngón chân của phu nhân (trong hai câu thơ này nét miêu tả thật nên vừa, vừa rất chân thực mà vừa cụ thể) trên thảo nguyên ướt át, thấm những giọt nước chiều hôm như những hạt ngân châu lóng lánh. Ông thấy chưa, từ việc bí ẩn đó mà liên tưởng biểu hiện thành hai câu thơ âm điệu du dương réo rắt mà sức ám thị lại rất mạnh. Thế nhưng, muốn thưởng thức trọn vẹn bài thơ này, còn cần hiểu được hoàn cảnh dạo chơi giữa thi nhân và phu nhân mới được.
Cao luận như thế thật khó lòng khiến người đồng cảm. Mấy trăm năm nay, các thi nhân đều dùng tỉ dụ để dệt nên những câu thơ bóng bẩy đẹp đẽ, độc giả cũng đọc những từ hoa mỹ ấy mà khoái trá. Có lẽ ai cũng biết câu Khổng Tử nói về mình "Tam thập nhi lập". Ngày nay, thông thường nói người nọ tuổi ba mươi thì nói "nhi lập chi niên", tuy đó chỉ là lời nịnh nọt "âm thanh ngoài dây tơ" thôi, nhưng tác giả dùng điển cố này hẳn cũng nghĩ rằng độc giả chắc phải đọc qua Luận Ngữ rồi. Bởi vậy mà hàm ý càng lạ lùng hóc búa thì khi lý giải được chỗ thâm thúy của hàm ý ấy lạc thú lại càng quý giá.
Tỏi lại hỏi Giản giáo sư:
- Hàm ý ấy chả hóa ra quá tối tăm hiểm hóc sao?
- Tối tăm hiểm hóc ư? Ấy là đối với ai kìa. Dĩ nhiên, đối với phàm phu tục tử thì nó là tối tăm khó hiểu, nhưng đối với những ai biết hân thưởng tình cảm của cá nhân, người có thể thưởng thức chỗ sâu sắc tế vi thì có đáng kể gì là tối tăm khó hiểu. Vì rằng, chỉ có loại tỉ dụ như thế mới có thế truyền đạt được những cảm giác tân kỳ đẹp đẽ.
Lúc ấy vì tôi làm khách trong đám người lạ nên cũng không muốn để bị lôi cuốn vào cuộc tranh biện. Giản giáo sư ngay đó lại tự hỏi, tự trả lời:
- Vn đề là như vậy. Thiên chức của thi nhân là dùng chính ngôn ngữ của thi nhân để sáng tạo nên tình điệu mới, mà những tình điệu này tất phải do chữ, câu gợi lên, mà chữ câu và tình điệu liên hệ mật thiết với nhau. Đó chính là nguyên nhân vì sao các thi nhân hàng nghìn năm nay đều dùng đin cố. Vì một khi dùng điển, chỉ một chữ một câu nhỏ cũng có thể khơi dậy cả một câu chuyện. Do đó điển cố đã trở thành vật chung của mọi người. Nhưng vì dùng lâu mãi nên sức ám thị của nó cũng mất dần. Do đó các thi nhân ưu tú ngày nay đều dốc sức tìm tôi những điển cố mới mà mọi người chưa rành, để từ đó tự mình tạo nên một học vấn uyên bác lại hiến cho độc giả bác học một niềm hứng thú, khoái trá. Đó là lý đương nhiên, là điều không thể tránh được. Nêu bạn đọc vì câu thơ có điển cố sâu xa hóc hiểm mà không hiểu được thì tất phải đợi các bậc sĩ bác học tìm ra những điển cố hiếm lạ, hiểm hóc ấy [giải thích]. Các câu, chữ tầm thường của Lão Đỗ tôi còn phải dốc hết sức bình sinh nghiên cứu để tìm cho ra nguồn gốc nữa là. Trong thơ điển cố càng nhiều thì sức ám thị càng phong phú. Vì vậy, ngày nay thơ đã thành thú tiêu khiển của các bậc học giả. Sự thưởng thức thơ thật sự đã trở thành một môn nghiên cứu tân khổ, mà không dễ gì trả thù lao công sức được. Nếu một bài thơ mà ai ai đọc cũng hiểu liền thì tất nhiên nó cũng chẳng đáng kể gì.
Tiếp đó, các nhà thơ đọc cho nhau nghe những sáng tác thơ ca mới làm tháng trước, mời nhau thưởng thức, xin nhau phê bình. Kết quả, dĩ nhiên là thưởng thức nhiều mà phê bình ít. Mọi người đều tỏ ra rất thưởng thức thơ của người khác với vẻ thiết tha thành khẩn và bắt đầu tán rộng những bài thơ, những tự cú bí hiểm, khó hiểu; đưa ra vô khối những điều vui thú, gợi ra bao nhiêu lời bình luận. Còn chính bài thơ thì chỉ lược qua.
Hình như Lư Tử được tân phái công nhận là nhân vật lãnh đạo. Lê Mao ngâm vang thơ mình, giọng lúc thì hạ thấp ư ử, hay lạ lùng khôn tả. Chỉ có thi nhân trữ tình Công Cơ là suốt tháng qua không làm được bài nào. Anh ta cười hô hố giải thích lý do là vì quá ư mang mể việc khuê phòng mà nên. Anh ta ăn rất hung, vừa nghe dọc thơ người khác là lại kêu:
- Ồ... Ồ... ồ, hay quá xá! Hay tuyệt vời!
Lão Chu thì nói bằng giọng cổ họng trầm trầm rõ ràng từng câu, từng chữ, hai tay chấp đặt trên bụng.
Lao Cẩu là người trực tính, rất trung với đoàn thể. Lâo Lư đang giải thích một bài thơ của anh ta cho Lao Cẩu nghe khiến anh này rống lên, vui như cuồng.
Tôi vừa nghe những lời cao luận, vừa tỏ ra hâm mộ khoái trá buổi thịnh hội. Chủ nhân Lạc Kỳ Phong không để lộ niềm vui, chỉ trầm tư ôn việc đã qua, như thể dư vị còn trong miệng, lại cầm một cọng cỏ nhằn nhằn nơi miệng.
Cuộc hội văn nhã tập kỳ thú của nhóm văn nhân này kéo dài đến khuya lơ khuya lắc. Lê Mao lặng lẽ chuồn sớm nhất khi đến phiên Lê Mao ngâm đọc thơ của anh.
Mọi người uống rượu, ăn trái cây và thảo luận những phép tắc tân kỳ của tân thi phái. Đêm dài trôi qua rất nhanh. Nhà phê bình kiệt xuất của tân thi phái là giáo sư Giản Trúc tiên sinh đã ngủ thiếp đi trên ghế, đầu gục xuống trước ngực, tôi chỉ thấy mái tóc rồi bù thô cứng của ông ta.
Ước khoảng ba giờ sáng, Cung Cơ đột nhiên choàng dậy bảo anh ta phải về. Việc này nhắc mọi người thói quen dậy sớm của anh ta. V lại suốt đêm anh chàng chưa về nhà. Lão Chu ngồi ngủ trên ghế rất ngon lành, cái bụng tròn quay nhấp nhô theo tiếng ngáy như kéo gỗ. Chỉ có hai chàng Lư Tử và Lao Cẩu là vẫn còn tỉnh táo, không tỏ ra buồn ngủ chút nào.
Tôi cũng không nhớ mình ngủ thiếp đi hồi nào. Nhưng đó không phải là điều đáng nói. Tôi chỉ muốn kể anh nghe những gì xảy ra sau đó. Khi tôi nghe tiếng chuông chùa đổ thì bừng tỉnh giấc. Choàng mất nhìn khắp lượt thì ra tôi nằm ngủ trên nền đất ở một góc miếu, mùi hôi hám xông sặc mũi.
Trời đã rạng, tôi thấy bụng đói cồn cào, vội đứng dậy nhìn quanh. Những gì xảy ra trong đêm qua đã biến mất sạch, không hỏa lò, chẳng đồ đạc gì cả, chỉ còn trơ một tòa miếu cổ hoang lương, tuyệt chẳng bóng người. Tôi đi ra sau miếu tìm xem có thấy ai không. Càng đi sâu vào nhà trong càng thấy hôi hám dữ.
Kết quả là ở nhà trong, tôi phát hiện một con lạc đà vừa già vừa bệnh, nằm phục trên nền. Thấy tôi, nó ngó lơ không buồn lý tới. Điều ban ngày trông thấy như thế này với cảnh đêm hôm trông thấy như thế kia khiến tôi vô cùng kinh ngạc. Bèn đi khắp nơi thăm dò một phen.
Ở gian nhà phía Bắc, tôi thấy một con lừa còm nhom, da có mấy vết xây xát, lở lói; toàn thân sắc tro trông ốm đói, yếu ớt đến không còn hơi sức kêu đói. Trong tôi bỗng dậy lên niềm xót thương dào dạt, bèn đi ra ngoài kiếm chút rơm cỏ khô.
Đang bước rảo, chợt thấy dưới tấm ván dài bên chân tường có vật gì ngọ nguậy. Té ra là một chú gà trống ngủ đứng ở đây. Ở một gian nhà kho, tôi tìm được một ít rơm cỏ khô. Trên bức tường màu xám tro còn lờ mò một bức bích họa màu trông rất cổ nhã. Tôi giơ tay với lấy chút rơm, bỗng một con ly miêu phóng vút ra chạy vào trong viện mất hút.
Ôm một bó cỏ, tôi trở lại đút cho con lừa ăn, con lừa nhìn tôi ra vẻ cảm ơn thm thiết. Tôi lại đi cho con lạc đà già nua ăn, tôi thấy đầu gối nó sưng phù. Ký ức đêm rồi vẫn còn mới mẻ, tôi không cầm được, nói với lạc đà:
- Đa tạ đêm qua hậu đãi.
Nó chỉ đưa mũi hít ngửi rơm cỏ, nhẹ nhàng le lưỡi nếm rồi nhìn tôi.
Ra khỏi nhà, tôi bước qua một cái nón tướp hư bỏ của người nhà nông. Bỗng thấy phía dưới lại có một vật gì động đậy, thì ra đó là một con nhím. Tôi vẫn còn nhận ra được cặp mắt tròn lóng lánh của giáo sư. Vừa muốn chào: Rất hân hạnh... thì nó bỗng sùng lên, xù lông cứng dựng tua tủa, như thể tự vệ. Tôi hoảng quá lánh vội, còn nghe sau lưng tiếng the thé:
- Như thế, hiển nhiên là mâu thuẫn với...
Tôi sợ cuống, không đợi nghe dứt câu bèn chẳng cáo từ dông biệt.
Ngựa của tôi còn buộc ở thân cây. Trời đã sáng bạch. Lúc tôi đi ngang thôn trang thì người trong thôn đã dậy. Tôi tạt vào một quán nhỏ, dùng qua loa bữa điểm tâm, cho ngựa ăn qua chút rơm cỏ.
Một con chó chạy thung thăng đến đưa mũi ngửi ngửi hít hít tôi, rồi vẫy đuôi rốỉ rít như thể nhận ra tôi.
Tôi nhè nhẹ vỗ nó nói:
- Ổ, Lao Cu tiên sinh.
Chủ quán ngạc nhiên hỏi tôi:
- Cái gì? Sao ông lại gọi nó là Lão cẩu tiên sinh?
Tôi đáp:
- Tôi cũng không biết nữa.
Chủ quán bảo:
Nó là con chó săn rất tốt. Tôi mà không xích nó lai thì gà qué cả thôn này khó mà sống sót nổi với nó.
Tôi cũng không đem chuyện xảy ra đêm qua kể cho chủ quán nghe mà bước ra khỏi quán, lên đường.
Tên người làm của tôi còn đang chờ tôi ở quán trọ thị trấn phía trước".

Vương Chữ
Trích Thái Bình Quàng Ký

Chú thích của dịch giả:
Tên nhân vật trong truyện phát âm đều tà thú vật cả:
Lạc Kỳ Phong = Lạc Đà
Lão Chu = Lão Trư (con heo)
Lư Tử = Lư tử (con lừa)
Lê Mao = Li Miêu (con mèo)
Cung Cơ = Công Kê (con gà trống)
Giản Trúc = Tiễn trư (con nhím)
Lao Cẩu = Lão cẩu (con chó) .

Trong bản tiếng Anh, Lãm Ngữ Đường cũng chơi chữ như sau:

Lạc Đà: Frederick Dromedary Humphrey (Humphs)
Lão Chu: Mr Chu (Hogg)
Giản Trúc tiên sinh: Professor Parter G. Pine (Pine)
Lư Tử: Donald Key (Donkey) gọi tắt là (Don)
Lao Cu: Wolfson Hunter Barkeley (Barkeley)
Cung Cơ: Henry Wattles Combes (Henry)
Lê Mao: Anambuli Katz (đọc như Cat) gọi tắt là Katz.

Lâm Ngữ Đường chú thích:

... I haye been compelle
d to translate the names ot the poets into English, for the names in the original contain hints as to the true character of the poets.

Trong bản tiếng Hoa, Lâm Ngữ Đường chú:

Tác giả là Vương Chữ (997 - 1057) là người đa tài, đa nghệ sinh vào đầu đời Tống. Thời ấy, thơ Đường ngày càng suy, lưu tệ ngày càng quá lắm. Tác giả viết thiên truyện khôi hài, quái lạ này là để nhạo các thi nhân đương thời. Nhân trong nguyên tác, những thơ của cầm thú không có giá trị gì để phiên dịch, nên thiên truyện này không khác gì hoàn toàn trùng biên. Các tên tuổi thi nhân trong nguyên văn đều ám chỉ cá tính nhân vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét