Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Pho Tượng Quan Âm Còn Lại



Pho Tượng Quan Âm Còn Lại

Ngược dòng Trường Giang xuyên qua muôn nghìn núi cao, sông dài nguy hiểm đến kinh hồn bạt vía, cuối cùng tôi cũng bình yên đến được ngôi biệt thự của viên tri phủ từ quan về thoái ẩn ở một thị trấn gần Thành Đô. Tri phủ là người nổi tiếng đã thu góp tàng trữ nhiều đồ cổ. Có người bảo ông lúc còn quyn thế lớn đã từng lạm dụng thế lực để sưu tầm và sang đoạt những đồ cổ ngoạn quý hiếm. Nếu ông ta đã quyết tâm muốn một món đồ đồng, một bức tự họa nào đó thì hoặc dùng tiền mua hoặc dùng bất kỳ thủ đoạn này để chiếm lấy bằng được. Có người kể ràng nhà nọ nhất định không chịu bán cho ông ta một bộ đồ đồng triều nhà Thương đến nỗi bị ông ta làm cho đến nhà tan, người chết. Cố nhiên, những lời đồn đại đó không đáng tin, cũng có thể là lời đơm đặt, thế nhưng việc ông yêu thích các đồ cổ ngoạn như mạng sống thì là điều ai cùng biết. Do đó, trong số những vật cổ mà ông ta có, hẳn phải có những thứ quý giá hiếm có trên đời.

Tri phủ đại nhân tiếp tôi ở nhà khách dưới lầu Tây. Phải đi qua một ngôi viện ba tầng mới đến phòng khách. Trong phòng khách của nhà sưu tầm tuyệt nhiên không bày một món đồ cổ nào mà chỉ toàn những đồ đạc tầm thường màu gỗ gụ, lót đệm hồng hoặc da báo. Không khí phòng khách rất u nhã thanh khiết, có phong vị cao thượng của một nơi nghiên cứu. Tôi vừa tiếp chuyện với ông, vừa quan sát bộ hoa bình màu huyết hồng, trong đó cắm mấy cành mai nghiêng nghiêng đẹp đẽ, ánh lên mấy bức tranh phong cảnh sơn thủy treo trên song cửa. Từ song cửa nhìn ra là vườn hoa. Lời lẽ của tri phủ đại nhân rất mềm mỏng đáng mến, có lẽ vì tuổi cao nên đã mất đi cái vẻ hách dịch chăng? Song cứ nhìn thấy ông thì rõ ràng khó mà tin ông là người tàn nhẫn như lời người ta phao truyền. Ông tiếp tôi như tiếp một người bạn thân lại chơi chuyện gẫu. Điều đó khiến tôi lấy làm lạ, không hiểu bạn tôi - người đã giúp tôi xin ông cho một cái hẹn về buổi viếng thăm này - đã trình bày dụng ý của tôi chưa hoặc giả vị đại quan này vì tuổi cao mà quên chăng? Tôi rất kính phục và ngưỡng mộ ông. Chính ông đã tự tay xây dựng ngôi biệt thự ẩn cư này đế an nhàn hưởng nổt quãng tàn niên. Tôi nói một cách khách sáo đến những đồ cổ ngoạn nổi tiếng mà ông sưu tầm được. Ông cười ôn hòa bảo:
- Hôm nay thì những vật đó là của tôi, trăm năm sau lại là của người khác. Ông nghĩ xem, có nhà nào mà chiếm được một vật cổ ngoạn đến trăm năm. Những vật cổ đó bản thân nó cũng có cái mệnh vận của nó. Nếu những vật đó mà thấy được chúng ta, hẳn chúng cũng cười chê chúng ta vậy.
Lúc ấy, ông nói chuyện rất có tinh thần, ông lấy tẩu ra ngậm.
- Vậy sao?
Đương nhiên. Ông trả lời lập bập vì vẫn không bỏ tấu ra khỏi miệng ngậm.
- Như thế có nghĩa là...?
- Là những vật cổ cũng có nhân cách riêng, có sinh mệnh riêng của chúng.
- Theo tiên sinh thì vật cổ cũng có linh hồn chăng?
- Sao gọi là linh hồn được?
Ông hỏi ngược lại, rồi tiếp:
- Linh hồn là trời phú cho sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh nhờ đó mà sống, về nghệ thuật thì bản thân một nghệ phẩm cũng có sinh mệnh, điều này chắc ông bạn không hoài nghi phải không? Vả lại, có khi vì phú cho nghệ phẩm của mình một sinh mệnh mà nhà nghệ sĩ phải chịu mất cả mạng sống. Đó là trường hợp của pho tượng ngọc Quan Âm của tôi đó.
Chuyến viếng thăm này của tôi vốn chỉ là muốn được xem một số bản chép tay những tác phẩm nổi tiếng quý giá đời cổ. Trước nay tôi không hề nghe nói đến pho tượng ngọc Quan Âm mà thật ra cũng rất ít người nghe nói đến pho tượng này. Tôi vô tình hỏi, không ngờ tình cờ lại dn đến một chuyện lạ mà trước giờ chưa từng được nghe. Ông ta nhắc đến pho tượng ngọc Quan Âm và những sự việc trải qua trong khi sáng tạo pho tượng này, nhưng tôi vẫn chưa được tường lãm. Vì thế, trong khi xem xét và thưởng thức những tác phẩm chép tay quý giá, tôi nghĩ cách quay lại câu chuyện. Tôi chỉ vào một quyển sách chép tay xưa nói:
- Đương nhiên nhân phẩm của nghệ sĩ nhất định là phải có một phần nào đó lưu truyền lại sau khi nghệ sĩ chết đi mà sống lại trong tác phẩm của họ.
- Đúng vậy! Chỉ cần tốt và đẹp thì vật gì cũng có cái sinh mệnh vĩnh viễn, cũng như thế đó là con cháu đời sau của nhà nghệ sĩ ấy vậy.
Qua lời nói, tôi thấy rõ niềm xác tín của ông vào cái lý lẽ ấy.
- Mà nhà nghệ sĩ vì tác phẩm sáng tạo mà phải hy sinh tính mệnh của mình giống như trường hợp pho tượng ngọc Quan Âm của ngài?
- À, trường hợp tác giả pho tượng ngọc Quan Âm thì lại khác. Anh ta không phải vì nó mà chết, nhưng cái chết của anh ta rất có giá trị. Sau khi đã sáng tạo ra được tác phẩm này rồi chết thì kể ra sống cũng không uống một đời.
Ông ngừng một chút rồi tiếp:
- Ông xem, một đời của nhà nghệ sĩ, dường như anh ta vì việc sáng tạo tác phẩm mà sống và cũng vì nghệ phẩm mà hy sinh tính mạng. Nếu không, tưởng chừng anh ta không thể sáng tạo nên tác phẩm tuyệt vời đến như vậy được.
- Như thế, pho tượng ắt phải là vật báu vô cùng. Lỗi phép ngài, tôi có thể được chiêm bái chút chăng?
Tôi phải nói khéo léo mãi ông mới chịu cho tôi xem pho tượng. Những vật quý nhất của ông đều được cất giữ ở tầng lầu thứ nhất, pho tượng ngọc Quan Âm lại được để ở tầng cao nhất.
- Thưa ngài, tác giả pho tượng là ai thế?
- Anh ta là Trương Bạch, thiên hạ không ai biết. Tôi cùng chỉ được nghe về cuộc đời anh ta qua lời vị nữ trụ trì am Kê Minh. Tỏi phải hiến một số điền sản lớn cho ni cô am - cái mụ chủ trì giảo hoạt đó - bà ta mới chịu đổi cho pho tượng ngọc Quan Âm này. Lúc ấy vị ni cô chủ của pho tượng ngọc Quan Âm này đã chết rồi. Để pho tượng ở chỗ bảo tàng của tôi tất nhiên là tốt hơn để ở am ni cô nhiều.
Pho tượng điêu khắc nhỏ được tạc bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong trẻo được đặt trong một cái hộp pha lê. Hộp pha lê lại được để ở chính giữa tầng lầu cao nhất, phía ngoài có chấn song đánh bằng thép ròng, không ai nhấc nổi.
- Hễ đi quanh pho tượng một vòng, cặp mắt pho tượng biết nhìn theo anh đi chuyển đó.
Nêu đúng như ông nói thì pho tượng này thú vị thật, hệt như người sống vậy. Tôi liền đi quanh một vòng, quả nhiên đôi mắt pho tượng nhìn theo tôi thật. Rõ ràng là chuyện ‘"bất khả tư nghì" {không thể tướng tượng nổi).
Pho tượng Quan Âm trông có vẻ thật thê thảm, dáng người như bay lên trong một sát na, tư thế sống động đến kinh người. Tay phải giơ cao, đầu hơi ngửa người về phía sau. Tay phải hơi duỗi ra phía trước, vẻ mặt của một người nữ đang cùng người yêu lúc tình tan vĩnh biệt. Pho tượng điêu khắc tuy biểu hiện Quan Âm Bồ Tát lên trời, tay duỗi ra biểu thị ban phúc cho chúng sinh nhưng cứ nhìn thần tình trên nét mặt thì chẳng ai nghi rằng bà đang giáng phúc cho chúng sinh. Toàn thân pho tượng chỉ lớn chừng 18 thốn (tấc Tàu) khó ai có thế ngờ được nhà nghệ sĩ có thể biểu hiện được những kinh nghiệm sống động khó quên như thế. Ngay đến quần áo trên pho tượng cũng ly kỳ độc đáo, hoàn toàn là do sáng tạo đặc biệt của cá nhân nghệ sĩ.
Tôi hỏi:
- Vị ni cô ấy tại sao lại có được pho tượng này?
- Ông hãy nhìn kỹ pho tượng này mà xem. Tư thế bay lướt, trong ánh mắt đủ vẻ yêu đương, lo sợ, thống khổ...
Nói đến đây, ông dừng lại một chút rồi tiếp:
- Thôi, chúng ta xuống đi, tôi sẽ kể cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện.
Ni cô nọ tên là Mỹ Lan, lúc lâm tử mới kể lại câu chuyện này, Có thể ni cô chủ trì chưa hẳn đã hoàn toàn kể đúng mọi chi tiết tỉ mỉ trong câu chuyện, cũng có lẽ có chỗ bà ta thêm bớt chút đỉnh, nhưng rõ ràng câu chuyện này sống động tuyệt vời. Đại khái hơn trăm năm trước, Mỹ Lan thuở đó là một thiếu nữ thanh xuân, ngụ trong một dinh thự có hoa viên tại thành Khai Phong. Vì là con gái duy nhất của quan lớn Trương Thượng Thư nên nàng được kiều dưỡng, yêu chiều tột bậc. Cha nàng là người rất nghiêm, nhưng với con gái lại rất mực yêu dấu. Như mọi nhà quan, nhà nàng cũng có những người thân thích đến trọ trong nhà để ăn học hòng mong kiếm chỗ làm ở chốn nha môn.
Một hôm, có người cháu xa tìm đến Trương phủ, tên anh ta là Trương Bạch, mười bảy tuổi, là người thông minh, hoạt bát, sảng khoái. Tuy mới mười bảy tuổi, nhưng người cao, ngón tay tháp bút, dài và rất đẹp, không giống như những trẻ nhà quê khác. Cả nhà họ Trương đều có hảo cảm với chàng. Phu nhân quyết định xếp chàng vào việc tiếp khách dù chàng không biết đọc biết viết. Trương Bạch lớn hơn Mỹ Lan ngót một tuổi, cả hai còn trẻ nên thường cùng nhau cười nói, chuyện trò thân mật. Chàng hay kể cho Mỹ Lan nghe chuyện làng quê, Mỹ Lan rất thích. Nhưng chỉ độ mười ngày sau, tình cảm nồng nàn của cha mẹ Mỹ Lan đối với chàng nhạt dần bởi tính tình chàng lạ lùng, lại thích cô tịch. Chàng hay quên bổn phận của mình, đã thế lại không thể là người giúp việc tốt, khi phạm lỗi không chịu để người trách mắng. Do đó, phu nhân bèn chuyển chàng sang việc chăm sóc vườn hoa, công việc mà chàng cảm thấy thích hợp hơn.

Trương Bạch thuộc loại người sinh ra đã có tính sáng tạo, không phải kiểu học vấn thế tục mà có được. Chàng thích sống chan hòa với thiên nhiên, hoa, chim và thả rong khắp nơi nghe chim ca hót, như thể ta đây chính là chủ tể của vạn vật. Không ai chỉ dạy, một mình chàng cùng có thể làm nên những vật kinh người. Chẳng có thầy dạy bảo, chàng cũng học được cách vẽ tranh, lúc rỗi việc, lại làm những cái đèn lồng rất đẹp và tinh xảo, hoặc dùng đất nhào nặn những con giống nhỏ, sinh động như vật sống. Năm mười tám tuổi, chàng vẫn như không có sở trường gì. Thế thì chàng hấp dẫn Mỹ Lan ở chỗ nào? Ngay Mỹ Lan cũng không biết nữa. Chàng chỉ khác người thôi. Người chàng cao, đẹp trai, đối với ai chàng cũng có ma lực lôi cuốn. Trừ cha mẹ Mỹ Lan, mọi người trong nhà đều mến thích chàng. Hai anh em ngày càng thân mật, nhưng sự thực hiển nhiên là hai người cùng họ không thể lấy nhau được.
Một hôm, Trương Bạch thưa với phu nhân xin đi tìm học một nghề làm ăn. Chàng tìm đến một hàng bán đồ ngọc xin học việc. Phu nhân cho như thế cũng hay bởi chàng cùng Mỹ Lan tình cảm cũng chưa sâu đậm lắm. Trương Bạch vẫn ở lại trong phủ, hàng ngày chiều chiều trở về chuyện trò ít nhiều với cô em họ.
Một hòm phu nhân bảo Mỹ Lan:
- Mỹ Lan à, con với biểu huynh đều lớn cả rồi. Tuy nó là anh họ của con, nhưng hai đứa cũng không nên thường xuyên gặp gỡ thân mật quá.
Nghe mẹ nói, Mỹ Lan đâm ra nghĩ ngợi. Thực ra Mỹ Lan cũng không rõ là nàng đã yêu Trương Bạch. Chiều hôm ấy, nàng tìm gặp Trương Bạch ở ngoài hoa viên. Ngồi trên băng ghế đá, dưới ánh tràng, tình cờ nàng nhắc lời mẹ dạy:
- Bạch ca! Nàng nói, mặt hơi đỏ vì thẹn thùng. Mẹ bảo em không nên thường gặp anh đấy.
- Phải, chúng mình đều lớn cả rồi.
- Nhưng, sao lại phải thế nhỉ? Nàng cúi đầu như thế tự hỏi.
Trương Bạch sẽ choàng tay ôm ngang lưng Mỹ Lan nói:
- Là vì... em càng ngày càng khiến anh say đắm, càng khiến anh mãi tơ tưởng đến em. Có em ở bên, anh rất sung sướng. Không có em, anh cô quạnh, buồn bã biết bao.
Mỹ Lan th dài hỏi:
- Thế bây giờ anh có sung sướng không?
- Có, anh sung sướng lm. Có em ở bên tuyệt vời làm sao. Mỹ Lan ơi, em là của anh, anh là của em.
Giọng Trương Bạch hết sức dịu dàng, tha thiết.
- Chắc anh cũng biết mình không thể lấy nhau được. Sắp tới cha mẹ sẽ gả chồng cho em.
- Không, không. Em đừng nói thế, đừng bao giờ nói thế.
- Em nói thật đấy, anh à.
- Anh chi biết rằng... Trương Bạch kéo Mỹ Lan vào lòng. Từ buổi khai thiên lập địa, em sinh ra là vì anh, anh cũng vì em mà sống. Anh quyết không để em xa anh. Anh yêu em không sao kể xiết.
Mỹ Lan dẫy ra khỏi lòng Trương Bạch, chạy thẳng về phòng. Tình yêu bừng thức ở tuổi thanh xuân thật đáng sợ, lại càng đáng sợ hơn lả khi cả hai bên nam nữ đều hiểu rõ cảnh ngộ của nhau, huống hồ họ lại thường nếm qua cái vị vừa ngọt ngào, vừa cay đắng của cảnh cầu mà không được (tương tư). Đêm ấy, Mỹ Lan nằm thao thức, không ngừng nhớ lời mẹ dạy rồi lại nghĩ đến lời của Trương Bạch, tâm sự bời bời. Chỉ nội đêm ấy, nàng đã hoàn toàn thay đổi. Cái biện pháp ức chế hai người đã khiến cho tình yêu thức tỉnh. Cảm thấy không sao tránh được tình yêu quấn quít, hai người cố tránh mặt nhau. Mãi ba hôm sau, với vẻ xấu hổ thẹn thùng, Mỹ Lan tìm gặp Trương Bạch. Vì hai người lén hẹn hò nên ngọn lửa ái tình lại càng bốc cao không thế nào đè nén. Những ngày ấy, với nhiệt tình thanh xuân, với những hối hận dịu dàng và thời gian ly biệt ngắn ngủi vừa qua càng khiến thề ước thêm sâu, ngọt ngào thêm đượm mà đau khổ cũng nhiều. Hai người đều biết rằng họ phải khuất phục một sức mạnh không thế cưỡng nổi. Hai người không màng đến điều gì, chỉ biết yêu nhau, yêu nhau thắm thiết. Cứ theo phong tục tập quán thời ấy, lẽ ra cha mẹ Mỹ Lan đã phải kén cho nàng một ngườỉ chồng danh giá, nhưng đám nào nàng cũng cự tuyệt. Thậm chí có khi còn nói nhất định không lấy chồng khiến cha mẹ hết sức ngạc nhiên. Nhưng Mỹ Lan còn trẻ, cha mẹ cũng không ép lắm, vả họ chỉ có một đứa con gái nên cũng muốn cho nàng ở nhà thêm vài năm nữa. Trong thời gian đó, Trương Bạch vẫn làm việc, ra sức rèn luyện tay nghề. Trong việc điêu khắc đồ ngọc, chàng nhận ra việc làm này gần với thiên tính của mình. Chàng như người sinh ra đã là nhà nghệ thuật. Không bao lâu, chàng đã tự phát triển để trở thành một tay thợ giỏi trong nghề. Chàng say sưa với món điêu khắc, làm việc mê mải không biết mệt. Những chỗ tinh vi của đồ vật, hễ chưa làm được hoàn mỹ thì nhất định không chịu thôi. Vị thầy dạy nghề ở cửa hàng rất kinh ngạc trước tài năng của chàng. Những nhà giàu đặt mua hàng ngày càng nhiều, Một hôm, cha Mỹ Lan quyết định hiến Hoàng Hậu một món đồ lễ mừng thọ. Ông nghĩ phải hiến món gì tuyệt diệu. Vả, ông mới tìm được một khối ngọc thạch lớn, loại thượng đẳng. Chiều ý vợ, ông đích thân đến cửa hàng Trương Bạch làm việc để đặt hàng. Đứng ngắm nghía những món đồ điêu khắc của Trương Bạch, trước những tác phẩm sắc sảo của chàng, ông khen ngợi nức nở. Rồi ông nói:
- Cháu ạ, đây là lễ phẩm dùng để biếu Hoàng Hậu. Nếu điêu khắc đẹp, nhất định cháu sẽ phát tài to đó.
Trương Bạch ngắm kỹ khối ngọc thạch, mân mê khối đá chưa từng được tỉa tót nọ mà lòng cảm thấy dậy lên một niềm vui. Chàng nói mình sẽ dùng khỏi ngọc thạch này để tạc một pho tượng Quan Âm. Chàng tin chắc mình có thề tạc thành một mỹ nữ tuyệt thế xưa nay chưa ai từng thấy. Nhưng một khi chưa tạc xong pho tượng Quan Âm, chàng nhất quyết không cho ai thấy.
Điêu khắc xong, tư thế và tinh thần của pho tượng hoàn toàn phù hợp khuôn mẫu truyền thống. Thật là một nghệ phẩm tuyệt vời. Từ nghi thái đến phong tư, mỗi mỗi đều toát lên vẻ ưu mỹ, nhàn nhã rất mực. Ngoài ra, chàng còn làm được những chỗ mà các tay thợ khác không làm được, đó là ở trên tai Quan Âm, chàng điêu khắc một đôi hoa tai có th chuyển động được. Lại nữa, đôi thùy châu rất là tinh xảo, mỏng dầy hoàn toàn giống như người sống, khiến ai nhìn cũng mê. Còn nữa, mặt Quan Âm giống hệt Mỹ Lan, người chàng yêu dấu. Dĩ nhiên, Thượng Thư rất thích. Ngài tin chắc rằng trong vô số những trân bảo ở hoàng cung, pho tượng này chắc chắn là "xuất quần bạt tụy". Thượng Thư bảo:
- Gương mặt tượng tạc giống Mỹ Lan lạ lùng...
- Vâng. Trương Bạch đáp với vẻ đắc ý. Đó là do cảm hứng của cháu.
- Ừ, từ nay về sau, sự thành công của cháu hẳn không còn là vấn đề nữa. Ngài thượng thư nói với vẻ niềm nở, đoạn ông nói tiếp:
- Ta giúp cháu gặp được cơ hội may mắn như vậy, cháu nên cảm ơn ta mới phải.

Trương Bạch đã thành danh, nhưng điều ước nguyện tha thiết nhất của chàng thì lại không thể nào thành được. Không chiếm được Mỹ Lan thì thành danh mà làm gì. Chàng tự biết nguyện vọng lớn nhất trong lòng không thể đạt được nên đâm ra chán nản đối với công việc. Dù người ta trả công rất hậu, chàng cũng không chịu nhận hàng. Không có cách nào khác, chàng đã dứt khoát không làm là không làm khiến vìên trưởng quỹ cửa hàng đồ ngọc rất bực.
Mỹ Lan đã hai mươi mốt tuổi rồi, lẽ ra đã có gia đình và làm mẹ rồi. Thế mà vẫn chưa lập gia đình. Bây giờ, có người làm mai cho nàng một nhà quyền thế lớn, Nàng không thể lần lửa được mãi. Thế là chẳng bao lâu, lễ đính hôn long trọng cử hành. Hai nhà trao đổi đồ lễ, Mỹ Lan và Trương Bạch hết sức thất vọng, cuống lên bàn cách dẫn nhau trốn nhà. Mỹ Lan tin vào tay nghề của Trương Bạch đủ để mưu sinh, nghĩ bụng như thế chắc cũng đủ sống với nhau ở một phương xa.
Hai người dự định đêm đến sẽ trốn đi theo lối cửa sau hoa viên. Đêm hôm ấy, chẳng may có một lão bộc từ bóng tối nhìn thấy hai người liền sinh nghi. Lão bộc nghĩ không nên để cho nhà Trương Thượng Thư xảy ra việc xấu xa nhơ nhuốc, nên liền chạy đến túm lấy Mỹ Lan không để cho nàng trốn. Trương Bạch không còn cách nào khác liền xô lão bộc ra. Lão bộc loạng choạng đứng không vững, nhưng thà chết chứ không chịu buông. Trương Bạch tống cho lão một quả đấm khiến lão ngã lăn chiêng bên hòn giả sơn, dập đầu vào cạnh sắc hòn đá, lão ngã vật ra chết, Hai người thấy lão bộc chết, hoảng hốt cuốn chạy như bay.
Sáng hôm sau, cả nhà mới phát hiện hai người bỏ trốn, còn lão bộc thì mất mạng. Tức thì, một mặt tìm cách che giấu việc xấu xa, một mặt tìm đủ cách để tìm bắt Mỹ Lan và Trương Bạch. Kết quả, phí công vô ích. Thượng Thư đại nhân giận lắm, lập lời thề:
- Ta sẽ lùng khắp chân trời góc bể, không bất được nó về giải lên quan, quyết không thôi.
Sau khi trốn khỏi kinh đô, hai người bạn tình không ngừng chân nghỉ, cứ nhắm hướng trước đi miết, tránh các thành thị lớn. Họ vượt qua Trường Giang đến tận Giang Nam. Trương Bạch bảo Mỹ Lan:
- Anh nghe nói miền Giang Tầy có nhiều ngọc tốt.
- Anh định sẽ lại tiếp tục nghề điêu khắc ngọc nữa à? Mỹ Lan ngập ngừng hỏi. Anh tạc tượng người đẹp tuyệt, chỉ trông là biết ngay do anh tạc.
- Chúng ta chẳng định sống bằng nghề điêu khắc là gì? Trương Bạch hỏi.
- Mình không có ý giết lão bộc. Nhưng nay thì người ta đều cho rằng chúng ta mưu hại lão. Anh tính xem có nên đổi mặt hàng không? Chẳng hạn, làm đèn lồng hoặc làm những con búp bê nặn như dạo nào được không?
- Làm sao anh có thể làm những loại ấy được, Anh thành danh là nghề điêu khắc ngọc cơ mà.
- Đúng rồi, anh nổi tiếng về nghề điêu khắc ngọc, nhưng e cùng bị lụy vi nghề ấy đấy.
- Anh nghĩ bất tất phải lo. Giang Tây cách kinh đô ngót nghìn dặm. Chẳng ai biết chúng mình đâu.
- Thế thì anh hãy đổi phong cách đi, chẳng cần điêu khắc đẹp đẽ cho lắm. Chỉ cần có người mua là được.
Trương Bạch cắn môi, không nói năng gì, Chả lẽ chàng lại chiếu theo nghìn vạn tay thợ tầm thường mà điêu khắc hay sao? Ẩn tích mai danh, cẩu thả để được an ổn sống trộm, sống lén vậy sao? Nhất là, lại do chính tay mình hủy diệt nghệ thuật đi sao? Hoặc là để cho nghệ thuật hủy diệt mình? Đây là những điều chàng hoàn toàn chưa nghĩ đến.
Rõ ràng trực giác của người vợ là đúng. Nàng sợ rằng điêu khắc những vật tầm thường dung tục không hợp với tính cách của chồng. Nàng cũng biết ngay từ lúc hai người qua Trường Giang là đã có một sức mạnh thần bí nào đó lôi cuốn chồng nàng lai vãng trên những con đường lớn có những cửa hàng buôn bán đồ ngọc ở tỉnh Giang Tây. Con đường lớn này từ Giang Tây vượt qua những núi non cao vòi vọi ở tỉnh Quảng Đông rồi thông đến những vùng bình nguyên giàu có ở Đông Nam. Hai người không dám trú lại Narn Xương, tỉnh Giang Tây, mà họ cứ đi thẳng đến Cát An. Đến Cát An người vợ lại nhắc nhở chồng thay đổi mặt hàng. Giang Tây là nơi sản xuất thứ đất sét tốt nhất, sản xuất đồ gốm tốt nhất. Đồ gốm cũng có thể thỏa mãn được thiên tài nghệ thuật của chàng, nhưng Trương Bạch không nghe vợ. Chàng bảo:
- Nếu anh làm đồ sành sứ thì các đồ anh làm ra mọi người cũng có thể nhận ra được. Lẽ nào, em chịu để anh làm những đồ sành sứ dung tục như thế sao? Ở đây dù anh nhận điêu khắc những đồ ngọc cũng có thể bình an vô sự.
Thật rất trái với trực giác của người nữ, Mỹ Lan bất đấc dĩ chiều ý chồng. Nàng bảo:
- Thế thì, anh thân yêu hãy vì em, muôn nghìn xin chớ nổi tiếng. Chúng ta hiện nay điêu đứng lắm rồi, nếu anh lại nổi tiếng nữa, e mình chỉ còn mỗi nước chết mà thôi.
Bởi lo sợ nên Mỹ Lan mới thốt lên những lời ấy, nhưng nàng cũng thừa hiểu chồng nàng mà không làm nên những vật hoàn mỹ thì chẳng khi nào cam tâm. Chàng có mỹ cảm cao siêu, rất thích sự hoàn mỹ, đối với tác phẩm của mình vừa có lòng tự trọng lại vừa kiêu ngạo, và nhất là tình yêu sôi nổi của chàng đối với ngọc thạch! Điều mà chàng trốn tránh, chẳng phải là sợ bọn nha dịch theo bắt mà là chính bản thân chàng. Chàng cảm giác được cái hương vị chua xót, bi kịch của chính hoàn cảnh của mình. Trương Bạch bán đồ trang sức của vợ, mua một số ngọc thạch đủ loại và mở một cửa hiệu. Mỹ Lan xem hàng làm, thường can:
- Đẹp lắm rồi, chẳng ai làm đẹp như thế nữa đâu. Vì em đi, đừng phí công làm đẹp thêm nữa, suy nghĩ lại đi anh...

Mỹ Lan cứ luôn can ngăn. Trương Bạch chỉ biết nhìn nàng cười khổ. Mới đầu chàng chỉ làm một ít vòng tay và đồ trang sức bình thường, nhưng làm ngọc thạch là phải truyền cho ngọc cái tinh thần của chính mình, cần phải có những thủ pháp đặc biệt, nên mới đầu chàng chỉ khắc những vòng tai rồi dần đã chàng làm thêm những vật rất đáng yêu như khỉ trộm đào tiên và đủ loại đồ có tính cách khác nữa. Lương tâm cảm thấy bất an nên chàng thường miệt mài vào công việc điêu khắc. Chàng trút vào công việc tất cả tâm lòng của người thợ, tạo nên những đồ vật rất xinh đẹp, càng bộc lộ rõ thiên tài sáng tạo của mình. Những tác phẩm chàng cảm thấy tâm đắc, vừa tạc xong liền được người ta tranh nhau cướp lấy, với giá rất hậu. Mỹ Lan thấy vậy khẩn khoản năn nỉ chồng:
- Em lo quá. Anh càng ngày càng nổi tiếng. Em hiện đang có thai, xin anh rất nên thận trọng thì hơn.
Trương Bạch reo lên:
- Có con rồi ư? Đến bây giờ mới có thể gọi là một gia đình chứ.
Rồi chàng hôn nàng. Cái điều chàng vẫn nhận thấy ở nàng trước đây, đàn bà là giống người nước Kỷ, chúa hay lo sợ hảo huyền, phút chốc đã thành khói mây tiêu tán hết. Mỹ Lan lẩm bẩm như nói một mình.
- Nhưng mà chúng ta sống thế này đã là quá tốt rồi còn gì.
Quả vậy, hai người làm ăn rất khấm khá. Chỉ sau một năm, hiệu đồ ngọc Bảo Hòa đã có tiếng tăm lừng lẫy. Giới thượng lưu đổ đến mua đồ ngọc ở cửa hiệu của chàng, khiến thành Cát An cũng vì đấy mà nổi tiếng về đồ ngọc. Ai đi ngang nơi này cũng đều dừng chân chọn mua những vật trang sức xinh đẹp.
Một hôm, có một người khách vào hiệu, ngắm nghía khắp mặt hàng bày bán, đoạn hỏi Trương Bạch:
- Anh có phải là Trương Bạch? Là thân thích của Trương Thượng Thư ở Khai Phong phải không?
Trương Bạch vội chối, nói xưa nay chàng chưa đến Khai Phong bao giờ. Người nọ tỏ vẻ ngờ vực, hỏi vẻ dò xét:
- Anh nói tiếng phương Bắc rất thạo, anh đã lấy vợ chưa?
- Lấy hay chưa, can gì đến ông!
Mỹ Lan ở sau cửa hiệu lén nhìn ra, Khách đi rồi, nàng báo cho Trương Bạch biết đó chính là một viên quan nhỏ ở nha môn của cha nàng. Đại khái những mặt hàng ngọc của Trương Bạch đã tiết lộ lai lịch của chàng.
Hôin sau, người nọ lại đến. Trương Bạch bảo khách:
- Tôi nói thật cho ông biết, tôi chẳng hiểu ông nói nhăng nói cuội gì cả.
- Được, vậy để tôi kể sự việc của Truơng Bạch cho anh nghe: Hắn phạm tội giết người, lại dụ dỗ tiểu thư con quan Thượng Thư trốn nhà ra đi, ăn cắp đồ châu báu của người. Muốn tôi tin anh không phải là Trương Bạch thì xin hãy mời thái thái ra cho tôi xin một ly trà. Nếu tôi thấy không phải là tiểu thư con quan lớn Thượng Thư thì thôi vậy.
- Tôi mở cửa hiệu làm ăn đàng hoàng, hợp pháp. Nếu ông muốn gây sự với tôi thì xin mời ra khỏi nhà tôi ngay!
Người nọ cười gằn một tiếng, bỏ đi. Vợ chồng Trương Bạch vội vàng gói ghém đồ ngọc cùng các vật quý giá rồi thuê một chiếc thuyền. Trời chưa rạng sáng đã đưa nhau trốn chạy, cứ ngược dòng sống đi miết, bấy giờ đứa con mới được ba tháng.
Có lẽ vì mệnh vận xui xẻo hay do mệnh trời xui khiến, đến Lại Huyện thì đứa bé bị bệnh nên buộc lòng phải ngừng lại. Suốt tháng ròng đi đường thủy, tiền nong hao gần hết. Trương Bạch phải đem một món đồ ngọc tinh xảo đi bán cho một khách buôn ngọc họ Vương. Món đồ đó tạc hình con chó một con mắt nửa nhắm nửa mở. Người khách buôn vừa thấy, vội nói:
- Ồ, đây là đồ ngọc hiệu Bảo Hòa đấy mà. Các hiệu khác làm sao làm nổi.
- Phải, tôi mua ở hiệu Bảo Hòa đấy. Trương Bạch dậy lên niềm vui sướng.

Lại Huyện nằm dưới một dải, núi non cao lớn. Hôm ấy là ngày mùa đông, Trương Bạch rất say mê cái bầu trời lam rộng và không khí trong lành của vùng núi non này. Chàng bàn với vợ hãy tạm nán lại chốn này. Bệnh của đứa bé đã thuyên giảm. Trương Bạch quyết định lại mở một cửa hiệu. Lại Huyện là một thành thị lớn, hai vợ chồng đều nghĩ là nên dời xa hơn một chút đến một vùng cách thành hai mươi dặm thì an toàn hơn. Trương Bạch lúc này cũng cần phải bán thêm một món đồ ngọc nữa. Mỹ Lan hỏi chồng:
- Anh bán làm gì?
- Chúng ta cần có tiền để mở cửa hiệu, em ạ.
- Lần này thì anh phải nghe em mới được, chúng ta mở cửa hiệu đồ gốm.
- Để làm gì? Trương Bạch hỏi rồi bỗng nghẹn lời
Chỉ vì anh không nghe em mà suýt nữa chúng mình bị bắt. Đồ ngọc đối với anh như là sinh mạng, nhưng so với vợ con thì đằng nào hơn? Thôi hãy tạm nán lại, đợi sự việc nhạt đi rồi sau này hãy tạc đồ ngọc.
Trương Bạch bất đắc dĩ mở một cửa hiệu chuyên nặn tượng đất sét. Chàng nặn hàng mấy trăm pho tượng Phật. Nhưng hàng tuần, khi gặp những khách buôn ngọc từ Quảng Châu về ghé ngang thì khát vọng điêu khắc đồ ngọc trong lòng chàng lại càng sôi nổi. Chàng thường thả rong trên đường phố, tạt vào các hiệu bán đồ ngọc để xem, mắt không khỏi long lên giận dữ, về nhà, nhìn đảm tượng nặn ướt nhèm nhẹp, chàng chỉ biết vò đầu bứt trán.
Đất sét, ôi đất sét! Ta giỏi tạc đồ ngọc, cớ sao lại đi làm cái đồ chết tiệt này!
Thấy đôi mắt bừng lửa hận của chàng, Mỹ Lan rất sợ vội bảo:
- Chẳng lẽ anh lại muốn chết đấy ư?
Một hôm, tay buôn đồ ngọc họ Vương gặp Trương Bạch, mời chàng vào hiệu y ngồi chơi, ngỏ ý muốn mua thêm mấy món đồ ngọc hiệu Bảo Hòa của chàng.
- Ồng ở đâu về đây? Trương Bạch hỏi họ Vương.
Tôi vừa từ Cát An về. Nói đoạn họ Vương mở bao khoe. Ông xem đây, chính cống là vật hiệu Bảo Hòa làm ra.
Trương Bạch im lặng không nói, chừng họ Vương lấy ra một con vượn bằng mã não, Trương Bạch kêu:
- Đồ giả đấy!
Họ Vương thong dong đáp:
- Đúng. Tôi cũng thấy mặt con vượn không có thần khí. Thế ra ông cũng rành nghề này sao?
- Đương nhiên, tôi cũng là người trong nghề. Trương Bạch trả lời nhạt nhẽo.
- Ồ, phải rồi, tôi nhớ có lần ông có bán cho tôi một con chó nằm. Thú thực, có nói ông nghe cũng chả sao, con chó đó tôi đem bán đi được gấp trăm lần giá mua của ông. Thế ông còn những đồ tốt như vậy không?
- Để tôi cho ông xem con vượn mã não thật của hiệu Bảo Hòa.
Tại cửa hiệu của mình, Trương Bạch đưa cho họ Vương xem con vượn mả não chàng tạc hồi ở Cát An. Họ Vương lại nài nỉ, làm xiêu lòng Trương Bạch để rồi lại mua được con vượn.

Lần thứ hai đến Nam Xương, họ Vương khoe với mấy người bạn có cửa hiệu bán đồ ngọc rằng ở phương Nam có một gã nặn đồ gốm tầm thường có rất nhiều đồ ngọc quý hiếm như vậy. Y nói thêm:
- Cái gã đó mà cũng có được những đồ ngọc tốt hết sức. Thật lạ lùng!
Đại khái, khoảng hơn sáu tháng sau, có ba tên nha dịch đến cửa hiệu của Trương Bạch, mang theo một tờ trát bắt Trương Bạch và tiểu thư con quan Thượng Thư áp giải về kinh đô. Viên quan nhỏ của quan Thượng Thư cùng đi với bọn nha dịch nọ. Trương Bạch nói:
- Các anh hãy thư thư cho một tí để tôi thu xếp chút đồ vật mang theo.
Mỹ Lan bảo chồng nhớ mang theo đồ chơi của con nữa đấy.
- Còn các chú, chớ quên đứa bé này là cháu ngoại của Thượng Thư đại nhân, trên đường đi mà có sao thì các chú chớ có trách.
Mấy tên nha dịch đã được lệnh của Thượng Thư là dọc đường phải đối xử tử tế với mấy người họ nên Trương Bạch và vợ được phép vào nhà trong còn bọn nha dịch thì đứng chờ ở cửa trước.
Thật là cảnh ly biệt đau lòng đứt ruột. Trương Bạch hôn vợ và đứa con nhỏ rổi nhảy qua cửa s trốn chạy. Lần ly biệt ấy, trọn đời không còn ngày gặp gỡ. Mỹ Lan đứng trong cửa sổ, thầm thì với chồng:
- Em yêu anh mãi mãi. Từ nay trở đi, anh chớ có động đến ngọc thạch nữa.
Mỹ Lan đứng trong cửa sổ, cánh tay nhấc cao cao lên, biểu thị sự vĩnh biệt. Trương Bạch ngoái đầu nhìn nàng lần chót.
Khi bóng Trương Bạch đã mất hút rồi, Mỹ Lan mới quay vào. Ra nhà ngoài, nàng vẫn tỏ ra bình tĩnh như thường. Nàng xếp đồ vật vào trong đãy, giả vờ vội vội vàng vàng gói ghém, nhờ một tay nha dịch bế giùm đứa nhỏ rồi vừa gói đồ vừa gợi chuyện với bọn nha dịch. Đến khi bọn nha dịch phát ngờ, chạy bổ vào nhà trong lục xét thì Trương Bạch đã biến dạng hồi nào.
Mỹ Lan về đến nhà thì mẹ nàng đã mất, cha nàng già đi nhiều. Nàng chào hỏi cha, vẻ mặt cha lạnh lùng không chút nào tỏ vẻ tha thứ cho nàng. Thượng Thư liếc nhìn cháu ngoại, vẻ mặt ông hơi dịu lại. Trương Bạch trốn mất biệt như vậy lại khiến Trương Thượng Thư phần nào nhẹ nhõm. Vì nếu Trương Bạch không trốn chạy thì ông cũng không biết sẽ xử lý làm sao. Nhưng rõ ràng là ông vẫn không thể nào tha thứ cho Trương Bạch. Vì Trương Bạch mà hủy hoại cả cuộc chung thân của con gái ông. Vì Trương Bạch mà khiến cả nhà ông lâm vào cảnh thế thảm đường này.

Một năm trôi qua, không có tin tức gì của Trương Bạch. Một hôm, Dương Tri Châu ở Quảng Châu về chơi kinh đô. Trương Thượng Thư cho dọn yến tiệc tẩy trần. Trong lúc tiệc tùng, Dương Tri Châu kể là ông có đem theo một pho tượng tạc cực kỳ quý báu, vẻ đẹp của nó có thể đọ được với pho tượng ngọc Quan Âm của Trương Thượng Thư từng hiến cho Hoàng Hậu ngày nọ, vả lại về phong cách cũng giống nhau lạ lùng, còn cái nét tế nhị của nghệ thuật điêu khắc thì cũng giống nhau hết sức.
- Có thể bảo, pho tượng này đặc biệt tinh xảo và đẹp đẽ. Tôi định hiến Hoàng Hậu để phối hợp thành một bộ với pho ngọc Quan Âm của bác ngày trước.
Khách trong tiệc đều tỏ ý nghi ngờ. Mọi người đều cho rằng không đời nào có một món đồ ngọc nào sánh được với pho ngọc Quan Âm trước.
- Thế thì, đợi đấy rồi các vị sẽ thấy. Dương Tri Châu cao hứng nói.
Tiệc xong, mâm bàn được dọn đẹp sạch sẽ. Dương Tri Châu sai người ôm vào một chiếc hộp gỗ bóng bẩy. Ông mở hộp lấy ra một pho bạch ngọc Quan Âm, nâng niu đặt trên bàn. Cả nhà bỗng im phăng phắc. Trên bàn lúc ấy chính là pho tượng Quan Âm đại từ đại bi với vẻ thâm thiết mà tôi sưu tầm được hiện nay.
Một tì nữ vội vàng chạy đi báo cho Mỹ Lan tiểu thư. Mỹ Lan đi vào nhà xem. Vừa thấy pho tượng trên bàn, mặt nàng tái mét. Nàng thì thầm:
- Chàng lại tạc tượng rồi, ta biết ngay, chính là của chàng.
Rồi nàng gượng làm ra vẻ binh tĩnh, đi vào nhà sau lắng nghe xem Trương Bạch sống chết thế nào.
- Nhà nghệ sĩ đó có còn sống không, thưa ngài? Một vị khách hi.
Dương Tri Châu đáp:
- Người này, có thể nói là một con người rất lạ kỳ. Anh ta không phải là một thợ ngọc bình thường. Tôi được biết anh ta qua lời giới thiệu của đứa cháu gái. Lúc cháu xuất giá, có mượn vợ tôi một chiếc vòng để đeo. Hai chiếc vòng là một bộ, trên vòng khắc đôi rồng quấn quít nhau. Người thợ khắc thật vô cùng tinh vi đẹp đẽ. Vì cháu vô ý lỡ tay làm gãy một cái. Nó rất lo sợ, tiếc ngẩn ngơ, bởi vì bộ vòng đó rất tinh vi đẹp đẽ, nói thẳng ra là không còn cách nào để thành một đôi được nữa. Nó quyết tìm thợ làm lại chiếc bị gãy để hợp thành một đôi. Nó bèn đi khắp các cửa hiệu làm đồ ngọc, nhưng không có cửa hiệu nào dám nhận làm. Họ đều nói thẳng là: "Bây giờ không ai làm được vật đẹp đẽ như thế nữa". Thế là cháu tôi bèn dán một tờ giấy ở quán trà, công khai mời người. Chẳng bao lâu có một người quần áo tồi tàn đến nhà, bằng lòng nhận làm theo yêu cầu. Đưa chiếc vòng ra cho xem, anh ta bảo làm được và thế là anh ta làm một chiếc để hợp đôi với chiếc còn lại. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe kể về anh ta. Sau đó, nghe nói Hoàng Hậu có ý muốn làm một pho tượng nữa để phối thành một đối với pho tượng Quan Âm trước, tôi liền cho mời anh ta lại. Lúc mới đến, trông anh ta có vẻ sợ sệt như thể kẻ cướp phạm tội giết người bị bắt. Tôi phải trình bày một hồi, anh ta mới hình dung những chiếc vòng tai có thể chuyển động, anh ta hơi giật mình song vẫn không nói gì. Rồi anh ta từ từ đi lại ngắm nghía thật kỹ khối ngọc thạch. Tôi hỏi: "Sao thế nào, khối ngọc thạch này đẹp chứ?"
Lát sau, anh ta quay lại, nói với vẻ rất ngạo mạn:
- Khi ngọc thạch này dùng được, rất hợp để điêu khắc. Bao lâu nay, tôi vẫn mong tìm được khôi bạch ngọc như thế này, giờ mới thấy. Thưa ngài, tôi muốn tạc một pho tượng, không cần tiền công. Nhưng ý tôi muốn làm gì mặc tôi, không được can thiệp mới được.
Tôi liền cấp cho anh một gian phòng, trong phòng chỉ giản đơn có một chiếc giường, bàn ghế cùng những dụng cụ cần thiết. Anh ta rất quái lạ, chẳng chuyện trò với ai cả, đối với tên đầy tớ hầu vặt có khi còn tỏ ra thô bạo nữa. Anh ta bắt tay vào làm, cứ giống như có thần linh nhập vào người vậy. Suốt năm tháng công phu, anh ta không cho tôi được một lần ngắm xem pho tượng. Rồi phải ba tháng sau nữa, anh ta mới đem thành phẩm ra. Vừa nhìn, tôi có cảm tưởng choáng váng như muốn ngã, cũng hệt như chư vị vừa rồi khi mới trông thấy pho tượng vậy. Anh nhìn sáng tác phẩm của mình, mặt lộ một thần tình cực kỳ lạ lùng.
- Thưa đại nhân, chàng nói, tôi xin cảm tạ đại nhân, pho tượng này chính là vật cuối cùng lưu lại của cả cuộc đời tôi đây.
Tôi còn chưa biết đáp sao, thì anh ta đã bỏ đi. Chừng tôi sực tỉnh đuổi theo thì không còn thấy đâu nữa...
Các vị khách chợt nghe từ gian phòng cách vách một tiếng gào thảm thiết, tiếng gào của nữ nhân ấy sao mà chấn động hồn phách mọi người, đau đớn đứt gan đứt ruột mọi người. Ai nấy sững sờ kinh ngạc. Lão Thượng Thư vội chạy vào thì Mỹ Lan ngã lăn trên nền nhà. Một bạn thân quen của Thượng Thư thấy Dương Tri Châu ngơ ngác thì hạ giọng nói với ông ta rằng:
- Tiểu thư Mỹ Lan, con Thượng Thư chính là Quan Âm này đó. Tôi đoan chắc nhà nghệ sĩ nọ chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Trương Bạch, chồng của tiểu thư.
Khi Mỹ Lan hồi tỉnh, nàng rẽ mọi người đi lại bên bàn, từ từ nâng pho tượng kên... Trông nàng hệt như pho tượng khắc nhỏ. Nàng ôm pho tượng vào lòng, vuốt ve pho tượng nhỏ, tiếp xúc với pho tượng tựa hồ tiếp xúc với Trương Bạch, chồng nàng. Mọi người đều thấy rõ pho tượng ngọc Quan Âm giống hệt Mỹ Lan, người đàn bà mà Dương Tri Châu vừa được nghe đã trải qua một chuyện đời éo le đau đớn. Ông bảo Mỹ Lan:
- Con ạ, con cứ giữ lấy pho tượng này. Để rồi ta tìm lễ phẩm khác dâng Hoàng Hậu cũng được. Ta mong pho tượng này sẽ giúp con an ủi phần nào. Chừng nào con còn chưa được gặp chồng thì pho tượng này vẫn cứ coi như là của con.

Từ đó, Mỹ Lan ngày càng gầy guộc võ vàng, như thể có một loại bệnh thần bí nào ăn mòn thân thể nàng. Bây giờ thì Thượng Thư chỉ mong tìm được Trương Bạch trở về, tất cả mọi quá khứ đều tha thứ hết. Ngày xuân năm sau, Dương Đại nhân ở Quảng Châu có thư lại nói đã dùng hết mọi cách để tìm Trương Bạch nhưng vô hiệu. Lại hai năm sau nữa, một trận ôn dịch truyền nhiễm toàn thành. Đứa con của Trương Bạch bị bệnh chết. Mỹ Lan liền cạo đầu xuất gia tu ở một am ni cô. Xuất gia rồi, Mỹ Lan chỉ đem theo pho tượng Quan Âm này, có thể nói đó là tài sản duy nhất của nàng. Cứ lời vị trụ tri am nói thì Mỹ Lan tựa hồ sống ở một thế giới riêng. Nàng không cho những ni cô khác vào phòng nàng, ngay cả lão trụ trì cũng không được phép. Lão trụ trì thưa với ngài Thượng Thư rằng:
- Có người thấy Mỹ Lan hàng khuya viết từng trang, từng trang văn cầu đảo rồi đem đốt trước pho tượng.
Nàng không cho phép người lạ vào cái thế giới thần bí của nàng. Nàng có vẻ rất sung sướng và không hề lo lắng sợ hãi trước bất cứ điều gì, bất cứ ai.
Mỹ Lan vào tu ở ni cô am khoảng hai mươi năm thì chết. Cái nhục thể Quan Âm hữu sinh hữu tử đó đã chết rồi, chỉ còn lại pho Triển Ngọc Quan Âm.

Vô Danh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét