Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Ly Hồn Ký



Ly Hồn Ký
Vương Trụ, năm nay mười bảy tuổi, phụ thân mới mất, một thân khổ sở lẻ loi. Tính chàng trầm ổn, sớm khôn ngoan khác hẳn những kẻ đồng trang lứa. Vì vậy, có thể độc lực kiếm sống qua ngày.
Phụ thân lúc lâm chung đã dạy hãy đến tìm cô ở phía Nam thành Hoành Châu mà nương dựa, lại nhắc chàng đã đính hôn với biểu muội. Thuở xưa, lúc hai nhà cùng hoài thai, cha và cô đã ước hẹn với nhau, nếu một bên sinh trai, một bên sinh gái thì việc hôn nhân kể như xong.    
Vương Trụ liền bán nhà, lên đường xuôi Nam. Cứ nghĩ sắp được gặp biểu muội, lòng chàng lại nôn nao khôn tả. Ô, biểu muội, năm sáu tuổi theo phụ thân, khi người lên mạn Bắc nhậm chức chàng đã gặp rồi. Vậy mà đã mười năm xa cách, không lần gặp gỡ, chàng rất lo: không biết bây giờ em còn yếu đuối như xưa, có còn thân thiết với nhau như ngày xưa hai đứa chơi đùa, có còn ân cần quan tâm đến chàng như trước chăng?
Chàng nghĩ tốt hơn hết là hãy nhanh chân lên, nếu chậm trễ e nàng sẽ hứa hôn với người khác mất. Nhưng đường dài, thuyền đi chậm rì rì, xuôi Tương Giang, qua Động Đình, mãi mới tới sơn thành Hoành Châu, mất trọn một tháng.
Trương Nghĩa, chồng cô, mở cửa hiệu thuốc Bắc tại đây. Hàm ông ta thế bạnh, giọng nói nặng. Suốt hai mươi lăm năm, ngày nào như ngày ấy, ông ta đến cửa hàng, buôn bán đều đặn, đúng giờ tăm tắp, cứ y như một cái đồng hồ. Xưa nay, ông chưa hề đi chơi xa nhà, cũng không nghỉ việc ngày nào, thận trọng, tỉ mẩn, tiện tằn dè xẻn từng li từng tí. Việc buôn bán ngày càng phát triển, đến nay cảnh nhà phất lên, lại khuếch trương cửa hiệu, mở rộng việc làm ăn, sản nghiệp lúc càng lớn. Óng vừa cất thêm nhà mới.
Vương Trụ tim đến cửa hiệu gặp dượng. Ông hỏi oang oang:
- Cậu đến có chuyện gì đây?
Vương Trụ nói lý do. Chàng biết dượng là người tuềnh toàng, nông cạn, lại nhát gan, rất chăm việc đóng thuế, quyên nạp, được tiếng hiền lành với lối xóm, phố phường. Ông nhìn chàng tỏ ra lạnh lùng, ra vẻ trưởng thượng không chút niềm nở mà còn có phần cau có, bực bội, cả cuộc đời ông chỉ đi trên một con đường vừa thẳng vừa hẹp.
Dượng đưa chàng đến nhà mới. Vương Trụ tự xưng là thân thích ở Thái Nguyên đến, lúc ấy cô vắng nhà.
Lát sau, một cô gái mặc xiêm y màu lam đi vào phòng khách. Tiền Nương đã lớn thành một thiếu nữ yêu kiều duyên dáng, bím tóc thả bên vai, gương mặt sáng láng, mịn màng. Thấy biểu huynh, má nàng ửng hồng. Ngần ngừ một tí, nàng cất tiếng kêu khẽ:
- Phải Trụ biểu ca đấy không?
- Tiền biểu muội đây ư?
Cô gái mừng đến long lanh nước mắt, nàng kêu:
- Trời ơi! Anh đã lớn từng này rồi sao?
Nàng ngắm lường người anh họ anh tuấn. Vương Trụ cũng nói:
- Em cũng lớn đến thế sao?
Vương Trụ nhìn biểu muội với vẻ ái mộ, đồng thời nhớ lại lời phụ thân lúc lâm chung.
Một lúc sau, hai người ríu rít kể chuyện nhà mình, nhắc lại những kỷ niệm ấu thời, nhớ đến đâu kể đến đấy.
Tiền Nương có một cậu em nhỏ hơn nàng vài tuổi. Cậu rất bực vì khi không ở đâu nảy ra một người lạ gọi mình là biểu đệ. Họ xa nhau lâu quá rồi mà trong nhà cùng ít khi nhắc đến Vương Trụ.
Cô đã về, mừng rỡ, vồn vã đón tiếp đứa con của người anh đã mất. Bà là người phúc hậu, ngũ quan đoan chính, mày thanh, mắt sáng, tóc đã ngả dần sang màu muối tiêu. Tính bà mẫn cảm, khi cười, đôi môi thường hay rung động.
Vương Trụ thưa với cô, chàng đã học xong cấp huyện, cũng chưa biết sắp tới sẽ làm gì. Bà cô cho cháu biết việc làm ăn của dượng rất phát đạt. Cháu nói:
- Vâng, cháu cũng đã thấy, cô dượng ở ngôi nhà to ghê, đẹp quá!
- Dượng cháu gàn dở chết cười được. Nhà này làm xong mấy hôm, cô với các em phải giục mãi, dượng mới chịu dọn đến ở. Ở rồi, bây giờ lại tiếc hùi hụi, bảo giá dạo ấy cho thuê có phải được boo nhiều tiền không? Thôi, cháu cứ ở đây với cô. Để cô nói với dượng tìm cho cháu một công việc gì đó ở cửa hiệu.
Tối cũng chưa thấy dượng về. Khi về, lại có vẻ bực bội hơn ban sáng. Ông không buồn nói chuyện với ai. Xem ra cũng chẳng quan tâm gì đến việc người anh vợ mới chết. Đối với ông, Vương Trụ chẳng qua cũng như một đứa con côi cút của một người thân thích nghèo rớt đến cầu ông bố thí cho một việc làm mà sống.
Cô thì nhân hậu, ôn hòa. Bà có học hơn chồng. Thấy chồng quen thói con buôn lên mặt thì bà chỉ thấy nực cười, nhưng dù sao bà cũng vẫn thường chiều ý chồng. Bà dạy Tiền Nương học rồi lại rước thầy về nhà kèm, giúp nàng có nền giáo dục tốt đẹp.
Trong bữa ăn - vì bà mẹ và con gái không hiểu gì công việc làm ăn buôn bán mà người cha thì không quan tâm đến việc nào khác - suốt bữa, chẳng ai nói với ai chuyện gì. Ông có vẻ nghiêm, thói quen hống hách của một ông chủ.
Vương Trụ ở đây cũng khá lâu mà vẫn không thấy đã động gì đến việc hôn ước ngày xưa, dĩ nhiên việc đính ước giữa hai bên thuở xưa cũng chỉ là nói miệng. Nhưng Vương Trụ, cho dù năm xưa không có việc chỉ phúc đính hôn thì cô gái áo lam này cũng vẫn là người đẹp của lòng chàng.
Thấy tính Vương Trụ trẩm tĩnh, lặng lẽ rất hợp với mình, lại thêm hàng ngày gần gũi nhau nên chẳng bao lâu Tiền Nương đã thiết tha yêu người anh họ.
Mỗi khi làm thức ăn gì thì hình như nàng chỉ vi Vương Trụ mà làm riêng cho chàng. Nàng vừa sung sướng nao nao, vừa có vẻ kiêu ngạo tự hào thế nào ấy.
Dần dần, nỗi thẹn thùa, e lệ biến mất, nàng vá may, giặt giũ quẩn áo cho Vương Trụ. Nàng cảm thấy có đặc quyền chàm sóc cho chàng.
Ở nhà, mọi công việc đều đã cắt đặt rõ ràng. Trong nhà có kẻ ăn người làm, lẽ ra cô chủ như nàng chỉ cần chăm lo tổng quát. Đằng này, việc dọn dẹp phòng của Vương Trụ và các việc lặt vặt thường ngày của chàng, Tiền Nương đều cáng đáng hết, thậm chí còn không cho phép cậu em làm bừa bãi phòng của Vương Trụ nữa.
Mẹ biết Tiền Nương đã yêu Vương Trụ. Một hôm bà nhắc nhở con gái, giọng trách mỉa:
Tiền Nương à! Xem chừng thức ăn dạo này ngày càng mặn đa!
Tiền Nương đỏ mặt. Là vì có mấy bận, Vương Trụ chê thức ăn quá nhạt.
Nằm mơ, Vương Trụ cùng không ngờ ngày tháng trôi qua ngọt ngào và đẹp như hoa như thế. Ở cửa hiệu, chàng nhẫn nhục chịu đựng mọi sự cáu bẳn của dượng mà chẳng lấy làm điều. Vì Tiền Nương và để được gần Tiền Nương, chàng không từ nan bất cứ việc gì. Vì yêu Tiền Nương, chàng yêu tất cả những người thân của nàng. Với cô, đã đành chàng coi như mẹ ruột, với em trai Tiền Nương, chàng cũng xem như em ruột không sai.
Trong bữa cơm, dượng rất ít nói chuyện, cả những khi ở nhà ông cũng không chuyện trò cười nói với ai, mà ông cũng ít khi có nhà, vì cứ chiều chiều, các tay làm ăn thường đến kéo ông đi ăn cơm tiệm.
Khí trời Hoành Châu thay đổi ghê gớm. Gió núi từng chập thổi dồn về những trận cuồng phong, mưa trút. Khi vừa tạnh, mặt trời ló lên lại thiêu đốt kinh người.
Có lần Vương Trụ bị bệnh phải nằm nhà. Thấy nằm trên giường bệnh được Tiền Nương săn sóc sướng ghê nên khỏi bệnh rồi, chàng vẫn nằm cố mấy hôm nữa.
Tiền Nương khuyên:
- Thôi hôm nay đi làm kẻo ba em lại nổi sùng lên đấy!
Vương Trụ gắng gượng nói trây:
- Anh không muốn đi đây, làm gì nào!
Một hôm, Tiền Nương bảo chàng:
- Trời sắp mưa tuyết đây. Liệu mc thêm quần áo vào kẻo mắc bệnh lại thì em buồn lắm đấy!
Vương Trụ nói trây:
- Anh cứ muốn bị bệnh đây!
Tiền Nương hiểu ý chàng:
- Thôi đi, đừng dở hơi như thế!
Nàng nguýt chàng, bắt phải mặc thêm quần áo.
Một hỏm, có người cô của Tiền Nương từ Chương An đến chơi. Chồng bà này giàu sụ lại đã từng giúp cha Tiền Nương rất nhiều. Ngay cả việc mở cửa hiệu thuốc này, khi xưa, cha Tiền Nương đã phải nhờ đến tiền của anh rể. Bi vậy, đối với chị và anh rể, ông cực kỳ trung thành, trung thành gần như s hãi, cung kính gần như tôi tớ vậy. Thật là bẽ mặt cả nhà!
Thấy chị đến chơi, ông vồn vã quấn quýt. Đối với chị, một là vì tình thân cật ruột, hai là vì vốn tính khiếp nhược, trọng giàu khinh nghèo, nên lúc nào cũng xun xoa, ngày nào cũng tiệc tùng thịnh soạn khoản đãi, cúc cung tận tụy. Trong bàn tiệc, ông nói cười rôm rả, tìm đủ cách đề chiều lòng quý nhân. Dĩ nhiên, chẳng bao giờ ông có thái độ ấy với vợ con trong nhà.
Bà cô không nói gì với cháu gái việc có nhà khá giả nọ có ý gấm ghé cô. Một hôm dự tiệc ở nhà phú hộ trong thành về, bà bảo mẹ Tiền Nương:
- Con Tiền Nương dạo này trổ mã đẹp thật đấy. Năm nay lại mười tám tuổi rồi. Tôi đã làm mai nó cho cậu hai nhà họ Tưởng. Chắc cô cũng biết nhà họ Tưởng nào rồi, chính nhà họ Tưởng ấy đy!
Tiền Nương lúc ấy cũng ở gần đây, nghe lọt hết cả câu chuyện. Chỉ nghe mẹ nàng sẽ sảng nói:
- Thưa chị cả, em đã hứa gả Tiền Nương cho cháu trai của em rồi.
- Cô định nói cái cậu đang trọ trong nhà ấy ư? Hình như anh trai cô đã qua đời rồi hỉ?
- Vâng, nhưng có sao đâu. Chúng rất hợp nhau, em biết!
Nghe mẹ nói, Tiền Nương xấu hổ đỏ mặt. Bà cô cười ha hả:
- Cái cô này rõ thật hồ đồ hết sức. Nó trên răng dưới dế có quái gì. Tôi nói đây là nói đến một tấm chồng giàu sang danh giá kìa. Nhà người ta vừa thể diện vừa danh giá so với nhà mình rất môn đăng hộ đối.
Tiền Nương đứng dậy bỏ đi, sập cửa mạnh một tiếng. Bà cô nói với theo:
- Con ranh chẳng biết gì hay dở. Nó nào biết tôi vì nó hao tâm tổn sức biết chừng nào. Cô còn chưa thấy cửa nhà, vườn tược nhà người ta đấy. Làm mẹ thì không được nhu nhược quá, Cô mà trông thấy nhà người ta, tòa rộng dẫy dài, cô tạ ơn bà chị này không hết ấy chứ. Thái thái nhà họ, kim cương hột xoàn đầy tay, có phần còn to hơn cái hột chị đang đeo nữa đấy.
Bà mẹ lặng thinh, cũng không cảm ơn gì. Không hiểu sao, chuyến đến chơi Hoành Châu lần này, tự nhiên bà cô lại đâm ra khoái trá cái trò mi lái này tợn!
Xem ý bà ta quyết không chịu bỏ dở việc này. Bà ta hẹn hò tiệc tùng suốt, đi suốt ngày kể cả ngày nghỉ. Bà nán lại đây không lâu, dáng cũng muốn gây dựng cho bằng được một chuyện thú vị đáng nhớ.
Cho dù bà mẹ bằng lòng hay không, bà thừa biết cha của Tiền Nương thế nào cũng gục đầu cụp tai tuân theo một phép. Riêng Trương Nghĩa thì thấy nếu không bắt sui gia với cánh nhà giàu thì chẳng còn cách nào đề cao được địa vị và danh dự của mình. Mà ngoài điều ấy ra thì cuộc sống chẳng còn ý vị gì nữa.
Cả thành này, nhà mà ông ta hâm mộ nhất chính là nhà họ Tưởng. Họ Tưởng là một nhà thế gia. Tưởng lão đã từng làm quan ở kinh. Ông đã nhiều lần cậy cục, lân la làm quen với họ nhưng cấm được họ mời về nhà chơi lần nào. Nay được dịp này còn gì bằng. Rốt cục, bất kể bà mẹ phản đối, con gái bỏ cơm nước nằm vạ trên giường, người cha và bà cô cứ tự ý quyết định, hứa gả Tiền Nương cho cậu hai nhà họ Tưởng.
Hai nhà làm lễ đính hôn. Người vợ can chồng:
- Làm thế không ổn đâu. Con nó không bằng lòng. Ông không vào mà trông, nó đang nằm khóc đứt gan đứt ruột ra kia kìa. Bộ ông muốn nó chết hay sao? Mình phải bàn lại đã. Óng chỉ tối mắt, hám của của nhà ấy thôi!
Rồi phải khuyên nhủ mãi, Tiền Nương mới chịu trở dậy ăn uống, đi lại cất nhắc việc nhà, nhưng từ đây nàng cứ như một tù nhân đã bị tuyên xử tử hình vậy.
Việc diễn tiến thế nào, Vương Trụ biết hết. Chàng bỏ đi biệt dạng luôn hai mươi ngày, vào núi Hoành Sơn thăm thẳm, nguyền chôn vùi bao sầu thảm, tìm quên nơi bát ngát mấy ngàn. Nhưng được hai mươi ngày, chàng lại nôn nao muốn trở về thăm Tiền Nương, niềm thôi thúc quá mảnh liệt không thể cưỡng lại được.
Về đến nơi mới biết Tiền Nương mắc một chứng bệnh lạ kể từ hôm chàng bỏ đi. Tiền Nương bỗng mất trí nhớ, ngay cả mình là ai, nàng cũng không nhớ. Nàng nằm bệt trên giường, khuyên nhủ thế nào cũng không chịu dậy. Nàng không nhận ra cả cha mẹ và tôi tớ trong nhà. Miệng nàng luôn lẩm bẩm những gì chẳng ai hiểu. Ai cũng sợ nàng hóa ngây, mà đáng lo nhất là nàng không hề phát sốt, chẳng đau nhức gì, chỉ suốt ngày nằm hệt bỏ ăn bỏ uống. Mọi người dỗ dành đủ cách, nàng chỉ giương mắt đờ đẫn, thất thần, phảng phất như hồn đã lìa khỏi thân xác. Mặt nàng mới trắng bệch làm sao! Thầy thuốc bảo xưa nay chưa bao giờ gặp loại chứng bệnh như thế. Thật sự, cũng không biết được là bệnh gì.
Được bà mẹ cho phép, Vương Trụ vào phòng thăm nàng. Chàng gọi:
- Tiền Nương! Tiền Nương em!
Bà mẹ đứng bên, mặt âu lo tha thiết. Đôi mt hoang mang, vô thần của nàng như ngưng lắng lại, bờ mi khẽ máy động, đôi má hơi ửng chút huyết sắc, chàng lại gọi:
- Tiền Nương! Em ơi!
Đôi mất nàng khẽ hé một nụ cười hân hoan:
- Ủa, anh đy ư?
Ràn rụa nước mắt, bà mẹ bật kêu mừng rỡ:
- Trời ơi, Tiền Nương! Con tôi hoàn hồn rồi. Con ơi, con có nhận ra mẹ không con?
- Nhận được chứ, mẹ. Nhưng kìa, sao mẹ khóc? Sao con lại nằm trên giường thế này?
Đúng là nàng chẳng biết chuyện gì xảy ra. Bà mẹ thuật lại hết việc nàng ốm liệt bao nhiêu ngày, không nhận ra cả mẹ nữa. Nàng không tin.
Mấy ngày sau, cô gái bình phục. Khi con gái bị bệnh, thật tình người cha cũng phát hoảng. Nay thấy con khỏi nghiễm nhiên ông ta lại đóng vai ông chủ nhà độc đoán. Nghe bà mẹ kể lúc Vương Trụ đến bên giường, mặt Tiền Nương lại có huyết sắc, trước đây trắng bệch thế nào. Người cha cũng đã thấy, ông nói:
- Toàn là vờ vịt! Xưa nay, thầy thuốc chưa từng gặp bệnh nào như thế. Lại còn không nhận ra cả cha mẹ nữa chứ. Tôi không tin!
- Ông ơi là ông, con nó nằm trên giường không ăn không uống bao nhiêu ngày, chả lẽ ông không thấy sao? Bệnh của nó là tâm bệnh. Việc hôn nhân ấy có lẽ ông cũng thôi đi, không nên nghĩ đến nữa.
- Tầm bậy! Lễ đính hôn đã cử hành. Mình có họa là con nít. Không, tôỉ không thể bãi hôn với nhà người ta. Đời nào người ta tin Tiền Nương mấc bệnh như thế. Đến tôi còn không tin nữa là!
Bà cô vẫn chưa đi. Động tí lại giễu cợt Tiền Nương bảo bệnh của nàng là bệnh "vơ huyền". Bà nói:
- Tôi năm nay năm chục tuổi đầu mà chớ hề nghe chuyện lạ thế bao giờ. Ai đời có con nhà nào mà không nhận được cả cha mẹ. Buồn cười ghê!
Người cha dứt khoát không đề cập đến chuyện này nữa. Đôi tình nhân lo bấn người mà vẫn không tìm ra được cách nào tốt đẹp.
Vương Trụ thấy tình hình không thể nhịn nổi nữa mà lại bó tay vô vọng, chàng uất hận cáo từ cô, dượng xin phép lên kinh tự lo kiếm sống. Dượng thản nhiên nói:
- Được thôi, ý ấy hay đấy!
Đêm trước hôm lên đường, cô làm bữa cơm tiễn hành. Tiền Nương tan nát cõi lòng, nàng nằm lì luôn hai ngày. Tối ấy nàng cũng không chịu dậy. Mẹ cho phép Vương Trụ vào từ biệt. Nàng đã bỏ ăn hai hôm, người sốt cao hầm hập. Vương Trụ nghẹn ngào nói:
- Tiền Nương. Anh đến từ biệt em đây. Việc đã đến nước này, mình không còn biết làm sao được.
- Trụ ca đi, em không sống nổi. Anh đi rồi, em còn thiết sống làm gì. Em chỉ biết rằng, dù chết hay sống, anh ở nơi nào thì hồn em cũng theo anh.
Vương Trụ nghẹn ngào không biết an ủi nàng thế nào. Hai người nước mắt đầm đìa, cùng nhau chia biệt.
Vương Trụ lên đường đến kinh đô với cõi lòng tan nát, tin chắc vĩnh viễn mình không bao giờ còn quay lại mái nhà này nữa.
Thuyền đi độ một dặm đường, đến bữa ăn, thuyền ghé bờ, dừng nghỉ qua đêm. Vương Trụ nằm trong khoang cô độc, buồn thênh. Hai dòng nước mắt bất lực, tủi thân, ứa ra ròng ròng.
Gần khuya, chàng nghe trên bờ có tiếng chân càng lúc càng gần. Rồi lại nghe tiếng thiếu nữ gọi:
- Trụ ca ơi! Trụ ca ca!
Chàng cứ ngỡ mình đang mơ vì Tiền Nương còn đang bệnh liệt giường. Cộ thể nào là nàng được?
Vội chèo thuyền lên, nhìn ra, thấy Tiền Nương đang đứng trên bờ sông, chàng hoảng kinh nhảy vội lên bờ. Tiền Nương hào hển:
- Em chạy từ nhà đuổi theo anh đây.
Nói rồi ngã vào lòng chàng. Chàng ôm chồm lấy nàng ẵm lên thuyền, lòng bồn chồn lo lắng. Bệnh nàng nặng vậy, nếu không phải sức thần giúp đỡ thì tài nào đi được quảng đường xa thế. Chàng thấy nàng đi chân trần, vẫn chưa kịp xỏ hài.
Hai người mừng rỡ phát khóc. Tiền Nương nằm nép vào chàng. Vương Trụ hôn nàng rất dịu dàng, âm yếm, dùng thân mình ủ cho nàng. Một lúc sau, Tiền Nương dần dần ấm lại. Nàng mở lớn mắt nhìn chàng, Vương Trụ nói:
- Một khi em đã quyết theo anh thì không gì ngăn cản được.
Hình như nàng đã hoàn toàn hồi sức. Hai người bên nhau, nép vào nhau, vững tin vào nhau, chẳng còn lo sợ gì nữa.
Đường thủy dài thật dài. Suốt đường đi, Tiền Nương chỉ ân hận có một điều là nếu mẹ không thấy nàng, chắc người sẽ đau lòng lắm. Cuối cùng, họ đến một thành nhỏ Tứ Xuyên.
Vương Trụ tìm một công việc vặt làm để mưu sinh. Để vừa túi tiền, chàng thuê một căn nhà ở một làng quê cách thành một dặm. Hàng ngày vào thành kiếm việc làm, lặn lội đi đi về về. Vậy mà chàng cảm thấy vô vàn hạnh phúc.
Tiền Nương giặt giũ quần áo, lo cơm nước, sống bên chàng, lòng sướng vui mãn nguyện. Ngắm gian nhà nhỏ của mình chỉ bày biện sơ sài bộ bàn ghế và chiếc giường đơn, Vương Trụ cảm thấy quá đủ, không còn thiếu gì nữa. Bác nông dân chủ nhà là người trung hậu, vợ chồng bác ta đối với vợ chồng Vương Trụ tử tế chân thành. Họ cho vợ chồng Vương Trụ rau dưa trong vườn giúp chàng dành dụm được chút tiền để mua lương thực. Vợ chồng Vương Trụ cũng phụ giúp họ trồng trọt rau đưa.
Sang đông, Tiền Nương sinh một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Bao giờ đi làm về nhà, Vương Trụ cũng thấy vợ ẵm dứa con mũm mĩm cho bú. Chàng thấy hạnh phúc tràn trề. Bấy nay, chàng vẫn không xin lỗi vợ vì đã làm lụy nàng sống những ngày khó khăn lam lũ. Vì xét ra chẳng cần thiết phải vậy. Dĩ nhiên chàng biết nàng sinh ra trong gia đình giàu có, lớn lên trong hoàn cảnh giàu có, ăn sung mặc sướng đã quen. Vậy mà, nay phải sống trong cảnh nghèo nàn thế này thât tội nghiệp làm sao.
- Ước gì kiếm được khá tiền, anh sẽ thuê cho em một tớ gái đỡ đần công việc...
Vợ đưa tay bịt miệng không cho chàng nói tiếp. Nàng chỉ nói gọn một câu:
- Anh đâu có rủ em, tự ý em trốn theo anh đấy chứ!
Ngày lại ngày, cứ qua mười ngày, đứa con lại có những nét biến chuyển mới, thú vị ghê, đáng yêu ghê.
Chớp mắt mà đứa bé muốn cái gì là vớ cầm ngay được cái ấy. Chớp mắt đã lại tự chỉ vào mũi minh, cầm được tai mình. Chớp mắt đã biết bò, lại biết chu miệng tu oa, biết gọi Mẹ! Mẹ! mỗi ngày mỗi khôn hơn, Trong cuộc sống của đôi vợ chồng, chính đứa con là nguồn hạnh phúc tuyệt vời.
Vợ chồng chủ nhà không con cái nên rất yêu quý đứa bé, thường trông nom săn sóc giúp vợ chồng Vương Trụ.
Chỉ còn mỗi một việc khiến Tiền Nương se lòng, thấy áy náy. Ấy là với cha thì chẳng sao, song với mẹ và em, nàng nhớ nhung da diết.
Vương Trụ yêu thương Tiền Nương biết bao, nỗi lòng của nàng thế nào chàng đều hiểu cả.
- Anh biết, em lại nhớ mẹ phải không? Nếu muốn về nhà thì để anh đưa về. Chúng mình đã lấy nhau, nay lại đã có con, chắc ba má cũng chẳng làm gì được nữa đâu. Có khí gặp lại mẹ, mẹ còn sung sướng là khác.
- Minh về đi anh! Chắc khi em bỏ đi, mẹ nhớ em đến điên người. Nay em đã có cho bà thằng cháu ngoại kháu khỉnh thế này, hẳn bà thích lắm.
Họ đáp thuyền về nhà. Thuyền đi hơn tháng trời thì về tới nơi. Tiền Nương nói;
- Anh lên nhà trước mời ba mẹ lại đón em.
Đoạn với tay rút cây trâm vàng trên mái tóc đưa chồng nói:
- Nếu ba m nổi giận không cho vào nhà hoặc không tin lời thì hãy đưa cái trâm này ra để làm bằng.
Thuyền cắm sào neo bến. Tiền Nương ở lại thuyền chờ đợi. Đi một thôi đường ngn thì Vương Trụ tới nhà Tiền Nương. Lúc ấy, đúng vào bữa cơm chiều, người cha cũng có nhà.
Vương Trụ quỳ xuống cầu xin hai vị tha thứ cho chàng tội dẫn biểu muội lén trốn đi. Cô chàng già đi thấy rõ, mái tóc đã bạc phơ. Thấy chàng trở về, cô xúc động, mừng lắm. Chàng thưa với cô dượng là c nhà chàng đều đã về tới, Tiền Nương đang đợi ở trên thuyền.
Người cha ngạc nhiên:
- Nói gì lạ vậy? Tha thứ cho ngươi cái gì? Cả năm nay con ta vẫn nằm bệnh hệt giường mà.
Bà mẹ kể lể:
- Từ khi cháu đi rồi, Tiền Nương mc bệnh hệt giường liệt chiếu, đằng đẵng cả năm trời, thê thảm lắm cháu ơi. Có lúc ngặt nghèo, cơ hồ bỏ ăn uống cả mười ngày. Vĩnh viễn cô không thể tha thứ cho mình được. Cô đã bằng lòng với nó bãi bỏ hôn ước với nhà họ Tưởng, nhưng nó yếu ớt đến nỗi chừng như không nghe được lời cô nữa, như thể hồn vía nó đã lìa thân xác rồi vậy. Ngày nào cô cũng mong mỏi cháu trở về.
- Con xin thưa cô, hiện giờ Tiền Nương đang ở trên thuyền. Đây là vật làm chứng đây ạ!
Chàng đưa cái trâm vàng ra. Bà mẹ ngắm rồi nhận ra ngay. Cả nhà ngơ ngác chẳng hiểu sao cả.
- Thưa cô, Tiền Nương đang ở trên thuyền. Xin cô sai người đi theo con thì biết.
Người cha và bà mẹ như rơi từ trên mây xuống, liền phải một gã tớ cùng một cỗ kiệu theo Vương Trụ ra bờ sông.
Tên tớ lên thuyền, nhận ra ngay tiểu thư. Tiểu thư hỏi:
- Ba mẹ tôi khỏe cả chứ?
Thưa, ông bà đều khỏe cả. Tên tớ trai đáp.
Khi cả nhà còn đang hoang mang bối rối, nóng lòng chờ tên tớ trai về bảo cáo thì một tớ gái cầm cái trâm vào thăm tiểu thứ đang bệnh.
Tiểu thư thoạt nghe bảo Vương Trụ trở về, mặt nàng bừng sáng cười mừng rỡ. Trông thấy cái trâm, nàng nói:
- Cái trâm này ta đánh mất đây mà.
Nói rồi, nàng cài cái trâm lên mái tóc.
Không đợi con tớ gái kể chuyện, tiểu thư ngồi dậy bước xuống giường. Rồi chẳng nói chẳng rằng, nàng lững thững đi ra khỏi nhà như thể người mắc bệnh mộng du, mỉm cười đi thẳng tới bến sông.
Tiền Nương rời khỏi thuyền, Vương Trụ bồng con đợi nàng lên kiệu. Chàng bỗng trông thấy một vị tiểu thư đi đến bờ sông mỗi lúc một gần. Đến khi hai cô nương gặp nhau thì hai người liền nhập làm một, trên mình Tiền Nương mặc một lúc hai bộ quần áo.
Tớ gái hơ hãi chạy ra bảo tiểu thư biến đâu mất. Cả nhà kinh hoàng rụng rời. Đến khi thấy Tiền Nương từ kiệu bước xuống, thân thể mạnh khỏe, lại bế một đứa bé bụ bẫm thì cả nhà vui mừng ba bốn phần mà kinh hoảng đến sáu bảy phần. Sau mới rõ hồn thật của cô nương đã đi theo sống cùng Vương Trụ. Một mối chung tình, quan san vượt hết. Thì ra cô gái nằm bệnh hệt giường chẳng qua chỉ là hình bóng vật vờ lưu lại, có thân thể nhưng chẳng có hồn. Hồn đã sớm lìa thân xác để đi đến phương xa tự bao giờ.
Việc này xây ra năm 690 sau Kỷ nguyên. Cả nhà đều giữ kín chuyện kỳ lạ này, không cho hàng xóm láng giềng biết.
Về sau, Tiền Nương sinh thêm mấy đứa con nữa. Vương Trụ và Tiền Nương hạnh phúc bên nhau, tuổi thọ lâu dài, mà tuổi càng cao, họ càng yêu thương nhau thắm thiết,

Trần Huyền Hựu
Trích Thái Bình Quảng Ký

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét