Tấm Bia Trinh Tiết
Ngoài thành Tô Châu, có một thị trấn nhỏ. Một bên là dãy núi xanh rờn chót vót.
Cây cối trên núi bị đốn chặt phân nửa. Một bên là một giải sơn hồ tú lệ, quanh
hồ đất thấp, lầy lội. Ngang một con đường mòn có một tấm bia kỷ niệm. Cảnh vật
như vậy ở làng quê, thị trấn, thành thị Trung Quốc rất thường hay gặp. Thoạt
trông tưởng chừng chỉ dể điểm xuyết, trang trí cho con đường. Thật ra, những
tấm bia đó đều là những vật kỷ niệm của một thời quá khứ. Có cái kỷ niệm một vị
danh nho, các quan hiến hoạn, có cái thì để kỷ niệm một người nữ hiền thục tiết
trinh. Riêng đây, toàn là bia kỷ niệm trinh tiết, đều được dựng nên do sắc chỉ
của hoàng đế để biểu dương những người đàn bà trinh tiết. Họ đều chết, chồng
lúc tuổi còn trẻ mà suốt đời vẫn một lòng thủ tiết. Cánh đàn ông rất ngưỡng mộ
những con người trinh tiết ấy, nhưng những nỗi gian khổ bên trong cứu cánh ra
sao thì cứ xem qua thiên truyện này sẽ rõ.
Một thiếu phụ quát con
gái:
- Mỹ Hoa, vào nhà! Con
gái lớn rồi không được đứng ở cửa như thế.
Mỹ Hoa bẽn lẽn cúi đầu
đi vào nhà. Nàng rất đẹp. Đôi môi hồng như hé cười phô hai hàm răng trắng đều
đặn, đôi má hây hây như trứng gà bóc. Trông nàng có dáng vẻ tự nhiên mà ngầm
chứa tính quật cường, chỉ ở chốn làng quê mới có được tính cách ấy. Tuy
vậy, nàng cũng cúi đầu lui vào.
Nàng phân bua với mẹ:
- Các cô gái khác cũng
đứng xem thì có sao.
Lúc ấy một đội kỵ binh
đang diễu qua phố, khoảng bảy, tám chục người, khiến lũ trẻ hàng phố nhao nhao
chạy, bu theo. Tiếng chân rầm rập nện trên đường phố hẹp. Đàn ông, đàn bà cũng
đổ ra cửa xem đám binh sĩ đó đi đến nơi nào. Các cô gái lớn ra dựa vách nhìn,
còn bọn nhỏ thì thập thò sau rèm nhà trong ngó ra. Rèm trúc thế mà khéo, đứng ở
trong có thể nhìn thấy bên ngoài, còn bên ngoài trông vào không thấy bên trong
được. Ban nãy, Mỹ Hoa bước khỏi rèm, dựa tường hàng xóm đứng xem, thật thích
thú. Một đội binh diễu qua. Vị trưởng quan thân hình cao lớn, đi sau đội đưa
mắt liếc các thiếu nữ hàng phố. Cách chừng mười mấy bước thì chàng ta nhìn thấy
Mỹ Hoa. Lúc chàng đi ngang thì Mỹ Hoa, mặt ửng như hoa đào, nhìn chàng sẽ mỉm
cười. Chàng lén nhìn trả rồi đi tiếp, rồi lại ngoái nhìn nàng Mỹ Hoa xinh đẹp
lần nữa.
Đội binh xuất phát từ Tô
Châu, cách đây ba mươi dặm về hướng Nam, được phái đi tiêu diệt bọn thổ phỉ lẩn
lút ở rừng núi Là
vì gần đây bọn giặc cướp tràn về cướp bóc các huyện lân cận ngày càng lộng. Hàn
Trung là một trấn nhỏ mà phải cung cấp nơi đóng quân cho đội quân này thì thực
cũng khó khăn. Có mấy nơi chùa miếu cũng có thể dùng tạm, nhưng những sĩ quan
lại muốn ở nhà dân bách tính, ít ra cũng có được cái giường ngả lưng êm ái qua
đêm. Viên sĩ quan đội trưởng nọ cũng có ý muốn trọ ở nhà dân. Do đó chàng ngoái
nhìn Mỹ Hoa, đồng thời cố ghi nhớ vị trí nhà nàng, nên cũng không để ý đó là cử chỉ phi lễ.
Phân phối chỗ ở cho binh
lính xong, xế trưa hôm ấy chàng tìm đến nhà Mỹ Hoa hỏi thăm xem chàng có thể quấy quả họ ít ngày được chăng?
Nhà nàng có hai bà góa: bà nội Mỹ Hoa và mẹ nàng nhưng chàng đội trưởng nào
biết. Chàng trình bày ý mình. Chuyến này dẹp bọn phỉ, đại khái phải mất hai
tháng, phần lớn thời gian chàng đều vắng nhà, nghỉ lại trên trấn. Nếu nhà đồng
ý giúp cho chỗ nghỉ ngơi ban đêm thì chàng rất biết ơn. Đến chừng hai bên thông
tính danh rồi, chàng mới giật mình ngã ngửa: thì ra nhà này không có lấy một
mống đàn ông!
Bây giờ Mỹ Hoa cũng có ở
nhà, nóng lòng mong mẹ và bà bằng lòng cho chàng trọ. Cụ già, da mặt nhăn nheo,
khoảng sáu mươi tuổi, đầu chít khăn thâm. Mẹ nàng, Văn thái thái, người dong
dỏng, hơi gầy nhưng vẫn còn là một người đàn bà đẹp, khoảng ba mươi lăm tuổi,
mũi ngay ngắn, sóng mũi cao, miệng tươi xinh. Ngoài vẻ chín chắn và nhuần nhã
hơn so với Mỹ Hoa thì bà và con gái giống nhau như đúc. Thêm nữa, tuy vẻ hoạt
bát của tuổi thanh xuân ở bà có giảm đi ít nhiều, ngọn lửa tình cảm có bị nén
đi đôi chút, nhưng ngọn lửa ấy quyết là chưa tắt mất, mà lại vì ức chế quá
nghiêm mà sức lửa càng thêm dồi dào.
Mặt bà lạnh lùng một vẻ
băng sương, không để lộ tình cảm. Đội trưởng thoáng thấy một nét cười nhẹ, rồi
đôi môi bà mím lại ngay, vẻ trí tuệ trên ánh mắt. Chàng mang máng cảm thấy có
điều lạ lùng bí ẩn. Nhà có ba nữ nhân này mà đi dung một người đàn ông lạ trong
nhà là điều rõ ràng bất khả. Song nhìn chàng trai trẻ trung, bà cũng không tiện
cự tuyệt. Đội trưởng, người cao, vai ngực nở, ngũ quan đoan chính, mắt đen lấy,
tóc dày rất tốt. Chàng không thuộc loại người thô lỗ vô học, vai ủ thịt bắp
thường thấy trong đám quan quân, cái loại nói văng nước bọt, gầm gào thét lác,
tác oai tác phúc. Chàng cũng không thuộc loại người câu nệ ngốc nghếch, khệnh
khạng bộ dạng nhà quan. Chàng tên là Lý Tùng, nói năng văn nhã, cử chỉ cao
thượng, xuất thân từ trường vũ bị Bắc Dương...
- Chuyện cơm nước thì
chẳng dám phiền thái thái và tiểu thư, tôi chỉ xin nhờ một cái giường, một nơi
tắm rửa, thỉnh thoảng xin ly trà uống là quý hóa lắm rồi.
- Chúng tôi có thể giúp
cậu nghỉ đỡ ở căn phòng này, cậu chịu khó chút vậy. Xin đừng hiềm. Lúc nào ở
lại trấn, lúc nào về nhà cũng được, chúng tôi đều rất sẵn lòng.
Phòng cũ nát, có vẻ tối
tăm. Đồ đạc chẳng bày biện mấy, nhưng thường được lau chùi nên đồ gỗ cũng dần
bạc màu. Nhà rất sạch sẽ, ngăn nắp. Họ kê cho đội trưởng một cái giường ở nhà ngoài.
Mỹ Hoa và mẹ ngủ ở nhà trong cùng bà nội để tránh người ngoài dị nghị.
Hai bà góa nhìn đội trưởng, cảm thấy Mỹ Hoa và chàng rất xứng đôi. Mỹ Hoa cũng
đã đến tuổi gả chồng. Nàng càng lớn trông càng đẹp, mũi ngay thẳng hệt như mẹ,
đôi mắt long lanh cũng vậy, chỉ phải cái không được mười phần vẹn mười như mẹ.
Biết bao người yêu nàng, nàng cũng không rõ. Có điều, đàn ông con trai nhà họ
Văn không vượng, âm thịnh dương suy, nên người ta còn e ngại. Nhà họ Văn đã có
hai quả phụ: ông nội và cha Mỹ Hoa lấy vợ chẳng bao lâu đều chết. Đã hai bận
như vậy, ắt sẽ có bận thứ ba, kẻ nào lấy Mỹ Hoa nhất định là nông nổi, toi mạng
là cái chắc. Vả lại, nhà họ Văn ngoài cái xác nhà ra chẳng có sản nghiệp gì
đáng để ham hố mà tính tới.
Bọn thanh niên say Mỹ
Hoa lắm, nhưng động nói đến việc cưới hỏi là cha mẹ chúng đều giẫy nẫy phản
đối. Bởi vậy, tuy Mỹ Hoa đã thành một thiếu nữ yêu kiều, nẩy nở mà vẫn chưa có
đám nào dạm hỏi.
Từ khi có Lý Tùng, nhà
ba đời nữ nhân này đột ngột có những thay đổi lớn. Lý Tùng ân cần với Mỹ Hoa,
thích quây quần sum họp với mấy người đàn bà. Đối với bà nội, chàng nể nang, lễ
phép. Đối vối Văn thái thái, chàng có thái độ của một người trượng phu. Chàng
nói chuyện say sưa, có duyên đặc biệt làm người vui thích, điều này cũng dễ
hiểu, vốn chàng là người dáng yêu, dễ mến.
Từ khi có chàng, nhà này
có thêm giọng đàn ông, thêm tiếng cười vang rộn. Những âm thanh này đã lâu lắm
rồi họ không được nghe thấy. Đương nhiên, họ rất mong chàng sẽ ở lại nhà họ mãi
mãi.
Một hôm ở doanh trại về,
Lý Tùng gặp Văn thái thái ở phòng khách. Phòng khách có một giá sách nhỏ trên
xêp mấy quyển Kinh Thư, vần tập, bản mộc có bản lớn, bìa bọc vải lam đã lợt màu
– những sách không dành cho phụ nữ đọc - còn lại thì toàn là những tiểu thuyết
nhờm nhệch của các phường khắc, các kịch bản, các sách nhi đồng và một số loại
sách làng nhàng khác.
Lý Tùng chỉ những quyển
này nói với Văn thái thái:
- Thái thái có nhiều
sách quá. Sách học của bọn trẻ ư?
Nhà không có trẻ nhỏ, mà
có sách của trẻ, đó là điều lạ. Mặt Văn thái thái thoáng hồng, bà nói:
- Tôi đọc sách không
mấy. Tôi chỉ đọc để dạy mấy cháu trai nhỏ và các cô gái thôi.
Đúng, quả có một quyển
Nữ Nhi Kinh, vài bản Nữ Giới. Đó là loại sách do nữ sĩ Ban Chiêu đời Hán soạn,
ngoài ra có vài bản Trị Gia Cách Ngôn của Tư Mã Quang, chủ yếu dùng để dạy các
cô gái.
- Thái thái chỉ trông
vào việc dạy học thôi sao? Thật không ngờ. Tôi cũng vừa nghĩ không biết mấy bà
con các vị làm cách nào để sinh sống đấy.
Văn thái thái cười:
- Ồ, ai chẳng phải lo
làm ăn kiếm sống. Bà nội với tôi thuở trẻ đều là những tiểu thư chỉ biết thêu
thùa may vá. Nay tôi dạy học ở nhà, các cô qua lại, học cũng thất thường. Có cô
học vài tháng, có cô theo trọn năm. Người ta muốn cho con gái theo học tôi, nhờ
tôi dạy cho con họ đức hạnh tu thân để mai sau về nhà chồng trở thành vợ hiền
đâu thảo.
Lý Tùng lật một quyển
sách lớn, đó là bộ Ngữ Lục của Chu Tử, bộ sách mà các nhà Nho rất thích đọc, so
với các quyển khác trên giá sách thì tư tưởng cao thâm hơn. Văn thái thái nói:
- Sách này của ông nhà
tôi thuở sinh tiền, không phải sách bọn đàn bà chúng tôi đọc tới. Tôi không
đọc. Đàn bà đọc sách cốt để hiểu chút đỉnh đạo lý là đủ, để biết cách làm mẹ,
làm vợ, làm chị em, làm dâu con, giữ sao cho tròn đạo hiếu, thuận tòng, trinh
tiết... Đó là các đạo lý làm người.
- Tôi chắc thái thái dạy
các cô đạo lý hẳn là thấu triệt tuyệt vời. Hẳn Văn tiên sinh nhà ta là bậc
thuần nho học rộng?
Văn thái thái có vẻ ngần
ngại, không trả lời. Lời bà vừa nhũn nhặn vừa kiêu ngạo. Dung mạo bà hãy còn
trẻ trung, thái độ hiền hòa nhã nhặn. Lý Tùng cảm thấy bà là người đáng mến.
Tuy chàng và Mỹ Hoa con gái bà đang yêu nhau, nhưng chàng cũng nhận thấy bà mẹ
có vẻ nhàn nhã hơn con gái, có sức nhẫn nại của người từng trải qua nhiều lo âu
hoạn nạn. Người càng có kinh nghiệm phong phú càng có khả năng thưởng thức, lại
càng thêm đẹp chín chắn hơn so với các người khác, cũng như bà hiện đang sống
đầy đủ, ung dung qua ngày vậy. Lúc ấy, Lý Tùng đâu biết hai vị quả phụ này cỏ
thế giá rất lớn trong tông tộc họ Văn, chàng cũng không biết các người trong
gia tộc họ Văn đang tiến hành cho họ tấm bia biểu dương trinh tiết.
Một hôm, Lý Tùng từ
thành về, phát hiện phía sau nhà họ Văn có một vườn rau, kẽ bên nách nhà bếp.
Hàng ngày, sáng sớm Mỹ Hoa đi chợ theo lối cổng sau nơi ấy nên Lý Tùng không
gặp nàng. Vì nhớ nhung nàng nên Lý Tùng giả đò hỏi thăm bà nội ở đâu. Văn thái
thái nói:
- Cụ nội ở vườn sau nhà.
Khu vườn còn lớn hơn
toàn bộ ngôi nhà họ Văn. Trong vườn trồng mấy cây lê, vài khóm hoa, mấy luống rau cải trắng,
mấy luống hành và một số loại cây xanh khác. Bốn mặt xung quanh vườn là tường
nhà hàng xóm, ở mé Đông có một cổng nách thông với con hẻm ra ngoài. Dựa vào
cổng sau có một cái nhà nom tựa một gian chái. Quá lên một tí, dựng một cái
chuồng gà. Lúc ấy cụ bà đang ngồi trên ghế sưởi nắng sớm. Văn thái thái mặc bộ
đồ xanh nhã, mái tóc vấn ngược lên, mốt hợp thời bấy giờ. Bà dẫn Lý Tùng đi
thăm vườn, vẻ mặt bà vừa khiêm tốn vừa kiêu ngạo trông là lạ, mà cũng rất đáng
yêu. Ánh mắt lóng lánh vẻ ôn nhu. Bà có vẻ rất tự tin, tưởng chừng nếu bà muốn
tái giá thì lúc nào cũng được.
- Thái thái tự tay trồng
rau trong vườn đấy à?
- Không phải, đó là do
lão Trương trồng đây.
- Lão Trương là ai thế?
- Ông ấy là người làm
vườn của nhà chúng tôi. Chúng tôi có sẵn rau, dưa. Lúc nào muốn bán, lão Trương
lại quảy đi bán mang tiền về. Ông ấy là người thật thà đáng cậy.
Văn thái thái đưa tay
chỉ gian nhà nọ nói:
- Ông ấy ở đấy.
Đúng lúc ấy, lão Trương
đi tới. Bây giờ là ngày hè nên ông ta ở trần. Dưới ánh mặt trời, những bắp đùi
rám nắng của ông ta lấp lánh nước. Lão Trương tác người khoảng trên dưới tứ
tuần, đầu búi tó như thói quen thời ấy. Mặt lộ rõ vẻ thực thà, trung hậu. Dù ở
đâu, những người như thế đều được mọi người quý mến, thêm nữa, vẻ mặt không
chút lo lự, da mặt tươi nhuần.
Văn thái thái giới thiệu
lão Trương với Lý đội trưởng. Lão Trương đi đến bên giếng nước cạnh bờ dậu, kéo
một gầu nước, cầm gầu ngửa cổ hớp nước súc miệng, rồi chuyển sang rửa tay, cử
chỉ rất gọn gàng, tự nhiên đáng mến. Lúc ông ta uống nước, ánh mặt trời chiếu
trên các bắp thịt săn khỏe, đẹp đẽ. Lúc ấy, Lý đội trưởng chợt thấy đôi mép mẫn
cảm của Văn thái thái thoáng nhếch động. Văn thái thái nói:
- Nhà tôi mà không có
lão Trương thì tôi cũng không biết làm sao nữa. Ông ấy không cần tiền công. Nhà
ông ấy không còn ai, chẳng phải nuôi gia đình, chỉ cần ngày có nơi ăn chốn nghỉ
là đủ. Ông ấy chẳng thiết tiền làm gì. Mẹ ông ấy lúc sinh thời đã từng sống
chung với bọn tôi. Lão Trương là người con hiếu thảo. Nay thì ông ấy không còn
bà con cật ruột gì cả. Người sạch sẽ, thật thà, cẩn cù, cẩn thận như lão Trương
rất hiếm. Năm ngoái tôi tặng ông ấy một cái áo, nói mãi đến cả buổi, ông ấy mới
chịu nhận. Ông ấy giúp nhà chúng tôi rất nhiều mà chẳng nghĩ gì đến bản thân
cả.
Sau bữa cơm chiều, Lý
Tùng lại đến vườn rau. Bây giờ lão Trương đang sửa chuồng gà. Lý Tùng cũng muốn
giúp một tay, về sau nhớ lại cái chuồng gà này có quan hệ rất lớn đến tương lai
của Văn thái thái, chàng thấy rất thú vị. Lý Tùng và lão Trương nói chuyện về
Văn thái thái, lão Trương cũng ròn chuyện gớm. Lão nói:
- Thái thái nhà chúng
tôi tuyệt lắm nhé. Nếu không có thái thái thì mẹ già tôi cũng chẳng được hưởng
phúc như vậy. Người ta đồn là Văn Thái Phó đương vận động cấp cho Lão thái thái
và thái thái một tòa trinh tiết bài phường đó. Năm cụ bà hai mươi tuổi thì cụ
ông mất, cụ chỉ có một con giai là người sau này lấy thái thái nhà chúng tôi ý
mà. Đó là chuyện năm xửa năm xưa, lâu lắm rồi. Nghe nói, tinh mơ hôm ấy, đại gia đương chải đầu liền ngã lăn đùng ra chết.
Bởi vậy thái thái mới mười tám tuổi đầu đã phải chịu cảnh góa bụa. Thuở ấy thái
thái đương có chửa, đẻ một gái. Hẳn ông cũng thương cho thái thái, ôi, sao còn
trẻ trung thế mà đã phải ở góa. Góa có con giai rồi thì ở góa còn có lý,
mà con giai lớn rồi cũng nên tái giá để có chôn nương thân chứ. Đằng này thái
thái không cần. Thái thái thật khổ nhân khổ duyên a! Cụ cố bà chỉ mong thái
thái có chút giai để nốỉ giòng giữ lấy hương lửa nhà họ Văn. Tôi nghĩ sinh
giai, đẻ gái nào phải muốn mà được. Có nhà vượng con giai, đẻ liền tù tì sáu
bảy đứa, có nhà thì một mống cũng không. Người ta đều bảo nhà này không lợi đàn
ông, nên chẳng nhà nào chịu gả con giai cho. Mỹ Hoa hiện giờ đã lớn rồi. Sao
ông không lấy béng cô ấy đi. Chi cần nuôi được cô ấy thì cô ấy sẽ là một người
vợ tôt bậc nhất đấy.
Lão Trương chất phác như
vậy đó, Lý Tùng sẽ mĩm cười. Vẻ đẹp đẽ yêu kiều của Mỹ Hoa tất nhiên chẳng cần
lão Trương phải tán tỉnh vun vào.
- Trinh tiết bài phường
là cái gì vậy?
- Ông không biết thật ư?
Chỉ vì họ Hồ có cái trinh tiết bài phường nên con cháu nhà họ Văn ai cũng ngứa
mắt. Họ viết thư cho Văn thái phó kể rõ cảnh ngộ của hai vị thái thái nhà này.
Cụ bà thủ tiết những bốn mươi năm rồi. Bọn họ đốc Văn thái phó tâu xin Hoàng
thượng hạ chỉ ban cho một ngôi trinh tiết bài phường để biểu dương hai mẹ chồng
nàng dâu nhà họ.
- Có vậy sao?
- Ồ, đội trưởng, tôi đùa
với ông làm gì? Há phải chuyện đùa đâu? Một người đàn bà được Hoàng thượng biểu
dương đâu phải chuyện chơi? Nghe nói: Hoàng thượng vừa chuẩn cho xây dựng bài
phường, lại còn thưởng cho một nghìn lượng bạc. Chẳng mấy chốc các bà sẽ giàu
to, lại được mọi người tôn kính nữa. Cụ bà với thái thái rất xứng đáng. Thái
thái nhà chúng tôi vừa trẻ vừa đẹp. Nhiều người đều muốn hỏi bà. Vì hết lòng
hiếu đạo với cụ bà mà thái thái nhà tôi thà lưu lại nhà họ Văn chứ không nghĩ
đến chuyện bước thêm bước nữa, ấy là nghĩ đến cụ bà không còn ai hầu hạ nuôi
dưỡng đó thôi. Ông nghĩ, con người như thế có đáng kính đáng phục không? Người
như thế mới xứng đáng lập trinh tiết bài phường chứ. Thái thái chỉ mong Mỹ Hoa
lấy chồng, có con để nối dõi hương lửa cho nhà họ Văn. Thái thái thật là người
tốt.
Lý đội trưởng cứ đi đi
về về, theo đuổi Mỹ Hoa có phần gắt hơn theo đuổi bọn thổ phỉ. Trước đây chưa
có ai yêu chàng mà hiện nay cũng chưa có ai yêu chàng nồng nhiệt như Mỹ Hoa. Lý
Tùng đã đến hồi mê mẩn. Mỹ Hoa yêu Lý Tùng, chẳng giấu giếm cứ nói thẳng cho
chàng biết nàng yêu chàng chỗ nào, vì sao yêu. Phải là người con gái khác mà
nói như vậy thì chàng đã ngờ có cạm bẫy, lọc lừa chi đây. Nhưng vì Mỹ Hoa yêu
chàng say đắm, nên chàng chỉ cảm thấy bàng hoàng sung sướng. Tính nết Mỹ Hoa
hòa nhã hoạt bát, cũng có khi bướng bỉnh nhưng vẫn không mất vẻ hồn hậu tự
nhiên trời phú. Vì vậy. Lý Tùng càng yêu nàng đắm đuối. Vì Mỹ Hoa hay đế lộ ra
dáng vẻ như vậy nên Lý Tùng càng dè dặt ý tứ, mà càng dè dặt giữ ý tứ thì lại
càng lộ rõ. Hai người yêu nhau, cụ bà và thái thái đã sớm nhận biết. Lý Tùng,
hai mươi bảy tuổi, chưa vợ. Cụ bà cho ràng âu đó cũng là lương duyên trời định.
Nhà họ Văn rất giữ gìn,
cốt tránh khỏi việc vượt qua vòng lễ giáo. Bà nội ngủ ở phòng phía Tây, thái
thái và Mỹ Hoa ngủ ở phòng phía Đông nhà trong. Cơm tối xong là nhà trong liền
cài then, thái thái đặc biệt đế tâm chính tay mình cài then cửa. Kỳ thật, bà
chỉ tự lừa được mình thôi, vì Lý Tùng ngoài những lúc ở lại doanh trại, thiếu
gì dịp hẹn hò với Mỹ Hoa, có khi cả nhà ăn cơm xong rồi nàng mới về. Trường hợp
này thường rất khớp với những ngày Lý Tùng vắng mặt ở tràn.
Có hôm sau buổi cơm
chiều rất lâu mới thấy Mỹ Hoa về nhà. Bây giờ vào khoảng tháng bảy, ngày dài.
Hôm ấy, Lý Tùng và Mỹ Hoa đi dạo với nhau một vòng lớn ngoài trấn, rồi dần đã
đến một con đường nhỏ, đường nhỏ vòng quanh một cái ao. Dọc đường, cây lá rườm
và. Đường dần đến một sườn núi, cây cối xanh rì. Chiều hôm ấy, trời quang mây
tạnh, lúc ngọ trời nóng oi như lò lửa, đến chiều khí trời mới dần mát mẻ, gió hây
hây, từ rừng thông hiu hiu thổi lại. Quanh bờ ao, cỏ xanh mơn mởn, xa hơn một
chút là một giải hồ. Có Lý Tùng bên mình, Mỹ Hoa cảm thấy sao tuyệt vời sung
sướng. Hai người đã cùng nhau thề non hẹn biển, yêu nhau trọn đời trọn kiếp. Mỹ
Hoa kể cho Lý Tùng nghe mẹ ngày xưa đẹp làm sao, biết bao đàn ông cậy người dạm
hỏi nhưng mẹ đều cự tuyệt. Mỹ Hoa nói:
- Em như mẹ thì em sớm
tái giá quách.
Nghe Mỹ Hoa nói, Lý Tùng
sửng sốt. Chàng hỏi:
- Có được người mẹ như
thế lẽ ra em phải lấy làm vinh dự chứ?
- Tất nhiên, nhưng em
vẫn cho rằng một phụ nữ cần thiết phải có gia đình, có chồng, không nên giống
mẹ. Có lẽ tại em thấy nhiều kẻ lên mặt đạo đức giả mà đâm ra chán ghét chăng?
Lúc Mỹ Hoa còn trẻ, bà
nội và mẹ đã ép nàng vào khuôn phép, thế mà cũng không khóa kín được
xuân tình của người thiếu nữ. Lý Tùng nói:
- Người phụ nữ đức hạnh
là phải sống theo đạo lý như vậy đấy.
Mỹ Hoa sôi nổi đáp:
- Anh có biết người con
gái sinh ra để làm gì không? Chính là đế lấy chồng, có một mái gia đình, sinh
con đẻ cái. Nếu không vậy thì sao? Mẹ thì cũng chật vật lắm chẳng may chồng sớm
mất, sống được đến ngày nay chẳng phải dễ dàng gì. Huống chi, nhà em lại nghèo
đến nông nỗi ấy. Anh bảo sao em không kính trọng mẹ được. Có điều là...
- Là sao?
- Em thấy cái trinh tiết
bài phường thật là chán ngắt. Dạo gần đây lớn khôn một chút, em mới hiểu thấu
cảnh ngộ của mẹ. Mẹ là người tính khí quật cường, tự giữ mình rất nghiêm ngặt.
Được tiếng là người quả phụ trinh tiết, mẹ lấy làm cao quý lắm. Em thấy mẹ rất
được người ta tôn kính. Có điều... à, mà chẳng hiểu sao em nói những chuyện này
làm gì nhỉ?
Lý Tùng lần hỏi đến
chuyện người trong họ Văn toan lập trinh tiết bài phường cho bà nội và mẹ nàng.
- Em thấy vui sướng lây
với mẹ. Bao giờ chúng mình kết hôn rồi chắc chắn sẽ ra ở riêng. Bà nội thì thân
thể suy yếu, Mẹ có một nghìn lượng bạc một mình tiêu sao cho hết. Sau này sống
tuyệt không hy vọng, lại đem thân hai mươi năm giam trong quang vinh, vừa cô
độc, vừa thê lương, chết đi thành cái xác khô được người tôn kính. Hỏi như thế
mà làm gì?
Lý Tùng thấy nàng có lý.
Ai ngờ một thiếu nữ đang yêu tha thiết mà có thể suy nghĩ được như thế. Hai vị
quả phụ rõ ràng là không có đời sống tình ái. Mỹ Hoa đã có kinh nghiệm ái tình,
ở bên ngoài nên thấy rất rõ. Khi nói lời này, dường như nàng cảm thấy được vấn
đề rất thấm thía.
Chợt thấy mặt trời lặn
về sau núi, Mỹ Hoa thảng thốt kêu;
- Ôi, Lý Tùng anh, em
phải chạy rảo về đây, không ngờ trời lại chóng tối đến thế.
Cái hôm, Lý Tùng vắng
nhà họ Văn mấy ngày thì trong nhà họ xảy ra chuyện om sòm. Văn thái thái nghe
người mách bắt gặp Lý Tùng và Mỹ Hoa, đôi tình nhân đưa nhau đi dạo một lần ở
trong thành, một lần ở trên sườn núi phía Tây thành. Mẹ làm sao bỏ qua việc tày
trời như thế. Vàn thái thái liền cật vấn, Mỹ Hoa nước mắt chan hòa nhận lỗi,
lại thưa với mẹ là đội trưởng muốn cưới nàng làm vợ. Văn thái thái nổi giận
đùng đùng:
- Thật không ngờ con gái
ta lại làm cho nhà họ Văn xấu mặt như vậy. Bà nội mày với tao là gương mẫu của
cả vùng. Mày bôi tro trát trấu vào tiếng tăm của dòng họ. Hàng xóm láng giềng
mà biết cái chuyện tồi bại này thì tao làm sao còn dám mở miệng nói năng gì
nữa. Con gái ơi con gái!
Mỹ Hoa lau nước mắt ràn rụa, bảo mẹ:
- Con chẳng làm gì xấu
để hại đến gia phong. Con yêu anh ấy thì có gì là xấu? Con đã đến tuổi lấy
chồng rồi. Nếu mẹ cho rằng anh ấy không xứng thì cứ để con tìm đám khác. Cứ để
cho con đi tìm người khác đi! Con còn trẻ không thể chôn vùi đời mình ở một cái
nhà không có ái tình như nhà này. Còn mẹ, con thấy tuổi mẹ, ở vậy như thế là đủ
rồi. Mẹ còn nói những là trinh tiết, cô phụ... con thấy cũng chẳng hay ho gì
cả.
Văn thái thái sững
người, há hốc miệng. Thật quá sức tưởng tượng, giận đến ngạt thở. Không ngờ con
gái lại dám đôi co với mình, đầu óc xây sẫm, bà hổn hển quát:
- Con chết tiệt kia! Mày
nói bậy bạ gì đó?
Mỹ Hoa lại nói:
- Mẹ à. Tại sao mẹ không
cải giá? Mẹ hãy còn trẻ cơ mà.
- Trời đánh thánh vật
mày! Ăn nói càn dông vô đạo!
Lời Mỹ Hoa đố ai dám
nói, chỉ có con cái trong nhà mới dám nói ra. Nói thẳng thừng, huỵch toẹt ra
như thế mới thật là thống khoái. Nhưng Mỹ Hoa đâu ngờ lời nói của cô làm đau
lòng mẹ. Những lời này mẹ cô không tài nào ngờ tới. Cái việc đi tái giá thật là
kinh khủng không thể tưởng tượng được. Văn thái thái nói:
- Tao dạy dỗ mày bao
nhiêu năm trời mà mày không có chút liêm sỉ vậy sao?
Rồi không nhịn nổi, bà gào khóc, khóc thê thảm, đau xót đáng
phương. Nghĩ cũng lạ, có lúc chỉ một câu, nửa lời, thậm chí chỉ cần một hai chữ
cũng có sức mạnh ghê gớm. Suốt mười chín năm dằng dặc khổ sầu mà bà phải cắn
răng chịu dựng, nỗi khổ không thể cùng ai giải tỏ, lúc này đều theo dòng nước
mắt vừa mặn, vừa đắng mà bật khóc ra. Nỗi khổ mà tự bà đã trải qua, đã chịu
đựng như thế mà nay lại bị chính đứa con ruột đem ra làm trò đùa, cười cợt
những ngày tháng hy sinh khắc chế. Mà những nỗi hy sinh ép
mình ấy chỉ có chính bà là người trong cuộc mới hiểu nổi.
Từ thuở bé, Văn thái thái chưa hề thấy ai không tán thành việc ở góa, cũng hệt
như không ai không tán thành đức Ngọc Hoàng Thượng Đế vậy. Việc tái giá chỉ
nghĩ đến thôi cũng là điều không thể tưởng tượng được. Mà khi lớn tuổi hơn,
thật sự bà cũng không bao giờ nghĩ đến điều này. Thực ra nếu có lòng tái giá
thì bà đã sớm cuốn gói tít mù mây nước, còn đâu đến giờ này. Rõ ràng dù chán
nản, cũng không hề nghĩ đến... thế mà, đến nay thì...
Văn thái thái không mắng
chửi con nữa. Bà rũ người ra như cả một khối xót xa, thê thảm. Mỹ Hoa cả sợ,
không dám nói gì. Văn thái thái nghe con nói mấy lời châm chọc đó, rõ là một
đòn đau thấu tâm can. Mỹ Hoa nói cuộc đời của người đàn bà giá thật tẻ ngắt,
quả là chính xác, đúng ơi là đúng. Văn thái thái, hai tay ôm mặt, phục xuống
bàn khóc nức nở, thần hồn dật dờ. Niềm sung sướng mỹ mãn của Mỹ Hoa và đội
trưởng mới đúng là hạnh phúc chân chính, ai mà chẳng rõ. Nếu hồi còn trẻ, mình
cũng gặp được một chàng trai trẻ như vậy thì... Lòng bà bời bời. Văn thái thái
quyết định đợi đội trưởng về sẽ nói chuyện, lại nghĩ giờ này chàng đang ở trong
thành, biết đâu Mỹ Hoa sẽ tìm gặp cảnh cáo chàng hoặc là chuẩn bị bỏ trốn đi
với nhau thì sau.
Bởi vậy, bà liều đem nhốt
Mỹ Hoa vào phòng, khóa cửa lại.
Ba hôm sau, Lý Tùng về
nhà, Văn thái thái đích thân đến
gặp chàng, sắc mặt
nghiêm nghị.
- Thưa, Mỹ Hoa đâu rồi?
- Nó khỏe, ở nhà
trong.
- Sao không thấy ra ngoài?
- Tôi chờ cậu mấy hôm nay cũng là để nói
chuyện này đây.
Giọng nói của Văn thái
thái lạnh như băng, môi mím chặt:
- Tôi ngờ là cậu ở trong
thành chờ nó chứ. Ở nhà buồn muốn chết thì làm sao cô cậu không lén lút hẹn hò
nhau phải không?
Lý Tùng hỏi:
- Ồ! Lén lút hẹn hò gì, sáng nay tôi vừa mới về.
- Khỏi cần vờ vịt ngây ngô
nữa. Tôi biết hết rồi.
Trong giọng của Văn thái
thái có chút giận dữ ghen hờn của người nữ. Lý Tùng trước giờ chưa từng nghe
thấy, nhưng điệu nói thì vẫn như trước, vừa nhã nhặn, vừa kiêu ngạo. Cái điệu
nói ấy bình thường khiến người ta xiết bao yêu thích. Lý Tùng cứng họng. Bấy
giờ bỗng nghe ở phòng sau tiếng Mỹ Hoa gào như điên cuồng:
- Thả tôi ra! Tôi ở trong
này này! Lý Tùng! Mau cứu em. Lý Tùng! Thả em ra! Rồi nàng khóc rền lên.
Có chuyện gì vậy? Lý Tùng
vội chạy vào. Nghe tiếng Mỹ Hoa ở trong phòng khóa trái, vừa đập loạn vào cánh
cửa, vừa khóc lớn mùi mẫn.
Văn thái thái đi ra nhà
ngoài, bà nội cũng lần ra khỏi phòng mình,
chầm chậm đến trước mặt đội trương hỏi:
- Có thật cháu muốn cưói
nó không?
Lý Tùng sau một hồi bở
ngỡ, hoảng hốt liền cúi đầu. Bây giờ thì chàng đã hiểu rõ cả. Mỹ Hoa lại ở
trong kêu gào:
- Đem em đi theo với Lý
Tùng! Đem em theo với!
Bây giờ, đến lượt bà mẹ
khóc lóc. Lý Tùng phải xin lỗi mãi, khuyên lơn Văn thái thái. Nhưng Văn thái
thái khóc mùi mẫn dường như khóc vì chuyện không có liên quan gì đến việc này
vậy. Lý Tùng không hiểu chuyện gì. Lúc ấy, Lý Tùng nói năng rất thận trọng,
hiểu rõ lỗi của mình nên rất áy náy. Chàng chẳng cần ai nghĩ gì về mình thế nào cùng mặc, chàng
chỉ một lòng nghĩ đến việc lấy Mỹ Hoa. Nhận hết lỗi lầm của mình, chàng chỉ
mong hai vị thái thái tha lỗi. Bây giờ mà lấy được Mỹ Hoa kể ra cũng đã mệt bở
hơi tai rồi. Mỹ Hoa ngồi cạnh chàng sung sướng. Cơn sóng gió thế là qua, đám
cưới cũng không có gì ồn ĩ. Đội trưởng bằng lòng lấy Mỹ Hoa. Thế là đối với nhà
họ Văn, sự việc đã ổn thỏa. Việc đẹp giặc cướp thấm thoát cũng đã xong. Lý Tùng
và Văn gia lo liệu thu xếp mọi việc. Cưới xong, chàng
cùng Mỹ Hoa về Tô Châu.
Tâm trí con người là thứ
bất trắc nhất trên đời. Chỉ trong một thời gian nhấp nháy, Lý Tùng và Mỹ Hoa
làm náo động một thiên tình sử trời nghiêng đất chuyển, thế mà đã mau chóng đi
vào quá khứ nhưng nó để lại ảnh hưởng sâu sắc nơi Văn thái thái. Ba tháng sau,
cụ bà mất. Một mình đội trưởng đến đỡ đần việc tang ma. Văn thái thái khoe với
Lý Tùng là có cụ Văn trong họ đến chơi chuyển cho bà bức thư của Văn thái phó,
trong thư Thái phó nói là đã tâu lên Hoàng thượng, xin dựng cho bà tấm bia biểu
dương trình tiết. Việc đại khái đã ổn thỏa, xong được chín phần mười rồi. Thư
này vừa loan truyền, cả dòng họ Văn đều tỏ vẻ ganh tị. Hai quả phụ nhà họ Ván,
người chết và người sống giờ đây đều được xưng tụng là tiết phụ. Điều bât ngờ
là Văn thái thái đem việc này khoe với chàng rể mà chẳng có vẻ gì vui thích, có
phần nào chán chường là khác. Lý Tùng cười hỏi:
- Thế thì tuyệt! Sao mẹ
không mừng?
- Tôi cũng không biết nữa.
Thế nào, Mỹ Hoa có khỏe không?
Lý Tùng báo Mỹ Hoa đã có
tin mừng. Thái thái giật mình hỏi dồn:
- Sao không nói sớm? Đây
mới chính là việc đáng mừng đó.
- Sánh sao được với việc
lớn như trinh tiết bài phường của nhạc mẫu.
Vần thái thái bình thản
như không, bà lớn giọng nói:
- Việc cái bài phường có
đáng gì mà nói!
Trinh tiết bài phường vinh
dự là thế mà thái thái lại tỏ ra thờ ở nhạt nhẽo như thế khiến Lý Tùng ngạc
nhiên. Lý Từng nhớ có lần Mỹ Hoa nói trải qua hai mươi năm "tù giam quang
vinh", nay Văn thái thái đối với trinh tiết bài phường có thái độ ấy kể
cũng bất ngờ.
Sao hồ đồ thế... Hay là...
Lý Tùng nghĩ đến đây chợt nảy ra chút ngờ vực, đến nỗi líu cả lưỡi, bèn nói
tiếp:
- Tòa bài phường đó dựng
cũng tốt. Nhạc mẫu đã ở góa, tốt hơn cứ nên phụng chỉ là xong.
Việc tang ma xong xuôi,
còn lại một mình Văn thái thái ở trong căn nhà cũ. Nhà trước nhà sau la liệt
những câu đôi phúng. Gian giữa treo một bức hoành viết trên lụa trắng do chính
tay quan huyện viết tặng, trên có bốn chữ lớn: "Nhất môn nhị trinh".
Văn thái thái ở một
mình trong ngôi nhà, lắm lúc vẩn vơ nghĩ ngợi miên man việc sau, trước, nghĩ về
tương lai mà đâm ra hoang mang, lo sợ. Mới mấy tháng trước đây thôi, sum vầy
nào bà, nào con, nào đội trưởng trong gian nhà này, cười nói râm ran vui thú.
Biết bao nhiêu chuyện vơi
đầy, nào chuyện Mỹ Hoa yêu đương, rồi cuộc kết hôn chớp nhoáng, bà nội qua đời,
rồi bản thân bỗng dưng tiếng tăm vang lừng hàng xóm, vừa vẻ vang lại vừa lạnh
lẽo quạnh hiu, giờ thì đến lượt Mỹ Hoa có tin mừng.
Mọi việc lo liệu tang ma
trước sau, lão Trương đều dốc sức giúp đỡ. Bây giờ thấy hoàn cảnh thái thái khó
khăn, lão Trương lại càng cật lực. Mỹ Hoa về nhà chồng rồi, lão Trương đảm
nhiệm việc chợ búa, lo lường tất cả các việc trong ngoài, giao dịch. Bao nhiêu
việc linh tinh, ông ta đều đảm đương tất, không để thái thái phải bận tâm lo
lắng. Thậm chí, ông còn gánh rau đi bán lấy tiền đem về. Văn thái thái, lúc
trong bếp, lúc ngoài vườn rau, xem lão Trương làm lụng, có lúc cảm thấy buồn lại
đi tìm lão Trương trò chuyện. Bấy giờ, vườn rau đã được rào kín, người đi đường
và hàng xóm không ai thấy được họ. Văn thái thái và lão Trương ngày càng thân
mật.
Ông cụ Văn, trưởng tộc,
lại đến, mang theo một trăm lượng bạc của Văn thái phó đại nhân giúp đỡ sửa
sang cái trinh tiết bài phường và một nghìn lượng bạc, dĩ nhiên là tiền bạc ùn
ùn vang cả mặt bàn. Cụ Văn về rồi, Văn thái thái cảm thấy khó nghĩ, vả có gì
thì việc cũng đã quá muộn rồi. Lão Trương thực lòng chúc mừng thái thái. Thái
thái có địa vị, lão Trương cũng được thơm lấy. Ngoài việc thái thái đột ngột
lẫy lừng tiếng tăm, lão Trương không hề nghĩ gì khác. Đôi khi thái thái cũng
muốn tỏ bày tâm sự với lão. Khôn nỗi, thân đàn bà lại là một bà góa trinh tiết,
mặt mũi nào mà mở miệng cầu hôn với đàn ông được. Cũng đôi ba lần, bà ra vườn
cùng lão Trương chuyện trò rau dưa này nọ, nhưng giữa ban ngày, ban mặt, người
đàn bà trinh tiết như bà, đã từng bao năm được giáo huấn, dù có nỗi niềm tâm sự
gì cũng khó lòng mở miệng. Tâm sự này chắc chắn bà không thể nào thổ lộ được.
Huống hồ, cái lão Trương này lại thực thà chất phác quá đỗi, trước nay hình như
chẳng bao giờ nghĩ rằng bà cũng là một người đàn bà, bởi thế cái nỗi niềm này
lão làm sao hiểu thấu.
Mỹ Hoa sinh con gái. Nàng
cùng chồng về thăm thái thái, Vàn thái thái thấy cháu ngoại thì mừng hết sức,
ôm chặt cháu bé vừa trắng vừa bụ bẫm ấm áp vào lòng dùng giọng mùi ưm ưm nựng
cháu. Biết bao nhiêu năm rồi, Văn thái thái không được ôm trẻ nhỏ, nay được làm
bà sung sướng biết bao!
- Mỹ Hoa, đám cưới con tốt
đẹp, mẹ mừng cho con, vợ chồng con cái giỏi giang khỏe mạnh, con thật có phúc.
Mỹ Hoa xúc động rớt nước mắt, cảm thấy mẹ gần đây
ngày càng cận nhân tình, đã hoàn toàn tha thứ cho mình. Một hôm nàng thấy mẹ
ngồi thẫn thờ, vẻ âu sầu. Trỏng mẹ chẳng còn tí nào dáng vẻ đạo mạo dạo trước,
cũng không còn ung dung sung sướng với bản thân như thuở nào.
Đội trưởng dường như cũng
hiểu tình cảnh này. Chàng tìm ra vườn rau, thấy lão Trương đang lúi húi trồng
trọt. Không ngờ vừa thấy chàng, lão Trương liền kéo ngay vào trong nhà, mặt lộ
vẻ vừa hoảng hốt vừa mừng, vừa hoang mang bối rối, trông rất lạ:
- Đội trưởng ơi! Cậu thử
bày giúp tôi xem nên làm gì bây giờ, tôi dốt nát, không có chữ nghĩa.
- Nhưng mà chuyện gì vậy?
- Chuyện thái thái nhà
ta...
- Nhạc mẫu tôi có chuyện
gì khó khăn à?
- Không, nhưng đội trưởng
này, phiền cậu giúp tôi ý kiến với. Tôi chẳng biết phải làm sao bây giờ.
- Việc có liên quan đến
ông à?
- Vâng, có liên quan.
- Nói xem chuyện gì nào?
Từ dạo chúng tôi vắng nhà, các vị có gây gổ với nhau chăng?
Lão Trương mồm miệng lập
bập vụng về, kể cho Đội trưởng nghe hết những việc đã xảy ra, khiến chàng không
tin vào tai mình nữa. Lảo kể chậm, kể rất đứng đắn. Nghe xong, đội trưởng bừng
hiểu, chàng mới rõ nhạc mẫu mình, người trước đây tuân giữ quy củ phép tắc, đã
dùng một phương pháp vòng vo để tự giải quyết vấn đề của mình. Thực ra, giá là
thiếu nữ như Mỹ Hoa thì chỉ cần dùng một cử chỉ hay một cái hôn là có thể bày
tỏ xong ngay. Sự tình như vầy:
Cách đây ít hôm, trời vô
cùng oi ả, lão Trương đánh trần nằm ngủ trên giường. Vâng, đúng là mười hôm
trước, lão chợt tỉnh dậy nghe thái thái gọi:
- Lão Trương à!
- Bây giờ vầng trăng lơ
lửng xế vòm trời Tây, ánh trăng trải tràn lan trên giường lão Trương. Ông bỗng
thấy thái thái đứng trước cửa vội choàng dậy hỏi thái thái có việc gì vậy?
- Chẳng có chi. Ông ngủ
say thật. Tôi vừa nghe có tiếng gà kêu, tôi ngờ có cáo đến bắt gà chăng?
Muốn đến chuồng gà, ắt
phải qua gian nhà của lão Trương. Bấy giò áng chừng ba giờ khuya, sương đằm đằm
mặt cỏ. Văn thái thái nói:
- Thôi, ông về giường ngủ
tiếp đi. Không mặc áo xống gì mà đứng ở
đây... lạnh chết.
Nhưng lão Trương cũng đợi
cho thái thái về đến cửa nhà bếp rồi mới đi ngủ tiếp. Lão nghĩ bụng: Chắc có
con cáo nào mò đến trộm gà... nhưng rõ ràng mình không nghe thấy tiếng gà nào
cả. Thế rồi lão lại vật xuống ngủ say sưa.
Hôm sau, Văn thái thái bảo
lão Trương:
trăng trải tràn lan trên
giường lão Trương. Ông bỗng thấy thái thái đứng trước cửa vội choàng dậy hỏi
thái thái có việc gì vậy?
- Chẳng có chi. Ông ngủ
say thật. Tôi vừa nghe có tiếng gà kêu, tôi ngờ có cáo đến bắt gà chăng?
Muốn đến chuồng gà, ắt
phải qua gian nhà của lão Trương. Bấy giò áng chừng ba giờ khuya, sương đằm đằm
mặt cỏ. Văn thái thái nói:
- Thôi, ông về giường
ngủ tiếp đi. Không mặc áo xống gì mà đứng ở đây... lạnh chết.
Nhưng lão Trương cũng
đợi cho thái thái về đến cửa nhà bếp rồi mới đi ngủ tiếp. Lão nghĩ bụng: Chắc
có con cáo nào mò đến trộm gà... nhưng rõ ràng mình không nghe thấy tiếng gà
nào cả. Thế rồi lão lại vật xuống ngủ say sưa.
Hôm sau, Văn thái thái
bảo lão Trương:
- Đóng chặt cửa chuồng
gà lại, kẻo chồn cáo lại mò đến,
- Thái thái cứ yên tâm,
đừng lo.
Xưa nay chưa xảy ra việc
ấy bao giờ. Đêm thứ ba dường như có tiếng động của một con mèo rừng mò đến bèn
mắt cáo chuồng, cắp mất một con gà đen. Lão Trương cảm thấy có người đắp chăn
cho mình, giật mình tỉnh dậy thấy thái thái đang lay mình. Lão choàng dậy hỏi:
- Lại có chuyện gì vậy?
Văn thái thái nói:
- Tôi thấy một con cáo,
nhảy qua tường trốn...
Lão Trương vội vã khoác
áo, cùng thái thái cẩn thận đi dò xét chuồng gà một lượt. Thấy lưới chuồng toạc
một lỗ rộng, thái thái chỉ cho lão Trương chỗ mình thấy con cáo, nhưng không
tìm thấy vết chân cáo. Tìm một lúc thì gặp con gà đen nằm chết dọc mé tường bên
phía bồn hoa, trên cổ vết thương máu còn ròng ròng chảy, lão Trương hận mình
quá ở hờ để ra nông nổi. Thái thái tỏ vẻ khoan hậu bảo:
- Cũng chẳng đi đầu mà
thiệt, sáng mai vặt lông làm thịt dùng cho bữa chiều vậy.
- Thái thái ngủ mà sao
thính tai thế?
- Đêm tôi thường tỉnh
ngủ. Dù có ngủ thì một tiếng động nhỏ cũng nghe thấy.
Hai người quay về phòng
lão Trương. Thái thái lại đứng ở cửa, lão Trương thấy quần áo và móng tay thái
thái có dính mấy vết máu. Ông ta lẳng con gà xuống đất, đi nấu nước sôi cho thái thái rửa tay, hỏi thái thái có
muốn dùng một ly trà nóng chăng. Thái thái nói: Không. Rồi nghĩ ngợi sao, sau đó lại ưng chịu.
Lúc ấy thái thái rất tỉnh táo nên không trở về phòng ngủ lại nữa. Lão Trương
nói:
- Đề tôi mang trà đến
phòng thái thái nhé?
- Thôi khỏi... Ngoài trời
đẹp quá!
- Tôi xong ngay đây.
Thái thái bảo:
- Chẳng đi đâu mà vội.
Bà ngồi ghé trên giường
lão Trương, sờ chiếc chiếu của lão, rờ gỗ giường bóng loáng rồi lại sờ đến cái
chăn đơn rách mà lão thường dùng, rồi bảo với sang:
- Lão Trương này, không
hiểu sao ông có thể đắp cái chăn tã như thế này, để sáng mai tôi tặng ông cái
chăn khác.
Bữa chiều hôm sau, trên
mâm có thịt gà, thái thái lại nhắc đến chuyện chồn cáo:
- Ông vẫn chưa sửa lại
chuồng gà ư?
Lão Trương thưa đã sửa
tốt. Thái thái bảo:
- Con cáo ấy có lẽ đêm nay
lại mò đến đây.
- Sao thái thái biết?
- Biết chứ, tối qua nó ngỡ
chắc ăn rồi mà lại để sểnh chỉ vì hoảng sợ. Suýt nữa thì nó ăn trộm được tha đi
mất. Bởi vậy, tôi nghĩ, nếu nó khôn lanh, đêm nay lại sẽ mò đến. Có gì mà lạ.
Lão Trương tiếp:
- Tôi sẽ thức rình nó suốt
đêm nay, thái thái cứ yên tâm. Tôi sẽ để đèn thật nhỏ, bắc ghế ngồi rình sau
bụi cây, thủ sẳn một cái gậy. Nó mà leo vào tôi quật nát óc...
Đêm ấy, trăng lên đến
đỉnh, chẳng thấy con cáo nào đến, trăng xế cùng chẳng thấy gì. Trời giở lạnh
rồi... - tôi nghĩ... - nên trở về phòng thôi.
Bỗng tôi nghe thấy có
tiếng thái thái khẽ giọng:
- Lão Trương à!
Tôi quay lại thấy thái thái
mặc tuyền đồ trắng, đi lại bên tôi hệt như Ma Cô
tiên nữ. Đến trước mặt tôi, bà dịu dàng hỏi:
- Ông có thấy gì không?
Tôi đáp:
- Chẳng thấy gì sất cả.
Bà bảo:
- Ta vào nhà ngồi rình đi!
Đêm hôm ấy, tôi còn nhớ
rất rõ, đó là một đêm đẹp nhất trên đời. Chúng tôi ngồi - tôi và thái thái -
trong khi thiên hạ đều say giấc, xung quanh bốn phía im lặng như tờ. Một lúc,
thái thái đem lại cho tôi một cái chăn, vừa trắng, vừa thơm, vừa mới, đến nỗi
tôi không nỡ dùng để gối trên đầu, cũng không dám đặt trên giường. Chúng tôi
ngồi nép sát bên nhau, ánh trăng bạc chiêu lọt qua song cửa, lúc ấy tựa hồ như
một đôi tri kỷ những tự kiếp nào. Chúng tôi ngồi chuyện trò, đúng ra thì chỉ
mình thái thái nói. Việc gì cũng nói, nào nói chuyện vườn rau, nói chuyện làm
ăn, nói đến những ngày lao khổ, nói đến những lúc lo âu, lúc vui sướng. Thái
thái hỏi chuyện đời tôi từ nhỏ đến giờ, hỏi tôi sao mãi vẫn chưa lấy vợ. Tôi
nói nghèo quá không có tiền cưới vợ, Thái thái hỏi:
- Nếu cưới được thì có
chịu lấy vợ không?
Tôi trả lời:
- Đương
nhiên chịu chứ!
Thái thái vẻ lúng túng,
mặt thẫn thờ, ngơ ngẩn. Ánh trăng chiếu trắng lợt trên khuôn mặt, đôi con ngươi
sáng như ngọc. Lão Trương cảm thấy bà có vẻ không phải người phàm, nhìn mà sờ
sợ, lão Trương hỏi:
- Thái thái là người phàm
đấy chứ? Hay là Ma Cô tiên nữ, toàn thân trăng từ cung trăng giáng hạ phàm
trần?
- Lão Trương, đừng hồ đồ
thế, dĩ nhiên tôi là người phàm.
Lúc Văn thái thái nói, lão
Trương càng thấy như bà chẳng phải người phàm. Mất bà nhìn lão Trương mà như
không trông thấy lão. Lão Trương không thể không ngó lom lom Văn thái thái.
- Đừng nhìn tới như thế.
Đương nhiên tôi là đàn bà, cứ sờ mà xem.
Bà giơ tay ra, lão Trương
sờ sờ thấy toàn thân bà run rẩy.
Lão Trương sực cảm thấy
thất lễ, liền nói với thái thái:
- Xin lỗi thái thái, tôi
nhỡ làm thái thái sợ chăng? Vừa rồi, vì ánh trăng sáng quá, tôi lại cứ ngỡ thái
thái là Ma Cỏ tiên nữ hạ phàm.
Văn thái thái sẽ mỉm cười
khiến lão Trương cảm thấy an tâm. Vàn thái thái lại hỏi:
- Có phải tôi đẹp như tiên
nữ không? Tôi muốn lão cùng đẹp như vậy. Nào, hãy cho tôi biết, ông có cho
là Ma Cô tiên nữ cũng yêu đương, cũng lấy chồng giống hệt như trai gái phàm trần
chúng ta không?
Lão Trương thật thà quá
đỗi vẫn không hiểu câu nói của thái thái, lão đáp:
- Làm sao tới biết được?
Tôi cũng chưa trông thấy Ma Cô tiên nữ bao giờ.
Thái thái lại hỏi lão
Trương mấy câu, mấy câu làm lão kinh ngạc, thái thái bảo:
- Nếu đêm nay ông gặp Ma
Cô tiên nữ thì ông tính sao? Ông yêu nàng không? Ông có bằng lòng tôi là nàng
Ma Cô tiên nữ không hay cứ là người đàn bà phàm thế thì hơn?
- Ô, thái thái, bà nói đùa
đấy ư. Tôi đời nào dám vậy.
- Tôi nói đứng đắn đấy.
Nếu chúng mình vĩnh viễn sống với nhau như Mỹ Hoa và đội trưởng, như chồng như
vợ, ông cho là hạnh phúc hay không?
- Thái thái ơi, Tôi xin
bà. Tôi nào được phúc đến thế. Nếu vậy thì cái trinh tiết bài phường biết làm
sao?
- Mặc kệ cái trinh tiết
bài phường ấy! Không có ông, tôi không sống nổi. Hai chúng ta sống với nhau rất
vui sướng, sống với nhau đến đầu bạc răng long. Người đời muốn đàm tiếu gì mặc
kệ họ, tôi chẳng để tai. Tôi đã suốt hai mươi năm thủ tiết. Như thế, quá đủ
rồi. Nhường cho những người khác thèm muốn cái trinh tiết bài phường ấy.
- Bà nói xong liền hôn lão
Trương.
Lão Trương kể xong, chẳng
kịp lấy lại hơi sức, vội hỏi Lý Tùng:
- Đội trưởng, biết làm sao
bây giờ? Hoàng thượng muốn biểu dương, nêu gương thái thái, tôi đâu dám phá
ngang? Có điều, thái thái bảo cũng chẳng sao cả. Bà muốn tôi lấy bà, nếu tôi
không chịu thì cũng không lấy ai nữa. Thái thái nói thế đấy! Ba nói nhất định
chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc. Chỉ cần tôi nuôi bà như thế này là được
rồi. Đội trưởng! Cậu bảo tôi phải tính sao đây?
Dần dà, đội trưởng hiểu
thủng câu chuyện.
Mới đầu còn mơ hồ, hỗn độn, sau chú ý dốc hết tinh thần lắng nghe từng câu,
từng lời, từng âm thanh, tình cảm... mới rõ, liền quát bảo lão Trương:
- Tính sao à? Ngốc ơi! Lấy
quách đi chứ!
Như vệt khói lướt, Lý Tùng
chạy đi kể cho Mỹ Hoa nghe. Nàng bảo:
- Em mừng cho mẹ.
Rồi hạ giọng nói với Lý
Tùng:
- Chắc chắn chính tay mẹ
giết con gà đen. Em nghĩ, chỉ có người như lão Trương mới xứng đáng lấy được vị
trinh tiết khả phong thôi.
Khuya đó, Lý Tùng thưa với
thái thái:
- Thưa
nhạc mẫu, bấy lâu con hằng lo nghĩ. Chúng con sinh ra được một mụn con gái,
chắc làm mẹ thất vọng.
Chẳng
biết đến bao giờ mới sinh được con trai để cho bà với Văn gia có người nối dòng
dõi.
Văn
thái thái ngẩng nhìn, Lý Tùng lại tiếp, mắt nhìn xuống đất:
- Con nghĩ đi nghĩ lại rồi.
Thưa nhạc mẫu, xin đừng trách mắng con nhé. Sau khi bà nội qua đời, mẹ sống
thui thủi lạnh lùng cô quạnh. Lão Trương là người hiền lành thực thà. Nếu mẹ
ưng, con sẽ nói với ông ta. Con nghĩ nếu ông ấy muốn lấy mẹ, nhất định sẽ đổi
sang họ Văn.
Văn
thái thái đỏ bừng mặt, bà buột miệng nói:
- Ừ
phải. Chỉ còn cái họ Văn...
Rồi
bà rảo bước vào phòng mình.
Vân
thái thái lấy lão Trương rồi cả họ Văn thất vọng lắm. Cụ trưởng tộc họ Văn nói:
-
Lòng dạ nữ nhân ra sao, chẳng ai dám nói chắc cả.
Vô Danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét