Có thể bảo tiểu thuyết huyễn tướng và tiểu thuyết u mặc đời Đường đã tự thành một thể cách riêng. Ở đây lấy bốn thiên truyện của Lý Phục Ngôn làm đại biểu (Gã râu xồm; Một Đêm ở Cung Long Vương; Quán Se Tơ; Người Hóa Cọp).
Tuy danh tiếng của họ Lý không bằng Lý Công Tá (tác giả truyện "Nam Kha Thái Thú") nhưng tác phẩm của ông thanh thoát khôi hài, huyễn tưởng phơi phới, chứa đầy những đặc trưng của tiểu thuyết đời Đường, hay đặc biệt.
Họ Lý sinh ở nửa đầu thế kỷ thứ 9, chính vào thời toàn thịnh của truyền kỳ tiểu thuyết. Xét toàn bộ truyền kỳ từ đời Đường, bốn phần năm danh tác đều viết ở nửa đầu thế kỷ thứ 9. Những tác gia truyền kỳ cùng thời với Lý Phục Ngôn có Đoàn Thành Thức (tác giả "Diệp Hạn"), Lý Công Tá (tác giả "Nam Kha Thái Thú Truyện"). Tướng Phòng, Từ Vĩnh Như, Trần Hồng, Bạch Hành Gián (em trai nhà thơ Bạch Cư Dị), Nguyên Chẩn (tác giả "Oanh Oanh Truyện")...
Quán Se Tơ
Ngụy Cố hằng mong dược một giai nhân
tuyệt sắc làm vợ nhưng già kén kẹn hom, mãi vẫn không được như nguyện. Dạo làm
khách ở Thanh Hà, ngụ ở quán trọ ngoài
cửa Nam Tùng Thành, được người giới thiệu cho một đám, đó là tiểu thư nhà họ
Phan. Hai nhà môn đăng hộ đối. Người làm mai hẹn chàng sáng nọ gặp nhau ở chùa Long Hưng.
Từ lâu, mong mỏi được se duyên với gái đẹp nhà giàu nên chàng mừng rơn. Thâu
đêm tràn trọc không ngủ. Mới tình mơ mờ đất đã dậy rửa mặt, chải đầu, quần áo
tươm tất đến nơi hẹn.
Trời còn tối tăm, trăng non còn rạng.
Đến nơi chỉ thấy một ông già ngồi trên bậc thềm đang đọc sách dưới ánh trăng lờ
mờ, bên cạnh để một cái dãy nhỏ.
Ngụy Cố lấy làm lạ nghĩ trời sớm thế
này không hiểu ông già nọ đọc sách gì. Chàng men ra sau lưng ông ta lén dòm, ai
ngờ không đọc được chữ nào. Những thứ chữ Chân, Thảo, Triện, Lệ thậm chí cả
loại chữ viết trên chuông vạc chàng đều nghiên cứu đủ. Thế mà chữ trên quyển
sách này hoàn toàn mù tịt.
- Xin lỗi lão tiên
sinh, cụ đọc sách gì thế? Văn tự trong thiên hạ tôi đều biết, nhưng sao chưa
từng thấy loại chữ này?
Ông già mỉm cười:
- Tất nhiên, làm
sao cậu đọc nổi. Đây là thứ chữ cậu không thể hiểu nổi.
- Chẳng hay đó là
thứ chữ gì vậy, thưa cụ?
- Cậu là người phàm
mà quyển sách này là quyển Thiên Thư.
- Té ra cụ là thần
tiên đấy à? Cụ làm gì ở đây mà sớm thế?
- Lão ở đây thì có
gì lạ. Cậu cũng chả đến sớm thế là gì. Cậu xem, giờ này là lúc giáp ranh giữa
đêm và ngày, là thời khắc âm dương giao nhau. Khách đi đường nửa là
thần tiên, nửa là phàm tục. Dĩ nhiên, làm sao cậu nhận ra họ được. Lão là người
chuyên quản việc nhân gian. Cả đêm lão phải đi thăm những người lão trông nom
và xem xét nơi ăn chốn ở của họ.
Ngụy Cố hỏi tới:
- Cụ trông nom việc
gì đấy?
- Hôn nhân đại sự.
Ngụy Cố mừng quýnh, vội hỏi:
- Xin lão tiên sinh
thứ lỗi, cụ chính là người
cháu cần hỏi thăm. Cháu vẫn mong tìm được con nhà tử tế làm vợ,
nhưng không hiểu sao mãi không thành. Thưa với cụ, sớm nay cháu đến đây cũng là
vì có hẹn với người mai mối. Cô gái cháu định lấy là Phan tiểu thư. Ai cũng
khen nàng nết na xinh đẹp, hiền hòa, đức hạnh. Xin cụ cho cháu biết, liệu đám
này có thành không?
Ông già bảo:
- Hãy cho lão biết
họ tên, nơi ở của cậu.
Ngụy Cố vội nói. Ông già dùng ngón tay
lật sách tra cứu một lượt, rồi ngước bảo:
- E không thành.
Cậu nên biết tất cả nhân duyên đều do trời định, đã ghi cả trong sách này. Vợ
cậu hiện nay mới ba tuổi, bao giờ nàng mười bảy tuổi, cậu mới cưới được. Thôi
đừng buồn!
- Cụ bảo sao không
buồn cho được. Chả lẽ cháu còn phải lêu bêu mười bốn năm nữa hay sao?
- Phải!
- Thế việc hôn nhân
của cháu với nhà họ Phan không có một tí hy vọng nào sao?
- Tất nhiên!
Ngụy Cố không biết có nên tin lời ông già hay không, hỏi tiếp:
- Cụ đựng gì trong
cái đãy kia thế?
Ổng già vui vẻ cười bảo:
- Toàn chỉ hồng cả.
Đấy là công việc của lão. Lão chú ý đến những đôi trai gái sẽ kết thành vợ
chồng với nhau trong sách này, xem họ sinh ra ở đâu. Khi đêm về, lão sẽ đến nơi
ấy dùng chỉ hồng buộc chân họ, nối họ với nhau. Chỉ hồng buộc rồi - mà lão buộc
chắc lắm nhé – đố ai cởi nổi. Cũng có người sinh ra trong nhà nghèo, người kia
sinh ra nơi giàu có. Dù hai nhà Bắc Nam cách trở nghìn trùng hoặc có mối thâm
thù truyền kiếp, nhưng nhất định con cái hai nhà sẽ nên vợ nên chồng. Việc
thành tựu nhân duyên đều do trời định, chẳng mảy may ở người.
- Chác cụ đã buộc
xong vợ chồng chúng cháu rồi?
- Phảì, lão đã buộc.
- Thưa cụ, cô bé ba
tuổi sau này thành vợ cháu hiện giờ ở đâu?
- Cô ấy à? Hiện
đang ở với một bà già
bán rau ngoài chợ cũng gần đây thôi. Bà ấy sớm nào cũng đem hàng ra chợ. Nếu cậu
thích, đợi tí nữa đi với lão, lão sẽ chỉ cho.
Trời sáng, không thấy người mai mối
đến. Ông già bảo:
- Thấy chưa. Đợi
cũng vô ích thôi.
Hai người ngồi nói chuyện một lúc nữa,
Ngụy Cố thấy nói chuyện với ông lão thật vui. Ông bảo ông rất thích công việc
của mình:
- Một sợi tơ hồng
mà công dụng của nó vô cùng kỳ diệu. Mắt lão thấy trai gái lớn lên, ai ở nhà nấy, phần
nhiều không quen biết nhau, nhưng một khi đến ngày đến tháng, hai người vừa gặp
nhau, lập tức sa vào lưới ái tình không thể nào cưỡng được. Nếu có kẻ khác chen
vào, ắt bị sợi tơ hồng trói ngã lăn, dù mạnh mấy cũng không cởi được. Rốt cục
cạn nghĩ mà liều thân hoại thể. Những trường hợp như thế, lão thấy đã nhiều.
Chợ rau cách chùa Long Hưng không xa.
Bấy giờ chợ đã đông, người qua kẻ lại nườm nượp. Ông già cầm cái đãy đứng dậy,
gật đầu ra ý.
- Nào, theo lão.
Đến nơi, ông lão chỉ một người bán
rau. Đó là một người đầu bù tóc rối, còm ròm đen đủi đang đứng bán rau, tay ẵm
đứa bé. Mắt người đàn bà đã lòa cơ hồ không trông thấy gì nữa.
- Đây, đứa bé ấy về
sau sẽ là vợ cậu đấy.
Ngụy Cố giận sôi
gan, lầm bầm mắng:
- Cụ nói đếch gì
vậy. Dễ muốn cợt tôi hẳn?
- Lão nói đúng đắn
đấy. Đứa bé ấy có số rất tốt. Chắc chắn cô ta sẽ lấy cậu, khiến đời cậu hết sức hạnh phúc, con cái sau này cũng
sẽ làm quan. Cô ấy còn được thụ phong nữa kia.
Ngụy Cố thấy con nhải ranh như cái dái
khoai, con của mụ trông như ăn mày nhếch nhác đến tởm. Những toan đôi co với
ông già nhưng quay lại thì ông lão đã biến mất.
Chàng lủi thủi về quán trọ. Phần vì
buổi hẹn không thành, phần vì lời nói của ông lão khiến chàng nửa tin nửa ngờ,
hoang mang ngao ngán. Lại nghĩ mình là người học thức, nếu không lấy được con
gái nhà tử tế thì cũng dư sức lấy được mỹ nữ tuyệt vời ở chốn ca lâu vũ tạ.
Nghĩ gần thôi lại nghĩ xa, miên man
tâm sự, càng thấy việc phải lấy con nhải cỏ rả ấy là điều nhục nhã không thể
chịu được. Thật là trớ trêu, quái gở. Ruột sầu đòi đoạn, cả đêm không nhắm mắt
nổi.
Sớm hôm sau, chàng dẫn thằng đầy tớ ra
chợ. Chàng đã hứa thưởng một số tiền lớn nếu nó
chém chết được con nhải nọ. Chủ tớ thấy người đàn bà ẵm con bé đứng bên quầy.
Thằng tớ len lén rút dao nhắm đứa bé chém một nhát rồi ù té chạy. Đứa bé khóc
ré, người đàn bà gào thất thanh:
- Quân giết người!
Bớ người ta! Quân giết người!
Cả chợ ùn ùn nhốn nháo. Thầy trò Ngụy
Cố thừa cơ chuồn khỏi chợ. Ngụy Cố hỏi:
- Thế nào, mày chém
trúng không?
- Không, con mới
nhắm thì nó bỗng quay đầu. Đại khái chém sượt qua khoảng lông mày một tí. Tên đầy tớ trả lời.
Ngụy Cô vội vã rời Thanh Hà. Câu chuyện ở chợ rau rồi cũng
đi vào quên lãng. Ngụy Cố nhắm hướng Tây
lên Kinh thành. Việc hôn nhân lần trước không xong, lòng đã nguội lạnh, chẳng
còn thiết lấy vợ nữa.
Ba năm sau, chàng đính hôn với tiểu
thư nhà họ Đoàn, một nhà danh giá trong vùng. Ngụy Cố thấy đây là một đám rất
tốt. Tiểu thư có học, nổi tiếng xinh đẹp. Bạn bè ai cũng chúc mừng. Đang sửa
soạn làm đám cưới thì sáng nọ được tin sét đánh: Tiểu thư quyên sinh vì nàng đã
yêu người khác, thấy ngày cưới gần kề, phẫn chí mà nên thảm kịch.
Khoảng hai năm sau, Ngụy Cố lại càng
không tơ tưởng gì đến chuyện lấy vợ nữa. Chàng đã hai mươi tám tuổi, cũng chẳng
còn mơ mòng lấy tiểu thư kiều diễm, con nhà danh vọng. Một hôm, tình cờ chàng
gặp con gái của một địa chủ ở ngôi chùa làng
quê. Hai người mới gặp đã mê nhau, nàng gái quê lại càng say tình đắm đuối.
Hai người đính hôn, Ngụy Cố lên kinh
mua lụa là nhiễu vóc, châu báu làm sính lễ, khi về thấy thấy nàng nọ mắc bệnh
nặng. Chàng quyết tâm chờ đợi. Ngờ đâu, chứng bệnh triền miên, năm sau, nàng
rụng hết tóc, hai mắt bị mù, khuyên chàng chọn nơi hiền đức khác làm vợ.
Lại mấy năm nữa, Ngụy Cố gặp được một
đám rất vừa ý. Tiểu thư chẳng những trẻ đẹp, học hành, thơ họa đều giỏi, lại
yêu thích âm nhạc và nhất là không có tình địch nào chọc gậy bánh xe. Hai bên đính ước với nhau thật suôn sẻ tốt đẹp.
Ba hôm trước ngày cưới, tiểu thư đi đường sẩy chân ngã va vào một tảng đá lớn
chết. Sự việc trớ trêu, ông tạo cợt người sao mà quá quắt.
Bây giờ thì Ngụy Cố hoàn toàn ép mình
khuất phục số mệnh. Cứ nghĩ đến việc kết hôn gặp biết bao gẫy đổ, chàng lại run
sợ không dám mơ tưởng đến phụ nữ đẹp nữa.
Chàng làm việc ở nha môn tại Hương
Châu, cúc cung làm tròn bổn phận. Tri Châu là Vương Tần muốn gả cháu gái cho
chàng. Việc này gợi lại nỗi đau âm ỉ từ lâu ủ kín trong lòng. Chàng nói:
- Sao ngài muốn gả
cháu gái cho tôi? Tôi đã lớn tuổi, không định lấy vợ nữa.
Tri Châu nài ép mãi, Ngụy Cố đành ưng,
song lòng đã nguội lạnh đến nỗi mãi đến ngày cưới, chàng mới nhìn mặt cô dâu. Tiểu thư còn trẻ, chàng rất ưng về
mọi mặt, tiểu thư đều hoàn hảo, chắc chắn sẽ là một người vợ hiền.
Sau ngày cưới, chàng để ý thấy vợ luôn
chải đầu lệch về góc trán phải. Chàng thấy để tóc như vậy xem ra lại có duyên,
Còn vì sao chải mãi kiểu ấy thì chàng không biết.
Vài tháng sau, Ngụy Cố ngày càng yêu
vợ thắm thiết. Một hôm chàng hỏi vợ:
- Sao em không chải
đầu kiểu khác mà cứ để tóc xõa xuống một bên như vậy?
Vợ vén tóc lên, chỉ vào cái sẹo bẩo:
- Anh xem này.
- Em bị sẹo hồi nào
vậy?
- Em bị tự năm lên
ba. Thuở ấy, cha em làm quan mất tại nhiệm sở. Cùng năm, anh em và mẹ em nối nhau qua đời, chỉ
còn lại em và vú nuôi. Nhà vú của em cách phía Nam Tùng Thành không xa mấy. Năm nọ cha em làm quan ở Tùng Thành, vú em làm nghề trồng rau thường đem ra
chợ bán. Một hôm, có tên côn đồ chẳng hiểu vì duyên cớ gì rút dao định chém
chết em ở ngay giữa chợ. Thật khó hiểu, vì vú của em nào có thù oán gì với ai
đâu. Nhưng nó chẳng hại được em mà chỉ gây một vết sẹo bên góc phải này thôi.
Vì vậy em phải chải tóc lệch để che đi đấy.
- Có phải bà vú lòa
mắt ấy không?
- Phải, rồi, sao
anh biết?
- Anh chính là kẻ
côn đồ ấy đây. Quái lạ, thật không sai với số mạng mảy may.
Rồi Ngụy Cố thuật việc ngày trước gặp
ông lão cho vợ nghe, câu chuyện mười bốn năm về trước. Vợ lại kể năm nàng lên
sáu, bảy tuổi, bác nàng đến Tùng Thành tìm được nàng đưa về Hương Châu, nàng ở tại phủ quan của
bác.
Vợ chồng Ngụy Cố biết mối nhân duyên
của họ do trời tác hợp nên càng yêu nhau nồng thắm, về sau sinh được một trai
dặt tên Ngụy Côn. Côn sau này làm quan Phu Doãn Thái Nguyên, mẹ Côn cũng được
triều đình thụ phong.
Viên Tri Châu Tùng Thành biết chuyện
này liền đổi tên quán trọ
của Ngụy Cô năm xưa thành Định Hôn Quán.
Lý Phục Ngôn
Trích Thái
Bình Quảng Ký
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét