Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Dế (Bồ Tùng Linh)

 

Các tác giả tiểu thuyết thần quái Trung Quốc kể có hàng trăm người, nhưng miêu tả sâu sắc đến chỗ vi diệu, truyện hay sống động thì chỉ có một họ Bồ mà thôi. Họ Bồ sở trường về tả đàn bà ghen và các truyện kinh dị, ai ai cũng thích, cũng là người không ai sánh kịp. Họ Bồ đặc biệt thích tiên chồn. Những tác phẩm tả tiên chồn hóa thân thành gái, dùng sắc đẹp mê hoặc người, rất nhiều. Trong những kiệt tác của ông, sách này tuyển ba truyện, một trong đó là truyện nhi đồng tên "Súc Chức" (Dế).

                                                                                           (Lâm Ngữ Đường)
Dế
Cát Đệ là cậu bé mười một tuổi. Một hôm cùng cha đi bắt dế. Đi cả ngày trời chẳng bắt được con nào, hai cha con trở về tay không nhưng cậu bé rất vui, vì hôm nay được cùng cha rong chơi, mà thích nhất là cha lại thành người bạn chơi tốt của cậu. Cát Đệ tính mẫn cảm. Năm lên năm tuổi, có hôm không rõ vì cớ gì làm cha ni giận giơ roi định đánh, cậu hết hồn, mặt tái mét, khiến cha không nỡ đành quẳng roi di. Cậu bé sợ cha lắm. Cha năm nay 45 tuổi, người trầm mặc, ít nói ít cười. Cát Đệ, người thấp bé trông như trẻ mới lên chín, lên mười. Năm ngoái mẹ may cho bộ quần áo đón lớn, những tưởng cậu mau lớn lắm, vậy mà đến nay mặc vẫn còn thùng thình. Người cậu vốn đã gầy guộc, lại thêm cái đầu lớn đại, đôi mắt ngây thơ, to đen nháy và đôi má bầu bĩnh nên càng lộ vẻ yếu đuối. Bình thường cậu không bước đi đàng hoàng mà cứ luôn nhảy nhót như sáo, hoàn toàn còn tính trẻ con. Anh cậu hồi bằng tuổi cậu bây giờ đã là tay trợ thủ đắc lực của mẹ. Cát Đệ thì không được thế. Nay anh đã chết, chị lấy chồng xa, thành ra mẹ lại càng nuông chiều Cát Đệ quá lắm. Mẹ là người rất tội nghiệp, chỉ khi nào Cát Đệ nũng nịu thì mẹ mới mỉm cười một chút. Tuy đã mười một tuổi, Cát Đệ vẫn hơn hớn, vẻ mặt cứ như trẻ con, chỉ khi có điều gì sung sướng hoặc lo lắng thì trông cậu mới ra vẻ trẻ lớn. Như những trẻ khác, Cát Đệ cũng rất say chơi dế, hơn nữa cậu còn có sự say sưa thơ mộng và trí tưởng tượng đặc biệt của trẻ thơ. Cậu nhận thấy ngoài vẻ đẹp đẽ ra, dế còn hàm chứa bao nhiêu đặc tính tốt đẹp, cao thượng và cường tráng nữa. Thích làm sao cái miệng tuyệt vời khéo léo đến phức tạp của dế. Cậu tin chắc rằng dưới gầm trời này, trong tất cả mọi loài động vật, không tìm đâu ra được loại nào có được bộ khôi giáp đen bóng như dế. Cậu nghĩ giá những con vật lớn như chó, heo mà cùng có được bộ khôi giáp như thế thì tuyệt. Dĩ nhiên đời nào có chuyện đó và rõ là chẳng loài động vật nào sánh được với dế. Cậu mê dế từ hồi nhỏ xíu, cũng như những trẻ con miền quê, cậu nuôi dế, chọi dế. Chỉ thoáng nghe tiếng gáy re re, thấy thân thể và đầu dế lớn, nhỏ, nhìn cặp đùi độ dài, độ ngắn ra sao là cậu biết ngay dế thuộc loại nào, và đánh giá liền [là dế] hay, dở.
Nhà cậu, ngoài cửa số hướng Bắc có một vườn hoa. Cậu nằm trêu giường lắng nghe tiếng dế kêu và cho đó là thứ âm nhạc tuyệt trần. Trong âm thanh của loại nhạc ấy, cậu thấy xiết bao là lương thiện, là mỹ lệ và khỏe khoắn. Cậu học Luận Ngữ và Mạnh Tử với cha nhớ thật nhanh, nhưng quên cũng chóng, vậy mà nghe dế gáy, cậu hiểu rất rõ và không tài nào quên được. Dưới cửa sổ, cậu chất đống những gạch đá để dụ dế đến. Người lớn cơ hồ không thế hiểu được những trò như thế. Người tính tình nghiêm khắc như cha cậu tất nhiên lại càng không thể hiểu nổi. Thế mà hôm nay, lần đầu tiên cha đi với Cát Đệ, chạy loạn khắp sườn núi, tìm đủ cách để bắt cho được một con dế khỏe, hùng dũng, đấu giỏi.
Năm xưa, hồi còn nhỏ lúc sáu tuổi, Cát Đệ từng làm một việc động trời khiến mọi người khó quên. Cậu đem vào lớp một con dế, chẳng may bị thầy phát hiện, dùng chân chà nát bét. Cát Đệ giận quá chờ thầy vừa quay lưng, cậu liền phốc lên lưng thầy dồn hết sức vào nắm tay bé nhỏ đâm thùm thụp khắp người thầy giáo. Các bạn cười ầm ĩ. Thầy phải giằng co mãi với Cát Đệ mới thoát nổi.
Xế trưa hôm nay, trước khi đi, Cát Đệ thấy cha chẻ tre đan giỏ. Làm xong, cha bảo cậu:
- Cát Đệ, cầm cái giỏ tre này, Chúng ta đến Nam Sơn nào!
Cha cậu là người đọc sách, không thích nói trắng ra là đi bắt dế, nhưng Cát Đệ đã hiểu. Cậu với cha lên đường, vui vẻ cứ như ngày tết. Cát Đệ đã nhiều phen bắt dế, nhưng xưa giờ chưa từng may mắn đem theo đủ đồ nghề như lần này. Nay rõ là cầu được ước thấy. Thêm nữa, trước nay nhà chưa bao giờ cho phép cậu đến Nam Sơn. Nam Sơn cách nhà đến cả dặm rưỡi đường, mà cậu thì sớm biết Nam Sơn có cơ man là dê. Lúc này lại đúng vào tháng 7, khí trời oi ả. Hai cha con tay cầm lưới ruổi khắp sườn núi, xuyên qua lùm cây bụi cỏ, nhảy qua khe rạch, lật đá dò tìm. Lắng nghe tiếng dế gáy ran, cậu thấy mắt cha mình cũng long lanh ngời sáng. Khi tiếng dế bặt đi dưới lùm cây bụi cỏ, cậu lại nghe tiếng cha chửi rủa lầm bầm. Trêu đường về vì không bắt được dế tốt nên cha cứ thở dài tiếc rẻ. Cát Đệ thấy đây là lần đầu tiên cha tỏ ra có tấm lòng trẻ thơ. Cậu thấy cha thật đáng yêu! Tại sao lại đi bắt dế? Cha vốn lười không nói rõ, Cát Đệ mừng thầm, nhưng cũng biết là không nên hỏi. Đến nhà, thấy mẹ đứng trước cửa chờ hai cha con về dùng cơm chiều. Mẹ quan tâm hỏi:
- Thế nào, bố con có bắt được con nào không?
- Không! Cha buông sõng chán chường.
Cát Đệ buồn lắm, chờ lúc vắng cha, mới hỏi mẹ:
Mẹ ơi! Mẹ cho con biết. Có phải bố cũng thích chơi dế không? Thế mà con cứ ngỡ cả nhà chỉ có mình con thích dế thôi chứ.
- Không. Bố không thích chơi dế. Bố buộc phải bắt đó thôi.
- Ủa, bắt cho ai?
- Bắt để tiến hoàng thượng. Bố con là thôn trưng. Bố nhận được lệnh của quan huyện, đòi phải bắt dế tốt dâng lên hoàng thượng. Ai mà dám chống lại ý chỉ của hoàng đế?
- Con không hiểu.
Cát Đệ nghe mà cảm thấy mù tịt.
- Mẹ cùng không biết, nhưng hạn trong 10 hôm, bố phải bắt cho được dế tốt, nếu không mất chức thôn trưởng còn bị phạt tiền. Nhà mình nghèo, đào đâu ra tiền, e khó thoát khỏi bị tù.
Cát Đệ không cần hiểu thêm nên không hỏi nữa, chỉ đinh ninh là phải bắt dế cho được. Đó mới là điều quan trọng.
Nguyên bấy giờ, ở chốn cung đình, đá dế dã trở thành phong trào rất thịnh. Ngày thường đá dế dể đánh bạc, dịp tết Trung Thu lại bày ra những trận đấu dế cuồng nhiệt đế định giải quán quân cho cả năm. Trong chốn cung đình, trò chơi ưa thích này đã có từ lâu. Triều Tống có vị tể tướng - nay đã mất nghiệp – lúc đại quân của Thành Cát Tư Hãn vào Biện Châu còn đang ngồi say sưa xem đá dế. Chuyện này ai cũng biết.
Cha Cát Đệ họ Thành tên Danh, quê Hoa Âm. Hoa Âm nào phải vùng có dế tốt gì. Chẳng qua năm nọ trong tỉnh có một tên quan huyện dở hơi, chả hiểu ông ta tìm đâu ra được một con dế hăng hái, thiện chiến đem tiến cung. Thế là một vị vương gia viết phong thư cho quan phủ doãn bản tỉnh yêu cầu tìm giúp dế tốt để tiến cung dùng trong dịp tết Trung Thu hằng năm. Phủ doãn bèn truyền mệnh lệnh cho các quan huyện, đòi các huyện phải tuyển những dế tốt, khỏe nộp về tỉnh. Ấy vậy là chuyện riêng tư của một vị vương gia thỉnh cầu với cá nhân quan phủ doãn trở thành thánh chỉ của hoàng đế. Bọn con dân hèn mọn có biết đâu chuyện này. Bởi vậy giá dế không ngừng tăng vọt. Nghe nói có viên quan huyện đã từng xuất cả trăm lạng để tìm mua cho được một con dế đá giỏi. Trong chốn dân luôn nhảy nhót như sáo, hoàn toàn còn tính trẻ con. Anh cậu hồi bằng tuổi cậu bây giờ đã là tay trợ thủ đắc lực của mẹ. Cát Đệ thì không được thế. Nay anh đã chết, chị lấy chồng xa, thành ra mẹ lại càng nuông chiều Cát Đệ quá lắm. Mẹ là người rất tội nghiệp, chỉ khi nào Cát Đệ nũng nịu thì mẹ mới mỉm cười một chút. Tuy đã mười một tuổi, Cát Đệ vẫn hơn hớn, vẻ mặt cứ như trẻ con, chỉ khi có điều gì sung sướng hoặc lo lắng thì trông cậu mới ra vẻ trẻ lớn. Như những trẻ khác, Cát Đệ cũng rất say chơi dế, hơn nữa cậu còn có sự say sưa thơ mộng và trí tưởng tượng đặc biệt của trẻ thơ. Cậu nhận thấy ngoài vẻ đẹp đẽ ra, dế còn hàm chứa bao nhiêu đặc tính tốt đẹp, cao thượng và cường tráng nữa. Thích làm sao cái miệng tuyệt vời khéo léo đến phức tạp của dế. Cậu tin chắc rằng dưới gầm trời này, trong tất cả mọi loài động vật, không tìm đâu ra được loại nào có được bộ khôi giáp đen bóng như dế. Cậu nghĩ giá những con vật lớn như chó, heo mà cùng có được bộ khôi giáp như thế thì tuyệt. Dĩ nhiên đời nào có chuyện đó và rõ là chẳng loài động vật nào sánh được với dế. Cậu mê dế từ hồi nhỏ xíu, cũng như những trẻ con miền quê, cậu nuôi dế, chọi dế. Chỉ thoáng nghe tiếng gáy re re, thấy thân thể và đầu dế lớn, nhỏ, nhìn cặp đùi độ dài, độ ngắn ra sao là cậu biết ngay dế thuộc loại nào, và đánh giá liền [là dế] hay, dở.
Nhà cậu, ngoài cửa số hướng Bắc có một vườn hoa. Cậu nằm trêu giường lắng nghe tiếng dế kêu và cho đó là thứ âm nhạc tuyệt trần. Trong âm thanh của loại nhạc ấy, cậu thấy xiết bao là lương thiện, là mỹ lệ và khỏe khoắn. Cậu học Luận Ngữ và Mạnh Tử với cha nhớ thật nhanh, nhưng quên cũng chóng, vậy mà nghe dế gáy, cậu hiểu rất rõ và không tài nào quên được. Dưới cửa sổ, cậu chất đống những gạch đá để dụ dế đến. Người lớn cơ hồ không thế hiểu được những trò như thế. Người tính tình nghiêm khắc như cha cậu tất nhiên lại càng không thể hiểu nổi. Thế mà hôm nay, lần đầu tiên cha đi với Cát Đệ, chạy loạn khắp sườn núi, tìm đủ cách để bắt cho được một con dế khỏe, hùng dũng, đấu giỏi.
Năm xưa, hồi còn nhỏ lúc sáu tuổi, Cát Đệ từng làm một việc động trời khiến mọi người khó quên. Cậu đem vào lớp một con dế, chẳng may bị thầy phát hiện, dùng chân chà nát bét. Cát Đệ giận quá chờ thầy vừa quay lưng, cậu liền phốc lên lưng thầy dồn hết sức vào nắm tay bé nhỏ đâm thùm thụp khắp người thầy giáo. Các bạn cười ầm ĩ. Thầy phải giằng co mãi với Cát Đệ mới thoát nổi.
Xế trưa hôm nay, trước khi đi, Cát Đệ thấy cha chẻ tre đan giỏ. Làm xong, cha bảo cậu:
- Cát Đệ, cầm cái giỏ tre này, Chúng ta đến Nam Sơn nào!
Cha cậu là người đọc sách, không thích nói trắng ra là đi bắt dế, nhưng Cát Đệ đã hiểu. Cậu với cha lên đường, vui vẻ cứ như ngày tết. Cát Đệ đã nhiều phen bắt dế, nhưng xưa giờ chưa từng may mắn đem theo đủ đồ nghề như lần này. Nay rõ là cầu được ước thấy. Thêm nữa, trước nay nhà chưa bao giờ cho phép cậu đến Nam Sơn. Nam Sơn cách nhà đến cả dặm rưỡi đường, mà cậu thì sớm biết Nam Sơn có cơ man là dê. Lúc này lại đúng vào tháng 7, khí trời oi ả. Hai cha con tay cầm lưới ruổi khắp sườn núi, xuyên qua lùm cây bụi cỏ, nhảy qua khe rạch, lật đá dò tìm. Lắng nghe tiếng dế gáy ran, cậu thấy mắt cha mình cũng long lanh ngời sáng. Khi tiếng dế bặt đi dưới lùm cây bụi cỏ, cậu lại nghe tiếng cha chửi rủa lầm bầm. Trêu đường về vì không bắt được dế tốt nên cha cứ thở dài tiếc rẻ. Cát Đệ thấy đây là lần đầu tiên cha tỏ ra có tấm lòng trẻ thơ. Cậu thấy cha thật đáng yêu! Tại sao lại đi bắt dế? Cha vốn lười không nói rõ, Cát Đệ mừng thầm, nhưng cũng biết là không nên hỏi. Đến nhà, thấy mẹ đứng trước cửa chờ hai cha con về dùng cơm chiều. Mẹ quan tâm hỏi:
- Thế nào, bố con có bắt được con nào không?
- Không! Cha buông sõng chán chường.
Cát Đệ buồn lắm, chờ lúc vắng cha, mới hỏi mẹ:
Mẹ ơi! Mẹ cho con biết. Có phải bố cũng thích chơi dế không? Thế mà con cứ ngỡ cả nhà chỉ có mình con thích dế thôi chứ.
- Không. Bố không thích chơi dế. Bố buộc phải bắt đó thôi.
- Ủa, bắt cho ai?
- Bắt để tiến hoàng thượng. Bố con là thôn trưng. Bố nhận được lệnh của quan huyện, đòi phải bắt dế tốt dâng lên hoàng thượng. Ai mà dám chống lại ý chỉ của hoàng đế?
- Con không hiểu.
Cát Đệ nghe mà cảm thấy mù tịt.
- Mẹ cùng không biết, nhưng hạn trong 10 hôm, bố phải bắt cho được dế tốt, nếu không mất chức thôn trưởng còn bị phạt tiền. Nhà mình nghèo, đào đâu ra tiền, e khó thoát khỏi bị tù.
Cát Đệ không cần hiểu thêm nên không hỏi nữa, chỉ đinh ninh là phải bắt dế cho được. Đó mới là điều quan trọng.
Nguyên bấy giờ, ở chốn cung đình, đá dế dã trở thành phong trào rất thịnh. Ngày thường đá dế dể đánh bạc, dịp tết Trung Thu lại bày ra những trận đấu dế cuồng nhiệt đế định giải quán quân cho cả năm. Trong chốn cung đình, trò chơi ưa thích này đã có từ lâu. Triều Tống có vị tể tướng - nay đã mất nghiệp – lúc đại quân của Thành Cát Tư Hãn vào Biện Châu còn đang ngồi say sưa xem đá dế. Chuyện này ai cũng biết.
Cha Cát Đệ họ Thành tên Danh, quê Hoa Âm. Hoa Âm nào phải vùng có dế tốt gì. Chẳng qua năm nọ trong tỉnh có một tên quan huyện dở hơi, chả hiểu ông ta tìm đâu ra được một con dế hăng hái, thiện chiến đem tiến cung. Thế là một vị vương gia viết phong thư cho quan phủ doãn bản tỉnh yêu cầu tìm giúp dế tốt để tiến cung dùng trong dịp tết Trung Thu hằng năm. Phủ doãn bèn truyền mệnh lệnh cho các quan huyện, đòi các huyện phải tuyển những dế tốt, khỏe nộp về tỉnh. Ấy vậy là chuyện riêng tư của một vị vương gia thỉnh cầu với cá nhân quan phủ doãn trở thành thánh chỉ của hoàng đế. Bọn con dân hèn mọn có biết đâu chuyện này. Bởi vậy giá dế không ngừng tăng vọt. Nghe nói có viên quan huyện đã từng xuất cả trăm lạng để tìm mua cho được một con dế đá giỏi. Trong chốn dân gian tỉnh này, đá dế cũng trở thành một trò vui phổ biến nên kẻ nào có trong tay con dế dũng cảm đá giỏi dù được trả giá rất cao cũng không chịu bán. Có một số thôn trưởng lợi dụng cơ hội sách nhiễu tiền bạc của dân, nói là để mua dế tiến hoàng đế, gọi là khoản quyên mua dế. Cha của Cát Đệ thực ra cũng có thể bắt thôn dân nộp một khoản tiền lớn, lấy phân nửa để mua dế, còn phân nửa đút túi, nhưng ông không làm như thế được. Ông bảo nếu nộp dế là bốn phận thì nguyện chính mình đi tìm bắt. Cát Đệ cũng phụ giúp cha, tự thấy phải gánh vác một phần trách nhiệm "trọng đại" ấy. Thế là, cái trò chơi hàng ngày của cậu nay lại thành việc nghiêm chỉnh của người lớn.
Cậu cùng cha đến nghỉ mát dưới bóng cây vừa theo dõi vẻ mặt của cha. Cha cậu lấy ra một ống thuốc châm lửa, miệng nhả một ngụm khói, lông mày chau chau như muốn nói điều gì. Muốn nói rồi lại thôi, lại phun ra một hơi khói, nhấp miệng định nói rồi lại thôi, rồi lại nhả khói nữa. Sau cùng với vẻ áy náy, cha cậu quay lại bảo:
- Cát Đệ à! Con có thể bắt giúp bố một con dế tốt được không? Một con dế tốt... giá tiền không phải nhỏ đâu.
- Gì cơ, thưa bố?
- Con ngoan ạ! Trung Thu tới, hoàng cung tổ chức đại hội thi đấu dế toàn quốc. Dế ai thắng giải, sẽ được hoàng thượng thưởng.
- Thật sao, hở bố. Hoàng thượng đích thân thưởng tiền? Hoàng thượng cùng thích chơi dế hả bố? Cát Đệ reo lớn.
- Cha Cát Đệ gượng gạo đáp: Phải!
Hình như ông rất hổ thẹn khi thốt ra như vậy.
- Ôi bố ơi! Có lẽ bố với con sẽ bắt được một con dế đấu rất giỏi, sẽ đoạt chức quán quân cả nước nhỉ?
Cát Đệ phấn khởi hỏi: Đã lần nào bố được gặp hoàng thượng chưa?
- Chưa. Dế do quan huyện mang đi, lại do quan phủ doãn tiến công. Nghe nói dế ai được tham gia tỉ thí, phải thắng mới được tiến lên. Dế ai đoạt quán quân, người ấy sẽ được thưởng rất nhiều tiền.
- Bố ơi, chắc chắn mình sẽ bắt được một con dế cực tốt, nhất định sẽ phát tài to.
Sự hăm hở của trẻ nít thật sôi nổi. Người cha sau khi tiết lộ bí mật, mặt lại chau lại. Rồi cha con lại đứng dậy tiếp tục tìm kiếm. Cát Đệ thấy cần phải bắt cho cha một con dế thật dũng cảm, đá cực giỏi mới được. Vì mẹ nữa, cậu phải rất nên vậy, vì cậu thường nghe mẹ than thở nhà nghèo, sống vất vả khó khăn. Cậu tự nhủ:
- Mình quyết bắt một con, thử cho đấu với các dế khác, đấu hoài đấu hủy, đấu đến khi nào vô địch mới thôi.

Cha cậu bây giờ rất phấn khởi vì biết Cát Đệ rất rành về dế, chắc chắn giúp ông đạt thành ý nguyện. Nhưng ròng rã cả ba ngày, cha con không bắt được con nào tốt. Ngày thứ tư họ gặp vận hên. Hai cha con bò qua đỉnh núi đối diện với sườn núi phía trước. Trên sườn núi có một dãy rừng cây. Cách thành rất xa có một nghĩa địa lâu đời, khu nghĩa địa đó rộng đến 50 xích (thước Tàu), đứng từ xa cũng trông thấy rất rõ. Cát Đệ buột miệng nói chỉ đến khu nghĩa địa ấy mới bắt được dế tốt. Càng lạ nữa đó là một vùng đất cát màu vàng cam. Hai cha con men theo một cái khe nhỏ để đến khu nghĩa địa, bốn phía khu nghĩa địa lô nhô những bia đá là bia đá. Đến nơi, nhìn khắp lượt, quả nhiên không ra ngoài ý liệu. Vào xế chiều tháng bảy như bây giờ, dế rõ là nhiều, rất nhiều. Dế cả vùng nhất tề gáy vang rộn rã. Cát Đệ thích quá. Lúc ấy, đột nhiên có một con nhái từ bãi cỏ nhảy vụt qua, chui tọt vào một cái hang biến mất. Rồi lại từ cái hang ấy, vọt ra một con dế lớn rất đẹp, rất khỏe, nhảy rất xa. Ơ, một con dế lớn, khỏe đẹp làm sao! Con dế nhảy đến cái hang dưới tấm bia đá rồi ln mất. Cát Đệ và cha bò nhoài người trên mặt đất nín hơi lắng nghe tiếng gáy hùng hồn từ trong hang đá vọng ra. Cát Đệ bứt một lá cỏ mảnh và dài để kliều con dế ra, con dế lập tức ngừng gáy. Cậu và cha tin chắc đấu sĩ dế quán quân toàn quốc ắt đang trong cái hang này đây. Miệng hang quá nhỏ, bàn tay nhỏ của Cát Đệ cũng không thể thò vào được. Cha cậu có ý dùng khói thuốc hun, con dế cùng không ra. Cát Đệ chạy đi múc nước đem đố vào hang. Cha lấy lưới căng trước miệng hang. Một lúc sau, con dế loi ngoi nhảy vọt ra, lọt ngay vào lưới. Con dế lớn thật đẹp, đúng là loại "đầu đen", cổ lớn mình thon, đùi mạnh. Nó đứng mới cao làm sao, toàn thân sắc gụ hồng, đẹp bóng bẩy, sáng như nước sơn. Hai cha con mấy ngày vất vả, sau cùng được phn thưởng thật xứng đáng. Họ mừng rỡ, hí hửng ra về. Con dế được đặt trong phòng cha, bịt bằng chiếc lưới đồng kiên cố.
Hôm sau Thành thôn trưởng định đem dế đi nộp quan huyện. Ông dặn đi dặn lại vợ con ở nhà phải canh chừng kỹ mèo hàng xóm, còn ông đích thân đi kiếm ít thóc cho dế ăn. Lúc ông vắng nhà tuyệt đối cấm không ai được động vào con dế. Cát Độ không nén được thích thú, mon men đến phòng cha để nghe dế kêu. Nhìn qua tấm lưới đồng bịt miệng lọ, cậu sướng rộn rã. Thế nhưng họa lớn ập đến. Số là đợi một lúc không nghe tiếng gáy, Cát Đệ liền lay nhè nhẹ mấy cái, vẫn không động tĩnh gì. Thôi dễ chừng con dế đã xổng mất rồi! Lọ tối mò mò, không nhìn thấy gì cả, cậu bèn bê lọ lại bên cửa sổ, từ từ hé tấm lưới ra. Bất ngờ con dế phóng vụt ra rơi xuống mặt bàn sách. Cát Đệ hoảng hốt vội đóng ngay cửa sổ lại rồi đuổi tìm con dế khắp phòng. Trong lúc vội vã, nhất thời hoảng hốt cậu quên không dùng vợt, cứ dùng tay mà chộp, chộp thế nào vỡ nát cả đầu dế lại đứt cả một cẳng. Cát Đệ hồn vía lên mây, miệng khô khốc, không chảy được nước mắt. Cậu đã lỡ tay làm chết mất vị đấu sĩ dế hy vọng đoạt giải quán quán toàn quốc rồi. Mẹ mắng:
- Cái thằng nợ đời kia, tội mày đáng chết, rồi bố mày về mày sẽ bị đánh tuốt xác!
Mặt Cát Đệ đã nhợt nhạt lại càng nhợt nhạt. Lát sau, cậu òa khóc ù té chạy khỏi nhà.
Đến bữa ăn vẫn chưa thấy Cát Đệ về. Cha nổi giận đùng đùng bảo Cát Đệ trở về, thế nào ông cũng dần cho một trận nhừ tử. Cha mẹ cho là Cát Đệ chỉ trốn lũi đâu đó thôi, cứ để cho nó đói bào ruột ra thì nhất định sẽ phái mò về. Đến mười giờ khuya, vẫn không thấy bóng Cát Đệ đâu, thì cơn giận dữ của cha mẹ biến thành lo lắng. Bèn thắp đèn lồng đi tìm, mãi nửa khuya mới tìm thấy Cát Đệ nầm ngoẻo ở lòng một cái giếng cạn. Vực thằng bé lên thấy chưa tắt thở, trên đầu có vết thương lớn, trán rách một chỗ, máu tươi hãy còn ri rỉ. Giếng nông choẹt, chẳng qua chỉ ướt hết mình mẩy thôi. Khiêng về nhà, thay quần áo khô, băng lại vết thương, đặt nằm lên giường. May là tim còn đập, cha mẹ đều cảm thấy trong cái bất hạnh vẫn còn may lớn. Cát Đệ nằm bằn bặt bất động, chỉ thấy hơi thở thoi thóp mà biết là còn sống, vết chấn thương rõ là quá nặng, suốt buổi trời không hồi tỉnh lại được, cứ ngắc ngoải dở sống dở chết. Mãi đến hoàng hôn mới nghe cậu lẩm bẩm:
- Mình làm chết mất con dê quán quân rồi, ôi con dê đầu đen, con dế đầu đen.
Hôm sau Cát Đệ đã uống được chút thuốc, nhưng trông khác hẳn bình thường. Cậu như thể mất hồn vía, không nhận ra cả cha mẹ. Chị xa nghe tin nhà có biến cố, về thăm em, cậu cũng không nhận ra chị. Thầy lang bảo chỉ vì cậu sợ quá, có uống thuốc e cũng không khỏi được. Câu nói duy nhất của Cát Đệ là:
- Ta làm chết nó rồi!
Cha thấy Cát Đệ có cơ sống sót nên cũng hy vọng, đồng thời nghĩ đến thời hạn chỉ còn bốn ngày, không đi bắt dế không được. Ông nghĩ nếu bắt được con dế tốt cho Cát Đệ thấy, có lẽ nó sẽ lành bệnh cũng nên. Không ngờ gì nữa, cái nghĩa địa nọ rõ là lắm dế. Ông chợp mắt một tí đã.
Tờ mờ sáng, bỗng nghe trong phòng có tiếng dế gáy.
Tức thì ông vùng dậy khỏi giường xuống đất lần theo tiếng gáy xuống nhà bếp. Ông thấy một con dế nhỏ dang bò cao cao trên vách tường. Thật quá lạ, ông đứng nhìn con dế nhỏ có cái cổ dài, trên cánh có hoa văn hình hoa mai, có lẽ là một con dế thiện chiến. Nhưng nó nhỏ tí như thế, e cũng vô dụng, nhưng mà tiếng gáy mới vang làm sao. Con dế nọ gáy rộ lên ba hồi rồi phóng bay lên đậu trên tay áo ông, như cầu ông bắt nó. Thành thôn trưởng bắt lấy con dế. Hàng xóm trong thôn, có tên bồi quán, dế của hắn lừng danh đá bại dế toàn thôn. Hắn ra giá rất cao. Không ai mua được, nên đem đến nhà Thành thôn trưởng gạ bán. Thành thôn trưởng đề nghị đấu dế. Tên bồi bàn liếc con dế nhỏ rồi bĩu môi cười rộ. Nhìn con dế của hắn trong lồng rồi nhìn con dế mình, Thành thôn trưởng xấu hổ đã toan thôi không đấu nữa. Tên bồi bàn cứ nằng năc đòi phải so tài cao thấp một trận để làm rõ oai phong con dế của hắn, Thành thôn trưởng nghĩ dế của mình bé nhỏ quá, dù có bị cắn chết hay đứt cẳng thì cũng chẳng sao, nên bằng lòng đấu.
Hai con dế được thả vào một cái chậu, mặt đối mặt. Dế nhỏ đứng bất động, dế lớn há ngoác cặp càng, lõ mắt giận dữ như nóng lòng giao chiến. Dế nhỏ vẫn đứng ổn định, bt động, lại ngoáy mấy lần nữa. Đột nhiên dế nhỏ nhảy vọt lại tấn công địch thủ. Thế là hai con dế bắt đầu một cuộc đại chiến. Chớp nhoáng dế nhỏ vẫy đuôi, râu dài vươn lên, nhảy vọt lại cắn vào cổ đối phương. Tên bồi bàn hốt hoảng nhấc lồng rẽ hai con dế ra đình chiến hầu cứu tính mạng con dế của hắn. Dế nhỏ nghênh cao đầu ra dáng dương dương đắc ý, gáy rộ lên. Thành thôn trưởng vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Đương lúc cao hứng mình có con dế bửu bối như thế, không dè một con gà trống đi ngang. Gà nhắm dế nhỏ mổ một cái, dế nhỏ vọt nhảy tránh, gà trống đuổi theo. Ai nấy thấy rõ dế nhỏ ắt bị gà nuốt tươi đến nơi. Thành thôn trưởng cũng cho là lần này thì ôi thôi rồi. Chợt thấy gà trống lắc đầu lia lịa, nhìn kỹ thì ra dế nhỏ đã bám chắc lấy mào gà từ lúc nào, khiến gà trống cuống cuồng loay hoay, loay hoay. Mọi người thấy vậy vừa lạ vừa mừng. Bấy giờ Thành thôn trưởng mới nể sức chiến đấu của dế nhỏ, quyết định đem nộp quan huyện, nhân thế kể rõ những việc vừa xảy ra. Quan huyện không tin, muốn thử tài năng của dế nhỏ. Kết quả dế nhỏ đánh bại tất thảy những dế đã thu thập được của toàn nha môn. Quan huyện lại cho bắt một con gà trống đến thử. Dế nhỏ lại sử dụng ngón chiến lược độc hữu, nhảy tót lên mào gà. Người xem ai ai cũng giật mình kinh dị. Quan huyện rất mãn ý với tay tuyển thủ đệ nhất của toàn huyện này, bèn bỏ vào lồng có lưới đồng dâng lên phủ doãn. Bây giờ là gần cuối tháng 7. Quan huyện cho người cưỡi ngựa mang dế đi. Thành thôn trưởng ở nhà ngong ngóng mong tin, lòng khắp khởi hy vọng. Ông nghĩ chỉ vì một con dế mà con mình bị bệnh, biết đâu cũng lại vì một con dế khác mà con mình khỏi bệnh cũng nên. Sau đó nghe tin dế nhỏ trở thành tuyển thủ của cả tỉnh, thế là hy vọng của ông lại càng thêm lớn. Nhưng muốn biết kết quả của trận đấu dế toàn quốc thì phải chờ đến một tháng nữa. Mẹ nghe kể sách lược của dế nhỏ đối với gà trống, chợt nói:
- Úi cha, giống hệt cách thằng Cát Đệ hồi xưa nhảy lên lưng đấm đá thầy giáo.
Vết thương của Cát Đệ chưa khỏi, vẫn còn ngủ nhiều. Mẹ phải dùng muỗng canh để bón thức ăn cho cậu bé. Mấy bữa trước, da thịt cậu vặn cuộn lên, đổ mồ hôi rất nhiều. Thầy lang lại được mời đến. Thấy bệnh chứng, ông ta bảo Cát Đệ sợ quá vỡ mật, nội tạng âm dương điên đảo hết, ba hồn bảy vía đều bay cả rồi. Phải trị liệu dài dài họa may nguyên khí mới có cơ từ từ hồi phục. Ba hôm sau, bệnh lại tái phát một trận nữa. Có một hôm, thần trí tựa hồ có tỉnh táo hơn bình thường. Đó là ngày cuối cùng của tháng 7. Bà mẹ còn nhớ rất rõ. Hôm đó cậu bảo mẹ:
- Con chiến thắng rồi!
Nói xong liền mỉm cười, nhìn đôi mắt chỉ thấy đờ đẫn vô thần.
- Con bảo sao?
- Con chiến thắng rồi!
- Chiến thắng cái gì?
- Con không biết nhưng nhắt định con phải là người chiến thắng.
Cặu nói như lảm nhảm. Sau đó hồn vía lại biến, mê man suốt nửa tháng trời.
Ngày 18 tháng 8, hôm đó trời vừa sáng, mẹ nghe Cát Đệ gọi lớn:
- Mẹ ơi, con đói rồi!
Đó là lần thứ nhất gọi mẹ kể từ khi Cát Đệ bị bệnh. Bà mẹ ngồi bật dậy khỏi giường lay gọi chồng dậy cùng đến thăm con.
- Mẹ ơi, con đói rồi!
- Con ngoan, con yêu quý ơi! Thế là con khỏi rồi!
Mẹ kéo vạt áo lau đôi mắt ràn rụa nước mắt, cha hỏi:
- Lúc này con thấy trong người thế nào?
- Bố ơi! Con thấy rất khỏe.
- Con đã ngủ bao nhiêu ngày rồi.
- Thật sao hở mẹ? Tất cả bao nhiêu ngày?
- Khoảng 20 ngày. Con làm bố mẹ sợ gần chết.
- Làm sao lại ngần ấy ngày được kìa? Con không cố ý làm bị thương con dế ấy. Con chỉ muốn bắt nó lại cho bỏ thôi.
Giọng Cát Đệ lại giống như ngày thường, nói đến dế cứ như nói việc mới xảy ra hôm qua. Người cha bảo:
- Con khỏi phải lo nữa, Cát Đệ ạ. Lúc con bị bệnh, bố bắt được một con dế tốt hơn nhiều. Tuy nhỏ nhưng đấu rất giỏi. Quan huyện đã gởi lên phủ doãn. Bố nghe nói con dế nhà mình bách chiến bách thắng do.
- Thế bố tha thứ cho con chứ?
- Tảt nhiên, con đừng buồn. Con ngoan, con dế nhỏ thiện chiến dũng cảm của nhà mình có lẽ sẽ là quán quân toàn quốc. Bây giờ con cứ yên tâm dưỡng bệnh, chẳng mấy chốc sẽ khỏi.
Cả nhà vui mừng. Cát Đệ ăn khỏe, chỉ kêu đau nhức đùi cẳng thôi. Mẹ bảo: Lạ nhỉ.
- Mẹ ơi, con cảm thấy cứ như là đã chạy và nhảy hàng mấy trăm dặm đường ấy.
Mẹ xoa bóp đùi chân cho Cát Đệ. Cát Đệ nói đùi phát cứng lên. Hôm sau, Cát Đệ có thể rời giường, đi lại vài bước. Ngày thứ ba thì cậu khỏe lại, cùng dùng cơm chiều với cha mẹ. Sau đó, ngồi dưới ánh đèn bóc vỏ thóc với mẹ. Cát Đệ ngẫu nhiên nói:
- Ơ! Thóc này giống hệt thứ thóc con đã được ăn ở Hoàng cung.
- Ở đâu?
- hoàng cung.
Câu trả lời của cậu khiến cho cha mẹ khôn xiết kinh hoàng.
- Con lại nằm mộng rồi hở con?
- Thưa mẹ, con có mộng gì đâu. Con mới từ hoàng cung về thật mà. Đến giờ con hãy còn nhớ rõ. Các bà quý phái đều mặc quần áo màu hồng, màu lam, đeo các đồ trang sức bằng vàng. Khi con ở trong lồng bước ra, con trông thấy rất rõ.
- Có phải con nằm mộng thấy trong lúc mê man không?
- Không phải nằm mộng mà là thực đấy. Mẹ à, hãy tin con. Đích xác là con từ hoàng cung về mà.
- Thế con thấy những gì?
Con thấy có những người râu dài. Có một người con nghĩ chắc là hoàng thượng. Họ đều đến xem con. Con chỉ một lòng nghĩ đến bố, con tự nhủ con nhất định phải thắng. Họ vừa bỏ con ra khỏi lồng, con thấy một thằng to lớn quá. Râu nó dài ơi là dài. Con sợ lắm. Nhưng khi bắt đầu đánh nhau thì con lại càng gan lên. Đêm này qua đêm khác, con không ngừng chiến đấu, con chỉ một lòng nghĩ: vì bố, con nhất định phải chiến thắng. Đêm cuối cùng, con đối đầu với một thằng đầu đỏ. Chỉ thấy nó mà sởn mình. Thế nhưng, con không sợ, con tiến lại phía nó, chộp lấy con. Con nhảy né sang bên. Tư thế của con đẹp tuyệt, nhẹ nhàng khéo léo và rất cảnh giác. Con xé rách đuôi nó, cắn vào chân trước của nó một miếng. Nó nổi giận cuồng lên, há cái mồm to ngoác ra đớp con. Con nghĩ chắc tiêu đời rồi, nhưng con cũng cắn lại nó, nó sợ hãi lung cuống không biết làm gì. Con thấy một mắt nó chảy máu ròng ròng. Con vọt lên lưng nó, kết liễu luôn tính mạng của nó.
Cát Đệ thuật lại rất thực, cha mẹ yên lặng lắng nghe biết là cậu miêu tả những cảnh tượng trong giấc mộng, lời nói rõ ràng là chân thực. Cha hỏi:
- Thế thì con đã được quán quân toàn quốc rồi à?
- Con nghĩ là được. Con chỉ một lòng một dạ nghĩ đến chức quán quân. Bố ơi, bấy giờ con chỉ một lòng nghĩ đến bố thôi.
Người cha không biết có nên tin câu chuyện của con hay không. Họ chỉ biết con họ không có tính nói dối. còn thì... cứ đợi xem sao.
Con dế nhỏ của Thành thôn trưởng được thả vào lồng vàng dâng tiến về kinh thành. Lúc đến kinh thành là lúc trước ngày hội thi đấu một hôm, việc quan phủ doãn mang dế nhỏ đến tiến cho Vương gia quả là một chuyện mạo muội nguy hiểm. Nếu dế nhỏ thi đấu tốt thì khỏi nói. Nhược bằng chiến bại thì quan phủ doãn khó tránh khỏi bị khiến trách là lão già ngu ngốc mê mờ. Phủ doãn cũng đã tiên liệu điều ấy nên không khỏi run sợ. Ngài liền viết một phong thư ba nghìn chữ, kể tỉ mỉ những điều kiệt xuất của dế nhỏ, lời lẽ vừa nhún nhường vừa khoe khoang, rồi gộp c thư lẫn dế tiến dâng. Vương gia xem xong bức thư dài dòng văn tự rồi nói:
- Cái ông bạn này của ta chắc phát rồ rồi mà!
Vương gia phu nhân bàn:
- Thì hãy thử xem sao đã.
Dế nhỏ dùng cảm phi thường, sức chiến đấu siêu việt hơn tất cả dế khác. Mọi người chứng kiến những cuộc đương đầu trên chiến trường đều thấy rõ dế nhỏ không hề tỏ ra sợ hãi, Đêm đầu tiên, dế nhỏ đánh bại một con dế lớn gấp đôi. Thế là con dế có hình đóa hoa mai trên cánh liền được ca ngợi là "dế thần" và trở thành nối tiếng được nhắc nhở khắp cung đình. Lại liên tiếp mấy đêm, dế nhỏ hễ chiến là thắng. Nó chiến thắng địch thủ nhờ sự mau lẹ, mạnh khỏe - điều này ai cùng thấy rõ. Những con dế khác không thể thắng nó. Nó công kích chớp nhoáng, cn vào lưng đối phương. Mà nó nhảy mới khéo léo, chính xác làm sao, cắn vào những chỗ trí mạng của đối phương mới tinh xảo và chuẩn xác làm sao, khiến không ai ngờ được. Từ ngày 14 tháng 8 cho đến ngày 18 tháng 8, cuộc thi đấu được tiến hành trong 5 ngày. Đêm cuối cùng, dế nhỏ đoạt chức quán quân.
Sớm hôm sau, con dế nhỏ bách chiến bách thắng biến mất. Tin này bay về quê hương của Cát Đệ. Cha cậu bật khóc vì mừng rỡ, liền mặc quần áo mới tinh dắt
dế lớn gấp đôi. Thế là con dế có hình đóa hoa mai trên cánh liền được ca ngợi là "dế thần" và trở thành nối tiếng được nhắc nhở khắp cung đình. Lại liên tiếp mấy đêm, dế nhỏ hễ chiến là thắng. Nó chiến thắng địch thủ nhờ ở sự mau lẹ, mạnh khỏe - điều này ai cùng thấy rõ. Những con dế khác không thể thắng nó. Nó công kích chớp nhoáng, cn vào lưng đối phương. Mà nó nhảy mới khéo léo, chính xác làm sao, cắn vào những chỗ trí mạng của đối phương mới tinh xảo và chuẩn xác làm sao, khiến không ai ngờ được. Từ ngày 14 tháng 8 cho đến ngày 18 tháng 8, cuộc thi đấu được tiến hành trong 5 ngày. Đêm cuối cùng, dế nhỏ đoạt chức quán quân.
Sớm hôm sau, con dế nhỏ bách chiến bách thắng biến mất. Tin này bay về quê hương của Cát Đệ. Cha cậu bật khóc vì mừng rỡ, liền mặc quần áo mới tinh dắt Cát Đệ ra mắt quan huyện. Cát Đệ được bổ làm chân lẫm sinh trong huyện, mỗi tháng đều có học bổng. Vận nhà Cát Đệ nhân đây khá lên, về sau Cát Đệ học lên đến bậc Thái Học. Chàng giữ ý không thích kể lại chuyện thời thơ ấu của mình, ngay cả việc đá dế chàng cũng không liếc mt nhìn đến. Chàng không nỡ lòng...
Về sau, Cát Đệ làm quan đến chức hàn lâm. Cha mẹ về già đều rất hạnh phúc. Thành thôn trưởng đã trở thành cụ cố, vinh diệu phú quý. Về câu chuyện của con trai, cụ càng kề càng thấy lý thú. Kể đi kể lại, mà cứ mỗi lần kể, lần sau lại càng hay hơn lần trước. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng vậy, cụ cố Thành cũng đều hạ một câu như thế này:
- Cái đạo tận hiếu rất nhiều. Người ta nên có lòng dạ tốt. Thần linh ở khắp đất trời, đều luôn luôn che chở cho người có hiếu với cha với mẹ.

Bồ Tùng Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét