Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Khách Râu Xoăn




Trong những tiểu thuyết mạo hiểm và thần bí, tôi cho truyện "Cầu Nhiệm Khách" (Khách Râu Quăn) đứng đầu. Đó là truyện ngắn rất hay đời Đường, cách miêu tả nhân vật và truyện tích cực kỳ sống động, không chút vẽ vời, khiên cưỡng, làm tổn thương vẻ tự nhiên của truyện. (Lâm Ngữ Đường)
Khách Râu Xoăn
Hôm ấy, đúng chín giờ đêm, Lý Tĩnh, chàng trai ba mươi tuổi, vóc người khôi vĩ, ngực nở lưng rộng, vai cổ khỏe thẳng đẹp, đã dùng cơm tối xong, đầu tóc rối bồng, đang nằm khườn trên giường, lòng ăm ắp phiền muộn, ruột gan tức tối không nơi phát tiết, trăn trở trên giường, gân cốt kêu răng rắc. Chàng là người có biệt tài, không cần vặn người cũng có thể khiến bắp thịt máy động. Lòng mang chí lớn, tinh lực dẫy đầy, chàng lại thấm thìa nỗi không nơi thì triển.
Sáng nay, chàng đến xin yết kiến Dương Tố để dâng bản phương sách cứu quốc, vốn chàng cũng thừa biết cái gã tướng quân phì lũ đó dễ dầu gì đã đọc bản phương sách của mình nên lại hôi hận. Hoàng đế hiện giờ đang cùng bọn phi tần rong chơi đất Kim Lăng phương Nam, ủy quyền cho Dương Tố trấn thủ Tây kinh, gánh vác trách nhiệm cực kỳ trọng đại. Vậy mà y chỉ ỷ thế, nằm ườn trên giường cao, trau tria dung mạo, lời lẽ lấy bả giàu sang lòe người. Mặt y phì phị như mặt lợn, môi tều, thịt dưới cặp mắt chảy xệ, mũi thô một cục, hít thở phì phò. Hai mươi tớ gái nõn nà, hở hớ chia làm hai hàng hầu hạ, kẻ nâng tách trà, kẻ bưng khay trà, kẻ đội mâm quả, kẻ gây lò than hồng, kẻ cẩm phất trần... đủ vẻ!
Phất trần lóng lánh như tơ đuôi ngựa bạch, nhẹ nhàng phe phẩy... thật hả hê tự tại! Lúc ấy, Lý Tĩnh đứng đấy, im lặng, bứt rứt, mắt mơ màng nghĩ đến xã tắc tựa như trái cây chín nẫu, đang thối nát cơ chừng sắp rụng. Bạo loạn nổi lên tứ tung. Thế mà, đây... một đám đàn bà con gái xúm xít quanh một đống thịt béo ù!
Dương Tố sẽ liếc qua tấm danh thiếp, rồi vừa hững hờ vừa ngán ngẩm hỏi:
- Ngươi là ai?
- Thưa, chỉ là một tên dân mọn thôi. Xét vì thiên hạ đang buổi rối ren, tưởng tướng quân nên có chí thu hiền đãi sĩ càng nên giữ lễ mới phải.
- À, xin lỗi, mời ngồi. Dương Tố nói.
Lúc ấy, không biết ở đâu, nổi lên một tiếng thở dài khe khẽ, phảng phất như có tiếng kêu kinh ngạc thốt lên, rồi một chiếc phất trần rơi xuống nền nhà. Lý Tĩnh nghiêng người nhìn thoáng, thấy một nàng áo hồng dáng thon thả đang cúi mình nhón nhặt chiếc phất trần, mắt đen nháy nhìn chàng sửng sốt.
- Ngươi muốn cầu xin gì?
- Tôi chẳng cầu gì cả. Còn đại nhân muốn cầu gì chăng?
- Ta ư? Thấy Lý Tĩnh vô lễ, Dương Tố cảm thấy khó chịu.
- Ý tôi là phải chăng tướng quân cũng đang mong cầu điều gì chăng? Phương sách cứu nước hoặc kẻ sĩ hào kiệt chẳng hạn.
- Phương sách à? Dương Tố ngẩn người một tí rồi uể oải, miễn cưỡng đáp: Tốt lắm!
Chàng rút ở túi ra một bản phương sách đã dày công soạn thảo, đệ lên Dương Tố. Dương Tố tiếp lấy bản văn, bình thản để sang một bên, trên chiếc bàn thấp mé phải, rồi nói ra vẻ mềm mỏng:
- Không còn việc gì nữa chứ?
Lý Tĩnh đáp:
- Vâng!
Rồi chàng quay mình lui gót. Trong khi chàng nói chuyện, nàng áo hồng nhìn chàng đăm đăm, ánh mắt hai người mấy phen gặp nhau. Lúc chàng bước ra khỏi phòng, chiếc phất trần lại một lần nữa rơi xuống nền nhà.
Yết kiến Dương Tố lần này, điều Lý Tĩnh khoái ý nhất chính là được gặp nàng áo hồng. Bây giờ, nằm trơ trên giường, nhớ lại nàng nhìn mình chăm chú, bất ngờ chàng bật cười thích thú.
Đột nhiên, có tiếng gõ nhẹ cửa phòng. Lý Tinh ngạc nhiên. Giờ này còn ai đến thăm? Chả lẽ Dương Tố đã đọc xong bản phương sách?
Chàng mở cửa nhìn ra. Đứng trước cửa phòng là một khách lạ. Khách khoác một tấm áo choàng tím, đội mũ tím, vai vác gậy, đầu gậy mắc một bao vải.
- Ngươi là ai?
- Em là người con gái cầm phất trần ở Dương phủ. Nàng đáp khẽ. Em được phép vào nhà chứ?
Lý Tĩnh khoác áo, mời nàng vào. Việc nàng bí mật đến thăm và giả trang khiến Lý Tĩnh ngạc nhiên.
Nàng nhìn kỹ chỉ trạc 18, 19 tuổi. Bỏ áo khoác và mũ ra, trên người nàng mặc một chiếc áo cánh thêu hoa và chiếc xiêm hồng rỡ ràng mấy vẻ. Tấm thân nàng mềm mại, uyển chuyển, đầy đặn. Lý Tĩnh sững sờ ngỡ người con gái đẹp này là người trong mộng.
- Xin tiên sinh thứ lỗi. Khẽ cúi mặt ngọc, nàng hướng về Lý Tĩnh nhún mình thì lễ, giải thích. Sớm nay lúc tiên sinh yết kiến Dương tướng quân, em đã được gặp tiên sinh. Sau đó, xem danh thiếp, em lại được biết địa chỉ của tiên sinh nên mạo muội đến xin ra mắt.
- À, ra vậy! Chàng buộc dây lưng áo, vừa ngoái ra ngoài cửa sổ.
Nàng nhìn chàng đăm đăm:
- Lý tiên sinh, em bỏ trốn đấy.
- Trốn? Không ai đuổi theo chứ?
Không lo! Người con gái nói rồi cười đằm thắm rất đáng yêu. Em có một bạn gái còn trẻ, từ lâu đã chờ thay chỗ của em. Lần này em quyết định nhường chỗ cho nàng. Với lại, cái nhà gã Dương tướng quân ấy có xá kể gì đến em. Tình hình trong phủ lúc này chẳng khác gì tình hình đất nước. Có ai là kẻ trung vởi chủ đâu. Có thế bảo là ai ai cũng oán hận, chỉ nghĩ đến nương hắn đế bòn rút cho sướng tấm thân thôi.
Lý Tĩnh mời nàng ngồi chiếc ghế đẹp nhất trong nhà. Nàng vẫn không rời mắt nhìn chàng:
- Lý tiên sinh... Em đã đọc qua bản văn của tiên sinh.
- Ồ, cô xem rồi ư? Cô thấy thế nào?
- Em cảm thấy như dùng hạt châu bắn chim sẻ, đem đàn gảy tai trâu vậy.
Thấy lời nàng thú vị, Lý Tĩnh hỏi tới:
- Thế ông ta không xem ư?
- Không!
Qua đôi mắt nàng, Lý Tĩnh nhận thấy một vẻ thông minh đặc biệt, bèn nhìn nàng mỉm cười hỏi khẽ:
- Bởi vậy, nàng mới tính chuyện bỏ trốn phải không?
- Xin cho em được giải thích. Nàng nói rồi dịu dàng ngồi xuống ghế. Ai mà chẳng biết nước nhà sắp mất, thiên hạ sắp loạn, có họa cái thấy biết đi, cái túi thịt biết chạy ấy là còn ù ù cạc cạc thôi. Chúng em ai cũng biết thế. Bởi vậy ai nấy đều sớm tính chuyện "liệu mà cao chạy xa bay".
Nàng ngừng một chút rồi tiếp:
- Người bỏ trốn cũng khá nhiều. Sớm nay được thấy tiên sinh, em xin tình nguyện theo chàng.
Lý Tĩnh nhìn nàng, thoáng chút đắn đo; nàng đẹp lắm huống hồ có kế hoạch bỏ trốn chứng tỏ là người có trí, biết nhìn xa trông rộng. Chàng biết một khi chiến sự tràn tới kinh đô, Dương Tố chạy trốn hoặc bị cầm tù thì số phận của người con gái như nàng sẽ ra sao? May mà thoát tay bọn loạn binh cưỡng bức, ô nhục tấm thân thì cũng đến bị bán làm nô tì thôi...
Thán hình nàng thanh tú, thon thả, đôi mắt hơi xếch về hai bên nên có vẻ dài hơn mắt người thường, gò má cao phối hợp với đôi má trứng gà và khuôn mặt trái xoan khiến người say đắm.
- Lý tiên sinh nghĩ xem, bọn chúng em đâu còn cách nào khác. Giọng nàng đượm chút não nùng.
- Ô, tôi hãy còn chưa được tường quý tính của tiểu thư là gì?
- Em họ Trương.
- Còn tên nàng là gì?'
Nàng trầm tư một chút có vẻ không vui, nói:
- Tiên sinh cứ gọi em là Hồng Phất Nữ là được rồi.
Nói đoạn, mắt đăm đăm nhìn Lý Tĩnh:
- Em đã gặp hàng trăm, hàng nghìn người bái yết Dương tướng quân, nhưng không ai được như tiên sinh cả.
Nàng nói như có ý muốn lựa chàng làm người gá nghĩa. Nhân đó, Lý Tĩnh cũng cho nàng biết không phải là chàng không muốn lấy nàng, song:
- Sau này sẽ phải chịu khổ đấy. Chàng nói. Nàng nghĩ xem, theo sống đời với một kẻ võ biền như tôi, rày đây mai đó, lang bạt khắp nơi, hành quân liên miên, có ngày nào yên ổn?
- Việc này, đọc phương sách của chàng, em đã rõ.
Mới gặp nhau ban sáng sao nàng biết sẽ làm bạn đời với nhau được.
- Tướng quân vô lễ, chàng bắt ông ta phải xin lỗi, xưa nay chưa hề có ai dám cả gan như thế. Do đó em tự bảo lòng: chính là người này đây. Bây giờ, nếu chàng ưng thuận, em sẽ về lo liệu lần chót.
Tất nhiên, Lý Tĩnh bằng lòng, không chút đắn đo. Chỉ nửa giờ sau, nàng trở lại, Lý Tĩnh sung sướng vô cùng rồi chàng lại buồn cho mình, quê người thân khách, một đồng không dính túi. Chàng nhìn ra cửa sổ xem có ai theo không, rồi hỏi:
- Nàng không có bà con thân thích gì à?
- Thưa không. Nếu có, em đã chẳng phải ở trong phủ, nhưng nay thì em rất vui. Nàng nói, mắt ngời sáng, long lanh. Tất cả tình cảm thiết tha bộc lộ qua giọng nói.
- Tôi không có nghề nghiệp gì, nàng biết đây.
- Nhưng chàng có hùng tâm ngất trời, sớm muộn gì ắt cũng làm nên nghiệp lớn.
- Sao nàng biết?
- Xem phương sách thì biết.
Ôi, đúng vậy. Có điều bản phương sách ấy. Chàng cười khổ. Chẳng phải coi thường văn chương mình. Chàng là người học rộng, thiên tư hơn người, những chiến thuật trình bày rất rõ ràng, mạnh mẽ và rất mạch lạc. Tình thực, nàng có thích bản phương sách ấy không?
- Vâng, em thích lắm nhưng, thật thà mà nói thì em yêu người viết ra áng văn chương ấy hơn. Chỉ tiếc là vào tay tướng quân sẽ mất đi, thực đáng tiếc!
Mãi sau này, nàng mới thú với Lý Tĩnh: nàng xiêu lòng chính là vì dáng người anh tuấn của chàng, đầu vuông ngay thẳng, cổ vững chãi, lưng vai nở rộng hiên ngang, cặp mắt sáng trong đầy chí khí. Nhìn chàng thật anh vũ, hùng tráng.
Mấy ngày sau, Lý Tĩnh nghe đồn vệ sĩ của Dương Tố hiện đang tìm nàng. Tuy việc lùng tìm chỉ là chiếu lệ nhưng Lý Tĩnh cũng để nàng cải nam trang lên ngựa trốn đi nơi khác.
- Mình đi đâu bây giờ? Nàng hỏi.
- Đến Thái Nguyên, thăm bạn bè.
Ở vào thời binh mã tao loạn, việc đi xa rất nguy hiểm. Nhờ có võ nghệ tự vệ, Lý Tĩnh chẳng e ngại gì. Chỉ cần không gặp kẻ ám toán, sức chàng chọi với mười mấy người là việc không thành vấn đề.
Chàng thuộc hạng người võ sĩ hào hiệp, dũng cảm, có chí lớn. Mắt thấy nhà Tùy sắp đổ nát, bèn kết giao bạn bè, nghiên cứu chính cuộc, quan sát địa thế, chỉ đợi thời cơ đến sẽ ra tay dấy binh khởi nghĩa. Thuở ấy, những hạng người như chàng cũng nhiều. Bọn họ phần nhiều cải trang làm khách lữ hành, bí mật hành động, tìm những kẻ sĩ đáng mặt trong thiên hạ để kết làm tri kỷ.
- Em có tin số mệnh không? Lý Tĩnh dẫn ngựa ra hỏi nàng.
- Chàng hỏi vậy có ý gì?
Anh hỏi em có tin có mệnh trời không? Số là có chàng thanh niên con quan Lưu thủ Thái Nguyên, bạn anh là Lưu Vãn Tĩnh chơi với chàng ta rất thân, đang cùng chàng ngấm ngầm kế hoạch, lén dấu cha dấy binh khởi nghĩa. Văn Tính rất ngưỡng phục chàng ta, tin chắc chàng ta là chân long thiên tử.
- Chân long thiên tử kia à? Hồng Phất kêu lên.
Phải, chắc chắn vậy. Cặp mắt Lý Tĩnh lộ vẻ nghiêm túc. Đại khái là chắc có ngày chàng ta sẽ lên ngôi báu. Chàng ta là người khí vũ khác thường. Em có tin tướng pháp không?
- Tin chứ. Nếu không sao em chọn anh? Hồng Phất nói. Nhưng chàng ta có gì đặc biệt?
- Anh cũng không biết. Dĩ nhiên, chàng ta khôi ngô anh tuấn hơn người... có điều thật khó tả là: Hễ chàng ta bước vào phòng, lập tức ta cảm thấy vẻ uy nghi của chàng, chẳng biết từ chỗ nào trên thân chàng phát ra. Chỉ tựa như do trời sinh ra để làm bậc nhân chủ. Anh cũng mong em gặp chàng ta một lần thì rõ. Bấy giờ, tự nhiên em sẽ hiểu lời anh.
- Tên chàng là gì?
- Lý Thế Dân. Nhưng mọi người đều gọi chàng là Nhị Lang, bởi chàng là con thứ hai của Lưu thú.

o0o
Lý Thế Dân, chính vậy, là vị vua khai quốc của nhà Đại Đường, vị vua ngót nghìn năm trở lại đây rất được nhân dân yêu mến, người anh dũng, trí tuệ, nhân đức. Mấy chục năm ở ngôi báu là mấy chục năm thái bình thịnh thế trong lịch sử. Cái nét đặc biệt tốt đẹp một con người như vậy, hiển hiện từ tướng pháp ra là lẽ đương nhiên. Ông ta đã là người phi thường, có năng lực làm nên công tích phi thường thì vẻ mặt ắt phải có uy nghi phi thường vậy.

o0o
Tại một quán nhỏ ở Linh Thạch, nơi Lý Tĩnh và Hồng Phất dừng chân, giường ghế trang hoàng đẹp đẽ. Góc nhà có một lò than hồng, lửa cháy bùng. Thức ăn trong nồi đang sôi sùng sục. Hồng Phất bấy giờ đã bỏ nam trang, đang chải mái tóc mây dài mượt. Tóc nàng thướt tha, rũ xuống mặt giường, Lý Tĩnh tắm chải cho ngựa ngoài.
Bày giờ một người đàn ông, mặt hồng, râu ria xoăn tít, dáng tầm thước, cưỡi một con lừa gầy tiến vào quán.
Khách chẳng chút lịch sự, cũng không cần biết trong quán có mặt đàn bà con gái, lẳng phịch chiếc túi da xuống sàn nhà tạm dùng làm cái gối đầu, hai chân duỗi ra buông mình nằm thưỡn. Khi khách đưa ánh mắt sáng quắc nhìn Hồng Phất thì cái vẻ vô lễ ấy khiến Lý Tĩnh phát bực, nhưng chàng không lên tiếng và cũng không biến sắc, cứ điềm nhiên chải ngựa, vừa chải vừa đưa mắt theo dõi khách. Hồng Phất trộm liếc khách thấy ông ta sắc mặt như đồng hun, mình mặc áo da dài, đao đeo chếch bên hông, có vẻ uy nghiêm thần thánh bất khả xâm phạm. Nàng nghiêng mình đưa tay trái vén tóc, tay phải ra dấu cho Lý Tĩnh, ý bảo chàng hãy bình tĩnh và đừng chú ý đến khách.
Chi đầu xong, nàng đến trước khách, ân cần lịch sự chào hỏi. Khách từ từ ngước lên giới thiệu với nàng mình họ Trương, Hành Tam là tên.
- Em cũng họ Trương, nàng dịu dàng nói, ra ông với em cùng họ, một nhà với nhau cả.
- Cô bao tuổi rồi? Khách hỏi.
- Dạ, tuổi em cũng khá lớn rồi. Hồng Phất đáp.
- Thế thì tôi gọi cô là cô em lớn vậy nhé. Hôm nay được gặp cô em cùng họ như cô. Thật may! Thật thú!
Lý Tĩnh đi vào, nàng gọi:
- Lý Tĩnh anh, lại đây ra mt anh Hai đi.
Khách có thái độ rất thân tình, âm thanh sắc bén, rõ vẻ một lão giang hồ, cử chỉ lại càng giống. Ông liếc qua Lý Tĩnh và Hồng Phất như lường mối quan hệ giữa hai người, dường như ông ta hiểu rõ ngay lập tức.
Lý Tĩnh cũng quan sát thái độ của khách. Nhìn qua cách ăn mặc, chàng nhận ra ngay là một tay giang hồ hào kiệt, biết ông ta cũng cùng một chí hướng với mình, tính khoáng đạt, chuyện trò cởi mở, sảng khoái, giao tế nhanh gọn, coi thường thói gò bó rườm rà, quen sống ngang tàng khác những kẻ bình phàm yên ổn qua ngày. Chàng vẫn mong được gặp những người như vậy, thì nay thời cơ đã đến, có thể cùng nhau nắm tay, vươn mình khởi sự, vaỉ đồng tay sắt, mặt đỏ lòng trung, cùng bằng hữu đồng cam cộng khổ, với cừu nhân sống chết một phen.
Khách râu xoăn hỏi:
- Trong nổi nấu gì thế?
- Dạ, thịt dê. Hồng Phất đáp.
- Tôi đói rồi. Khách nói.
Lý Tĩnh chạy mua thêm mấy cái bánh nướng. Ba người cùng dùng bữa trưa. Khách râu xoăn rút xoẹt con dao nhọn ra thái thịt, chặt xương, bằm nhỏ vất cho lừa ăn chẳng chút câu nệ.
- Vợ chồng các bạn hạnh phúc thật. Ông ta nhìn Hồng Phất nói. Nghèo mà lãng mạn nhỉ? Cô làm cách nào mà chài được anh ấy? Mọi chuyện của cô tôi biết tất. Cô không phải chính thức kết hôn. Cô trốn theo anh ta. Tôi nói đúng không? Không đúng à? Cô em của tôi ơi, đừng sợ.
Giọng khách râu xoăn thân thiết. Lý Tĩnh nhìn sững, phiền nỗi không hiểu sao ông ta biết hết mọi chuyện như thế. Lẽ nào chỉ nhìn mặt mà biết? Cũng có thể tại móng tay dài của Hồng Phất tiết lộ điều bí mật, rõ ràng nàng từng sống qua cảnh giàu sang quá khứ?
- Ê, ông anh nói đúng đó. Lý Tĩnh nói và cười lớn. Ánh mắt chàng và khách nhìn nhau một lúc, chàng cố đoán hành tung lai lịch của khách, nên lại cười bảo:
- Nầng chọn tôi, ông anh nói không sai. Nhưng, đừng coi thường đàn bà, nàng cũng biết cơn hồng thủy trong thiên hạ sắp đến đó.
- Sao? Hồng thủy sắp đến? Ánh mắt khách lóe loang loáng.
- Dĩ nhiên đó chỉ là cách nói thí dụ thôi.
Khách đưa mắt nhìn Hồng Phất không khỏi lộ vẻ kính phục:
- Cô chú từ đâu lại đây?
- Từ kinh lại. Lý Tĩnh nhìn khách, ung dung đáp.
- Nhà có rượu không?
- Cách vách có hàng rượu.
Khách râu xoăn đứng dậy, bước ra.
- Sao anh lại kể chuyện ấy với ông ta?
- Đừng lo. So với bọn quan lại thì giang hồ hảo hán còn đáng mặt để bàn chuyện nghĩa khí hơn nhiều. Mới gặp ông ta, anh đã thấy ý hợp tâm đầu.
- Chán anh ghê. Lúc ông ấy thái thịt sao không bảo em đưa thớt cho. Cứ làm như thịt của ông ấy vậy.
- Đó mới chính là chỗ hay của ông ấy đấy, Nếu ông ấy ra vẻ khiêm cung, giả vờ đằm thắm thì anh mới lo, Hạng người này đâu lý gì đến một hai miếng thịt. Ông ấy rất quý em đấy.
- Em cũng thấy vậy.
- Khách râu xoăn mua rượu về tới. Chuyện qua, chuyện lại, gân trên thái dương đã lộ, giọng nói vang mà trầm, nhưng lời lẽ vẫn rõ ràng không chút sơ suất. Đối với những anh hùng dựng cờ khởi nghĩa thời ấy, ông ta chẳng coi trọng ai như thể không thấy ai ra hồn cả. Lý Tĩnh nghe, thầm nghĩ: "Nhất định ông ta cũng đang mưu đồ đại sự gì đây!"
- Ông anh thấy Dương Tố là người thế nào? Lý Tĩnh thăm dò.
- Khách râu xoăn cầm đao chém phập vào mặt bàn rồi cười phá lên. Lưỡi dao sắc găm vào mặt bàn, vừa rung vừa phát tiếng, ánh bạc lấp lóe, một lúc mới từ từ tắt hẳn.
- Nói đến hắn làm quái gì?
- Tôi muốn nghe ý kiến của ông anh.
Lý Tĩnh nhân đó kể lại việc mình yết kiến Dương Tố và việc bỏ trốn vởi Hồng Phất cho khách nghe.
- Thế cô chú đã tính về đâu chưa?
- Đi Thái Nguyên, tạm lánh ở đấy một thời gian.
- Chú tưởng có thể được à? Chú đã bao giờ nghe Thái Nguyên có kỳ nhân không?
Lý Tĩnh nói mình có biết Lý Thế Dân, người mà ai cùng cho là bậc chân long thiên tử.
- Chú thấy ông ấy thế nào?
- Rõ là bậc phi phàm.
Mặt khách râu xoăn lập tức lộ vẻ nghiêm nghị. Lúc sau lại hỏi:
- Liệu tôi có thể gặp ông ta một lần được không?
- Bạn tôi là Lưu Văn Tĩnh chơi rất thân với ông ta, có thế nhờ anh ấy giới thiệu được. Nhưng sao ông anh lại muốn gặp ông ta?
- À, phép coi tướng diện của tôi chưa hề sai chạy.
Lý Tĩnh đâu ngờ chính mình lại nhận lời quyết định buổi hội kiến xem tướng mệnh cho người.
Bọn họ quyết định đi đến Thái Nguyên ngay sáng hôm sau, hẹn nhau sẽ gặp lại ở cầu Phần Dương. Khách râu xoăn giành trả tiền nhà trọ, nói trả cho cô em. Rồi leo lên con lừa gầy, chớp mắt đã biến dạng.
- Anh nghĩ ông ấy muốn gặp chân long thiên tử, chắc là có điều gì quan trọng lắm.
Lúc về nhà trọ, Lý Tĩnh bảo Hồng Phất:
- Ông ta đúng là một kỳ nhân!
Đúng thời gian hẹn, Lý Tĩnh gặp khách râu xoăn, hai cái bóng đen trong buổi sớm tinh sương mịt mù sương móc tại đầu cầu Phần Dương, tiện thể cùng nhau ăn điềm tâm rồi Lý Tĩnh dắt khách râu xoăn đến nhà họ Lưu. Dọc đường, hai người không nói một lời, mỗi người nghĩ một chuyện. Lý Tĩnh thân hình cao lớn, cường tráng khôi ngô, Nhưng khách râu xoăn thì hành động mẫn tiệp như một tay kiếm hiệp lão luyện, đôi chân ông ta vô cùng mạnh, tựa hồ vài trăm dặm ông ta vượt như chơi.
- Anh có tin tướng diện không? Lý Tĩnh đang nghĩ về chân long thiên tử.
- Cốt tướng khí sắc của một người là tỏ bày cá tính của anh ta. Đôi mắt, môi, miệng, mũi, má, tai, thần tình và khí sắc trên mặt cùng là khí sắc đậm nhạt, nông sâu, mỗi mỗi đều tỏ rõ tất cả mọi việc người ấy gặp phải hoặc thành tựu của y. Tựa như một cuốn sách rõ ràng, chuẩn xác, chỉ cốt ta biết đọc mà thôi. Một người mạnh hay yếu, giảo hoạt hay thành thực, hoặc là cơ mẫn, lọc lường đều có thể quét mắt thấy ngay. Môn học này rất là sâu xa, ảo diệu. Ấy là vì cá tính người ta là thứ phức tạp nhất trên đời, đủ vẻ đủ loại, muốn màu muôn sắc tổng hợp mà thành.
- Nếu vậy thì ra số mệnh của con người mới sinh ra đã quyết định sẵn sao?
- Đúng vậy. Y chẳng thể trốn chạy số mệnh cũng như chẳng thể trốn chạy cá tính của y. Chẳng hề có hai khuôn mặt hệt nhau. Tâm lý của một người nghĩ sao ắt hiện ra gương mặt như vậy, chẳng sai một sợi tơ sợi tóc. Chừng nào con người còn sống thì tránh sao khỏi sự va chạm, chìm nổi. Nhưng, những việc từ ngoài xảy đến với mình quyết không nhiều bằng tự mình chiêu lại.
Càng đến gần nhà họ Lưu, Lý Tĩnh nhận thấy hơi thở của khách râu xoăn có chiều gấp rút, có vẻ căng thẳng. Đến cổng Lưu gia, Lý Tinh vào trước, báo:
- Tôi có người bạn muốn được gặp Lý Nhị lang. Ông ta là nhà xem tướng trứ danh, hiện đang chờ ngoài cửa.
- Hãy mau mời vào! Lưu Văn Tĩnh nói.
Lý Tĩnh trở ra đưa khách râu xoăn vào.
Hôm ấy, Lưu Văn Tĩnh đã cùng Lý Thế Dân nghị kế khi sự, bởi vậy nghe nói có người giỏi coi khí sắc đoán biết mệnh vận thì rất thích. Khi khách râu xoăn bước vào, Lưu Văn Tĩnh mời hai người tạm ngồi chờ, một mặt truyền sửa soạn bữa trưa mời khách, một mặt sai người đi mời Thế Dân. Thoáng chốc, khách râu xoăn thấy một thanh niên bước vào, mặc áo da, cổ thẳng, đầu cao, thân thể cao lớn, sắc mặt tươi vui, tinh thn mạnh mẽ. Chỉ nói chàng anh tuấn thôi thì vẫn chưa đúng. Chàng ta vừa bước vào, phảng phất có ánh sáng tỏa ra bốn phía, tròng mắt không chuyển mà đều trông rõ tất cả mọi vật trong nhà. Mũi chàng thẳng như ngọn bút, sống mũi nở nang, đầu mũi hơi nhọn. Phía dưới mũi, hàng ria hồng cứng cáp hướng lượn bay lên tựa cánh cung treo. Lý Tĩnh thấy khách râu xoăn mắt chú mục, không ngừng ngắm nghía lường xét nhân vật nọ.
- Giá có đạo huynh tôi ở đây xem lại một lần thì hay hơn. Sau bữa trưa, khách râu xoăn bảo Lý Tĩnh.
Việc khó tin, nhưng quả vậy. Lúc ra về, gương mặt khách râu xoăn biến đổi thấy rõ, y như có người giáng cho ông ta một đòn trí mạng, khiến ông ảo não, thẫn thờ, bứt rứt.
- Anh thấy Lý Thế Dân là người như thế nào? Lý Tĩnh hỏi đến hai lần đều không được trả lời.
Rồi chầm chậm, khách râu xoăn lẩm bẩm nói gì, xem thần thái thì như tự nói với mình:
- Ta xem chừng tám chín phần mười người này đích xác là chân long thiên tử. À, phải mời đạo huynh đến xem một chuyến mới được. Tạm thời chú ở lại chỗ nào?
Lý Tĩnh bảo định ở trọ tại một nhà trọ nhỏ nọ.
- Thế thì theo tôi đến đằng này đã.
Khách râu xoăn dẫn chàng đến trước một cửa hiệu. Lát sau, bước ra đưa Lý Tĩnh một bao giấy, trong chứa toàn bạc vụn khoảng ba bốn chục lượng. Ông bảo:
- Cầm cái này vẻ tìm cho cô em tôi một căn phòng tốt vào.
Lý Tĩnh giật mình.
- Bất tất áy náy, cầm lấy đi!
- Anh mới đánh cướp cửa hiệu nhà người ta đấy à? Lý Tĩnh hỏi. Khách râu xoăn cười rộ:
- Chủ quán đây là chỗ bạn bè, chú không biết à? Tôi dặn anh ta rồi, lúc nào cần, chú cứ đến lấy thêm. Tôi biết hoàn cảnh chú hiện nay túng bấn, tôi không muốn cô em tôi vất vả. Thiết nghĩ chú chẳng nên lưu lại chốn này lâu lắc làm gì. Đến Lạc Dương ở với anh đi. Tháng sau, anh chờ chú đấy.
Rồi ngửa mặt bấm ngón tay tính toán một lúc:
- Mùng hai tháng ba, có thể anh sẽ trở lại. Chú qua cửa Đông Thành, tìm đến quán rượu nhỏ ở mé Đông trại ngựa. Nếu thấy con lứa này với một con la đen buộc ở ngoài quán thì là anh và đạo huynh anh ở trên lầu đó. Chú cứ việc đi thẳng lên.
Trớ về quán nhỏ, khách râu xoăn cũng chưa cáo từ, cứ cùng Lý Tĩnh đi vào. Ồng ta đối với Hồng Phất như em ruột mình, đối với Lý Tĩnh cũng như anh em ruột thịt. Chiều đó, ông đặt một bữa tiệc thịnh soạn mời vợ chồng Lý Tĩnh, trông chẳng có vẻ gì muốn chia tay. Ba người chuyện trò mãi đến khuya.
- Cô em, đừng khách sáo. Cứ đi ngủ trước đi!
Ông ta vẫn nán lại, không chút mệt mỏi. Hồng Phất lên giường, buồn ngủ đến ríu cả mắt mà khách vẫn chưa về.
Mờ sáng, Lý Tĩnh cũng buồn ngủ, gật gà gật gưỡng rồi thiếp đi. Khách vẫn một mình ngồi nói chuyện thao thao bất tuyệt. Sáng sớm, khách râu xoăn lay Lý Tình gọi dậy:
- Tôi đến Ngũ Hành Sơn trước nhé. Mùng hai tháng ba sẽ về Lạc Dương. Chú nhớ kỹ đây. Bây giờ, nhớ đưa câ cô ấy đi nữa.
Vợ chồng Lý Tĩnh đúng hẹn đến Lạc Dương, tìm đến quán. Nhác thấy hai con vật buộc ngoài cửa quán, bèn đi thẳng lên lầu:
- Anh biết ngay vợ chồng chú nhất định sẽ tới.
Khách râu xoăn vừa nói vừa đứng dậy mừng đón, vồn vã giới thiệu hai người với đạo huynh. Vị đạo sĩ này nghiên cứu pháp thuật rất tinh tường, thiên văn, tướng pháp, các môn học liên quan quyết định họa phúc cùng các sự việc lớn lao huyền vi khó hiểu thảy thảy đều tinh thông. Ông có dáng ôn hòa mềm mỏng, nói năng rất ít, tiện dịp xem tướng vợ chồng Lý Tĩnh. Tuy ông trầm tĩnh nhưng rất nhiệt tình.
- Cậu là người trọng võ khinh văn. Bất chợt ông bảo Lý Tĩnh.
- Thưa vâng. Thời đại này rất cẩn thiết vũ lực, chẳng cần đến sách vở văn chương.
Đạo sĩ nói một câu trúng ngay khiến Lý Tĩnh ngạc nhiên. Lý Tình vốn là người hiểu rộng, đọc khắp các sách. Hồi mười sáu, mười bảy tuổi, chàng đã từng băn khoăn do dự rất lâu không biết nên chọn văn hay võ. Khách râu xoăn đưa hai vợ chồng đến một gian nhà:
- Cô chú hãy ở lại nơi đây, bảo đảm an toàn tuyệt đối, khỏi lo lắng gì. Quán này là của anh. Trên lầu sẵn tiền, cô chú cứ tùy ý dùng, để cô em mua sắm mọi vật dụng.
Lý Tĩnh ngủ tại lầu trên của ngôi tửu quán. Khách râu xoăn thường qua lại thăm họ, thỉnh thoảng ngồi chuyện trò thật lâu, bàn luận về đạo hành quân, dùng binh các thứ, khiến Lý Tĩnh lãnh hội được nhiều điều bổ ích. Nhờ đó mà sau này Lý Tĩnh ứng dụng binh pháp, cầm quân đánh trận tinh diệu tuyệt vời. Thảo luận nghiên cứu mãi, chốc đà quá khuya. Nhưng vị đạo sĩ vẫn mãi quan sát thiên tượng ở Thái Nguyên tìm kiếm chỗ tinh đẩu hội hợp, vận khí biến hóa. Việc này cả Lý Tĩnh lẫn khách râu xoăn đều không hiểu nổi. Sau mấy chục hôm, đạo sĩ bảo muốn đi gặp Lý Thế Dân.
- Xin giới thiệu bạn anh với Lý Thế Dân nhé! Khách râu xoăn bảo. Anh muốn anh ấy cho biết có thật Lý Thế Dân là chân long thiên tử hay không. Hễ anh ấy phán quyết một lời, tức có thể coi như mọi việc đều đã quyết định.
- Nêu quả chàng ta là chân long thiên tử thì anh tính sao? Cùng chàng ta chọi nhau chăng? Hay cùng chàng liên hợp?
- Anh chẳng tranh cùng mệnh vận.
- Thế nghĩa là cùng liên hợp với chàng ta?
Ngốc! Khách râu xoăn ngắt ngang rồi cười rộ. Ông ta nói một câu ngạn ngữ: "Thà làm mỏ gà hơn làm đít trâu".
Họ cùng đến Thái Nguyên. Đến nơi, dẫn tiến đạo sĩ là một vị đại tinh tướng gia, nói trước được tương lai. Lưu Văn Tĩnh lúc ấy đang chơi cờ với bạn bè bèn mời đạo sĩ ngồi đối cờ với người bạn, còn anh ta viết một bức thư, phái người đi mời Lý Thế Dân lại chơi cờ. Lý Tĩnh và khách râu xoăn đứng sang một bên xem cuộc đấu cờ.
Một lúc sau, Lý Thế Dân tới, nhè nhẹ ngồi xuống cạnh bàn cờ, không nói một lời, đó là phép tắc của người xem cờ. Khách râu xoăn ngầm dùng tay chạm vào đạo sĩ. Tuy bây giờ chính là thời đại của các anh hùng võ sĩ cầm đao đeo kiếm nhưng chân long thiên tử vượt họ rất xa. Đạo sĩ có vẻ tập trung toàn bộ tinh thần vào bàn cờ, nhưng thực ra lại quan sát chân long thiên tử ngay từng hơi thở, thử khảo nghiệm, tính toán việc ở chàng bức ra cái khí tượng đế vương. Lý Thế Dân vẫn nghiễm nhiên ngồi ngay ngắn, hai vai buông thẳng, hai tay đặt lên hai bên đùi, đôi mắt chăm chú vào bàn cờ, cặp lông mi đen thinh thoảng khẽ động, trong đôi mắt thỉnh thoảng tỏa ra một thứ ánh sáng tựa như có thể nhìn thấu tất cả, rõ biết tất cả mọi sự. Sau một khắc, đạo sĩ đẩy bàn cờ ra, quay sang Lưu Văn Tĩnh bẩo:
Bàn này tôi thua, thua đứt rồi, không thể nào cứu vãn được, Ông dùng con tốt này tuyệt diệu, thật tuyệt diệu. Tôi không bằng.
Thực ra, ván cờ không phải không thế cứu vãn như lời đạo sĩ nói, nhưng rõ là ông không muốn phí thêm hơi sức. Óng đứng dậy thở phào một hơi.
Ba người khách cáo từ ra về. Đến bên ngoài, đạo sĩ bảo khách râu xoăn:
- Chú thua mất rồi. Kẻ sĩ có mệnh chính là người này. Thôi đừng uổng phí công sức nữa. Có điều... chú vẫn có thể đi chinh phục nơi khác.
Lần đầu tiên Lý Tĩnh thấy khách râu xoăn, đôi lông mi ủ rũ, cụp xuống, khách râu xoăn đang gặp một trận vò xé nội tâm.
- Đại thế đã biến đổi như vậy. E rằng kế hoạch của anh cùng phải biến đổi. Chú cứ ở Lạc Dương chờ anh nhé. Nửa tháng nữa anh sẽ trở lại.
Khách râu xoăn nói đoạn bỏ đi một mình. Lý Tĩnh không hỏi thêm, cùng đạo sĩ tr về Lạc Dương.
Khi khách râu xoăn trở lại Lạc Dương, bèn bảo Hồng Phất:
- Anh muốn mời cô sang chơi với vợ anh. Cô em à, anh có chút việc quan trọng muốn giao cho vợ chồng cô.
Lý Tĩnh trước giờ chưa hề biết chỗ ở của khách râu xoăn, bởi vậy trước lời mời này hết sức ngạc nhiên. Hai người được dẫn đến một cái cổng nhỏ. Đi qua một tầng viện là một tòa đại sảnh, trang trí rất sang trọng. Vài chục tớ trai, gái đứng chung quanh. Hai người được đưa vào một gian nhà phía Đông là phòng rửa ráy của khách, bên trong có bàn phấn, kiếng xưa, bồn đồng, đèn thủy tinh, tủ quần áo, bình vàng, không gì là không mới tinh tuyệt vời sang trọng, món nào cũng là những bảo vật vô giá.
Một lúc sau, khách râu xoăn cùng phu nhân bước ra. Ông giới thiệu vợ với vợ chồng Lý Tĩnh. Bà ta khoảng hai mươi tuổi, xinh đẹp lạ thường. Bà tiẽp đãi vợ chồng Lý Tĩnh rất ân cần, nồng thắm.
Lúc dùng bữa, ca nữ bắt đầu tấu nhạc, khúc ca kỳ diệu du dương, toàn là những bài hát Lý Tĩnh chưa từng được nghe. Tiệc xong, tôi tớ vào, bưng độ chừng mười mấy mâm ra, trên mâm phủ những tấm lụa vàng. Chúng đặt cả trên một dãy băng mé tường Đông. Đặt xong hết, khách râu xoăn quay sang Lý Tĩnh bảo:
- Có vật này tặng chú, hãy xem.
Ông ta giở tấm lụa lên cho Lý Tĩnh nhìn, Thì ra trên mâm toàn là những văn kiện, khế ước, ký lục, sách vở và mấy chục cái chìa khóa lớn. Khách râu xoăn bảo:
- Tất cả vàng bạc châu báu đều ở trong này tất. Ở đây trị giá khoảng mười vạn lượng, tặng cả cho chú, muôn vàn xin chớ từ chối. Anh vốn đã lập kế hoạch sẵn đâu đây rồi, chứa những khoản tiền này là để đợi thời cơ, tổ chức quân lính, mua sắm vũ khí, định rằng sẽ thành tựu đại sự nghiệp. Nhưng... nay chẳng còn cần đến những thứ này nữa. Lý Nhị lang Thái Nguyên, anh tin chắc sẽ là bậc chân long thiên tử. Chú hãy đem tất cả sự sản này dùng để phò tá ông ta thành tựu vĩ nghiệp. Chú nên phò tá ông ấy. Đừng quên những binh pháp anh đã truyền thụ cho chú. Năm, mười năm sau, Lý Thế Dân sẽ chinh phục toàn bộ Trung Quốc. Chú nên trung thành bảo hộ ông ta, tất có thể cùng hưởng phú quý. Riêng anh có ý đồ khác, mười hai năm sau, nếu chú nghe nói ngoài biên thùy Trung Quốc, có người chinh phục được miền đất khác dựng nước xưng vương, thì đó chính là lão bạn thân của chú đây. Bấy giờ, chú phải cùng cô em anh quay về Đông Nam, hãy vì anh uống một ly thống khoái.
Tiếp đó, ông quay sang bọn tớ trai, gái cùng các gia nhân nói:
- Từ nay về sau, Lý tiên sinh là chủ nhân của các ngươi. Tất cả vật sở hữu của ta đều thuộc về người. Em gái ta chính là nữ chủ của các ngươi đó.
Khách râu xoăn dặn bảo xong xuôi, liền vào thay đổi trang phục lữ hành. Rồi cùng vợ cưỡi ngựa ra đi chỉ dẫn theo một gã tớ trai. Từ đó về sau, không còn gặp lại.
Những năm sau đó, Lý Tĩnh bận rộn việc đánh Đông, đẹp Bắc, giúp nhà Đại Đường thống nhất toàn quốc, Lý Thế Dân xưng đế, thiên hạ thái bình. Lý Tĩnh rất được tín cẩn trọng dụng làm đến chức Tam quân thống soái. Một hôm, chàng mở công văn ra xem được biết chốn quân trung thấy báo có người phương Nam Trung Quốc, cầm binh bốn năm vạn, từ biển đổ bộ lên nước Phù Dư, chinh phục toàn quốc, xưng đế. Khách râu xoăn nguyện thà ở trong nước làm kẻ vô danh, đi đến nơi xa xăm xưng vương một cõi, chứ chẳng chịu khuất dưới người khác. Ông ta đã từng lập chí nguyện muốn xưng vương một cõi, đến nay quả nhiên như nguyện.
Xế chiều hôm đó, Lý Tĩnh về nhà, kể chuyện cho Hồng Phất nghe.
- Quả thật anh ấy là bậc hào kiệt trác tuyệt!
Vợ chồng Lý Tĩnh không quên lời dặn của bạn thân lúc chia tay. Bữa cơm tối thắp lên hai cây sáp hồng, đến trước sân viện, hai người đứng quay về phương Đông Nam, hướng về người bạn xa xăm, nâng chén, thương kính thành tâm chúc mừng. Hồng Phất nói:
- Anh đã chẳng giúp gì được cho anh ấy, em thiết nghĩ cũng nên tâu xin hoàng thượng phong tước hiệu cho anh ấy mới phải.
- Khỏi cần làm thế. Hoàng thượng phong tước hiệu anh ấy mới không vui. Bất kỳ ở nơi nào, anh ấy đều là bậc tối cao vô thượng.

Đỗ Quang Đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét