Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG QUỐC - Lá Thư Vô Danh



Lá Thư Vô Danh
Khoảng gần giờ Ngọ, trời bỗng oi ả, trên đường vắng người qua lại. Quán cơm của Vương Nhị ở trung tâm Đông Thành, ngay ngã ba đường lớn vào chợ, ở đó có mấy tiệm cơm lớn. Sớm sớm, nườm nượp khách ra vào uống trà, kề cà chuyện gẫu. Lúc này, mọi người đã tản hết. Vương Nhị đang rửa bình trà - một đống đến hai mươi bình - rồi xếp lên giá. Vừa sắp xếp xong, toan giở túi thuốc vấn hút, nghỉ ngơi thoải mái một chút thì thấy có một người khách dáng cao, ăn mặc bảnh bao, đi vào quán. Khách có cặp mày thô rậm, đôi mắt đen sâu, tròng tướng rất đặc biệt.
Vương Nhị trước nay chưa từng thấy người này bao giờ. Kế cũng không lạ vì quán cơm này là nơi vào qua của bao nhiêu người tứ xứ, cũng vì vậy mà mở quán ở đây là rất có ý. Khách buôn, người làm, học trò, kẻ bán hàng, phường cờ bạc bợm bãi, trộm cắp chí đến những khách qua đường, thôi thì đủ mọi hạng người, thượng vàng hạ cám đều tạt ngang, nghỉ ngơi lấy sức.
Vị khách lạ cao kều nọ kéo ghê ngồi vào một cái bàn phía trong, vẻ âm thầm bí mật, thậm chí có vẻ nôn nóng, bồn chồn. Vương Nhị thấy khách tâm thần bất định nên nghĩ bụng tốt hơn là không nên chú ý tới.
Lát sau, có một thằng bé bán rong đi qua, miệng rao lớn:
- Chim câu chiên đây, mua vô! Ai mua chim câu chiên thơm ngon không?
Khách gọi nó vào. Thằng bé trọc tếu như một hòa thượng, đạt mâm lên bàn, lấy mấy miếng thịt chim xâu vào một cái que, rắc thêm chút muối bột.
- Dạ, dạ, ngon lắm, tiên sinh... thịt của tiên sinh đây.
- Để đó đi... Em nhỏ, tên em là gì?
- Tôi là Tăng Nhi, vì trông tôi giống như chú tiểu nhỏ. Thằng bé ngây thơ cười đáp.
- Em có thích có ít tiền xài không, chú tiểu?
- Thích chứ! Mắt chú bé sáng lên.
- Vậy nhờ em giúp ta việc này nhé!
Vị thân sĩ cao nọ đưa tay chỉ một ngôi nhà ở đầu một con hẻm. Căn nhà thứ tư kể từ góc hẻm, hẻm thông với đường lớn, đi diện với tiệm cơm. Ông ta hỏi:
- Em có biết nhà kia là nhà ai không?
- Biết chứ. Đó là nhà Hoàng phủ đại quan làm quan trong triều, chuyên lo quần áo các quan.
- Ổ, thế à? Em có biết nhà họ có mấy người không?
- Chỉ có ba người: Hoàng Phủ đại quan, vợ ngài và một cô con nuôi.
- Tốt, em quen với vợ của ông ấy chứ?
Bà ấy rất ít khi ra ngoài. Nhưng thường mua hàng của cháu nên cháu quen lắm. Mà ông hỏi có chuyện gì vậy?
Vị thân sĩ liếc thấy Vương Nhị không chú ý đến họ, bèn rút ra một túi tiền, xỉa vào mâm của thằng nhỏ chừng năm mươi tiền. Thằng nhỏ thấy tiền, lập tức tinh thần phấn khởi.
- Tiền này cho em xài. Vị thân sĩ nói, rồi lấy ra một cái túi đưa cho thằng nhỏ. Trong túi có một xuyên vàng, hai cây trâm ngắn và một phong thư.
- Em đem ba vật này giao tận tay Hoàng Phủ thái thái. Nhớ kỹ, nếu thấy chồng bà ấy thì chớ đưa cho ông ta, nghe rõ chưa?
- Cháu phải đưa vật này cho thái thái, cháu không được giao vật này cho đại quan, phải không ạ?
- Đúng rồi. Sau khi giao rồi, nhớ chờ trả lời. Nếu bà ấy không chịu theo em ra thì nhớ kỹ xem bà ấy bảo sao rồi trở lại nói cho ta biết.
Thằng nhỏ đi đến ngôi nhà, vén bình phong ngó vào trong nhà. Thấy lão gia đang ngồi ở nhà ngoài, lúc ấy cũng đang nhìn ra cổng. Hoàng Phủ đại quan là người thấp, béo khoảng ngoài bn mươi tuổi, vai rộng mập mạp, mặt lớn trông có vẻ bệ vệ. Ba tháng trước, ông bận trực ban ở trong cung, vừa về nhà được hai hôm nay.
- Mày ngấp ngó gì ở đây, nhỏ?
Hoàng Phủ đại quan quát lớn, chạy ra. Thằng nhỏ rảo chạy, Hoàng Phủ đại quan túm lấy vai nó kéo giật lại:
- Mày nhòm ngó gì ở cửa nhà tao, lại còn bỏ chạy, nói ngay!
- Có một tiên sinh bảo con đem cái túi đựng những thứ này giao cho thái thái, ông ấy dặn con không được giao cho ông.
- Trong túi đựng gì?
- Con không nói cho ông biết được, Vị tiên sinh ấy cấm con không được nói cho ông biết.
Đại quan giơ tay tát thằng bé một cái như trời giáng:
- Đưa tao lập tức! Ông nạt thằng nhỏ bằng giọng trầm trầm của vị quan lớn.
Thằng nhỏ tuân lệnh, nhưng âm ức bất phục:
- Không phải giao cho quan lớn, giao cho thái thái cơ...
Hoàng Phủ đại quan giật phắt cái túi, mở ra, nhìn thấy một cái xuyến vàng, một bộ trâm và một lá thư ngắn gọn viết:
"Hoàng Phủ phu nhân nhã giám,
Mạo muội ước hẹn, không khỏi thất lễ. Kể từ gặp nhau ở chốn tửu lâu đến nay, lòng này nhớ nhung khắc khoải, rất muốn tự đến thăm, nhưng cưỡi lừa đến nơi ri lại trở v, không biết có được gặp riêng phu nhân một lần không? Xin nhờ người đưa thư nhắn tin. Nếu không được, làm cách nào để được tương kiến, xin cho lời chỉ bảo. Nay xin biện một vài vật mọn để tỏ lòng kính mến".
Người ái mộ (không đề tên)
Đại quan xem xong, nghiến răng, nghiến lợi, quắc mắt hỏi giọng lạnh băng:
- Kẻ nào giao cho mày bức thư này?
Tăng Nhi chỉ quán trà của Vương Nhị ngoài hẻm nói:
- Có một người ở đây đưa cho con, cái ông lông mày rậm, mắt to, mũi lệch, mồm lớn ấy.
Hoàng Phủ đại quan túm vai áo, lôi tuột thằng nhỏ ra ngoài quán trà. Đến nơi, khách nọ đã biến mất. Mặc cho Vương Nhị cực lực phản đối, đại quan vẫn lôi thằng nhỏ về nhà mình, giam vào phòng, khóa lại. Tăng Nhi lúc ấy mới hoảng.
Hoàng Phủ đại quan giận run người, quát gọi vợ. Phu nhân trẻ, đẹp, trông có vẻ yếu đuối, khoảng hai mươi bốn tuổi, gương mặt nhỏ, thông minh lanh lợi. Bà thấy chồng giận, mặt tái mét, thở hổn hển thì ngạc nhiên không hiểu có việc gì.
- Hãy xem những vật này đi! Ông ta giương mắt ngó nàng tóe ra những tia độc ác.
Hoàng Phủ thái thái sẽ sàng ngồi xuống ghế, cầm mấy món đồ lên xem.
- Xem cả cái thư nữa!
Thái thái se sẽ lắc đầu:
- Thư gửi cho tôi à? Chắc giao nhầm rồi. Ai đưa thư lại đây?
- Tôi biết đâu đây. Chỉ có bà mới rõ chứ! Trong khi tôi trực ban ba tháng, ở nhà bà ăn uống với thằng nào?
- Ông biết tôi đấy! Bà nói giọng dịu dàng. Tôi đâu bao giờ làm những chuyện như thế. Mình lấy nhau đã bảy năm trời, ông xem tôi có chút gì không tròn đạo vợ?
- Thế tại sao có phong thư này?
- Làm sao tôi biết được.
Không làm sao biện bạch và bày tỏ sự trong trng của mình, bà òa khóc, vừa khóc vừa nói:
- Thật là tai bay vạ gió, sấm sét giữa trời quang!
Người chồng lạnh lùng rồi bất ngờ xáng cho vợ một cái tát. Bà khóc gào lên, chạy vào phòng.
Đại quan liền gọi cô con gái nuôi mười lăm tuổi là Oanh Nhi ra. Cô bé mặc chiếc áo cánh lộ đôi cánh tay mũm mỉm, mới tm rửa xong, trông hồng hào tươi mát. Đứng trước lão gia, cô sợ run, mắt lấm lét theo dõi từng cử động của ông. Lão gia với lấy chiếc roi tre treo trên vách, quẳng xuống nền nhà, rồi đi tìm đây trói hai tay cô bé lại. Buộc một đầu dây vào rường nhà treo rút cô bé lên. Lăm lăm roi trong tay, ông quát hỏi:
- Nói ngay tao biết, lúc tao vắng nhà, thái thái đi ăn với ai?
- Chẳng đi với ai cả. Cô bé sợ lạc cả giọng.
Đại quan vung roi quất túi bụi. Thái thái ở trong phòng nghe tiếng gào thét thất thanh thì cũng sợ phát run. Cứ thế vừa đánh vừa tra. Cô bé đau đớn chịu không thấu, sau cùng đành khai:
- Lúc lão gia vắng nhà, thái thái đêm đêm ngủ với một người.
- Quả không sai mà! Lão gia nói đoạn cởi trói thả con bé xuống.
- Nào bây giờ thì nói, lúc tao vắng nhà, đêm đêm mẹ mày ngủ với ai?
Cô bé quệt mắt, sự sệt:
- Xin thưa thực với ba, thái thái đêm ngủ với... con.
- Ông phải làm cho ra chuyện này mới được! Ông chửi rủa om sòm rồi bỏ đi, thuận tay khóa trái cửa lại.
Hoàng Phủ thái thái và cô bé nhìn nhau hoang mang. Thái thái thấy tay và lưng con bé lằn ngang lằn dọc, liền múc nước lau rửa cho, vừa buột miệng mắng:
- Cái đồ súc sinh, đánh con bé đến nỗi này...
Thấy máu loang hồng cả thau nước, bà sợ run người vừa đổ nước xuống rãnh, vừa rền r mắng:
- Súc sinh tàn nhẫn!
Cô bé đứng cạnh nhìn bà mẹ nuôi tốt bụng, cô nói:
- Mẹ ơi! Nếu không có mẹ, con đã bỏ về quê con từ lâu rồi. Mẹ ơi, mẹ cũng nên sớm bỏ đi cho rồi.
- Đừng nói thế, con ạ!
Hoàng Phủ thái thái hết sức ngạc nhiên, không hiểu sao lại xảy ra cớ sự này. Bà đi hỏi Tăng Nhi. Tăng Nhi lúc này đang nép bên vách run sợ.
- Người ấy cao bằng ai?
Tăng Nhi tả dạng người khách nọ, lại thuật hết đầu đuôi mọi việc. Thái thái và cô bé ngơ ngác, hoàn toàn chẳng hiểu gì cả. Lát sau, đại quan dẫn bốn tên nha dịch về nhà. Ông xách cổ thằng bé bán thịt chim câu đến trước bọn nha dịch nói:
- Ghi tên tuổi nó đi!
Nha dịch tuân lệnh, ghi ghi chép chép. Bởi lẽ đại quan làm quan trong cung nên chúng đối với ông ta rất cung kính.
- Khoan đã, trong nhà còn có người nữa. Ông ta gọi vợ và cô bé ra sai nha dịch giải tất cả ba người đi.
- Bọn tôi đâu dám bắt thái thái!
- Các anh nhất định phải giải bà ta đi. Ở đây có vụ mưu sát... án tình!
Bọn nha dịch giật mình, bèn ghi hết tên tuổi ba người rồi dẫn tất cả phạm nhân đi.
Li xóm hai bên hàng phố bu lại xem. Thái thái bước ra khỏi cổng, nức nở, quay lại bảo chồng:
- Mình ơi! Từ nào đến giờ, tôi đâu ngờ có ngày hôm nay. Mình nên cố tìm cho ra kẻ viết thư đi. Thật là việc xấu xa, nhơ nhuốc!
Bọn nha dịch đẩy bà ra khỏi cổng. Đám đông tẻ ra nhường lối.
- Nếu sợ nhơ nhuốc thì bà đã không gây nên chuyện này. Người chồng đáp.
- Sao ông không hỏi bà con lối xóm xem lúc ông vắng có người đàn ông nào đến nhà ta không? Sao ông nỡ lòng tố cáo tôi?
- Tôi quyết tố cáo mụ đấy!
Người chồng phừng phừng. Đông đảo hàng xóm không rò cớ gì Hoàng Phủ thái thái bị chồng giải lên quan, ai nấy ngơ ngác. Ai cũng đồng tình với thái thái, thấy người chồng giận dữ, ai cũng lắc đầu. Đại quan theo các bị cáo đến nha môn, gửi đơn tố cáo lên quan phủ doãn. Phủ doãn họ Tiền, quê ở Khai Phong, mặt tròn mập, trông dáng nhẫn nại như thể không có việc gì làm ông nổi nóng được. Đại quan trình tang vật lên, chính thức xin tố cáo. Phủ doãn ra lệnh trong thời gian điều tra vụ án, tất cả phạm nhân đều bị giam. Hai phán quan Trần Định và Trần Can Hùng được giao cho việc lấy cung phạm nhân. Trước hết, họ hỏi Hoàng Phủ thái thái.
Hoàng Phủ thái thái khai bà sinh ra ở một làng gần phủ Khai Phong, mẹ mất sớm. Năm mười bảy tuổi, cha cũng mất. Phụ thân mất rồi, năm sau bà kết hôn với Hoàng Phủ đại quan, đến nay vợ chồng đã sống chung bảy năm hạnh phúc. Lúc chồng ở nhà, bà không hề có bạn bè thân thích đến nơi. Trừ những lúc đi với chồng ra ngoài, xưa nay bà chưa hề ăn uống với ai tại nhà riêng và tửu quán cả. Bà không biết ai đã viết thư cho mình.
- Tại sao bà không đi thăm họ hàng thân thích? Tại sao cũng không ai lại thăm bà?
Chồng tôi không thích. Trước có cậu em họ của tôi là Trương Nhị lại thăm nhờ chồng tôi tìm giúp việc làm. Sau, việc ấy không xong bởi tìm việc không phải dễ. Chồng tôi cấm tôi về sau không được gặp họ hàng thân thích của tôi nữa. Từ đó về sau tôi cũng không gặp họ nữa.
- Chồng bà bảo sao bà cũng nghe vậy à?
- Vâng!
- Bà thường đến nhà hát chứ? Bà có quen biết ai ở nhà hát không?
- Không.
- Tại sao?
- Vì chồng tôi không dẫn tôi đi cùng.
- Bà đi một mình không được sao?
- Không.
Bà có đi ăn ở quán bao giờ không?
Rất hiếm khi. Ăn ở nhà tôi thấy cũng dễ chịu rồi. Ồ, để tôi nhớ lại xem. Mấy hôm trước, vào buổi chiều, hôm chồng tôi ở nhiệm sở về, ông ấy không muốn ăn cơm nhà, nên dẫn tôi đến một quán gần nhà dùng cơm.
- Vợ chồng đi chung chứ?
- Vâng.
Hàng xóm của Hoàng Phủ thái thái đều chứng lời bà là sự thực. Từ xưa tới giờ, nhà họ tuyệt không có qua mống khách nào. Chỉ có hai vợ chồng mà thôi và trước nay cũng không ai thấy bà đi đâu một mình. Cơ hồ bà ta ở nhà suốt. Hàng xóm đều nói bà là người tốt, đều gọi bà là mợ, bởi bà còn trẻ, nhà lại không có mẹ chồng... Một người hàng xóm bảo chồng bà rất xấu tính xấu nết, thường đối xử tàn tệ với bà. Còn bà thì rất nhu thuận, ăn nói dịu dàng, xưa nay với láng giềng chưa hề có điều tiếng gì cả. Một người hàng xóm khác lại nói bà giống như con chim được nâng niu trên lòng bàn tay vậy...
Ngày thứ ba, lúc Trần Can Hùng đang đứng trước nha môn, mãi suy nghĩ về vụ án ly kỳ này thì Hoàng Phủ đại quan đi tới. Đến trước viên phán quan, ông chào rồi hỏi:
- Vụ án tra xét đến đâu rồi? Đã ba ngày rồi... e các ông ăn đồ lễ của kẻ viết thư hay sao mà cứ cù cưa kéo mãi?
- Làm gì có chuyện đó. Vụ án này rất khó, Vợ ông kiên quyết nói bà ấy trong sạch vô tội. Không chừng, người viêt thư ấy chính là ông cũng nên.
Đại quan bừng bừng nổi giận:
- Nói gì lạ vậy! Vợ chồng tôi ăn ở với nhau rất tốt đẹp mà.
- Thế bây giờ ông muốn gì?
Nếu phủ đường không thẩm tra cho ra trắng đen vụ này, tôi đành phải ly dị mụ ta thôi.
Trần Can Hùng về phòng hỏi cung, chuẩn bị hồ sơ giấy tờ. Xê trưa hôm ấy, viết báo cáo trình lên phủ doãn. Phủ doãn tuyên bố ngày mai vợ chồng Hoàng Phủ và các nhân chứng phải có mặt tại sảnh đường để xét xử.
Phủ doãn hỏi Tăng Nhi trước, sau mới quay sang con bé mười lăm tuổi, nhân chứng quan trọng nhất. Phủ doãn cầm gậy quật chát một tiếng, dọa nó sợ rồi quát hỏi:
- Mày biết tất cả mọi việc nhà Hoàng phủ phải không?
- Vâng, con biết cả.
- Lúc lão gia mày vắng nhà, có những khách nào đến nhà mày?
Cỏ gái bực tức đáp:
- Nếu có khách, lẽ nào con lại không biết?
Phủ doãn thét lớn, quật gậy rầm một tiếng, mắng:
- Nhài ranh dám di trá với ta à? Tao phải còng đầu mày lại.
- Con bé khiếp vía, nhưng vẫn khăng khăng nói:
Quan lớn không được buộc tội oan uổng người đàn bà hiền lành.
- Nói rồi, nó khóc nức nở.
Xem chừng phủ doãn cảm động vì cô bé nhân chứng, liền quay bảo người chồng:
- "Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích". Chỉ bằng vào một lá thư nặc danh, tôi không thể kết án vợ ông có tội, Có lẽ ông có kẻ nào thù oán? Có khi nó muốn trả thù nên viết lá thư ấy chàng?
Nhìn thái thái một lúc, phủ doãn nói:
- Chắc chắn là có kẻ kiếm chuyện gây phiền cho ông rồi. Ông nghĩ xem có nên lãnh thái thái về rồi tìm cách truy tìm kẻ viết thư không?
Người chồng nói như đinh đóng cột:
- Thưa đại nhân, việc đã đến nước này, tôi dứt khoát không lãnh cô ta về nữa.
Phủ quan cảnh cáo:
- Coi chừng! Làm thế có thể ông nhầm to đó.
- Nếu đại nhân cho phép bỏ cô ta, tôi cảm ơn vô ngần, tôi không mong gì hơn.
Vừa nói, người chồng vừa liếc vợ bằng khóe mắt.
Lại khuyên nhủ một hồi nữa vẫn không hòa giải được, phủ doãn quay sang người đàn bà bảo:
- Chồng bà kiên quyết đòi bỏ bà. Tôi không muốn chia uyên rẽ thúy nhưng theo bà, phải giải quyết thế nào bây giờ?
- Lương tâm của tôi trong trắng. Nêu ông ấy muốn bỏ tới, tôi cũng không phản đối.
Văn án chiếu theo ý kiến của người chồng mà phán quyết. Tăng Nhi và cô gái được thả ra, trả về cho cha mẹ chúng. Tan vụ án, người vợ khóc òa. Người vợ bị chồng bỏ là điều đại sỉ nhục, lại thêm án trạng oan uổng mập mờ. Nàng không ngờ gặp phải tình cảnh này:
- Tôi không ngờ... ăn ở với nhau... bảy năm chồng vợ mà ông lại nỡ lang tâm đến thế. Ông thừa biết bây giờ tới không còn chốn nương thân. Thà tôi chết phứt đi còn hơn sống nhơ nhuốc thế này.
- Tùy ý. Chẳng liên quan gì đến tôi. Đại quan nói rồi quay lưng đi.
Oanh Nhi vẫn đứng cạnh thái thái, bà bảo cô bé:
- Oanh Nhi, cảm ơn con đã giúp mẹ, nhưng bây giờ không ăn thua gì nữa rồi. Con về với mẹ ruột con đi. Mẹ không biết về đâu bây giờ, mà mẹ cũng không thể nuôi con được nữa, về nhà đi con, con gái ngoan!
Hai người gạt nước mắt chia tay. Hoàng Phu thái thái bây giờ chỉ trơ một mình, lênh đênh cơ khổ. Việc vừa xảy ra đối với bản thân hãy còn khiến nàng bàng hoàng trong cơn choáng. Rồi lang thang thẫn thờ đi dọc theo đại lộ, xuyên qua đám đông nàng cứ đi về phía trước, hai mắt chẳng nhìn thấy gì cả. Cứ mặc cho bước chân đi đến bên cầu trên sông Biện Hà. Trời dần dần sẫm tối. Nàng đứng trên cầu nhìn dòng nước lặng lờ trôi, nhìn những con thuyền qua lại trên sông. Thuyền neo vào đậu san sát, gió tối thổi chao đảo dập dềnh. Nàng thấy xây sẫm mặt mày như say rượu. Nàng cũng lảo đảo lay như những con sào trên sông. Bỗng nhiên thấy tịch dương sắc vàng ối biến mất sau rặng núi xa, mà thấy dường như mình đã đi đến bước cùng đường. Nàng chẳng còn thấy được ánh mặt trời của ngày mai nữa! Nàng nhỏm chân tung mình xuống sông thì có người kéo giật lại. Quay nhìn thì ra đó là một bà già trạc năm mươi tuổi, mặc đồ đen, tóc lơ thơ đốm bạc.
- Cô nương, hà cớ nhảy xuống sông tự tử?
Hoàng Phủ thái thái ngẩn ngơ nhìn.
- Con không nhận ra ta sao? Bà lão hi.
- Không!
Ta là dì nghèo của con đây mà. Từ khi con lấy vị quan lớn nọ, dì không dám lại quấy quả con. Lúc ta biết con, con hãy còn là cô bé tí. Từ ấy đến nay đã lâu lắm rồi. My hôm trước dì nghe hàng xóm đồn vợ chồng con đưa nhau lên quan kiện cáo, dì vẫn hàng ngày thăm dò tin con. Lại nghe nói phủ doãn xử cho hắn thôi con. Nhưng mà... tội gì mà con phải nhảy sông tự t?
- Chồng con bỏ con, con không biết về đâu, hỏi sống mà làm gì nữa?
- Thôi, thôi... về sống với dì, đi con! Lão bà nói.
Tuổi lớn vậy mà giọng nói của bà vẫn rắn rỏi, khỏe mạnh. Bà lão tiếp:
- Còn trẻ trung như thế mà nghĩ đến chuyện tự vn, con thật là ngu ngốc!
Hoàng Phủ thái thái không biết có thật là dì mình không, cứ để mặc bà lôi về phía trước. Bản thân nàng không còn chủ ý gì nữa. Hai người vào một quán rượu, lão bà mời nàng uống vài chung, về nhà, nàng thấy bà ta ở trong một con hẻm tĩnh vắng. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, cửa sổ treo màn màu lục, trong nhà bày biện bàn ghế, trường kỷ.
- Thưa dì, dì sống có một mình thôi à? Rồi dì sống bằng gì?
Hồ lão bà cười đáp:
- Đói đầu gối phải bò, cũng phải kiếm cách đối phó chứ. À, mà trước dì thường gọi con là cô Tí, dì quên tên con là gì rồi?
Hoàng Phù thái thái đáp:
- Tên con là Xuân Mai.
Lão bà cũng không hỏi thêm. Hồ lão bà đối xử với nàng rất tốt. Liền mấy hôm, bà bảo Xuân Mai cứ việc nghỉ ngơi dưỡng sức. Xuân Mai nằm bệt trên giường, ôn lại cái biến c đột ngột xảy ra trong đời mình. Mây hôm sau, bà lão bảo nàng:
- Con phải cứng cỏi lên mới được. Thú thực, ta không phải là dì của con, nhưng vì thấy con còn trẻ đã muốn liều mình tự tử nên ta phải nói dối để cứu mạng con đó thôi. Con vừa trẻ, vừa đẹp thì phải sống mà hưởng sung sướng chứ, tội gì.
Mt bà tít lại như sợi chỉ, rồi lại nói:
- Con hãy còn yêu chồng à? Cái tên vô nhân tính, nỡ ruồng bỏ con, mặc kệ con sống chết chẳng chút ngó ngàng!
Xuân Mai ngóc đầu khỏi gối nhìn lão bà:
- Con cũng không biết nữa!
- Lão bà nói:
Ta cũng chả trách gì con. Song, con nên tỉnh ra một chút thì hơn. Bé ơi! Con hãy còn đầu xanh tuổi trẻ, đừng để cho người chà đạp, quên thằng chồng bất nghĩa đó đi, buồn não mà ích gì. Trẻ người non dạ, ta còn lạ gì. Ta đã qua cầu, hơn con nhiều lắm. Người ta ai tránh khỏi lúc thăng trầm chìm nổi, cũng đành chìm nổi thế thôi, lẽ đời là thế. Ta chết chồng năm hai mươi tám tuổi. Còn con, năm nay bao nhiêu?
- Xuân Mai cho bà biết tuổi mình.
Phải rồi, hồi ấy ta lớn hơn con mấy tuổi. Con xem, vậy mà ta vn sống nhăn đến tận bây giờ.
Mặt lão bà tuy đã có vết nhăn, da cổ cũng đã nhẽo, nhưng thân mình còn cứng cáp.
Con cứ nghỉ ngơi... quên dần chuyện ấy đi. Người ta sống cũng như đi đường, lẽ nào lại chịu bó tay, ngồi khóc lóc đến già, không chịu đựng dậy bước đi ư? Không, chỉ cần gượng bò thôi cũng vẫn có thể tiến lên phía trước, Theo con kể thì hắn là thằng tồi. Thấy không, nó ruồng bỏ mình, tội gì mình nằm ngây ra đấy? Buồn khổ nỗi gì.
Nghe lão bà, Xuân Mai thấy nguôi ngoai, lòng hơi khoan khoái:
- Con không biết phải làm gì bây giờ? Con cũng không thể ở đây mãi được.
- Không sao, cứ ở lại đây nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần, khi nào khỏe rồi sẽ tìm người hiền lành tử tế mà tái giá. Xinh đẹp như con thì lo gì chết đói.
- Cảm ơn dì, con đã thấy đỡ nhiều rồi.
Trong những ngày đau đớn bi thảm vừa qua, được lão bà cứu mạng lại vỗ về an ủi, giúp nàng lấy lại tinh thần, Xuân Mai vô vàn cảm kích ơn sâu nặng ấy.
Chiều chiều hai người dùng bữa, Hồ lão bà thường dùng chút rượu, bà bảo:
- Rượu là nước thần của đời người, giúp người lấy lại dũng khí trong cuộc sống, không gì bằng rượu. Tuổi tác như dì mà mỗi lần uống chút rượu vào, vẫu còn cảm thấy khoan khoái dễ chịu và trẻ ra nữa là.
Xuân Mai bái phục vị thái thái cứng cáp, tinh thần khoẻ mạnh này. Cơm tối xong bỗng nghe tiếng đàn ông gọi:
- Bà Hồ ơi! Bà Hồ!
Bà lão vội ra mở cửa.
- Làm gì mà đóng cửa sớm thế? Người đàn ông hi.
Dạo này, hôm nào cũng mưa nên Hồ lão bà đóng cửa rất sớm. Bà mời khách ngồi, nhưng khách nói phải đi ngay nên chỉ đứng nói chuyện. Xuân Mai ở nhà trong nhìn ra thấy khách có dáng người cao lớn, lông mày thô, mắt lớn. Tướng mạo khách khiến nàng nhìn xuất thần, nàng đến sau bình phong nghe ngóng. Miệng khách có thể nói là rộng, mũi không nhọn nhưng phảng phất có phần giống như thằng nhỏ bán thịt chim câu tả lại. Tim Xuân Mai đập rộn.
- Việc ấy tính sao bây giờ? Giọng khách có vẻ vội. Bà bảo vật đó trị giá ba trăm bạc, đã bán cả tháng nay, tôi hiện đang rất cần tiền.
- Tôi đã bảo rồi, vật thì đã bán, hiện ở trong tay khách mua, nhưng người ta chưa giao tiền thì tôi biết làm sao được. Bao giờ người ta giao tiền, tôi sẽ giao cho anh ngay.
- Dây dưa quá... trước đây có bao giờ để lâu như thế. Thôi được, chừng nào có bà giao ngay cho tôi nhé.
Nói rồi, khách đi. Hồ lão bà quay vào, vẻ băn khoăn. Xuân Mai hỏi:
- Ai thế, dì?
- Xuân Mai à, vị tiên sinh ấy họ Hồng. Anh ta bảo trước đây làm tri sự ở Tần Châu, hiện cũng còn đương chức. Ta không tin, ngờ anh ta nói dối. Nhưng mà, anh chàng tuyệt lắm, thường nhờ ta bán đồ châu ngọc. Anh ta bảo anh ta là đại lý của nhà buôn châu. Có thể thế thật mà cũng có thể chẳng phải, nhưng rõ là anh ta có châu bảo quý lắm. Mấy hôm trước, anh ta nhờ ta bán hộ vài món. Hàng tuy đã bán, nhưng tiền thì chưa nhận được. Ạnh ta không chờ nổi... ta cũng chả trách được.
- Dì quen ông ta lắm à?
Ờ, nhưng chỉ trong quan hệ buôn bán thôi, về chuyện buôn bán này nọ thì ta biết rõ anh ta, còn những chuyện khác cũng biết... chút đỉnh. Người như thế trước giờ ta chưa thấy ai bằng. Anh ta xài tiền rất hào phóng, khi nào ta thiếu tiền, chẳng chờ phải hỏi, anh ta cho ngay. Để sau này có dịp ta sẽ giới thiệu anh ta với con.
Xuân Mai vừa ý lắm nhưng tuyệt không để lộ ra vẻ mặt. Họ Hồng thường ghé chơi luôn. Xuân Mai xem như bà con của dì Hồ, được giới thiệu rồi, Xuân Mai một mặt ngầm dò xem họ Hồng có phải là người đã làm đảo lộn đời mình không, một mặt cũng thấy thích vẻ đẹp trai của chàng ta, nên lòng dụ dự không quyết. Không hồ nghi gì nữa, chính là người ấy, nhưng ngẫm kỹ lời thằng bé bán thịt tả con người thần bí nọ thì nàng có thể bảo mũi của chàng là mũi lệch được không? Có lần, hai người gặp nhau, Xuân Mai liếc trộm chàng ta rồi nghĩ ngợi đến ngẩn ngơ.
- Làm gì mà nhìn tôi dữ vậy?
Họ Hồng hỏi đùa. Rồi chàng tiếp:
- Thầy tướng nào cũng bảo tướng mắt và tai tôi dài là đem lại cho người khác nhiều may mắn.
Chàng đưa tay rờ tai mình rồi nói:
- Cô thấy đúng không? Tôi là người đem lại may mắn cho người khác.
Họ Hồng vừa có duyên, vừa khẳng khái, tính chàng rất ân cần. Về ăn mặc, chàng rất diện và còn có phần phù hoa nữa. Có lẽ vì đi đây đi đó nhiều nên chàng nói chuyện rất có duyên. Lời nói tuy huênh hoang táo tợn nhưng lại rất quyến rũ. Với ai, chàng cũng tỏ vẻ quan tâm. Chàng bảo Xuân Mai kể cho nghe thân thế đời nàng. Chàng nghe với vẻ rất cảm thông. Khi nghe đến sự hung bạo của người chồng trước, chàng cắn môi.
Lần khác, hai người gặp nhau. Họ Hồng nhờ Xuân Mai vá hộ cái túi, nàng vui vẻ giúp. Xuân Mai cũng biết họ Hồng tìm đến Hồ lão bà thật tình là vì chuyện làm ăn. Có điều gần đây chàng hay tìm cớ này cớ nọ chăm lại hơn. Chàng đem theo bình rượu, trái cây và những món ăn ngon lành, vì chàng đã nhận lời mời ở lại dùng cơm tối với Xuân Mai và lão bà. Vừa tới chàng đã kêu đói và sai bảo Xuân Mai rất tự nhiên. Người đàn ông nào cũng thích được chỉ huy ra lệnh, đàn bà thường ưa phục tùng. Họ Hồng về rồi, Hồ lão bà hỏi Xuân Mai:
- Con thấy anh chàng thế nào?
- Trông cũng hay hay.
Mây hôm trước anh ấy nhờ giúp một việc, ta vẫn chưa lo xong.
- Việc gì vậy gì?
Hiện anh ta sông độc thân... hôm trước nhờ ta làm mai cho một cô. Hay ta làm mai con được không? Cứ ta thấy thì anh ta phải lòng con đây. Chỉ cần nói một tiếng là chắc chắn anh chàng mừng rơn.
Xuân Mai nói:
- Để con suy nghĩ đã.
- Còn nghĩ gì nữa, chàng ta rất đáng yêu. Con còn chỗ nào không ưng? Hay con vẫn chưa quên cái thằng chồng ngu xuẩn trưởc, Nếu thế thì con ngốc lắm. Anh chàng này tốt quá đi chứ. Anh ta giàu có, có thể nuôi con sung tức suốt đời, con lại chẳng phải ở đây nữa.
Xuân Mai nói:
- Thưa dì, thú thật con cũng thích chàng. Chẳng qua còn một điều, cần tìm hiểu cho rõ đã.
- Điều gì nữa?
- Con có cảm tưng chàng ta chính là người viết bức thư vô danh ngày nọ, làm tan nát cuộc hôn nhân của chúng con.
Hồ lão bà phá ra cười, cười mãi khiến Xuân Mai ngạc nhiên, chẳng hiểu làm sao.
- Trông chàng với lời người ta tả lại có nét giống nhau, dì cũng thấy đấy.
Hồ lão bà ngưng cười bảo:
- Thật chết cười, trên đời này thiếu gì người cao, thiếu gì người lông mày thô rậm, biết đâu người ta kể không đúng. Mà nếu chàng ta chính là người ấy thì đã sao nào? Có thể nói là con bị vu cáo ăn vụng bánh bị đòn, thật ra con không hề ăn vụng bánh, chỉ oan uổng chịu tội. Nhưng cũng có thể nói là con đã lấy tiền bánh, mà bánh hiện giờ vẫn ở trước mắt. Cái bánh chính là con đó. Ta mà là con, ta lấy chàng ta liền, lại còn dẫn chàng đi gặp cái tên súc sinh chồng trước nữa.
Xuân Mai bâng khuâng. Nếu chàng không phải là người nọ thì đã hẳn lấy chàng là tốt quá rồi, còn nếu quả chàng là người nọ thì đối với chồng trước, nàng cũng chẳng có lỗi gì. Xuân Mai cảm thấy nỗi sung sướng của việc báo thù, có báo được thù, nàng mới hả hê, khoái trá.
Họ Hồng lại đến. Lần này Xuân Mai thích thú lạ lùng. Nàng quyết định thử chàng. Lần này, chàng cũng đem theo rượu. Chàng nói:
- Mời tất cả lại đây uống rượu! Hãy mừng cho tôi may mắn được quen biết một nữ sĩ đẹp như cô em đây.
- Khỏng, tôi chỉ muốn cạn một ly mừng cái trái tai dày và dài của anh thôi.
Xuân Mai đáp, rồi uống một ngụm. Cảm thấy bốc, gan dạ hẳn lên, Xuân Mai không nén nổi khối nghi ngờ đế dạ bây lâu, nói một câu làm họ Hồng giật mình:
- Cái người viết thư vô danh ngày nọ chắc chắn là anh rồi.
- Thật sao? Thế thì vinh hạnh cho tôi quá. Cô nghĩ xem, Người làm được việc đó, dũng khi biết bao! Đó không phải là kẻ xoàng. Giá trước đây sớm được gặp cô, nhất định tôi cũng sẽ làm như vậy. Đã có lần tôi cũng có một thiên tình sử với một vị phu nhân vương gia. Cô không tin à?
- Biết ngay mà! Ừ, thì lại đây, uống mừng cho cái trái tai của tôi cũng được.
Họ Hồng nói rồi rót một ly uống cạn.
- Con thy chưa, anh ta lại nói bá láp rồi. Hồ lão bà cao hứng.
- Đừng hồ đồ... Họ Hồng đặt ly xuống. Trước đây có chưa gặp người nọ, làm sao cô biết người ấy cao thấp thế nào? Cứ nội việc chồng cô ruồng bỏ một mỹ nhân như cô thì hắn cũng đủ là một tên súc sinh rồi.
- Ông ấy dồn tôi vào bước đường cùng. Nhưng nay thì mọi việc đã xong, còn gì nữa đâu! Tôi chỉ băn khoăn mỗi việc ai là người viết bức thư đó thôi,
Tuy nói thế, song mt Xuân Mai cũng hoe hoe đỏ.
Họ Hồng nói:
- Quên thằng súc sinh ấy đi. Nào, uống rượu. Nào, gương mặt đẹp như thế không nên ràn rụa nước mắt. Hắn đã không thiết đến cô, cô còn nghĩ đến hắn làm quái gì. Phi lý hết sức!
Xuân Mai không biết phải làm sao. Lão bà khuyên nàng uống rượu, quên chuyện cũ đi. Nàng uống rượu không ngừng như thể phát tiết hết niềm phẫn hận. Uống đến chiều, nàng cảm thấy thống khoái. Kể từ khi ly hôn, hôm nay nàng mới cảm thấy tự do thực sự. Cảm giác này trước đây chưa bao giờ có, nên nàng lại càng cảm thấy vô vàn vui sướng. Không dằn được, nàng buột miệng lảm nhảm:
- Giờ đây ta không có chồng. Đúng vậy. Giờ đây ta mới thật không có chồng...
Họ Hồng nói:
- Phải, phải, quên hết đi!
Xuân Mai lảm nhảm nói:
- Hay, hay lắm, quên hết đi. Nào, nói thật đi. Có phải chính anh là người viết bức thư vô danh ấy không?
- Bậy nào! Nhưng nếu chính tôi viết thì cô làm gì tôi?
 Nếu anh là người ấy thì... em yêu anh, vì anh đã giúp em thoát khỏi tên súc sinh ấy, giúp em được tự do. Nếu bây giờ chồng em mà thấy em uống rượu với người viết bức thư vô danh đó thì thú vị biết mấy.
- Phải nói là chồng trước của em. Họ Hồng sẽ sàng cải chính lời nàng. Chồng trước của em mà thấy mình uống rượu với nhau thế này, nhất định hắn càng đoan chắc là em quen tôi từ trước và đã từng dùng cơm với tôi, Thiếu gì người mắc lỗi phn bội chồng, nhưng mấy ai bị chồng đuổi bỏ. Riêng em tuyệt không làm điều bất trung với chồng thì lại bị đuổi bỏ. Phi lý thật!
Xuân Mai bật cười:
- Cái anh nỡm này!
Tiếng cười mới sảng khoái làm sao. Từ khi còn là Hoàng Phủ thái thái, chưa bao giờ nàng cười sảng khoái như thế.
Họ Hồng cười:
- Tôi mà là nỡm ư?
Nói rồi choàng tay ôm Xuân Mai. Xuân Mai mỉm cười với họ Hồng rồi nói như trong mơ:
- Ôi! Người viết bức thư vô danh!
Đoạn nàng ghé sát môi lại với chàng, không hiểu sao, nàng có cảm giác thắng lợi.
Hai người kết hôn rồi, họ Hồng dẫn nàng đi thăm chơi mé Tây thành Khai Phong. Từ trước, nàng không ngờ có ngày được hưởng hạnh phúc đến thế. Vợ chồng tha hồ cười nói. Xuân Mai dường như có ý muốn bù lại những ngày bị bỏ luống trước. Họ Hồng dẫn nàng đi ăn cơm tiệm luôn, nàng theo chồng rất vui vẻ. Những ngày sống với họ Hồng thật là dư dụ, xài tiền thỏa thuê, hào phóng. Chàng ấn đầy tiền vào tay nàng, so với thuở sống với Hoàng Phủ đại quan khác xa trời vực. Họ Hồng có vài người bạn thường đến chơi dùng cơm. Điều này lại cũng khác xa với thời Xuân Mai còn là Hoàng Phủ thái thái.
Trước nay, chưa lần nào họ Hồng thừa nhận mình là người viết bức thư vô danh. Chàng luôn né tránh vấn đề hoặc lập lờ đùa bỡn cốt để người ta không tin lời mình là thực. Nhưng một chiều nọ, khi uống rượu, ăn mấy miếng thịt chim câu rồi - thịt đó cũng mua của chính thằng bé bán hàng ngày nọ - họ Hồng sung sướng quá mức không ngờ lỡ lời nói:
Em biết không, đôi lúc nghĩ đến thằng nhỏ bán thịt chim câu, anh lại thấy thương hết sức. Rồi vội im bặt, gượng khỏa lấp. Theo lời em kể lại ấy mà... thì nó cũng đáng thương.
Xuân Mai hiểu ngay. Đêm nọ, lên giường, sau khi thổi tắt đèn, Xuân Mai bất chợt hỏi họ Hồng:
- Anh viết bức thư ấy gửi em để làm gì vậy?
Im lặng hồi lâu.
- Hn đối xử với em tàn tệ lắm, phải không? Hồi lâu họ Hồng mới hỏi vậy.
Sao anh biết? Anh có gặp em hồi nào đâu?
- Anh biết hết. Chứ em không thấy hai người không xứng đôi... như bông hoa lài cắm bãi phân trâu à?
- Anh gặp em hồi nào?
- Có lần anh gặp em ở phố Khổng Tử. Anh thấy em lặng lẽ đi sau hắn. Anh liền chặn em lại vờ hỏi thăm đường. Cái thằng mới thô lỗ, dữ dằn làm sao. Hắn trừng mắt nhìn em rất khó chịu và lôi tuột em đi. Vĩnh viễn anh không quên được cảnh đó. Ngày xuân năm ngoái, có lẽ em cũng không còn nhớ đâu. Anh cảm thấy rõ ràng em là con chim bị giam trong lồng. Anh thấy em mà mủi lòng xót thương vô hạn. Lúc ấy, anh tự nhủ: Ta quyết định giúp con chim này thoát cảnh lồng cũi. Anh dò tìm được kẻ thù của nhà em. Em biết đó là ai không?
- Sao? Kẻ thù của em ư? Xuân Mai hỏi dồn.
- Em còn nhớ gã bà con của em là Trương Nhị? Hắn đã từng trọ nhà em một thời gian, nhờ chồng em tìm việc làm ấy mà.
- Anh quen Trương Nhị à?
- Phải. Em có biết tại sao không ai đến thăm nhà em không? Chỉ tại cái tháng chồng em đối xử ti tệ với Trương Nhị. Về làng, Trương Nhị kể hết cho mọi người biết sự bạc bẽo của hắn. Anh thương em lắm. Cũng vì thương em, anh nhớ như điên cuồng. Anh có cảm tưởng em là một nàng tiên bị ma quỷ bắt giam giữ, tù đày.
- Nhưng sao anh có thể bịa đặt ra chuyện ấy chứ. Trước giờ em có ăn cơm với anh hồi nào đâu. Vả lại, em sống như thế cũng vui lắm rồi.
- Phải, em vui cũng như con chim trong lồng. Em còn nhớ hai hôm trước khi anh gửi bức thư quan trọng đó không? Chồng em vừa về nhà, em đi ăn cơm với hắn ở tiệm Thái Hòa. Lúc ấy anh cũng có ở đấy, ngồi bàn bên cạnh. Đúng là em rất vui nhưng chưa đầy hai phút sau, anh mới nhận ra là em sợ hắn. Anh ghét hắn lắm. Anh thấy rất rõ. Hắn chẳng thèm hỏi ý kiến xem em ăn có ngon không. Hắn thích ăn gì thì gọi nấy. Em thì hèn mọn, thấp nhỏ thế. Cứ kính thuận, phục tùng hắn, chỉ biết lặng lẽ ăn thôi. Anh thấy thế mà bừng bừng lửa giận. Anh muốn được gặp em một lần, nhưng cái thằng nhỏ chết tiệt nó lại làm hỏng việc. Anh yêu em như điên cuồng. Anh dặn dì Hồ hàng ngày theo dõi vụ án. Anh khao khát mong hai người tan rã, thế mà cũng không ngờ việc xảy ra lại xứng tâm vừa ý đến thế.
- Sớm hôm sau, Xuân Mai thấy họ Hồng ngồi viết thư. Đợi chàng viết xong, Xuân Mai giật lấy bức thư, cười hỏí:
- Tôi mà đem thư này trình công đường, anh nghĩ xem, hậu qu sẽ ra sao?
Họ Hồng hơi hoảng, nhưng rồi trấn tỉnh ngay nói:
- Em chẳng hiểu gì cả.
- Tôi không hiểu cái gì?
- Anh biết em muốn nói về bút tích trong bức thư này. Nhưng... chớ quên là hiện nay em đang sống chung với tên gian phu dạo ấy. Nếu thưa trình không khéo còn bị xử tội thông gian là khác... Nhưng không bao giờ có chuyện xét xử một người hai lần được đâu em ơi!
- Rõ thật... cái anh chết dầm này.
Xuân Mai cúi xuống hôn chàng, cái hôn dài biết bao.
Năm mới đến, hôm trừ tịch, Xuân Mai cùng chồng đi chùa Tướng Quốc thắp hương cầu phúc. Hoàng Phủ đại quan cùng nhớ trước đây mỗi dịp năm mới, ông vẫn cùng vợ đi chùa Tướng Quốc. Kể từ khi được xử cho bỏ vợ đến nay ngày tháng qua thật thế lương, buồn thảm, không thế nào tìm ra được kẻ viết bức thư vô danh. Ông hiện vẫn giữ chức cũ trong cung. Sau khi cùng vợ chia lìa, càng nghĩ đến những đức tính của vợ càng nhớ nàng da diết, càng cảm thấy nàng vô tội. Lúc nàng bị bắt, lúc hỏi cung, mỗi mỗi cử chỉ lời nói của vợ, của đứa con nuôi và lời chứng của xóm giếng đều chúng minh cho sự trinh tiết của vợ. Càng nghĩ, ông càng hối hận bời bời.
Ngày tết năm nay, gắng gượng khoác tấm áo mới, cầm theo một bó nhang, ông một mình đến chùa. Hàng năm, vào ngày lễ hội, người đi như nước chảy. Lúc ông vừa ra khỏi chùa, chợt thấy vợ mình vào chùa, cùng một người đàn ông cao lớn. Hai người không thấy ông. Ông đứng trước cổng chùa, đợi họ trở ra. Trong khi chờ đợi, ông chuyện gẫu với thằng nhỏ bán đồ chơi các con ging sặc sỡ cho đỡ sốt ruột. Khi thấy hai người ra đèn bậc thềm cổng chùa, ông liền lẫn vào đám đông, vừa buồn bực, giận dữ, vừa ghen hờn... toàn thân run lên. Khi ra ngoài cổng chùa, ông gọi Xuân Mai từ phía sau. Xuân Mai giật mình ngoảnh lại. Thấy ông, nàng không khỏi rùng mình sợ hãi. Hoàng Phủ đại quan trông tiều tụy, thiểu não quá, mặt gầy võ, da vàng bủng, hiện rõ vẻ sầu khổ. Xuân Mai kêu lên:
- Ông đây ư?
Tiếng kêu vừa căm hờn vừa khinh bỉ. Cử chỉ và giọng nói của nàng khác hẳn vẻ khúm núm nhu thuận ngày trước khiến ông ta lập tức nghĩ chắc Xuân Mai đã là vợ của người khác rồi.
- Xuân Mai, em làm gì ở đây? Về nhà đi... không có em, anh không sao sng nổi.
Ông ta nói rồi liếc nhìn thoáng qua họ Hồng. Họ Hồng nói:
- Ông là ai? Cảnh cáo ông, cấm không được làm phiền vị thái thái này.
Rồi quay sang hỏi Xuân Mai:
- Hắn là ai thế?
Xuân Mai đáp:
- Chồng trước của em.
Người chồng trước kêu nài, ai oán:
- Về nhà đi, Xuân Mai. Anh đã tha thứ cho em từ lâu rồi. Anh sống một mình khổ lắm. Anh thật lòng xin lỗi em mà.
Họ Hồng hỏi Xuân Mai:
- Hiện nay ông ta không phải là chồng của em nữa, phải không?
Chàng dằn từng tiếng, mắt đăm đăm nhìn nàng.
Xuân Mai nhìn họ Hồng nói:
- Vâng, không phải.
Người chồng trước lại hỏi Xuân Mai:
- Anh có thể nói với em một lát không?
Xuân Mai đưa mắt nhìn họ Hồng. Họ Hồng gật đầu rồi đi lảng ra.
- Ông còn muốn gì? Xuân Mai hỏi chồng trước, giọng dột nhiên giận dữ.
- Người đàn ông đi với em là ai thế?
Xuân Mai bực bội hỏi ngược lại:
- Tôi với ông chẳng còn can hệ gì với nhau nữa phải không?
Tiến một bước mắt Xuân Mai long lên, lớn tiếng:
- Nào, bây giờ nói trắng ra nhé. Dạo ấy, ông không cần tôi. Tôi đã bảo là tôi trong trắng vô tội, ông không tin. Tôi sng chết thế nào, ông mặc kệ, ông còn nói chẳng can gì tới ông. May mà tôi không chết. Thế thì, nay dù tôi làm bất cứ việc gì cũng chẳng can gì tới ông cả.
Hoàng Phủ đại quan tái mặt, hai tay nắm chặt, túm lấy Xuân Mai. Xuân Mai vùng vẫy, la lớn:
- Buông ra, buông tôi ra!
Người chồng trước hoảng sợ, tay nới lỏng, buông ra. Xuân Mai thoát ra chạy đến bên họ Hồng. Họ Hồng quát:
- Không được động đến cô ấy, đồ vô lại!
Rồi kéo tay Xuân Mai, hai người lạnh lùng bỏ đi. Hoàng Phủ đại quan đứng trơ ngơ ngẩn.
Xuân Mai và họ Hồng ra đến đường, còn nghe thấy tiếng kêu não nuột của người chồng trước với theo:
- Anh tha thứ cho em từ lâu rồi. Xuân Mai ơi! Anh đã tha thứ cho em rồi mà.

Trích Thanh Bình Sơn Đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét