Thế kỷ thứ 9 là thời đại của truyền kỳ tiểu thuyết đời Đường, cũng như thế kỷ thứ 8 là thời đại của thơ ca đời Đường vậy. Thời ấy truyền kỳ tiểu thuyết thành một phong trào rực rỡ. Tể Tướng Ngưu Tăng Nhụ cũng là một tác giả rất nổi tiếng. Trong số những truyện thần quái của ông có truyện "Tam Thốn Cao Chi Chu Nho Tòng Sự Chiến Trường Sát Phạt" và các truyện mạo hiểm khác. Lý Phục Ngôn viết truyện thần quái nối theo Ngưu Tăng Nhụ. Xét về tài liệu và kỹ xảo có thể bảo là "thanh xuất ư lam", xuất sắc hơn nhiều. (Lâm Ngữ Đường)
Một
Đêm ở Cung Long Vương
Lý Tĩnh, vị đại tướng quân khai quốc
triều Đường, thuở trẻ khi còn chưa có tiếng tăm
gì thường lên Hoắc Sơn săn bắn. Dân núi rất quen thân và quý mến chàng, bởi
lẽ chàng khôi ngô anh tuấn mà tính tình lại hòa nhã dễ thương.
Những ngày đi săn, chàng thường ghé
ăn trưa trong thôn. Có khi săn muộn không kịp về thành, một trưởng giả lại mời
chàng ở lại. Trưởng giả nọ, nhà khá giả, mỗi khi Lý Tĩnh tá túc ông không nhận
một đồng thù tạ. Hễ Lý Tĩnh đến, ông lại sai sửa soạn cơm nước tươm tất, gầy lò
sưởi, tiếp đãi ân cần. Dần dần, hai người trở thành đôi bạn vong niên thân
thiết.
Một hôm, đang săn trong núi, Lý Tĩnh
bỗng thấy một đàn sơn dương, liền lập tức đuổi theo. Lý Tĩnh cưỡi ngựa rất
giỏi, vượt qua sơn cốc như bay. Chàng đuổi theo đàn sơn dương thẳng lên đỉnh
núi. Đến nơi lại phát hiện một đàn nai, nhưng cũng như
đàn sơn dương, đàn nai bỗng chốc biến mất tăm. Lý Tĩnh biết rất rõ trong khoảng
hai trăm mã, bất kỳ vật gì di động đều không
thoát khỏi mắt chàng. Huống hồ, một tay săn
bắn nổi tiếng như chàng lẽ nào chịu nửa đường bỏ cuộc. Thế là Lý Tĩnh giong
ruổi hết núi này sang núi khác tìm kiếm cho đến khi trời tối mịt. Chàng hoang
mang không rõ hiện mình đang lạc lõng nơi nào.
Vừa bực, vừa mệt lại không thể tìm thấy đường về thì may sao chàng thấy ở đỉnh
núi xa xa có ánh đèn nhấp nháy, ước đi khoảng nửa giờ thì đến. Chàng liền nhắm
hướng ấy đi tới, định xin ngủ nhờ qua đêm.
Khi lại gần thì thấy đó là một tòa
dinh thự nguy nga, bốn phía tường xây rất cao, cánh cổng lớn sơn son đỏ chói.
Chàng đập cổng chờ hồi lâu mới thấy một tên hầu đi ra hé cổng hỏi muốn gì? Lý
Tĩnh trình bày lý do đi săn lạc đường, xin chủ nhân cho nghỉ nhờ một đêm. Tên
hầu nói:
- Chắc không được. Các chủ tôi đều vắng, chỉ có thái thái ở
nhà thôi.
- Nhờ chú cứ vào thưa giúp một tiếng xem sao.
Tên người hầu đi vào, lát sau trở ra
nói:
- Xin mời vào, thái thái tôi thoạt đều không chịu, sau nghe
nói người bị lạc, suy nghĩ một chút rồi bằng lòng dành cho tiên sinh một phòng
để nghỉ qua đêm.
Lý Tĩnh theo đến gian đại sảnh.
Phòng bày biện rất sang trọng, có rất nhiều đèn thủy tinh, mâm thủy tinh và các
món đồ quý giá khác. Lúc sau, nữ tỳ đến báo:
- Thái thái đến!
Nữ chủ nhân chừng hơn năm chục tuổi,
đáng đoan trang, mặc bộ quần áo đen tuyền giản dị, nhưng những món trang sức
trên mình rất sang trọng, Lý Tĩnh vái dài làm lễ nói:
- Đêm hôm khuya khoắt, quấy quả thật rất có lỗi.
- Các con trai tôi đêm nay đều đi vắng. Thời thường tôi không
lưu khách ở đêm, nhưng nay khuya khoắt, thấy tiên sinh nhỡ bước lạc đường nên
đành phá lệ.
Lời lẽ nữ chủ nhân ôn hòa, nhã nhặn.
Nghe cách nói năng rõ là người khoan hòa, hạnh phúc, đầy cốt cách của một bà
chủ trong gia tình giòng giõi. Mái tóc hoa râm của bà trông cũng rất đẹp. Lý
Tĩnh được mời dùng bữa tối. Bữa ăn giản đơn nhưng rất ngon lành. Thức ăn phần
nhiều là hải vị, đũa ngà, mâm thủy tinh.
Ăn xong, nữ chủ nhân đến xin lỗi vì
bữa ăn đạm bạc. Bà nói:
- Tiên sinh đi đường mệt nhọc, chắc cần nghỉ ngơi, thị tỳ sẽ
lại hầu.
Lý Tĩnh đứng dậy cảm ơn, chúc nữ chủ
nhân ngủ ngon.
Nữ chủ nhân ôn tồn chúc lại, rồi
dặn:
- Đêm khuya, nếu có náo động, xin tiên sinh thứ lỗi cho nhé.
Thấy Lý Tĩnh ngạc nhiên, bà giải
thích:
- Con trẻ nhà này có thói về khuya gây ồn ĩ. Tôi nói trước để
tiên sinh cảm phiền.
Lý Tĩnh đáp:
- Thưa, không sao ạ.
Chàng định hỏi thăm các công tử bao
nhiêu tuổi, làm gì, nhưng lại e đường đột nên thôi.
Hai tỳ nữ ôm mùng mền thơm tho sạch
sẽ đến dọn giường nệm. Thấy chàng không cần gì nữa, họ đẩy cửa đi ra rồi khép
cửa phòng lại.
Giường nệm êm ái ấm cúng thoải mái
làm sao! Suốt ngày giong ruổi đã mệt nhưng chàng cứ vẩn vơ nghĩ mãi không biết
nhà này là nhà gì mà ở cách xa thành thị như thế, đã vậy, đêm đến còn xảy ra
chuyện lạ?
Toàn thân mỏi nhừ, cần ngủ say nhưng
đầu óc vẫn tình táo nên không tài nào chợp mắt được.
Lý Tĩnh nằm lặng lẽ theo dõi xem
việc gì xảy ra như người thợ săn rón rén nép mình khi đến gần thú dữ.
Gần nửa khuya, chợt có tiếng đập
cổng gấp gáp. Lúc sau nghe cửa hông có tiếng thưa bẩm, giọng của tên hầu thì
thào với một người nào. Sau đó là tiếng chân tên hầu đi vào khách sảnh, rồi có
tiếng nữ chủ nhãn hỏi:
- Chuyện gì?
Tên hầu thưa:
- Có sứ thần chuyển đến một đạo
công văn truyền lệnh khẩn cấp. Đại gia được lệnh làm mưa trong khoảng chu vi
bảy dặm tại núi này. Phải dừng mưa trước khi trời sáng. Lệnh truyền không được mưa
nhiều quá sợ hại đến lúa má.
Lý Tĩnh nghe tiếng than dài âu lo
của nữ chủ nhân:
- Biết sao giờ? Hai con trai ta đều vắng nhà. Bây giờ cho tìm
cũng không kịp, mà cũng chẳng sai ai đi tìm được.
Một tỳ nữ chợt nảy ra ý kiến, thưa:
- Có nên nhờ vị khách ở nhà ta giúp chăng? Nom ông ta mạnh
khỏe, lại là người đỉ săn, chắc thạo cưỡi ngựa.
Nữ chủ nhân mừng rỡ đến gõ cửa phòng
Lý Tĩnh hỏi:
- Tiên sinh đã ngủ chưa vậy?
Lý Tĩnh đáp ngay:
- Thưa, có việc gì đấy?
- Xin mời ra ngoài có chuyện muốn thưa với tiên sinh.
Lý Tĩnh lập tức nhổm dậy, bước ra
phòng khách. Nữ chủ nhân giải thích:
- Nơi đây không phải là dân đã bình thường mà là cung điện
Long Vương. Nay chúng tôi vâng thánh chỉ của Ngọc Hoàng phải lập tức làm mưa
cho tới khi trời sáng. Hiện giờ tôi không cớ người để sai phải. Con trai cả của
tôi bận dự đám cưới ở Đông Hải, con trai thứ thì đưa em gái đi lữ hành nơi xa.
Chúng ở cách đây hàng mấy nghìn dặm, không thể đưa tin gọi về kịp nên muốn nhờ
chàng giúp hộ, không biết có được chăng? Làm mưa là bổn phận của chúng tôi. Nếu
trái thánh chỉ, ắt các con tôi phải chịu tội.
Lý Tĩnh nghe nói, vừa kinh lạ, vừa
mừng liền đáp:
- Kẻ hèn này rất sẵn lòng, không ngại gì cả, chỉ e không đủ
tài và kinh nghiệm thôi. Thiết nghĩ phải bay lên cao mới có thể làm mưa được
chứ?
- Chàng cưỡi ngựa giỏi chứ?
- Dạ được.
- Thế là được. Chàng chỉ cần cưỡi con ngựa của chúng tôi, tất
nhiên không phải con ngựa của chàng. Rồi cứ làm theo lời tôi dặn là được. Việc
cũng dễ.
Nữ chủ nhân sai dẫn đến một con ngựa
ô, lưng ngựa đã đóng sẵn yên cương. Bà đưa Lý Tĩnh một bình nước nhỏ, buộc vào
yên ngựa, rồi dặn:
- Đây là con ngựa trời, chàng cầm cương nên lỏng tay mặc nó
phóng chạy, không cần giục giã. Nó tự biết phải chạy đi đâu. Khi nào thấy vó
trước của nó chớm động thì hãy cầm bình này rỏ qua bờm nó một giọt nước, chỉ
một giọt thôi, chớ rỏ nhiều. Xin nhớ kỹ, đừng quên!
Lý Tĩnh cưỡi con thiên mã xuất phát.
Sự vững vàng và tốc độ của con ngựa khiến chàng kinh ngạc. Chẳng bao lâu, ngựa
phóng nhanh hơn nhưng bước vẫn êm ái như ru. Lý Tĩnh cảm thấy ngựa đang phóng
lên cao. Nhìn xung quanh, chàng thấy mình đang ở cao tuốt trên mây. Gió mạnh ẩm
ướt tạt ngang mặt. Phía dưới chớp giật nhoang nhoáng, sấm nổ oàng oàng. Mỗi khi
vó ngựa động, chàng lại theo lời dặn rỏ xuống
một giọt nước thần. Một lúc sau, nhân tia chớp lóe lên, từ kẽ hở của đám mây
đen nhìn xuống, chàng thấy thôn xóm mình thường dừng chân tá túc. Thầm nghĩ:
"Mình chịu ơn của trường giả và thôn dân ở đây nhiều quá mà chưa có dịp
đền đáp thịnh tình. Nay sẵn có năng lực làm mưa, hôm qua trông thấy lúa mạ khô
héo, cây cối úa vàng mà thương. Chi bằng, mình hãy rỏ cho những người dân hiền
lành thôn này nhiều nước hơn một chút".
Rồi chàng rỏ xuống thôn nọ hai mươi
giọt nước. Càng thấy mưa ào ào trút xuống, chàng càng rộn ràng vui sướng.
Xong việc, quay về Long Cung. Nữ chủ
nhân đang ngồi khóc ở phòng khách, thấy Lý
Tĩnh, bà khóc òa hỏi:
- Tại sao chàng lại phạm sai lầm lớn thế! Tôi đã báo chỉ rỏ
một giọt nước thôi mà. Thế mà chàng lại trút cả nửa bình. Chẩ lẽ chàng không
biết một giọt nước thần xuống đất là nước dâng cao một thước sao? Hãy nói xem,
chàng rỏ xuống đây bao nhiêu giọt?
Lý Tĩnh ngẩn người đáp:
- Chỉ rỏ có hai mươi giọt thôi!
Trời ơi! Lại còn nói chỉ có hai mươi
giọt thôi à. Thử nghĩ cái thôn làng ấy chỉ một đêm trên không ào ạt trút xuỏng
hai mươi thước thì còn gì là người và gia súc. Tất cả đều bị dìm chết đuối hết.
Phen này, con tôi phải chịu trọng tội rồi!
Lý Tĩnh hổ thẹn sượng cả người,
không biết ăn nói làm sao, chỉ còn biết ăn năn hối hận. Nhưng dù sao việc cũng
đã quá muộn, không thể nào cứu vãn được nữa.
- Tôi không trách chàng vì chàng không biết. Chỉ sợ Long Vương
về thì sẽ có chuyện không lành cho chàng. Tốt hơn chàng hãy mau rời khỏi nơi
đây.
Thấy nữ chủ nhân rộng lương tha thứ,
Lý Tĩnh rất xúc động, muốn lập tức đi ngay. Bấy giờ trời đã rạng, Lý Tĩnh cảm
thấy nếu thoát khỏi nơi đây thì thật may mắn.
Chuẩn bị xong, không ngờ nữ chủ nhân
lại bảo:
- Phiền chàng cả nửa buổi, xin có chút vật tạ ơn. Đúng ra, tôi
không nên đánh thức khách dậy lúc nửa khuya, lỗi ấy hoàn toàn tại tôi cả, không
có vật gì quý giá, chỉ có hai đứa tớ trai này xin tặng để chàng sai khiến. Tùy
ý chàng dẫn theo một đứa hoặc cả hai đứa cũng được.
Lý Tĩnh liếc nhìn hai đứa tớ trai
đứng cạnh nữ chủ nhân. Đứa bên Đông vẻ người ôn nhã, hiền hòa, đứa phía Tây anh
dũng, khỏe mạnh thậm chí có phần giảo hoạt, hung bạo nữa. Lý Tĩnh nghĩ cũng nên
xin một đứa để làm kỷ niệm một đêm ở Long Cung. Chàng nói:
- Xin đem theo một người mà thôi!
Nữ chủ nhân bảo:
- Tùy ý chàng chọn,
đứa nào cũng được.
Lý Tĩnh ngần ngừ, toan tính: Đứa tớ
trai văn nhã, thông minh, ôn hòa, trung hậu chắc không giúp mình được trong
việc săn bắn. Chàng xin chọn đứa tướng mạo hung mãnh, rồi cáo từ ra đi.
Lát sau nhìn lại, cả tòa dinh thự
nguy nga đã không còn tăm tích. Quay tìm tên tớ trai để hỏi thì nó cũng biến
đàng nào, đành tự tìm đường về nhà. Ngang qua thôn trang ngày thường
lai vãng. Hỡi ôi! Chỉ thấy một vùng mênh mông nước, ngoài vài ngọn
cây cao còn ló lên mặt nước thì chẳng còn gì nữa. Chỉ một đêm, toàn bộ thôn dân
đã chết đuối sạch.
Về sau, Lý Tĩnh làm đại tướng Nam
chinh, Bắc phạt trở nên một vị khai quốc công thần của nhà Đại Đường. Suốt thời
gian phò tá Đường Thái Tông, trước sau chàng không làm quan văn một ngày. Ấy là
vi ngày nọ ở Long Cung chàng không chọn đứa tớ trai ôn nhã, văn chương, hiền
hậu.
Tục ngữ có câu: "Quan Tây xuất
tướng võ, quan Đông xuất tướng văn". Hai gã tớ chia đứng hai bên Đông, Tây
của Long Cung thái thái là tượng trưng ý nghĩa một văn, một võ. Nếu dạo ấy, Lý
Tĩnh nhận cả hai đứa thì hắn chàng có thể vừa làm quan văn, vừa làm quan võ,
văn võ song toàn, vào là tướng văn, ra là tướng võ vậy.
Ly Phục Ngôn
Trích
Thái Bình Quảng Ký
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét