Người Hoá Cá
Tiết Vĩ, tuổi ba mươi, làm chủ bạ tại huyện Thanh Thành, Ba Thục. Quan huyện là
Trần Bàng, bạn đồng sự có Lôi Tế và Bùi Liệu. Ngày thu năm nọ, Tiết Vĩ bị bệnh
nặng, nhiệt độ tăng vọt. Người nhà mời khắp danh sư nhưng thầy nào cũng bó tay.
Đến ngày thứ bảy thì hôn mê liền mấy hôm, bạn bè thân thích đều cho là vô vọng.
Ban đầu miệng khát, đòi uống nước, uống rất nhiều. Sau ngủ li bì bỏ cả cơm
nước. Cứ bằn bặt như thế suốt hai mươi ngày rồi bỗng khà một tiếng ngồi bật
dậy, hỏi vợ:
- Tôi ngủ bao nhiêu ngày rồi?
- Khoảng hai mươi ngày.
- Tôi cũng độ chừng khoảng đó, Mình mau đi báo cho các bạn ở nha môn
rằng tôi đã khỏi. Nhớ để ý xem có phải họ đang ăn cá chép không. Nếu đúng, bảo
họ ngừng ngay lập tức, nói tôi có chuyện cần gặp họ ngay. Mà này, gọi cả thằng
sai nha Trương Bột đến nữa, bảo rằng tôi cho gọi hắn có việc.
Tiết thái thái sai đầy
tớ đi ngay. Bấy giờ các viên chức trong ty đang vào dùng cơm trưa. Trên bàn, tô
canh cá bóc hơi nóng sốt, Đầy tớ thưa chuyện, mọi người mừng rỡ, nhất tề kéo
đến nhà Tiết Vĩ. Tiết Vĩ hỏi ngay:
- Có phải các bạn sai lão Trương đi mua cá phải không?
- Phải.
Tiết Vĩ hỏi lão Trương:
- Phải ngươi mua cá của thằng Triệu Cấu? Có phải nó không chịu bán
cho ngươi con cá lớn? Ồ, các bạn khoan hãy hỏi. Ngươi trông thấy có con cá lớn
trong chậu nước, trên có thả lá lau đúng không? Ngươi hỏi mua con cá đó rồi
ngươi nổi giận vì bị nó lừa bèn lôi nó đến nha môn. Lúc vào đến nha môn thì
viên thư ký thuế cục ngồi ở mé Đông, một người ngồi ở mé Tây, hai ngựời khác
đang chơi cờ, đúng không? Đến huyện đường thấy quan huyện đang chơi bài với Lôi
đại nhân. Bùi đại nhân liền đá thằng Triệu Cấu một đá lăn xuống bậc thềm. Sau
đó ngươi đem cá xuống bếp, đầu bếp Vương Sĩ Lương liền mổ cá làm thức ăn. Tất
cả những việc ta nói có đúng không nào?
Mọi người hỏi lão Trương
thì không sai. Ai cũng ngơ ngác hỏi làm sao biết được mọi chuyện như vậy? Sau
đây là lời Tiết Vĩ kể:
"Lúc tôi bị bệnh,
các bạn đều biết. Người tôi phát nóng như thiêu không thể chịu nổi, tuy mê man
nhưng vần cảm thấy nóng. Tới nghĩ mãi không biết làm sao để được dễ chịu một
chút. Tôi nghĩ đến việc đi dạo bên bờ sông mát mẻ. Thế là tôi cầm gậy đi ra khỏi nhà. Ra khỏi thành, thấy mát mẻ
chút đỉnh, có phần nào khoan khoái. Nhìn lại thấy hơi nóng nghi ngút bốc trên
những mái nhà thì lòng sung sướng vì đã thoát xa cái thành thị bức sốt
kinh người như vậy. Nhưng rồi tôi thấy khát, chỉ chăm chăm tìm nước uống. Tôi
đi về phía núi. Các bạn đều biết Đông Hồ dưới núi liền với sông lớn.
Đến bên hồ, tôi đứng
nghĩ dưới vòm liễu một lúc. Gió hiu hiu thổi, nước biếc lăn tăn, cảnh vô cùng
quyến rũ.
Tôi thấy mình như lâng
lâng theo cơn gió nhẹ, phất phơ trên mặt hồ, khoái trá làm sao! Tôi bỗng thèm
tắm. Thuở bé tôi rất ham bơi lội nhưng dạo sau này tôi chẳng có dịp nào xuống
nước. Tôi cởi quần áo nhảy ào xuống hồ. Nước mơn man khắp thân mình, khoái ơi là khoái! Tôi ngụp
lặn mấy lần, còn nhớ lúc ấy tôi tự nhủ: Lão Bùi, lão Lôi và quan huyện suốt
ngày ở nha môn lau mồ hôi, tội nghiệp ghê! Ta rất mong được hóa thành cá một
lát, nhởn nhơ bơi lội tung tàng, trút sạch mọi phiền nhọc về nỗi giấy tờ sổ
sách. Nếu được biến thành cá, bơi lội thỏa thuê mấy ngày liền, khắp nơi quanh
ta đều là nước thì còn gì sướng bằng.
Lúc ấy, một con cá từ
phía sau bởi vượt lên nói:
- Việc ấy cũng dễ. Nếu muốn, bạn cũng có thể biến thành cá như tôi,
muốn, thành cá cả đời cũng được. Để tôi lo giúp bạn việc này nhé.
- Ôi, nếu được bạn giúp đỡ, tôi vô vàn cảm tạ. Tôi tên Tiết Vĩ, là
chủ bạ ở Thanh Thành. Xin hỏi giùm, dân nước bạn có ai muốn đổi lốt cho tôi một
lát không? Chỉ cần chỉ dẫn cho tôi cách bơi thôi. Tôi không cầu gì hơn ngoài
việc được bơi lội, bơi lội, bơi lội!
Cá bơi đi, lúc sau dẫn
đến một con cá đầu người, cưỡi trên lưng một con cá nhái. Các bạn biết loại cá
này có bốn chân vừa ở dưới nước, vừa biết leo cây. Nếu ai bắt được và định giết
nó, nó liền kêu oa oa như con nít khóc. Cá đầu người dẫn theo mười hai con cá
tùy viên đủ loại, hướng về phía tôi tuyên đọc chiếu thư của thần Sông. Đó là
bản văn xuôi vần vẻ trang nhã mà thú vị. Bản văn như sau:
"Thành
cư thủy du. Phù trầm dị đạo. Cẩu phi kỳ hảo. Tắc muội thông ba. Tiết chỉ bạ ý
thượng phù thâm, tích tư nhàn khoáng. Lạc hạo hãn chi vực, phóng hoài thanh
giang, yếm hiến ngạc chí tình, đầu trâm huyền thế. Tạm tùng lân hóa phi đệ
thành thân, khả quyền xung động đàm xích ngư.
Ô
hô! Thị trường ba nhi khuynh châu, đắc tội ư hối muội, tiệt câu nhi tham nhĩ,
kiến thương ư minh. Vô hoặc thất thân, dĩ tu kỳ đẳng, nhĩ kỷ miễn chi".
(Tạm dịch: Ở thành lội
nước. Chìm nổi đôi đường. Chẳng là người lành. Đâu cho dỡn sóng. Tiết chủ bạ ý
chuộng lội bơi, mơ dong nhàn tản. Ưa vực sâu lớn rộng, lòng thả giòng trong.
Tính chán ngán núi non, vất phăng đời huyễn. Tạm cho có vẩy, chưa hẳn thành
thân. Tạm cho làm chép vàng đầm đông.
Ô hô! Lỡn với sóng cồn
mà thuyền bị lật, chết chìm nơi tăm tối. Tham mồi mà mắc lưỡi câu, bị thương
nơi chỗ sáng. Mất mạng đã dành, còn xấu hổ cho cả lũ. Người nhớ tránh răn!).
Tỏi cung kính lắng nghe
chiếu thư, thoắt cái thân thể đã biến thành cá; toàn thân mọc vẩy, bóng bẩy đẹp
lạ lùng. Tôi hứng chí quá, bắt đầu lội bơi vẫy vùng trong nước, khinh khoái nhẹ
nhàng. Chỉ khẽ động vây là hoặc nổi lên mặt nước hoặc chìm xuống đáy sông. Rồi thuận theo bờ tôi đi quan
sát từng ngóc ngách, từng giòng khe, mạch nước, Cứ thế đến chiều tôi lại bơi về
Đông Hồ.
Một hôm, tôi đói ghê
gớm, không tìm đâu được thức ăn. Tôi trông thấy Triệu Cấu đang ngồi bên bờ sông
buông câu. Rõ là nó đang chờ để câu tôi. Mùi mồi trùng lôi cuốn khiến nước dãi
tôi ứa đầy. Tôi biết rõ mồi trùng là đáng sợ nên trước nay đâu dám mon men.
Nhưng bây giờ, tôi cảm thấy nhu cầu ăn uống rất khẩn thiết, lại không có thứ gì
để dằn bụng. Nghĩ đến lời cảnh cáo trên chiếu thư, tôi liền quay đầu đi, sau
khi cố gắng tự kìm hãm, tôi lảng đi nơi khác. Nhưng, bụng đói cồn cào, không
thể chịu nổi, tôi tự nhủ: Ta quen với thằng Triệu Cấu mà, nó cũng quen ta. Nó
đâu dám giết ta. Nếu nó câu phải ta, ta chỉ việc bảo nó đưa về nha môn là xong.
Tôi liền lượn trở lại
nuốt mồi, tự nhiên bị Triệu Cấu giật lên. Tôi hết sức vùng vẫy nhưng bị Triệu
Cấu dùng sức kéo vào khiến môi dưới của tôi chảy máu. Tôi dành im chịu phép
không dám giãy giụa nữa. Lúc nó giật tôi bắn lên khỏi nước, tôi kêu lên:
- Triệu Cấu! Triệu Cấu! Nghe tao nói đây. Tao là chủ bạ Tiết Vĩ. Mày
hỗn láo thì giờ hồn!
Triệu Cấu không nghe. Nó
lấy dây xuyên vào miệng tôi rồi quẳng tõm vào chậu,
thả lá lau phủ lên mặt nước.
Tôi nằm im chờ đợi. Hình
như có cầu tất ứng. Lão Trương từ nha môn đi tới. Tôi nghe hai người nói chuyện
mua bán. Triệu Cấu không chịu bán con cá lớn cho lão Trương, lão Trương đành lựa con khác và y chọn tôi, xách tôi ra khôi
chậu nước. Tôi giãy giụa dưới sợi dây buộc miệng.
- A lão Trương! Mày cả gan thật, Tao là lão gia của mày đây. Tao là
Tiết Vĩ, Tiết chủ bạ đây mà; chỉ tạm thời biến thành cá thôi. Lại đây mau! Rập
đầu tạ tội mau!
Nhưng lão Trương dường như không nghe thấy, có khi cố ý không thèm
nghe. Tôi hét toáng lên, vừa chửi rủa vừa giẫy giụa nhưng vô ích.
Về nha môn, tôi thấy các
bạn đồng sự ngồi chơi cờ. Tôi lại gọi bảo cho họ biết tôi là ai nhưng
chẳng ai thèm lý tới. Một người còn reo lên:
- Ôi cha, con cá ngon quá, có dễ đến ba cân rưỡi.
Tôi uất hận thế nào,
chẳng nói, ai cũng biết.
Ở gian giữa, tôi thấy
các bạn - như vừa kể trên - Lão Trương kể tội Triệu Cấu giấu cá to không bán, chỉ bán cá nhỏ. Lão Bùi lộn
tiết, co cẳng đá Triệu Cấu một đá nên thân. Trông thấy con cá to, mặt các người
ai cũng tươi rói:
- Giao ngay cho đầu bếp, bảo nó làm món băm viên rõ ngon vào, nhớ
cho hành, hương nhu và tra thêm chút rượu. Tôi nghỉ đó là lời lão Bùi. Tôi bảo
các bạn;
- Chờ chút đã. Các bạn thân mến ơi! Khéo kẻo nhầm! Tôi là Tiết Vĩ
đây. Lẽ ra các bạn phải nhận ra tôi chứ. Các bạn không được làm thịt tôi. Trời
ơi! Sao các bạn nhẫn tâm thế. Tôi ra sức giải bày nhưng xem chừng vô ích. Các
bạn đều điếc cả. Mắt tôi nhìn các bạn van cầu, há lớn miệng xin các bạn rủ lòng
từ bi. Hành, hương nhu, tra thêm chút rượu! Trời hỡi trời! Sao nỡ mở mồm nói
những lời như thế! Cái giống ấy không đáng mặt bạn bè. Rõ thật táng tận lương
tâm, cạn tàu ráo máng.
Tôi nghĩ thầm như thế,
nhưng cũng chẳng làm sao được. Lão Trương xách tôi xuống nhà bếp. Thằng đầu bếp
Vương Sĩ Lương vừa nhìn thấy tôi liền trợn mắt trợn mũi tỏ vẻ khoái trá. Hắn
vật tôi đánh phịch một cái trên bàn bếp, chạy đi mài dao, mặt hớn hở.
- Vương Sĩ Lương, mày cũng là đầu bếp của tao, không được mổ tao!
Tao van, tao lạy mày mà!
Vương Sĩ Lương nắm chặt
lấy mình tôi. Tôi thấy con dao bếp lấp lánh, nhắm đầu tôi chém xuống.
Ôi cha! Phập một nhát,
lưỡi dao chặt xuống, tôi lập tức tỉnh dậy".
Mọi người nghe xong đều
bàng hoàng thế thảm. Chuyện rõ ràng, chân thực quá khiến họ hoảng hốt, kinh dị.
Có người nói trông thấy miệng cá mấp máy nhưng không nghe thấy gì cả.
Sau đó Tiết Vĩ khỏe hẳn.
Bạn bè từ đấy cũng kiêng không ăn thịt cá chép nữa.
Lý Phục Ngôn
Trích Thái Bình Quảng Ký
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét