Chân dung Hán Cao Tổ |
8.
SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN
(Tư Mã Thiên)
Cao
Tổ Bản Kỷ
1. Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, họ Lưu tên
tự là Quý (1). Cha là Thái Công, mẹ là bà Lưu.
Trước đây có một lần bà Lưu nghỉ trên bờ một cái đầm lớn, mộng thấy nằm với một vị thần, lúc bấy giờ sấm chớp nổi lên, trời tối mịt, Thái Công đến xem thì thấy trên người bà có một con giao long. Sau đó bà có mang và sinh Cao Tổ.
Cao Tổ người mũi gồ, trán rộng, ở cằm và má có râu tốt, ở bắp vế
bên trái có bảy mươi hai nốt ruồi. Tính nhân hậu, thương người, thích cho
người, đầu óc rộng rãi, luôn luôn nghĩ đến những mưu đồ lớn, không lo đến việc
làm ăn và những công việc của những người trong nhà. Khi lớn lên được làm lại,
làm đinh trưởng(2) ở sông Tứ. Đối với tất cả các quan lại ở trong quận, Cao Tổ
đều coi thường và đùa bởn, thích rượu và gái.
Cao Tổ thường uống rượu chịu ở nhà bà già Vương. Mỗi khi say rượu
ngủ, bà Vũ và bà Vương thường thấy có rồng ở trên người và lấy làm lạ. Mỗi khi
Cao Tổ
..........................
1. Tên thật là Bang nhưng vì huý nên không viết. Tên Quý chứng tỏ
Lưu Bang là con thứ ba, theo thứ tự: Bá, Trọng, Quý.
2. Mười làng thành một đinh, mười đinh thành một hương.
..........................
mua rượu hay ngồi uống thì bao giờ cũng trả giá gấp mấy lần. Đến
khi hai bà thấy việc lạ, cuối mỗi năm, hai bà chẻ sổ nợ(1). Cao Tổ có lần đi
làm xâu ở Hàm Dương, ung dung nhìn hoàng đế nhà Tần, thở dài ngậm ngùi mà rằng:
- Chà! một người trượng phu thì phải làm thế mới được.
Lữ Công người Đan Phụ, quen thân với quan lệnh huyện Bái, đến ở
làm khách ở Bái để tránh người thù nhân đó làm nhà ở luôn tại Bái. Những người
háo mục và quan lại ở Bái nghe nói quan huyện có người khách quý đều đến mừng.
Tiêu Hà làm chủ lại, nhận đồ mừng của khách ra lệnh cho các tân khách.
- Ai vào không nộp đủ một ngàn đồng tiền thì phải ngồi ở dưới.
Tuy Cao Tổ chỉ làm đinh trưởng, nhưng tính vốn coi thường các nha
lại nên yết kiến và nói dối:
- Tôi mang đến một vạn đồng tiền.
Kỳ thực, chẳng mang một đồng nào cả. Cao Tổ vào, Lữ Công rất kinh
ngạc đứng dậy đón ở cửa. Lữ Công giỏi nghề coi tướng, thấy diện mạo của Cao Tổ
liền quý trọng, đưa vào nhà mời ngồi. Tiêu Hà nó:
- Cái ông Lưu Quý chỉ tổ nói khoác, chẳng làm nên việc gì.
Cao Tổ vì coi thường, khinh rẻ các tân khách, nên bước lên chổ cao
nhất mà ngồi chẳng chút nhún nhường. Rượu uống gần tàn, Lữ Công nhân lấy mắt ra
hiệu cố giữ Cao Tổ lại. Sau khi Cao Tổ uống rượu xong, Lữ Công nói:
.........................
1. Vì sổ nợ viết trên thẻ tre hay miếng gỗ.
........................
- Tôi từ nhỏ thích xem tướng người ta, đã xem tướng rất nhiều,
nhưng chẳng người nào bằng ông Quý cả. Xin ông Quý lo gìn giữ thân mình. Tôi có
cháu gái muốn gả làm kẻ nâng khăn sửa túi cho ông Quý.
Tiệc rượu tan, bà Lữ giận Lữ Công nói:
- Ông vẫn thường muốn con mình có số khác thường, muốn gả cho
người sang, ông huyện lệnh đất Bái là chỗ thân tình hỏi ông không gả, sao lại
hứa gả bừa cho Lưu Quý.
Lữ Công nói:
- Cái đó không phải là cái đàn bà con trẻ biết được.
Rốt cục gả con gái cho Lưu Quý. Con gái Lữ Công chính là Lữ Hậu,
sinh Hiếu Huệ và công chúa Lữ Nguyên.
Khi Cao Tổ làm đinh trưởng, thường xin nghĩ về thăm ruộng. Lữ Hậu
cùng hai con cày ruộng ngoài đồng. Có một cụ già xin ăn, đi qua. Lữ Hậu cho cụ
ăn. Cụ già xem tướng Lữ Hậu và nói:
- Bà là kẻ sang trong thiên hạ.
Lữ Hậu nhờ ông ta xem tướng Hiếu Huệ, ông già nói:
- Bà sở dĩ được sang là nhờ cậu con trai này!
Khi xem tướng Lỗ Nguyên, cụ già cũng bảo là người sang. Cụ già đi
rồi, Cao Tổ chợt ở cái nhà bên cạnh đến, Lữ Hậu kể lại đầu đuôi việc người
khách xem tướng ba mẹ con và bảo đều là người rất sang. Cao hỏi, Lữ Hậu bảo:
- Ông cụ đi chưa xa.
Cao Tổ bèn đuổi theo và gặp. Cao Tổ hỏi ông cụ, ông cụ nói:
- Cái bà và hai người con hồi nãy đều giống ông. Tướng ông sang
không thể nói hết
Cao Tổ bèn cảm tạ nói:
- Nếu quả thật như lời cụ nói thì tôi không dám quên ơn.
Đến khi vinh viển, Cao Tổ không biết cụ già ấy ở đâu.
Khi Cao Tổ làm đinh trưởng, lấy tre làm mũ, sai viên lính lo việc
đi bắt trộm đến huyện Tiết thuê làm. Cao Tổ thường vẫn đội, đến khi hiển đạt
vẫn đội thứ mũ ấy. Thứ mũ ấy gọi là mũ họ Lưu.
Cao Tổ lấy chức vụ đinh trưởng thay mặt huyện đưa những người bị
đày đến Lịch Sơn. Giữa đường nhiều người bỏ trốn. Cao Tổ tự xét đến nơi thì tất
cả đều sẽ trốn hết (1), cho nên khi đến cái đầm ở phía tây ấp Phong thì bảo
dừng lại uống rượu. Đang đêm, thả tất cả những người bị đày, nói:
- Các ông trốn hết đi, tôi từ nay cũng trốn.
Hơn mười người tráng sĩ trong số những người bị đày tình nguyện
trốn theo Cao Tổ.
Cao Tổ uống rượu say, đang đêm đi qua đầm. Cao Tổ sai một người đi
trước, người đi trước quay về bảo:
- Đằng trước có con rắn chắn ngang đường. Xin ông quay lại.
Cao Tổ đang say nói:
- Kẻ tráng sĩ đã đi thì sợ cái gì!
Bèn tiến lên rút kiếm chém rắn. Rắn bị chặt làm đôi. Con đường mở rộng.
Đi được vài dặm, nhân say nên ngủ.
Người đi sau đến chỗ con rắn, thấy một bà già khóc trong đêm tối.
Người ấy hỏi tại sao lại khóc. Bà già đáp:
-Người ta giết con tôi cho nên tôi khóc.
...........................
1. Theo pháp luật nhà Tần, nếu để người ta trốn thì bị tội chết.
Nhận xét này chứng tỏ là việc làm của Lưu Bang là một cái thuật để chinh phục
lòng người, bất đắc dĩ mà phải làm.
..........................
Người ấy hỏi:
-Tại sao con bà bị giết?
Bà già đáp:
- Con tôi là con của Bạch Đế, hóa làm rắn nằm ngang giữa đường,,
nay bị con của Xích Đế chém, cho nên tôi khóc.
Người ấy cho là bà già nói dối, định đánh thì bà ta bỗng biến mất.
Người sau đến. Cao Tổ tỉnh dậy. Anh ta kể cho Cao Tổ nghe đầu đuôi
câu chuyện. Cao Tổ trong bụng mừng rỡ, lấy làm tự đắc.
Những người theo Cao Tổ ngày càng sợ Cao Tổ. Tần Thủy Hoàng Đế
thường nói:
- Phía đông nam có khí thiên tử.
Bèn đi chơi về phía đông để trấn áp.
Cao Tổ nghi rằng đó là vì mình, bèn trốn tránh giữa miền đầm và
núi giữa hai huyện Mang và Đàng. Lữ Hậu đi cùng người ta đến tìm, thường vẫn
gặp. Cao Tổ lấy làm lạ hỏi tại sao. Lữ Hậu nói:
- Chỗ ông Quý ở thường có khí mây. Cho nên đến đấy thì gặp.
Bái công trong bụng vui mừng. Con em đất Bái có người nghe chuyện
ấy, nhiều người muốn theo (1).
2. Năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (209 trước công nguyên) mùa thu,
bọn Trần Thắng nổi lên ở đất Kỳ.
.............................
1. Đoạn một - Lai lịch. Đoạn này có một vài chi tiết hoang đường,
điều đó thường thấy trong mọi sách sử cổ. Điều đáng chú ý ở Tư Mã Thiên là rất ít
gặp những chuyện hoang đường. Đây là một ngoại lệ mà có thể xem là một ngoại lệ
bắt buộc, không thể không nhắc đến khi nói đến vị vua đầu tiên của nhà Hán. Có
thể nói đây là hình thức bắt buộc để lồng vào những nhận xét hiện thực, có tính
chất phê phán.
............................
khi đến đất Trần thì xưng vương là Trương Sở(1). Nhiều quận và
huyện giết bọn quan lại cầm đầu hưởng ứng theo Trần Thiệp. Viên huyện lệnh ở
Bái sợ, muốn đem quân Bái theo Trần Thiệp. Người chủ lại Tiêu Hà và quan coi
ngục Tào Tham nói với viên lệnh:
- Ông làm quan nhà Tần, mà lại muốn phản lại và đem con em đất Bái
theo thì sợ họ không nghe. Xin ông triệu tập những người tránh ở ngoài, có thể
được vài trăm người, để gây uy thế làm áp lực với họ. Như thế, người ta nhất
định phải nghe theo.
Viên lệnh sai Phàn Khoái mời Lưu Quý đến. Bè đảng của Lưu Quý lúc
bấy giờ đã có ngót trăm người. Phàn Khoái bèn theo Lư Quý đến.
Sau đó, viên lệnh hối hận sợ thời thế thay đổi chăng, bèn sai đóng
cửa thành và giữ thành, ý muốn giết Tiêu Hà và Tào Tham. Tiêu Hà, Tào Tham sợ,
trèo qua tường trốn tránh ở nhà Lư Quý. Lưu Quý bèn viết chữ lên lụa bắn tên
vào thành bảo với các vị phụ lão quận Bái:
- “Thiên hạ cực khổ vì nhà Tần đã lâu rồi. Nay các cụ tuy giữ
thành cho viên huyện lệnh nhưng chư hầu đều nổi lên, họ sẽ làm cỏ quận Bái.
Nhân dân đất Bái hãy cùng nhau giết chết viên lệnh, chọn con em nào đáng lập
thì lập lên để hưởng ứng chư hầu. Làm như thế cửa nhà sẽ được nguyên vẹn, nếu
không, cha con đều bị giết sạch, chẳng còn lối thoát”.
Các vị phụ lão bèn cầm đầu bọn con em cùng nhau giết viên lệnh, mở
cửa thành đón Lưu Quý. Họ muốn mời Lưu Quý làm huyện lệnh đất Bái. Quý nói:
...........................
1. Nước Sở mở rộng.
..........................
- Thiên hạ đang rối loạn, chư hầu đều nổi dậy. Nay nếu các ông đặt
một viên tướng không giỏi thì thì mai kia chỉ thua một trận thì chết hết. Không
phải tôi dám tiếc thân mình đâu, nhưng tôi sợ tài hèn không thể làm tròn việc
lớn này của các vị và của anh em. Xin cử người tài để làm.
Tiêu Hà và Tào Tham đều là quan văn, họ tiếc thân mình, sợ lỡ việc
không thành thì sau này thì nhà Tần sẽ giết hết cả họ (1), nên ra sức nhường
cho Lưu Quý. Các vị phụ lão cũng đều nói:
- Bình sinh chúng tôi cũng nghe những điều kỳ lạ và hiếm có của
Lưu Quý. Điều đó chứng minh ông sẽ được hiển vinh. Vả lại, khi bói mai rùa và
cỏ thi thì chẳng ai được điếm tốt như ông Lưu Quý.
Lưu Quý mấy lần nhường, nhưng mọi người không ai dám làm nên lập
Lưu Quý làm Bái công(2).
Bái công sai làm lễ thờ Hoàng Đế, tế Xuy Vưu (3) ở Bái Đình, lấy
máu bôi lên trống, cờ xí đều màu đỏ vì câu chuyện con vua Xích Đế giết rắn là
con vua Bạch Đế, cho nên ông ta chuộng màu đỏ;
Bọn trai tráng, thân hào, quan lại như Tiêu Hà, Tào Tham, Phàn
Khoái đểu tập hợp hai ba nghìn con em đất Bái theo Quý. Quý đánh quận Hồ Lăng
và quận Phong Dư rồi về giữ đất Phong(4)
.............................
1. Nhấn mạnh điểm bấy giờ tuy khởi nghĩa, nhưng ai cũng sợ việc
không thành.
2. Vì bấy giờ Lưu Bang nổi dậy để hưởng ứng theo Trần Thiệp. Thiệp
làm Vương nên Bang là Công.
3. Hoàng Đế được xem là tổ người Trung Quốc. Xuy Vưu được xem là
thần chiến tranh.
4. Đoạn 2 - Khởi nghĩa ở quận Bái.
..............................
3. Năm thứ hai đời Tần Nhị Thế (208 trước công nguyên) viên tướng
của Trần Thiệp là Chu Chương đem quân đi về phía tây đến đất Hí rồi trở về, các
nước Yên, Triệu, Ngụy, Tề đều tự lập làm vua. Họ Hạn nổi dậy ở đất Ngô.
Bình làm quan Giám (1) quận Tứ Xuyên của nhà Tần, đem quân vây
đánh đất Phong hai ngày. Quý xông ra đánh, Bình bị đánh bại, Quý sai Ung Xí giữ
đất Phong, còn mình đem binh đến đất Tiết. Tráng làm thái thú ở Tứ Xuyên bị bại
ở Tiết nên bỏ chạy ở huyện Thích. Tả tư mã của Bái công bắt được thái thú của
Tứ Xuyên là Tráng và giết đi.
Bái công quay về đóng quân ở Cang Phụ và đi đến quận Phương Dư,
Chu Thị đến đánh Phương Dư, nhưng chưa đến đánh trận nào, Trần Quân trước đấy
(2) sai người nước Nguỵ là Chu Thị cướp đất này. Chu Thị cho người nói với Ung
Xỉ (3):
- Dân đất Phong vốn là dân đất Lương dời đến ở, nay đất Nguỵ đã
bình định được mấy mươi thành rồi, nếu Xỉ theo vua Nguỵ thì vua Nguỵ sẽ phong
cho Xỉ làm hầu, giữ đất Phong, nếu Xỉ không đầu hàng thì sẽ làm cỏ tất cả dân
đất Phong;
...............................
1. Pháp chế nhà Tần ở mỗi quận đặt quan thú coi về chính trị, quan
uý coi về quân sự và quan giám coi việc cung cấp cho quân đội.
2. Trước khi Bái công lấy đất Phong.
3. Đoạn này rắc rối. Trần Thiệp sai Chu Thị đi đánh lấy Phương Dư,
nhưng Chu Thị làm phản, lập nên nước Nguỵ, cho Nguỵ Cửu làm vua Nguỵ và chống
lại Thiệp tức là chống lại Lưu Bang. Do đó Chu Thị khuyên Ung Xỉ là tướng của
Lưu Bang đầu hàng mình.
...............................
Ung Xỉ vốn không muốn theo Bái Công, nên khi nước Nguỵ cho người
đến chiêu hàng thì Xỉ quay về với Nguỵ và giữ đất Phong. Bái công đem quân đánh
đất Phong nhưng không lấy được. Bái Công bị ốm phải trở về đất Bái.
Bái Công giận Ung Xỉ và con em đất Phong phản lại mình, nghe tin
nói Ninh Quân người huyện Đông Dương và Tần Gia đã lập Cảnh Câu làm Giả
Vương(1) ở thành Lưu, bèn đến theo họ, ý muốn xin quân để đánh đất Phong. Lúc
bấy giờ tướng của Tần là Chương Hàm đuổi theo một biệt tướng (2) của Trần
Vương, còn Ni làm tư mã của Hàm đem quân về phía bắc bình định đất Sở làm cỏ
dân đất Tương và binh đến đất Đường. Ninh Quân người Đông Dương cùng Bái Công
đem quân về phía Tây đánh huyện Tiêu. Đánh không lợi, hai người đem quân trở
về, tập hợp quân ở đất Lưu rồi đem binh đánh đất Đường ba ngày. Kết quả lấy
được đất Đường, thu binh ở Đường được năm sáu nghìn người, đánh lấy được Hạ Ấp.
Sau đó hai người đem quân về đóng gần đất Phong.
Bái Công nghe nói Hạng Lương đã ở thành Tiết, nên đem một trăm
quân kỵ yết kiến. Hạng Lương cho Bái Công thêm năm nghìn người, mười ngũ đại
phu (3) làm tướng. Bái Công quay về đem binh đánh đất Phong.
Sau khi Bái Công theo Hạng Lương được hơn một tháng thì Hạng Vũ đã
lấy được Tương Thành và trở về. Hạng Lương triệu tập tất cả các biệt tướng đến
hợp ở Tiết.
.........................
1. Vì có tin Trần Thiệp bị ám sát chết, nên Cảnh Câu được lập làm
Giả Vương tức là vua lâm thời.
2. Vị tướng cầm riêng một cánh quân.
3. Tên chức quan.
........................
Khi nghe tin Trần Vương(1) chắc chắn đã chết. Hạng Lương bèn lập
người cháu của vua Sở Hoài Vương tên là Tâm làm Sở Hoài Vương, đóng đô ở Vu
Thai. Hạng Lương lấy hiệu là Vũ Tín Quân. Được mấy tháng, Hạng Lương đem quân
về phía bắc đánh Cang Phụ, cứu Đông A, đánh bại quan Tần. Quân của Tề quay về,
chỉ có một mình quân Sở đuổi theo quân Tần, Hạng Lương sai Bái Công và Hạng Vũ
đánh Thành Dương, làm cỏ dân Thành Dương, đóng quân ở phía đông Bộc Dương, đánh
bại quân Tần. Quân Tần lại tập hợp lại, giữ Bộc Dương, dựa vào sông ngòi vây
bọc để chống lại. Quân Sở bỏ đi, đánh Định Đào nhưng không hạ được thành. Bái
Công cùng Hạng Vũ đem quân về phía tây cướp đất, họ đi đến chân thành Ung Khâu,
đánh nhau với quân Tần, chém tướng Tần Lý Do (2) rồi quay về đánh Ngoại Hoàng
nhưng không lấy được.
Hạng Lương đã hai lần đánh bại quân Tần, cho nên có vẻ kiêu căng.
Tống Nghĩa can, Lương vẫn không nghe.
Nhà Tần thêm quân cho Chương Hàm, đang đêm ngậm tâm đánh Hạng
Lương, phá tan quân Hạng Lương ở Định Đào, Hạng Lương chết. Lúc bấy giờ Bái
Công và Hạng Vũ đang đánh thành Trần Lưu, nghe tin Hạng Lương chết, bèn đem
binh phối hợp với quân của Lữ thần đi về phía đông. Lữ Thần đóng quân ở phía
đông Bành Thành, Hạng Vũ đóng quân ở phía tây Bành Thành, Bái Công đóng quân ở
Đường.
Sau khi đã phá tan quân của Hạng Lương, Chương Hàm cho rằng binh
lực của Sở không đáng lo, bèn vượt qua sông Hoàng Hà, lên phía bắc đánh Triệu,
phá
...........................
1. Trần Thiệp
2. Con của Lý Tư.
.........................
tan quân Triệu. Lúc bấy giờ, Triệu yết làm vua, tướng của Tấn là
Vương Ly vây Yết ở thành Cự Lộc, cho nên quân của Vương Ly gọi là quân phía bắc
sông.
Năm thứ ba, đời Tần Nhị Thế (207 trước công nguyên) Sở Hoài Vương
thấy quân của Hạng Lương đã bị phá, lo sợ bèn dời khỏi Vu Thai đóng đô ở Bành
Thành, gộp quân của Vũ Thần và Hạng Vũ lại làm một và thân hành chỉ huy, cho
Bái Công làm quận trưởng (1) quận Đường, phong làm Vũ An Hầu, chỉ huy quân quận
Đường, phong Hạng Vũ làm Trường An Hầu, hiệu là Lỗ Công, phong Lữ Hầu làm tư
đồ, người cha của Lữ Hầu là Lữ Thanh làm lệnh doãn. Nước Triệu mấy lần cầu cứu.
Hoài Vương bèn sai Tống Nghĩa làm thượng tướng quân, Hạng Vũ làm thứ tướng
quân, Phạm Tăng làm mạt tướng(2) đem quân về phương bắc cứu Triệu (3).
4. Sở Hoài Vương sai Bái Công đem quân về hướng tây cướp đất, vào
Quang Trung. Sở Hoài Vương giao ước với chư hầu: “Ai vào bình định Quan Trung
trước thì sẽ cho người ấy làm vua”. Lúc bấy giờ, binh lực của Tần còn mạnh,
thường thừa thắng đánh đuổi quân của chư hầu. Các tướng chẳng ai xem việc vào
Quan Trung trước là có lợi cho mình, chỉ có một mình Hạng Vũ vì căm ghét nhà
Tần đã đánh bại quân của Hạng Lương nên hăng hái xin cùng Bái Công đi về hướng
tây vào Quan Trung. Các vị lão tướng của Sở Hoài Vương nói:
- Hạng Vũ là người bướng bỉnh, nóng nảy, hiếu sát, khi Vũ đánh
Tương Thành thì giết hết cả dân Tương
..........................
1. Tức là thái thú.
2. Tên tướng thấp hơn thứ tướng quân.
3. Đoạn 3--Việc làm của Lưu Bang sau khi khởi nghĩa đến khi được
lệnh vào Quan Trung.
........................
Thành không còn ai sống sót, đem chôn sống tất cả, chỗ nào ông ta
đi qua là ông ta tàn phá, tiêu diệt. Vả chăng, mặc dầu quân Sở đã mấy lần đánh
thắng nhưng trước đây Trần Vương, Hạng Lương đều thất bại. Chi bằng hãy thay
ông ta, sai một người trung hậu dùng nhân nghĩa để đi về hướng tây, khuyên bảo
các phụ huynh ở Tần. Các phụ huynh ở Tần lâu nay đã bị vua Tần làm khổ sở, nay
nếu quả thật được một người trung hậu đến, lại không xâm phạm, bạo ngược thì cố
thể thu phục được. Hạng Vũ là người bướng bỉnh, nóng nảy, không thể sai đi, Bái
Công là người rộng rãi, trung hậu có thể đi được. Vì vậy cuối cùng, nhà vua
không sai Hạng Vũ mà sai Bái Công. Bái Công đi về hướng tây cướp đất, tập hợp
các binh sĩ của Hạng Lương và Trần Vương tản mác các nơi, bắt đầu đi, từ đất
Đường đến Thành Dương và Giang Lý. Quân Tần đến sát tường, phá tan hai đạo quân
Ngụy. Quân Sở ra đánh tan quân của Vương Ly.
Bái Công đem quân đi về hướng tây gặp Bành Việt ở Xương Ấp, nhân
đó cùng Bành Việt đánh quân Tần. Vì không lợi, Bái Công quay về đến đất Lật gặp
Cương Vũ Hầu, cướp quân của Cương Vũ Hầu được hơn bốn nghìn người gộp vào quân
mình, rồi cùng tướng Ngụy là Hoàng Hân,, và Thân Đồ Vũ Bồ, người nước Ngụy, hợp
lực đánh Xương Ấp nhưng chưa lấy được.
Bái Công đem quân đi về hướng tây qua đất Cao Lương, Lịch Tự Cơ
bảo người giữ thành:
- Các tướng qua đây cũng nhiều nhưng ta thấy Bái Công là người lớn
và là bậc trưởng giả.
Bèn xin yết kiến, nói chuyện với Bái Công. Bái Công lúc bấy giờ
đang ngồi xổm trên giường, sai hai người con gái rửa chân (1). Lịch Sinh không
lạy mà chỉ vái dài nói:
- Nếu quả thật túc hạ muốn trừ nhà Tần vô đạo thì không nên ngồi
xổm mà tiếp bậc trưởng giả.
Bái Công liền đứng dậy sửa áo mà tạ lỗi, mời ngồi lên chỗ cao. Tự
Cơ khuyên Bái Công đánh úp thành Trần Lưu, nhờ vậy lấy được thóc lúa của nhà
Tần để lại. Bái Công cho Lịch Tự Cơ làm Quảng Dã Quân, cho Lịch Thương làm
tướng, chỉ huy quân ở Trần Lưu và cùng họ đánh Khai Phong (2).
Ở phía tây, Bái Công đánh nhau với Tướng Tần là Dương Hùng ở Bạch
Mã, lại đánh ở phía đông Khúc Ngộ, phá tàn quân của Dương Hùng. Dương Hùng bỏ
chạy đến Huỳnh Dương. Nhị Thế sai sứ giả chém Dương Hùng để răn mọi người. Phía
nam, Bái Công đánh Dĩnh Dương, làm cỏ dân Dĩnh Dương. Nghe theo lời của Trương
Lương, Bái Công lấy luôn đất Hàn và đất Hoàn Viên.
Lúc bấy giờ tướng của Triệu là Tư Mã Ngang đang muốn vượt Hoàng Hà
vào Quan Trung. Bái Công bèn đánh Bình Âm ở phía bắc, cắt đứt bến sông phía nam
sông Hoàng Hà, đánh một trận ở Lạc Dương, nhưng không thắng bèn rút về đến
Dương Thành, tập hợp quân kỵ và ngựa ở trong quân, đánh nhau với thái thú Nam
Dương là Nghị ở phía Đông, đốt phá đánh bại quân của Nghị, cướp quận Nam Dương.
Nghị bỏ chạy vào thành, giữ lấy thành Uyển. Bái Công đem binh bỏ qua đất này và
đi về hướng tây. Trương Lương can:
...........................
1. Vì Lương Bang ghét nhà nho nên tiếp kiến. Lịch sinh một cách
ngạo mạn.
2. Xem Lịch Sinh, Lục Giả liệt truyện;
.......................
- Tuy ông vội, muốn vào ngay Quan Trung nhưng quân Tần vẫn còn
đông, giữ những nơi hiểm trở. Nếu không lấy được đất Uyển thì Uyển sẽ đánh úp
sau lưng, trong khi quân Tần mạnh đánh ở trước mặt, như thế thì nguy.
Bái Công bèn đang đêm đem quân đi một con đường khác thay đổi tất
cả cờ xí, lúc tản sáng vây thành Uyển ba vòng. Thái thú Nam Dương muốn đâm cổ
chết. Người môn hạ là Trần Khôi nói:
- Khoan hãy chết vội!
Trần Khôi bèn trèo thành yết kiến Bái Công nói:
- Tôi nghe nói túc hạ có giao ước: “Ai vào Hàm Dương trước thì
người ấy được làm vua”. Nay túc hạ dừng lại ở đất Uyển. Uyển là đô của một quận
lớn gồm mấy chục thành liền nhau. Nhân dân đông đúc, của cải chứa nhiều, quan
lại và dân ở đấy cho rằng nếu mình đầu hàng thì thế nào cũng chết cho nên họ
kiên quyết giữ, lên thành để canh. Nay nếu túc hạ suốt ngày dừng ở đây để đánh
thì quân sĩ sẽ bị thương vong nhiều, trái lại nếu túc hạ rời khỏi đất Uyển thì
người Uyển sẽ bám theo túc hạ. Như vậy, thứ nhất, túc hạ sẽ không vào được Hàm
Dương như lời giao ước, thứ hai sẽ mắc phải lo đối phó với quân Uyển mạnh quấy
rối. Tôi xin bày cho túc hạ một kế, bây giờ chẳng gì bằng giao ước cho họ ra
hàng, phong đất cho thái thú của họ để cho họ thôi không chống cự, đem binh sĩ
của họ cùng đi về hướng tây. Những thành nào chưa lấy được, nghe tiếng sẽ tranh
nhau mở cửa đón túc hạ. Túc hạ sẽ đi một mạch chẳng bị ngăn cản gì hết.
Bái Công nói:
- Phải đấy!
Bên phong (1) thái thú đất Uyển Lâm Án Hầu, phong cho Trần Khôi
một nghìn hộ, đem quân về hướng tây, đi đến đâu lấy được đấy.
Khi đem quân đến Đan Thủy, Cao Vũ Hầu là Ngư, Tương Hầu là Vương
Lăng đầu hàng nộp đất Tây Lăng. Bái Công quay lại đánh Hồ Dương, gặp biệt tướng
của phiên quân là Mai Quyên và cùng ông ta chiêu hàng các đất Tích và Lịch.
Bái Công sai người nước Ngụy là Ninh Xương đi sứ đến Tần. Sứ giả
chưa đến thì Chương Hàm đã đem quân đầu hàng Hạng Vũ ở đất Triệu. Lúc đầu, Hạng
Vũ và Tống Nghĩa đem quân về hướng bắc để cứu Triệu. Đến khi Hạng Vũ giết Tống
Nghĩa và thay Tống Nghĩa làm thượng tướng quân thì các tướng như Kình Bố đều ở
dưới trướng Hạng Vũ. Hạng Vũ đánh bại tướng Tần là Vương Ly, chiêu hàng Chương
Hàm, chư hầu đều theo Hạng Vũ.
Đến khi Triệu Cao đã giết Nhị Thế và cho người đến gặp Bái Công
muốn giao ước để chia đất Quan Trung và làm vương, Bái Công cho y muốn đánh lừa
bèn dùng kế của Trương Lương, sai Lịch Sinh và Lục Giả đến thuyết phục tướng
của Tần, lấy lợi nhử y và nhân đó đánh và phá được Vũ Quan. Bái Công lại đánh
nhau với quân Tần ở phía nam Lam Điền, càng treo thêm cờ xí để làm nghi binh,
đi đến đâu thì cấm không được cướp bóc bắt bớ. Người Tần do đó mừng rở, quân
đội Tần tan rã, Bái Công nhân đó thắng được quân Tần.
..............................
1. Một nét điển hình khác của Lưu Bang là thấy người ta có kế hay,
công to là thưởng ngay, thưởng hậu, không tiếc đất tiếc tiền.
..............................
Lại đánh một trận ở phía bắc, phá tan quân Tần, thừa thắng tiêu
diệt nước Tần (1).
4. Tháng 10 năm thứ nhất nhà Hán (207 trước công nguyên) quân của
Bái Công đến Bá Thượng trước quân chư hầu. Vua Tần là Tử Anh đi xe mộc do ngựa
trắng kéo, ở cổ quấn sợi dây ấn, niêm phong ấn hoàng đế, phù và cờ tiết đầu
hàng ở gần Chỉ Đạo. Các tướng có người bảo giết vua Tần, Bái Công nói:
- Trước kia Hoài Vương sai ta đi chính vì ta biết khoan dung rộng
lượng. Vả chăng, người ta đã đầu hàng rồi nay lại giết đi là điềm không tốt. Bèn
giao vua Tần cho bọn thuộc lại.
Bái Công đi về phía tây vào Hàm Dương muốn dừng lại ở trong cung
và nghỉ. Phàn Khoái và Trương Lương can. Bái Công mới niêm phong kho tàng, của
quí báu của Tần rồi trở về đóng quân ở Bá Thượng, triệu tập các vị phụ lão và
những thân hào ở các huyện đến nói:
- Các vị phụ lão mấy lâu nay đã từng khổ sở vì pháp luật khe khắt
của Tần, ai phỉ báng thì bị giết cả họ, ai hại người nói chuyện về Kinh Thi,
Kinh Thư thì bị chém giữa chợ. Ta cùng chư hầu giao ước: “Ai vào Quan Trung trước
thì người ấy được làm vua”. Vậy ta phải làm vua ở Quan Trung; Ta cam kết với
các phụ lão rút gọn pháp luật vào ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết,
làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử. Còn bỏ tất cả luật pháp của
Tần. Quan lại và nhân dân vẫn bình an như xưa. Ta đến đây chẳng qua là vì các
vị phụ lão trừ hại chứ không phải cốt.
.........................
1. Đoạn 3 - Bái Công tiến quân vào Quan Trung thắng lợi.
.......................
xâm phạm, làm việc hung bạo. Không có gì phải sợ. Vả lại ta sở dĩ
quay về đòng quân ở Bá Thượng là đế đợi quân của chư hầu đến để định điều giao
ước mà thôi.
Bái Công bèn sai người cùng quan lại nhà Tần(1) đi các huyện các
làng, các ấp hiểu dụ điều đó. Người Tần cả mừng, tranh nhau mang bò, dê, rượu,
thức ăn đến để khao quân sĩ. Bái Công đều từ chối không nhận, nói:
- Kho thóc nhiều, không thiếu, không muốn làm nhân dân tốn kém.
Mọi người lại càng mừng rở chỉ sợ Bái Công không làm Tần Vương(2).
5. Có người nói với Bái Công:
- Đất Tần giàu có gấp mười so với tất cả thiên hạ, địa hình lại
tốt. Nay nghe nói Chương Hàm đã đầu hàng Hạng Vũ. Hạng Vũ lại cho hắn làm Ung
Vương làm vua ở Quan Trung; Nếu khi hắn đến thì sợ ông sẽ không giữ được đất
này. Xin mau mau sai quân sĩ giữ cửa Hàm Cốc không cho quân chư hầu vào, lại
trưng thêm quân ở Quan Trung cho thêm đông để chống lại.
Bái Công cho là phải (3) và theo kế đó.
Vào giữa tháng 11, quả nhiên Hạng Vũ thống lĩnh quân chư hầu đi về
hướng tây muốn vào cửa Hàm Cốc. Cửa đóng, Hạng Vũ lại nghe nói Bái Công đã bình
định được Quan Trung, bèn cả giận sai bọn Kinh Bố tấn công cửa Hàm Cốc.
.....................
1. Làm thế dân càng dễ phục.
2. Đoạn 4 - Lưu Bang ở Quan Trung được lòng dân Tần.
3. Tức là không đợi dân chư hầu.
.....................
Vào giữa tháng 12, Hạng Vũ đến đất Hý, Tào Vô Thương làm tả tư mã
của Bái Công nghe nói Hạng Vương giận muốn đánh Bái Công, bèn cho người nói với
Hạng Vũ:
- Bái Công muốn làm vua ở Quan Trung, cho Tử Anh làm thừa tướng,
bao nhiêu của cải châu báu đều lấy hết!
Ý Tào Vô Thượng làm thế để Hạng Vũ phong cho mình. Á Phụ (1)
khuyên Hạng Vũ đánh Bái Công.
Hạng Vũ ra lệnh cho quân sĩ ăn no định sáng mai thì đánh. Lúc bấy
giờ quân Hạng Vũ bốn mươi vạn xưng là một trăm vạn. Quân của Bái Công mười vạn
xưng là hai mươi vạn, binh lực không đủ chống lại. Hạng Bá muốn cứu Trương
Lương nên đang đêm đến gặp Trương Lương rồi nhân đấy dùng lời lẽ khuyên Hạng
Vũ, Hạng Vũ mới thôi. Bái Công với hơn trăm quân kỵ ruổi ngựa đến Hồng Môn yết
kiến và xin lỗi Hạng Vũ. Hạng Vũ nói:
- Đó là do Tào Vô Thượng làm tả tư mã của ông nói, nếu không Tịch
này đâu lại làm thế.
Bái Công nhờ Phàn Khoái và Trương Lương nên thoát nạn về. Đến nơi,
Bái Công lập tức giết Tào Vô Thương.
Hạng Vũ bèn đem quân về phía tây, làm cỏ và đốt cả cung thất nhà
Tần ở Hàm Dương, đi đến đâu cũng giết và phá sạch. Người Tần rất thất vọng
nhưng vì sợ hãi nên đành phải theo. Hạng Vũ sai người trở về báo với Hoài
Vương. Hoài Vương nói:
- Cứ làm theo như lời giao ước;
Hạng Vũ oán giận Hoài Vương không cho mình đi về hướng tây với Bái
Công để vào Quan Trung mà phải đi
......................
1. Phạm Tăng.
.....................
về hướng bắc để cứu Triệu, do đó đến chậm, không kịp lời giao ước
với thiên hạ. Hạng Vũ bèn nói:
- Hoài Vương là do Hạng Lương, người nhà của ta lập nên đó thôi;
Ông ta không có công cán gì cả, làm sao có thể làm chủ điều giao ước? Thực ra
bình định thiên hạ là nhờ ở các tướng và Tịch này.
Hạng Vũ bèn giả vờ tôn Hoài Vương làm Nghĩa Đế, nhưng thực ra
không theo mệnh lệnh của ông ta.
Hạng Vũ tự lập làm Tây Sở Bá Vượng, làm vua đất Lương, đất Sở, trị
chín quận, đóng đô ở Bành Thành, Vũ bỏ lời giao ước lập Bái Công làm Hán Vương,
cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung, đóng đô ở Nam Trịnh. Hạng Vũ chia
đất Quan Trung làm ba phần, lập ba viên tướng của Trần làm Vương:
- Chương Hàm làm Ung Vương, đóng đô ở Phế Khâu.
- Tư Mã Hân làm Tắc Vương, đóng đô ở Lịch Dương.
- Đổng Ế làm Địch Vương, đóng đô ở Cao Nô.
Thân Dương người Hà Khâu làm tướng nước Sở, được làm Hà Nam Vương
đóng đô ở Lạc Dương, Tư Mã Ngang làm tướng nước Triệu, được làm Ân Vương, đóng
đô ở Triều Ca. Triệu Vương tên là Yết bị dời đi làm Vương ở đất Đại. Thừa tướng
của Triệu là Trương Nhĩ làm Thường Sơn Vương, đóng đô ở Tương Quốc. Đương Dương
Quân Kình Bố làm Cửu Giang Vương, đóng đô ở Lục. Cung Ngao làm Trụ Quốc của
Hoài Vương, được làm Lâm Giang Vương, đóng đô ở Giang Lăng. Ngô Nhuế làm phiên
quân, được làm Hành Sơn Vương, đóng đô ở Chu, Tang Đồ làm tướng quân nước Yên,
được làm Yên Vương, đóng đô ở Kế. Hàn Quảng nguyên trước là Yên Vương, bị dời
đi làm vương ở Liêu Đông. Quảng không nghe, Tang Đồ đánh và giết ở Vô Chung.
Hạng Vũ phong Thành An Quân Trần Dư ba huyện ở miền sông Hà và đóng ở Nam Bì.
Phong Mai Quyên mười vạn nhà. Tháng tư chư hầu đều bãi binh và trở về nước
mình.
Hán Vương cũng trở về nước. Hạng Vương cho ba vạn binh sĩ đi theo
Hán Vương. Những người nước Sở và những người chư hầu hâm mộ Hán Vương, đi theo
mấy vạn người. Hán Vương đi theo con đường phía nam đất Đỗ và đất Thục, đi xong
liền đốt và cắt đứt đường sạn đạo (1) để đề phòng quân chư hầu đánh úp, đồng
thời để tỏ cho Hạng Vũ thấy rằng mình không có ý đi về hướng đông. Khi đến Nam
Trịnh, các tướng sĩ nhiều người giữa đường trốn về. Binh sĩ đều hát tỏ ý muốn
về đông. Hàn Tín nói với Hán Vương:
- Hạng Vũ phong các tướng có công làm vương, thế mà chỉ phong một
mình đại vương ở Nam Trịnh, đó là đày đi vậy. Các tướng sĩ quan lại đều là
những người đông núi, ngày đêm nhón gót mong về; Nếu mình biết lợi dụng điều
mong mỏi của họ thì có thể làm được công lớn, nếu để thiên hạ bình định xong
xuôi, mọi người ai ở đâu yên đấy thì không thể dùng họ được nữa. Chi bằng quyết
định đem quân về hướng đông tranh bá quyền thiên hạ.
Hạng Vương ra khỏi Quan Trung, sai người dời Nghĩa Đế đi, nói:
- Các vị đế ngày xưa đất vuông nghìn dặm đều ở thượng lưu dòng
sông.
Bèn sai sứ giả dời Nghĩa Đế đến quận Trường Sa thuộc huyện Sâm,
giục Nghĩa Đế ra đi. Bầy tôi của Nghĩa Đế
.........................
1. Một thứ cầu treo bắc ngang qua núi ở những nơi địa hình hiểm
trở.
.......................
dần dần phản lại Nghĩa Đế, Hạng Vũ bèn ngầm sai Hành Sơn Vương và
Lâm Giang Vương đánh và giết Nghĩa Đế ở Giang Nam. Hạng Vũ oán Điền Vinh nên
lập viên tướng nước Tề là Đề Đô làm Tề Vương. Điền Vinh oán giận bèn tư lập làm
Tề Vương, giết Đề Đô, phản lại quân Sở. Điền Vinh trao cho Bành Việt ấn tướng
quân, bảo làm phản ở đất Lương. Sở sai Tiêu Công Giác đánh Bành Việt. Bành Việt
phá tan Tiêu Công Giác. Trần Dư oán giận Hạng Vũ không phong vương cho mình nên
sai Hạ Duyệt nói với Điền Vinh xin quân để đánh Trương Nhĩ. Tề Vương cho Trần
Dư Quân đánh phá Thường Sơn Vương Trương Nhĩ. Trương Nhĩ trốn theo quân Hán.
Trần Dư trốn theo quân Yết ở đất Đại, lại lập Yết làm Triệu Vương. Triệu Vương
nhân đấy làm đại vương. Hạng Vũ cả giận đem quân về hướng bắc đánh quân Tề.
Tháng tám, Hán quân dùng mưu kế của Hàn Tín đi qua huyện Cố Đạo
đánh úp Ung Vương là Chương Hàm. Hàm đón đánh quân Hán ở Trần Thương. Ung Vương
bị thua trận chạy về, dựng lại đánh đất Hạo Trĩ, lại thua trận, bỏ chạy đến Phế
Khâu. Hán Vương đuổi theo bình định đất đai của Ung Vương, đi về đông đến Hàm
Dương. Lại cho một cánh quân riêng vây Ung Vương ở Phế Khâu, còn sai các tướng
bình định Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quân. Hán Vương sai tướng quân là Tiết Âu,
Vương Hấp ra khỏi Vũ Quan nhân lúc quân của Vương Lăng còn ở Nam Dương để đi
đón Thái Công và Lữ Hậu ở đất Bái. Quân Sở nghe tin ấy cho quân chặn ở Dương Hạ
nhưng không đến trước quân Hán được. Hạng Vũ cho Trịnh Xương trước kia làm
huyện lệnh ở đất Ngô làm Hàn Vương để chống lại quân Hán.
Năm thứ hai (205 trước công nguyên) Hán Vương đem quân về hướng
đông cướp đất của Tắc Vương Hán, Địch Vương Ế. Hà Nam Vương Thán Dương đều đầu
hàng, nhưng Hàn Vương là Xương không chịu. Hán Vương bèn sai Hàn Tín đánh sai
Xương. Hán Vương đạt các quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quân, Vị Nam, Hà
Thượng, Trung Địa. Ở ngoài quan Trung đặt quận Hà Nam, lập Tín trước làm thái
úy nước Hàn, làm Hàn Vương, những tướng nào đầu hàng với một vạn người hay một
quận đều được phong làm vạn hộ hầu, sai chữa lại thành lũy trên sông Hoàng Hà,
tất cả các vườn thú, vườn cây, ao hồ của nhà Tần đều cho dân được làm thành
ruộng.
Tháng giêng, Hán Vương cầm tù Chương Bình là em Ung Vương, đại xá
các tội nhân. Hán Vương ra khỏi Quan Trung đi đến đất Thiễm vỗ về an ủi các phụ
lão ở ngoài Quan Trung rồi trở về. Trương Nhĩ đến yết kiến Hán Vương, được đón
tiếp rất hậu.
Tháng hai, Hán Vương sai bỏ thần xã thấn tắc (2) của nhà Tần mà
lập thần xã thần tắc của nhà Hán. Tháng ba, Hán Vương từ Lâm Tấn vượt qua sông.
Ngụy Vương Báo đem binh theo Hán Vương lấy Hà Nội, cầm tù Ân Vương, đặt quận Hà
Nội. Đi sang phía nam vượt qua sông ở bến Bình Âm, đem binh đến Lạc Dương.
.........................
1. Tức là Vạn Lý Trường Thành.
2. Mỗi triều đại nổi lên đều lập đền thờ, thờ thần xã coi về đất
đai, thần tắc coi về mùa màng. Nói gộp lại là xã tắc chỉ một nước. Triều đại
khác nổi lên thế nào cũng hủy bỏ hai đền thờ ấy, lập đền thờ thần xã thần tắc
của mình để chứng minh triều đại này đã được các thần thừa nhận.
........................
Đổng Công làm tam lão (1) ở Tân Thành đón Hán Vương lại và nói về
việc Nghĩa Đế đã chết. Hán Vương nghe vậy xắn tay (2) khóc rống lên. Bái Công
bèn báo tang Nghĩa Đế. Sau khi than khóc ba ngày Hán Vương cho sứ giả báo với
chư hầu: “Cả thiên hạ cùng nhau lập Nghĩa Đế, quay đầu về hướng bắc mà thờ. Thế
mà nay Hạng Vũ đuổi rồi giết Nghĩa Đế ở Giang Nam, đó là tội phản nghịch, vô
đạo! Quả nhân thân hành báo tang Nghĩa Đế.”. Chư hầu đề mặc đồ trắng, Hán Vương
đem tất cả quân ở Quan Trung, tập hợp tất cả binh sĩ Hà Nam, Hà Đông, Hà Nội,
đi xuống phía nam xuôi dòng sông Giang, sông Hán, nguyện cùng các vị vương của
chư hầu đánh quân Sở để giết Nghĩa Đế(3).
Lúc bấy giờ, Hán Vương đang đem quân về hướng bắc đánh Điền Vinh ở
Tề, đánh nhau ở thành Dương. Điền Vinh thua bỏ chạy đến Bình Nguyên, dân Binh
Nguyên giết Điền Vinh, dân Tề đầu hàng Sở. Sở nhân đấy đốt thành quách, trói,
cầm tù, con trai con gái Tề. Dân Tề làm phản, em Điền Vinh là Hoàng lập con của
Vinh là Quảng làm vua Tể. Tề vương phản lại nước Sở ở Thành Dương, Hạng Vũ tuy
đã nghe quân Hán đi về hướng đông, nhưng vì mãi bận về việc đánh Tề, cho nên muốn
đánh xong quân Tề rồi mới đánh quân Hán. Nhân cơ hội ấy Hán Vương thúc ép quân
năm nước chư hầu vào Bành Thành.
.........................
1. Đời Hán mỗi làng có một tam lão cứ trong số thân hào trên 50
tuổi có đạo đức và tài năng nhất để làm người cố vấn của làng.
2. Một cách biểu lộ tang lễ.
3. Lưu Bang lợi dụng cơ hội này hiệu triệu chư hầu đánh Hạng Vũ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét