9.
SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN
(Tư Mã Thiên)
Cao
Tổ Bản Kỷ (Tiếp Theo)
Sau khi bị thua trận ở Bành Thành, Hán Vương đem quân về hướng
tây, sai người tìm gia quyến thì đều trốn hết không tìm được, vì sau chỉ được
một mình Hiếu Huệ (2). Tháng 6, Hán Vương lập Hiếu Huệ làm thái tử, đại xá các
tội nhân,. Hán Vương sai thái tử giữ thành Lịch Dương, con cái chư hầu ở Quan
Trung đều tụ hợp ở Lịch Dương để hộ vệ cho Hiếu Huệ.
........................
1. Trước khi đầu hàng Hán.
2. Tức là Huệ Đế người kế tiếp Lưu Bang làm vua.
.......................
Hán Vương dẫn nước vào làm ngập Phế Khâu, Phế Khâu đầu hàng,
Chương Hàm tự sát. Hán Vương đổi tên Phế Khâu làm Hòe Lý. Hán Vương sai quan lo
việc tế tự làm lễ tấ trời đất bốn phương, thượng đế, núi sông tùy theo thời
tiết. Hán Vương lấy lính ở Quan Trung để giữ biên giới. Lúc bất giờ Cửu Giang
Vương Kình Bố đang đánh nhau với Long Thư không thắng, Kình Bố cùng Tùy Hà đi
đường tắt theo Hán Vương. Hán Dương dần dần tập hợp binh sĩ cùng các tướng và
quân sĩ của Quan Trung đưa thêm ra, do đó thế lực rất mạnh ở Huỳnh Dương, đánh
bại quân Sở ở miền giữa đất Kinh và đất Sách.
Năm thứ ba (204 trước công nguyên) Nguỵ Vương Báo xin về nhà để
thăm cha mẹ bị bệnh; Khi Báo về đến nhà, liền chọn bến sông Hà theo Sở làm
phản, Hán Vương sai Lịch Sinh khuyên Báo, Báo không nghe. Hán Vương sai tướng
quân Hàn Tín phá tan quân Báo, bắt cầm tù, sau đó bình định được đất Ngụy, đặt
ba quận là Hà Đông, Thái Nguyên, Thượng Đảng. Hán Vương bèn sai Trương Nhĩ cùng
Hàn Tín đem quân về hướng đông lấy Tỉnh Hình, đánh quân Triệu, chém Trần Dư và
vua Triệu là Yết. Năm sau, Hán Vương lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương. Hán Vương
đóng quân ở Huỳnh Dương, phía nam xây đường ống ra đến Hoàng Hà để lấy thóc ở
Ngao Thương, chống nhau với Hạng Vũ hơn một năm. Hạng Vũ mấy lần đưa quân cướp
đường ống của Hán, quân Hán thiếu lương thực, Hạng Vũ vây quân Hán. Hán Vương
xin giảng hoà và cắt đất từ Huỳnh Dương, đến phía tây cho Hán, nhưng Hạng Vương
không nghe. Hán Vương lo sợ, bèn dùng kế của Trần Bình, cho Trần Bình bốn vạn
cân vàng để ly gián vua tôi Sở. Do đó Hạng Vũ nghi ngờ Á Phụ Phạm Tăng. Lúc bấy
giờ, Phạm Tăng khuyên Hạng Vũ lấy Huỳnh Dương nhưng khi thấy mình bị ngờ vực
bèn nổi giận, cáo bệnh, xin được mang hài cốt về nhà làm một người lính. Khi
chưa về đến Bành Thành thì chết. Quân Hán bị cắt đứt đường lương thực đang đêm
cho hơn hai nghìn người con gái mặc áo giáp đi ra cửa phía đông.. Quân Sở bèn
bốn phía đánh úp vào. Tướng quân Kỷ Tín ngồi trên xe ngựa của nhà vua giả làm
Hán Vương để lừa quân Sở. Quân Sở đều hô: “vạn tuế! ” chạy đến phía đông thành
để xem. Nhờ vậy, Hán Vương thoát ra cửa tây với vài chục quân kỵ và bỏ trốn.
Hán Vương sai ngự sử đại phu Chu Hà, Ngụy Báo và Tung Công giữ Huỳnh Dương. Các
tướng và binh sĩ không đi theo được đều ở lại trong thành. Chu bàn với Tung
Công:
- Khó lòng mà giữ thành với một ông vua làm phản.
Bèn giết Ngụy Báo (1). Sau khi ra khỏi Huỳnh Dương, Hán Vương vào
Quan Trung, tập hợp quân, lại định đi về hướng đông. Viên Sinh nói với Hán
Vương:
- Hán và Sở đánh nhau ở Huỳnh Dương đã mấy năm, quân Hán thường bị
nguy khốn. Xin đại vương đi ra cửa Vũ Quan, thế nào Hạng Vũ cũng đem binh về
hướng nam. Đại Vương cứ giữ thành cho chắc để Huỳnh Dương và Thành Cao được
nghỉ ngơi một chút. Đại Vương sai bọn Hàn Tín bình định Hà Bắc, lấy đất Triệu,
liên kết với các vua Yên Và Tề rồi sau sẽ quay lại cứu Huỳnh Dương cũng chưa
muộn. Làm như thế thì quân Sở sẽ chống chọi ở nhiều mặt mà quân Hán được nghỉ
ngơi. Sau đó ta lại đánh thì thế nào cũng phá được Sở.
.....................
1. Đoạn trên nói Báo phản lại Hán Vương.
..................
Hán Vương nghe theo kế ấy, cho quân đi ra ở giữa miền Uyển và
Diệp, cùng Kình Bố tập hợp quân sĩ. Quả nhiên Hạng Vũ nghe tin Hán Vương đã ở
Uyển, liền đem binh xuống phía nam. Quân Hán giữ vững thành trì không đánh nhau
với Sở. Lúc bấy giờ Bành Việt đã vượt qua sông Tuy thủy đánh nhau với Hạng
Thanh, Tiết Côn lấy Hạ Bì. Bành Việt phá tan quân Sở. Hạng Vũ lại đem binh về
hướng đông đánh Bành Việt. Hán Vương cũng đem quân về hướng bắc đánh đóng quân
ở Thành Cao, lại đem binh về hướng tây lấy Huỳnh Dương, giết Chu Hà, Tung Công,
cầm tù Hàn Vương Tín, bao vây Thành Cao. Hán Vương chạy trốn một mình cùng Đặng
Công ngồi một xe theo cửa ngọc môn ra khỏi Thành Cao chạy lên phía bắc vượt
Hoàng Hà, chạy nhanh đến Tu Vũ ngủ đêm ở đấy, tự xưng là sứ giả. Sáng sớm ruổi
ngựa vào thành Trương Nhĩ, Hàn Tín, cướp quân của hai người, đoạn sai Trương
Nhĩ, đi về phía bắc thu thập thêm quân ở Triệu, sai Hàn Tín đi về hướng đông
đánh Tề.
Sau khi đã nắm được quân của Hàn Tín, uy thế của Hán Vương lại
mạnh, Hán Vương đem quân đến Hà Nam ở phía nam thành Tiêu Vũ, Vũ cho quân ăn no
và muốn đánh nữa. Nhưng Trịnh Trung làm lang trung can Hán Vương, khuyên cứ đắp
thành cho cao, đào hào cho sâu, chứ đừng đánh nhau với quân Sở. Hán Vương nghe
lời. Hán Vương sai Lư Quán và Lưu Giả đem hai vạn quân và vài trăm quân kỵ vượt
bến Bạch Mã, vào đất Sở cùng với Bành Việt đánh phá quân Sở ở phía tây đất Yên,
đất Quách, rồi lại lấy hơn mười thành đất Lương.
Hoài Âm Hầu Hàn Tín đã được lệnh đi về hướng đông nhưng chưa vượt
qua sông ở Bình Nguyên thì Hán Vương đã sai Lịch Sinh làm sứ giả đến nói với
vua Tề là Đình Quảng, nên Quảng phản lại Sở, hoà với Hán để cùng đánh Hạng Vũ.
Hàn Tín dùng kế của Khoái Thông đánh úp và phá quân Tề. Vua Tề bỏ Lịch Sinh vào
vạc và nấu rồi bỏ chạy về hướng đông ở Cao Mật. Hạng Vũ nghe nói Hàn Tín đem
quân của Hà Bắc, đã phá quân nước Tề và nước Triệu, lại muốn đánh quân Sở bèn
sai Long Thư và Chu Lan đến đánh Hàn Tín cùng với tướng kỵ binh là Quán Anh
đánh phá quân Sở, giết Long Thư, vua Tề là Điền Quảng bỏ chạy về với Bành Việt.
Lúc bấy giờ cầm quân ở đất Lương, qua lại làm khổ vua Sở, cắt đứt lương thực
của quân Sở.
Năm thứ tư (203 trước công nguyên) Hạng Vũ nói với Hải Xuân Hầu và
đại tư mã Tào Cữu:
- Hãy giữ gìn Thành Cao cẩn thận! Nếu quân Hán đến khiêu chiến thì
đừng đánh nhau với chúng. Miễn làm sao cho chúng đừng tiến quân về hướng đông
là được. Trong mười lăm ngày thế nào ta cũng bình định được đất Lương, sau đó
sẽ quay lại với tướng quân.
Hạng Vũ bèn lên đường đánh các thành Trần Lưu, Ngoại Hoàng, lấy
mấy thành này. Quả nhiên mấy lần quân Hán đến khiêu chiến nhưng quân Sở vẫn
không ra. Quân Hán cho người mắng nhiếc năm sáu ngày. Đại Tư Mã nổi giận cho
binh vượt sông Tự Thủy, quân sĩ ra giữa sông thì bị quân Hán đánh úp. Quân Hán
phá tan quân Sở, lấy được tất cả ngọc vàng, châu báu của nước Sở. Đại Tư Mã là
Cữu và trương sử là Hán đều tự đâm cổ chết trên sông Tự Thủy.
Hạng Vũ đến Túy Dương, nghe tin quân Hải Xuân Hầu đã bị thua, liền
đem quân trở về. Lúc bấy giờ quân Hán đang vây Chung Ly muội (1) ở phía đông
Huỳnh Dương, thấy Hạng Vũ đến, đều bỏ chạy vào nơi hiểm trở. Sau khi phá được
quân Tề, Hàn Tín cho người đến nói với Hán Vương:
- Biên giới của Tề giáp với Sở, nước Tề là nước gian trá, nếu tôi
không tạm làm vua thì sợ không dẹp yên nước Tề được.
Hán Vương muốn đánh Hàn Tín, Lưu Hầu Trương Lương nói:
- Không bằng nhân dịp này lập ông ta làm vương để cho ông ta giữ
đất Tề.
Hán Vương bèn giao ấn cho Trương Lương, phong Hàn Tín làm Tề
Vương. Hạng Vũ nghe tin quân Long Thư bị phá thì sợ hải, sai Vũ Thiệp, người Vu
Thai đến thuyết phục Hàn Tín, nhưng Hàn Tín không nghe.
Sở và Hàn mấy lần giằng co chưa ai hơn ai, những người mạnh khỏe
thì khổ vì đi lính, những người già yếu thì mệt vì việc vận chuyển lương thực.
Hán Vương và Hạng Vũ gặp nhau ở Quảng Vũ nói chuyện. Hạng Vũ muốn một mình
khiêu chiến với Hán Vương. Hán Vương kể tội Hạng Vũ:
- Lúc đầu ta cùng ngươi đều theo lệnh của Hoài Vương: “Ai vào Quan
Trung trước thì được làm vương”. Nhà ngươi bội ước, phong ta làm vương ở đất
Thục và đất Hán, đó là một cái tội. Nhà ngươi giả mệnh lệnh của vua, giết Khanh
Tử Quán Quân và tự tôn mình lên,, đó là hai tội. Sau khi cứu Triệu, đáng lý nhà
ngươi phải quay về báo với nhà vua, nhưng lại
....................
1. Tướng của Hạng Vũ.
....................
chuyên quyền ép quân chư hầu vào Quan Trung, đó là ba tội.. Hoài
Vương có ba ước: “Vào đất Tần không được làm việc hung bạo, cướp bóc, nhưng nhà
ngươi đốt cháy cung thất nhà Tần, đào mả Tần Thủy Hoàng, thu của cải của Tần,
đó là bốn tội. Nhà ngươi lại giết vua Tần đả đầu hàng là Tử Anh, đó là năm tội.
Lừa dối, chôn sống hai mươi vạn con em Tần ở Tân An, trái lại phong tướng Tần
làm vương, đó là sáu tội. Phong các tướng của ngươi làm vương ở những nơi đất
tốt còn đày đuổi chủ cũ khiến bọn bầy tôi ở dưới tranh nhau làm phản, đó là bảy
tội. Nhà ngươi đuổi Nghĩa Đế ra khỏi Bành Thành để đặt đô của mình ở đấy, chiếm
đoạt đất của Hàn Vương, thôn tính đất Lương, đất Sở, dành cho mình nhiều đất,
đó là tám tội. Nhà ngươi sai người giết ngầm Nghĩa Đế ở Giang Nam, đó là chín
tội. Phàm làm tôi mà giết vua, giết những người đầu hàng, cai trị không công
bình, không giữ lời giao ước của vua thì thiên hạ không thể nào tha tội phản
nghịch vô đạo, đó là mười tội. Nay ta cầm nghĩa binh cùng chư hầu giết bọn tàn
ác và giặc cướp, ta sẽ sai bọn tội phạm bị hình phạt giết nhà ngươi chứ hơi đâu
mà giao chiến với nhà ngươi!
Hạng Vũ cả giận ngầm bắn trúng Hán Vương. Hán Vương bị thương ở
bụng, nhưng lại sờ vào ngón chân mà nói:
-Thằng giặc bắn trúng ngón chân tao rồi(1).
Hán Vương bị thương, nằm. Trương Lương ép nài Hán Vương cố gắng
dậy đi ủy lạo quân sĩ để quân sĩ an lòng đừng cho quân Sở thừa cơ đánh thắng Hán.
Hán Vương đi ra trước hàng quân, bệnh càng nặng
..................
1. Điều này chứng tỏ Lưu Bang hết sức nhanh trí.
.................
thêm, Hán Vương bèn ruổi ngựa vào Thành Cao. Khi khỏi bệnh, Hán
Vương đi về hướng tây vào Quan Trung đến đất Lương Dương thăm hỏi các phụ lão,
đặt tiệc rượu, bêu đầu Tắc Vương trước kia là Hân ở chợ Lịch Dương, lư ở lại
đấy bốn ngày rồi lại trở về trong quân, đóng ở Quảng Vũ. Binh sĩ ở Quan Trung
càng ra theo Hán Vương.
Lúc bấy giờ Bành Việt cầm quân ở đất Lương, luôn qua lại làm quân
Sở khổ cực, cắt đứt lương thực của quân Sở; Điền Hoành đến theo Bành Việt. Hạng
Vũ mấy lần đánh bọn Bành Việt thì Tề Vương là Hàn Tín lại tiến quân đánh Sở.
Hạng Vũ sợ, cùng Hán Vương giao ước chia khoảng giữa thiên hạ, cắt đất từ Hồng
Câu về phía tây là của Hán, từ Hồng Câu về phía đông là của Sở. Hạng Vương trả
lại cha và vợ Hán Vương. Trong quân đều tung hô vạn tuế. Sau đó hai bên trở về
và từ biệt ra đi mỗi người một phía: Hạng Vũ từ giả đem quân về phía đông.
Hán Vương muốn đem quân về phía tây nhưng theo kế Trần Bình và Lưu
Hầu Trương Lương, tiến quân đuổi Hạng Vũ về phía nam thành Dương Hạ thì dừng
lại; Hán Dương hẹn với Tề Vương Hàn Tín, Kiến Thành Hầu Bành Việt cùng hợp nhau
để đánh Sở, nhưng khi quân Hán Vương đến Cố Lăng thì vẫn không gặp quân của Hàn
Tín, Bành Việt. Quân Sở bèn đánh quân Hán thua to. Hán Vương lại vào thành, đắp
thành cao, đào hào sâu để giữ. Hán Vương dùng kế của Trương Lương nên Hàn Tín
và Bành Việt đều đến.
Đến khi Lưu Giả vào đất Sở vây đất Thọ Xuân, Hán Vương bị thua
trận ở Cố Lăng, bèn sai sứ giả triệu đại tư mã là Chu Ân điều động quân ở Cửu
Giang đi theo quân Lưu Giả, Vũ Vương Kình Bố làm cỏ dân Thành Phủ, Tùy Hà, Lưu
Giả và các chư hầu Tề và Lương đều hợp nhau ở Cai Hạ, Vũ Vương Kình Bố làm Hoài
Nam Vương.
Năm thứ năm (202 trước công nguyên), Cao Tổ cùng quân của chư hầu
đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Hoài Âm Hầu Hàn Tín
cầm ba mươi vạn quân đương đầu với quân địch, Khổng Tướng Quân ở cánh tả, Phi
Tướng Quân ở cánh hữu, Hoàng Đế ở phía sau. Giáng Hầu, Sài Tướng Quân ở sau
lưng Hoàng Đế. Quân của Hạng Vũ vào khoảng mười vạn. Hoài Âm Hầu đánh đầu tiên
không thắng nổi, rút lui. Khổng Tướng Quân và Phi Tướng Quân đem quân đến giúp.
Quân Sở không thắng nổi. Hoài Âm Hầu nhân lúc ấy tiến lên đánh quân Sở đại bại
ở Cai Hạ. Binh sĩ Hạng Vũ nghe trong quân Hán hát những bài ca nước Sở cho rằng
quân Hán đã lấy tất cả đất Sở rồi; Hạng Vũ thua bỏ chạy cho nên quân thua to.
Hán Vương sai Kỵ Tướng Quân Quán Anh đuổi theo giết Hạng Vũ ở Đông Thành, chém
đầu tám vạn người, bèn bình định được đất Sở;
Nước Lỗ theo Sở giữ vững thành, quân Hán lấy không được. Hán Vương
đem quân chư hầu đi về hướng bắc, chỉ cho các vị phụ lão ở Lỗ thấy đầu Hạng Vũ,
Lỗ mới đầu hàng. Hán Vương bèn chôn cất Hạng Vũ với danh hiệu Lỗ Công ở Cốc
Thành. Hán Vương trở về đến Định Bào, phi ngựa vào thành của Tề Vương, cướp
quân của Tề Vương. Tháng giêng, chư hầu cùng các quan văn vũ suy tôn Hán Vương
làm Hoàng Đế, Hán Vương nói:
- Ta nghe nói: “Người hiền mới được làm đế, nếu không chỉ là lời
nói suông không nên làm”. Ta không dám lên ngôi đế.
Quần thần đều nói:
- Đại vương xuất thân thấp hèn, giết bọn bạo ngược, bình định bốn
biển, người nào có công thì được cắt mà phong làm vương, làm hầu. Nếu đại vương
không có danh hiệu tôn quý thì họ đều nghi không tin. Bọn thần liều chết xin
giữ điều đó.
Hán Vương ba lần nhường không được, bất đắc dĩ nói:
- Nếu các ông đều cho thế là tiện thì tôi nhận, vì tiện lợi của
quốc gia.
Ngày giáp ngọ, Hán Vương bèn lên ngôi Hoàng Đế ở phía bắc sông Tự
Thủy. Hoàng Đế nói:
- Nghĩa Đế không có con cháu, Tề Vương Hàn Tín quen phong tục của
Sở, cho nên dời Tề Vương làm Sở Vương đóng đô ở Hạ Bì (1). Lập Kiến Thành Hầu
là Bành Việt làm Lương Vương, đóng đô ở Định Đào, lập vua Hàn trước kia là Tín
làm Hàn Vương, đóng đô ở Dương Địch. Dời Hành Sơn Dương Ngô Nhuế làm Trường Sa
Vương, đóng đô ở Lâm Tương. Tướng của phiên quân là Mai Quyên có công theo Cao
Tổ vào Vũ Quan, cho nên Cao Tổ tỏ ra ân đức với ông ta. Hoài Nam Vương Kình Bố,
Yên Vương Tang Đồ, Triệu Vương Ngao đều như cũ.
Thiên hạ bình định, Cao Tổ đóng đô ở Lạc Dương chư hầu đều làm
tôi. Hoan trước đấy làm Lâm Giang Vương, theo Hạng Vũ, phản lại Hán. Cao Tổ sai
Lư
........................
1. Thực ra thì Lưu Bang sợ Hàn Tín nên nói khéo, cho Tín làm vua
Sở, nói là kế nghiệp Nghĩa Đế.
......................
Quán, Lưu Giả bao vây Hoan, nhưng không lấy được thành, mấy thàng
sau Hoan đầu hàng và bị giết ở Lạc Dương. Tháng 5 bãi binh, binh sĩ đều được
giải ngũ về nhà. Con cái các chư hầu ở Quan Trung được tha mười hai năm thuế.
Người nào trở về nước mình thì tha cho sáu năm thuế để nuôi sống và thưởng cho
một năm thuế.
Cao Tổ đặc tiệc rượu ở phía nam cung Lạc Dương. Cao Tổ nói:
- Liệt hầu và các tướng đừng giấu giếm. Tất cả đều nói tình thực.
Tại sao ta lấy được thiên hạ? Tại sao họ Hạng mất thiên hạ?
Cao Khởi và Vương Lăng nói:
- Bệ hạ ngạo mạn và khinh người. Hạng Vũ nhân từ và thương người.
Nhưng bệ hạ sai ai cướp được thành, lấy được đất, hàng phục được nơi nào thì
cho ngay nơi ấy, cùng chung lợi với thiên hạ. Hạng Vũ ghen người giỏi, ghét
người có tài, hại người có công, nghi người hiền. Khi đánh thắng thì không
thưởng công cho người ta, khi được đất, thì không cho người ta hưởng lợi, do đó
cho nên mất thiên hạ.
Cao Tổ nói:
- Ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai, phàm việc tính toán trong
màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử
Phòng(1), trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt
thì ta không bằng Tiêu Hà. Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là nhất định
thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều
là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy
...........................
1. Trương Lương.
..........................
được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên
bị ta bắt.
Cao Tổ muốn đóng đô vỉnh viễn ở Lạc Dương. Lưu Kinh người đất Tề
nói với Lưu Hầu Trương Lương khuyên vua vào đóng đô ở Quan Trung. Ngay hôm ấy,
Cao Tổ lên xe ngựa vào đóng ở Quan Trung. Tháng 6, đại xá thiên hạ.
Tháng 10, Yên Vương Tang Đồ làm phản, đánh lấy đất Đại. Cao Tổ
thân hành cầm quân đánh, bắt được Yên Quân Tang Đồ, lập thái úy Lương Quán làm
Yên Vương, sai thừa tướng Phàn Khoái cầm quân đánh đất Đại. Mùa thu năm ấy, Lợi
Cơ làm phản Cao Tổ thân hành cầm quân đánh, Lợi Cơ bỏ chạy. Lợi Cơ nguyên là
tướng của họ Hạng, khi họ Hạng thua trận, Lợi Cơ làm Trần Công không trốn theo
Hàng Cao Tổ nên được Cao Tổ phong hầu ở Đĩnh Xuyên. Cao Tổ đến Lạc Dương cầm sổ
tất cả các thông hầu(1) và triệu tập họ. Lợi Cơ sợ cho nên làm phản.
Năm thứ 6(201 trước công nguyên)Cao Tổ cứ năm ngày đến thăm Thái
Công theo như lễ cha con trong nhà. Viên quan lệnh ở nhà Thái Công nói:
- Trên trời không có hai mặt trời, dưới đất không có hai vua. Nay
Hoàng Đế tuy là con nhưng là vua, ngài tuy là cha nhưng là tôi. Lẽ nào ngài lại
khiến nhà vua lạy bầy tôi như vậy? Làm như vậy thì uy lớn không thi hành được.
Sao đó Cao Tổ đến thăm Thái Công. Thái Công cầm chổi ra cửa đón đi thụt lùi.
Cao Tổ cả kinh, xuống xe đở Thái Công, Thái Công nói:
.........................
1. Tức là triệt hầu, cấp bậc tôn quý nhất trong các hầu nhà Hán
đổi là thông hầu vì huý (tên Vũ Đế là Triệt ).
.......................
- Hoàng Đế là vua, lẽ nào lại vì tôi mà làm sai phép tắc của thiên
hạ.
Cao Tổ bèn tôn Thái Công làm Thái Thượng Hoàng, khen viên lệnh
trong nhà Thái Công, thưởng cho ông ta 500 cân vàng.
Tháng 12, có người báo với nhà vua có việc biến động, rằng Sở
Vương Hàn Tín mưu phản, nhà vua hỏi các quan chung quanh đến tranh nhau giục
nhà vua đánh. Nhà vua dùng kế của Trần Bình giả vờ đi chơi đầm Vân Mộng, hợp
chư hầu ở đất Trần. Sở Vương Hàn Tín đến đón liền bị bắt.
Hôm ấy đại xá thiên hạ. Điền Khẳng mừng Cao Tổ:
- Bệ hạ bắt đưọc Hàn Tín, lại cai trị Quan Trung. Tần là nước hình
thế hiểm trở, sông núi bao quanh như cái đai, cách thiên hạ ngàn dặm, với hai
vạn người cầm giáo có thể chống lại một trăm vạn người. Địa thế tiện lợi cho
nên khi dem quân xuống đánh chư hầu cũng như người ở trên nhà cao đổ một chậu
nước xuống. Nước Tề phía đông có Lang Gia, Tức Mặc mầu mỡ, phía nam có núi Thái
Sơn vững chắc, phía tây có dòng sông Hoàng Hà nước đục làm giới hạn, phía bắc
có cái lợi là biển Bột Hải, đất vuông hai ngàn dặm với hai mươi vạn quân Tề có
thể chống cự nổi một trăm vạn quân cách xa ngàn dặm. Cho nên hai nơi này gọi là
Đông Tần và Tây Tần. Nều không phải là con em thân thích thì không phải cho làm
vương nước Tề được (1).
Cao Tổ nói:
- Phải đấy!
.......................
1. Chính vì vậy mà khi nghe Hàn Tín tự lập là Giả Vương nước Tề,
Lưu Bang hoảng hốt muốn đem quân đánh.
.......................
bèn thưởng 500 cân vàng. Mười ngày sau, Cao Tổ phong Hàn Tín làm
Hàm Âm Hầu chia đất đai của Tín làm hai nước. Cao Tổ nói:
- Lưu Giả có nhiều công phong cho làm Kinh Vương làm vương ở Hoài
Đông người em của ta là Giao làm Sở Vương cai trị Hoài Tây, con của ta là Phi
làm Tề Vương cai trị bảy mươi thành. Những người nào nói được tiếng Tề thì đều
thuộc vào nước Tề.
Cao Tổ bèn xét đến vào công lao của mỗi người cùng các liệt hầu,
chặt phù, phong đất, dời Hàn Vương Tín đến Thái Nguyên.
Năm thứ 7(200 trước công nguyên) Hung Nô đánh Hàn Vương Tín ở Mã
Ấp. Tín nhân bàn mưu với chúng làm phản ở Thái Nguyên. Những người ở Bạch Thổ,
Mạn Khâu và Vương Hoàng lập viên tướng trước kia của nước Triệu là Triệu Lợi
làm vua để làm phản. Cao Tổ thân chinh đi đánh. Gặp lúc trời lạnh trong số mười
binh sĩ thì có hai, ba người rụng ngón tay. Cao Tổ đến Bình Thành, quân Hung Nô
vây quân ta bảy ngày ở Bình Thành, sau đó mới bỏ đi. Nhà vua sai Phàn Khoái ở
lại, bình định đất Đại, lập người anh của Cao Tổ là Lưu Trọng làm Đại Vương.
Tháng 2, Cao Tổ từ Bình Thành qua thành Lạc Dương của Triệu đến
Trường An. Cung Trường Lạc đã xây xong từ thừa tướng trở xuống đều dời đến
Trường An.
Năm thứ 8 (199 trước công nguyên) Cao Tổ đem quân về hướng đông
đánh những quân giặc sót lại của Hàn Vương Tín ở Đông Viên. Thừa tướng Tiêu Hà
đã xây xong cung Vị Ương, dựng cửa phía đông, cửa phía bắc, kho võ khí, kho lúa
ở điện đằng trước. Cao Đế quay về thấy cung và cửa cung to lớn quá, cả giận bảo
Tiêu Hà:
- Thiên hạ đang khổ sở vì chiến tranh đã lâu, việc thành bại chưa
biết như thế nào, tại sao lại dựng cung thất quá chừng như vậy?
Tiêu Hà nói:
- Thiên hạ vừa mới ổn định cho nên có thể nhân đó mà xây dựng cung
thất. Nhà vua lấy bốn biển làm nhà, cung thất không tráng lệ thì không làm cho
uy thế mình thêm lớn. Vả chăng, không thể để cho đời sau có thể có gì thêm vào
việc bệ hạ đã làm.
Cao Tổ bèn bằng lòng. Cao Tổ đến Đông Viên, đi qua Bách Nhàn, bọn
Quán Cao làm thừa tướng nước Triệu mưu giết Cao Tổ. Cao Tổ thấy xúc động trong
lòng, nên không ở lại (1). Vua Đại là Lưu Trọng bỏ nước trốn, thân hành trở về
Lạc Dương, bị phế truất cho làm Hợp Dương Hầu.
Năm thứ 9, việc làm phản của bọn thừa tướng nước Triệu là Quán Cao
bị lộ, bị giết cả ba họ, Cao Tổ phế truất Triệu Vương Ngao làm Tuyên Bình Hầu,
năm ấy dời bọn quý tộc nước Sở là các họ Chiêu, Khuất, Cảnh, Hoài và họ Điền
nước Tề đến Quan Trung. Cung Vị Ương đã xong, Cao Tổ triệu chư hầu, quần thần
đặt tiệc rượu ở điện trước cửa cung Vị Ương. Cao Tổ cầm chén ngọc đứng dậy chúc
thọ Thái Thượng Hoàng, nói:
- Trước đây cha cho tôi không làm được việc gì, không lo làm ăn
chẳng bằng anh Trọng. Bây giờ công nghiệp tôi làm so với anh Trọng thì ai hơn?
Quần thần trên điện đều hô “vạn tuế” tất cả cười vang rất là vui
vẻ.
Năm thứ 10, tháng 10, Hoài Nam Vương Kình Bố và Lương Vương Bành
Việt, Yên Vương Lư Quán, Kinh
......................
1. Xem Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện.
......................
Vương Lưu Giả, Sở Vương Lưu Giao, Tề Vương Lưu Phi, Trường Sa
Vương Ngô Nhuế đều đến chầu ở cung Trường Lạc. Mùa xuân và mùa hạ không có gì
xảy ra. Tháng 7 Thái Thượng Hoàng mất ở cung Vị Ương. Sở Vương và Lương Vương
đều đến đưa tang, Cao Tổ tha những người bị tù ở Lịch Dương, đổi tên Lịch Ấp là
Tân Phong. Thánh 8, tướng quốc nước Triệu là Trần Hy làm phản ở đất Đại. Nhà
vua nói:
- Hy trước kia thường làm sứ giả của ta, rất được tin cậy. Đất Đại
là nơi quan trọng đối với ta, cho nên phong Hy làm hầu để làm tướng quốc và giữ
đất Đại. Nay hắn lại cùng bọn Vương Hoàng dùng vũ lực cướp đất Đại. Quan lại và
dân chúng đất Đại đều không có tội, ta tha tội cho họ.
Tháng 9, nhà vua thân hành đi về hướng đông đánh Trần Hy. Khi đến
Hàm Đan, nhà vua mừng rỡ nói:
- Hy không chiếm cứ Hàm Đan ở phía Nam mà lại chẹn sông Chương
Thủy, ta biết rằng hắn không làm gì được!
Khi nghe nói các tướng của Hy nguyên trước là con buôn, vua nói:
-Ta đã biết phải cho chúng cái gì rồi (1)
Bèn đút lót cho các tướng của Hy nhiều vàng.
Nhiều người ra hàng. Năm thứ 11, nhà vua giết bọn Trần Hy ở Hàm
Đan. Công việc chưa xong, tướng của Hy là Hầu Sưởng cầm đầu hơn vạn quân quấy
nhiễu, Vương Hoàng đánh Liễu Thành, Hán sai tướng quân Quách Mông cùng tướng
nước Tề đánh phá tan. Thái uý Chu Bột đi theo đường Thái Nguyên vào bình định
........................
1. Con buôn thì tham lợi.
......................
đất Đại. Khi tới Mã Ấp, Mã Ấp không hàng phục, Chu Bột tấn công và
tàn phá thành này. Tướng của Hy là Triệu Lợi giữ thành Đông Viên, Cao Tổ đánh
không lấy được. Đã hơn một tháng, binh sĩ của Lợi mắng nhiếc Cao Tổ, Cao Tổ nổi
giận. Đến khi thành đầu hàng, Cao Tổ sai chém những người đã mắng nhiếc mình,
còn những người không mắng nhiếc thì tha cho. Cao Tổ cho chia đất Triệu và miền
ở bắc cho các núi lập con của mình là Hằng làm Đại Vương, đóng đô ở Tấn Vương.
Mùa xuân Hoài Âm Hầu Hàn Tín mưu phản ở Quan Trung bị giết cả ba
họ. Mùa hạ, Lương Vương Bành Việt mưu phản, bị phế truất dời đi đất Thục, sau
đó lại muốn phản, nên giết cả ba họ. Nhà vua lập người con là Khôi làm Lương
Vương, lập người con là Hữu làm Hoài Dương Vương. Tháng bảy, mùa thu, Hoài Nam
Vương Kình Bố làm phản ở phía đông lấy đất của Kinh Vương Lưu Giả, phía bắc,
vượt qua sông Hoài. Sở Vương là Giao bỏ chạy vào đất Tiết, Cao Tổ thân hành đem
quân đến đánh, lập người con trưởng của mình làm Hoài Nam Vương;
Tháng mười, năm thứ 12, sau khi đánh xong quân của Kình Bố ở Hội
Trụy, Kình Bố bỏ chạy. Cao Tổ sai biệt tướng đuổi theo. Cao Tổ trở về đi qua
đất Bái, dừng lại ở đây, đặt rượu ở Bái Cung mời tất cả những người quen biết
cũ, không kể già trẻ, cho uống tha hồ. Sai chọn những đứa trẻ ở Bái được một
trăm hai mươi người, dạy cho hát; Khi uống rượu say, Cao Tổ gõ đàn trúc, đứng
dậy tự làm bài ca:
Gió lớn thổi dậy chừ, mây bay ngổn ngang!
Uy vang bốn biển chừ, về quê hương,
Làm sao có được kẻ sĩ mạnh chừ giữ bốn phương
Sai bọn con trẻ tập hát bài ấy. Cao Tổ bèn đứng dậy múa, lòng cảm
khái buồn bải, khóc và nói với những người phụ huynh đất Bái:
- Kẻ đi xa nhớ làng cũ. Ta tuy đóng đô ở Quan Trung nhưng sau khi
trăm tuổi hồn phách của ta vẫn còn thích đất Bái. Ta xuất thân là Bái Công nhờ
giết kẻ bạo nghịch mà có được thiên hạ. Ta lấy đất Bái làm đất riêng, dân ở đấy
đời đời không phải đóng thuế;
Các phụ huynh, các bà mẹ và những người quen cũ ở đất Bái uống
rượu vui chơi cả ngày rất là vui vẻ, kể lại chuyện cũ mà cười. Vui chơi hơn
mười ngày. Cao Tổ muốn ra đi, phụ huynh đất Bái cố tình giữ lại, Cao Tổ nói:
- Quân của ta đông, các ông không thể nào cung cấp cho họ được.
Bèn ra đi. Dân Bái bỏ huyện trống tất cả dồn về phía tây thành,
hiến lễ vật. Cao Tổ lại dừng lại, dựng trướng lên uống rượu ba ngày. Phụ huynh
đất Bái đều đập đầu lạy, nói:
- Đất Bái may mắn được miễn thuế, nhưng đất phong vẫn chưa được,
xin bệ hạ thương đến nó.
Cao Tổ nói:
- Đất Phong chính là nơi ta sinh trưởng, làm sao lại quên được;
nhưng chỉ vì Ung Xỉ ngày xưa làm phản ta theo Ngụy...
Phụ hưynh đất Bái cố nài xin. Cao Tổ bèn tha thuế cho cả đất Phong
và đất Bái. sau đó nhà vua cho Bái Hầu Lưu Tỵ làm Ngô Vương.
Biết tướng Hàn đánh quân Kình Bố ở phía nam và phía Bắc Thao Thủy,
phá tan quân quân Kình Bố, đuổi theo và chém Kình Bố ở Phiên Dương. Phàn Khoái
cầm riêng một cánh quân bình định đất Đại, chém Trần Hy ở Dương Thành.
Tháng 11, Cao Tổ đem quân về trở về Trường An sau khi đã đánh Kình
Bố.
Tháng 12, Co Tổ nói:
- Tần Thủy Hoàng, Sở Ẩn Vương nước Sở là Trần Thiệp, An Ly Vương
nước Ngụy, Dẫn Vương nước Tề, Điệu Tương Vương nước Triệu đều chết mà không có
con cháu, ta cho họ mỗi người được mười nhà để giữ phần mộ. Ta cho Tần Hoàng Đế
hai mươi nhà, Ngụy công tử Vô Kỵ (1) năm nhà.
Nhà vua tha cho quan lại và dân chúng đất Đại đã bị Trần Hy và
Triệu Lợi cưỡng ép theo họ. Viên hàng tướng của Trần Hy nói rằng khi Trần Hy
làm phản thì Yên Vương Lư Quán sai người đến nhà Hy cùng bàn mưu. Nhà vua sai
Tích Vương Hầu đến đón Quán; Quán cáo bệnh. Tích Dương Hầu quay về báo lại rằng
việc Quán làm phản đã có manh mối. Tháng 2, Cao Tổ sai Phàn Khoái, Chu Bột cầm
quân đánh Yên Vương Lư Quán, tha cho quan lại và dân chúng ở Yên đã theo kẻ làm
phản và lập hoàng tử Kiến làm Yên Vương. Khi đánh Kình Bố, Cao Tổ bị một mũi
tên lạc, trên đường về bị bệnh. Bệnh nặng, Lữ Hầu mời thầy thuốc giỏi đến. Thầy
thuốc vào yết kiến. Cao Tổ hỏi thầy thuốc, thầy thuốn nói:
- Bệnh này có thể chữa được.
Cao Tổ bèn mắng (2) thầy thuốc:
- Ta xuất thân áo vải, tay cầm ba thước kiếm lấy được thiên hạ, đó
chẳng phải mệnh trời hay sao?
.....................
1. Tức là Tín Lãng Quân, xem Ngụy công tử liệt truyện.
2. Chữ “bèn”chứng tỏ một mánh khoé để đề cao.
.....................
Mệnh đã ở trời thì dù có tài giỏi như Biển Thước (1) cũng làm được
gì!
Bèn không cho chữa bệnh, thưởng 50 cân vàng rồi cho về. Ít lâu sau
Lữ Hậu nói:
- Nếu bệ hạ trăm tuổi rồi và tướng quốc Tiêu Hà cũng mất thì lấy
ai thay?
Nhà vua nói:
- Tào Tham có thể làm được.
- Sao đó đến ai?
- Vương Lăng có thể được, nhưng Vương Lăng hơi gàn. Trần Bình có
thể giúp ông ta. Trần Bình thì trí khôn có thừa, nhưng khó mà làm một mình. Chu
Bột là người trung hậu, ít văn hoá nhưng người làm họ Lưu được an chính là Chu
Bột đấy (2), có thể cho ông ta là thái úy.
Thái Hậu lại hỏi:
- Sau đó đến ai?
Nhà vua nói:
- Sau đó thì ngươi cũng không biết được(3).
Lư Quán cùng mấy ngàn quân kỵ đợi ở biên giới chờ cho nhà vua thôi
bệnh để vào tạ tội. Tháng tư ngày giáp thin, Cao Tổ mất ở cung Trường Lạc. Mất
đã bốn ngày rồi mà không báo tang. Lữ Hậu bàn mưu với Thẩm Tự Cơ (4):
- Các tướng và nhà vua trước đều là thường dân nay họ phải quay
mặt về hướng bắc xưng là bầy tôi nên vẫn thường bực bộ. Nay gặp nhà vua còn
nhỏ, nếu không giết hết tất cả đi thì thiên hạ không an.
.......................
1. Thầy thuốc nổi tiếng: Nhất thời chiến quốc.
2. Nhận xét rất tinh: Quả nhiên sau Lữ Hậu tìm cách giết họ Lưu
đưa họ Lữ lên thì chính Chu Bột đã tiêu diệt họ Lữ và giữ cho nhà Hán vẫn còn.
Xem Trần thừa tướng thế gia.
3. Ý nói sau đó thì Lữ Hậu cũng chết rồi.
4. Người hầu hạ và đồng thời cũng là tính nhân của Lữ Hậu.
.....................
Có người nghe điều ấy nói với Lịch tướng quân, Lịch tướng quân đến
yết kiến Thẩm Tự Cơ nói:
- Tôi nghe nói nhà vua đã mất bốn ngày rồi vẫn không báo tang lại
còn muốn giết các tướng, như vậy thì thiên hạ nguy mất! Trần Bình và Quán Anh
cầm 10 vạn quân giữ Huỳnh Dương, Phàn Khoái và Chu Bột cầm 20 vạn quân, bình
định đất Yên, đất Đại. Nếu họ nghe nhà vua, các tướng đều bị giết thì thế noà
họ cũng đem quân liên kết với nhau quay về đánh Quan Trung, ở trong các quan
đại thần làm phản, ở ngoài chư hầu làm phản, việc diệt vong có thể nhón gót mà
chờ (1) vậy.
Thẩm Tự Cơ vào nói với Lữ Hậu, bèn báo tang, ngày đinh mùi, đại xá
thiên hạ. Lữ Quán nghe Cao Tổ đã chết bèn bỏ trốn vào Hung Nô.
Lễ chôn cất vào ngày bính dần, ngày kỷ tỵ lập thái tử làm vua, vua
đến miếu Thái Thượng Hoàng. Quần thần đều nói:
- Cao Tổ xuất thân hàn vi, dẹp đời loạn làm cho nó trở lại đường
ngay, bình định thiên hạ, làm thái tổ nhà Hán, công lao hết sức lớn.
Nên dâng tôn hiệu là Cao Hoàng Đế (2). Thái tử nối nghiệp, hiệu là
hoàng đế tức Hiếu Huệ Đế.
.........................
1. Cũng như nói đến ngay tức khắc.
2. Theo pháp chế đời xưa, khi vua chết, quần thần hợp lại căn cứ
vào hành trạng, công lao hay tội lỗi của vua mà đặt cho một tên gọi là thụy hay
hiệu bụt. Có người được tên đẹp như Lưu Bang nhưng cũng có người được tên xấu
như Kiệt Trụ v. v...
.......................
Nhà vua sai các quận, các nước và chư hầu đều lập miếu thờ Cao Tổ,
mỗi năm tế thờ theo thời tiết. Đến khi Huệ Đế làm vua được năm năm, nhà vua
nghĩ đến việc Cao Tổ buồn vui ở Bái Cung nên lấy Bái Cung làm miếu thứ hai thờ
Cao Tổ. 120 người trước đây Cao Tổ dạy hát đều sai chơi nhạc, về sau thiếu
người thì điền vào cho đủ số.
Cao Tổ có tám người con trai: người con đầu con người vợ thứ tên
là Phi làm Điệu Huệ Vương ở nước Tề. Người con thứ hai tên là Hiếu Huệ là con
của Lữ Hậu. Người con thứ ba làm Như Ý là Triệu Ẩn Vương con của Thích phu
nhân, người con thứ tư là Hằng làm Đại Vương, sau đó làm Hiếu Văn Đế, con của
Bạc Thái Hậu. Người con thứ năm là Khôi làm Lương Vương, trong thời Lữ Thái Hậu
bị dời đi làm Triệu Cung Vương. Người con thứ sáu là Hoài Dương Vương tên là
Hữu, thời Thái Hậu bị dời đi làm Triệu U Vương. Người con thứ bảy là Trường bị
làm Lệ Vương ở Hoài Nam, người con thứ tám là Kiến làm Yên Vương.
Thái Sử Công nói:
- Chính trị nhà Hạ trung thực. Khi sự trung thực kém đi thì bọn
tiểu nhân mất lễ, cho nên nhà Ân kế tiếp theo dùng chữ “kính” để cai trị. Sự
kính cẩn sau đó kém đi, bọn tiểu nhân lại theo ma quỷ, cho nên nhà Chu kế tiếp
theo dùng “văn” để cai trị. Sau đó văn kém đi, kẻ tiểu nhân biến thành xảo trá.
Vì vậy cho nên để bổ cứu sự xảo trá không gì bằng dùng chữ “trung thực”. Đạo
tam vương xoay vận hết rồi lại quay lạ. Trong thời Chu, Tần có thể nói cái văn
bị hư hỏng đi. Chính trị của Tần không thay đổi điều đó lại dùng hình phạt khốc
liệt há chẳng sai lầm sao! cho nên khi nhà Hán nổi lên, sau khi tiếp thu tình
trạng hư hỏng thì dễ thay đổi nó, khiến người ta có được nguyên lý của trời
vậy(1). Cao Tổ tiếp triều thần, vào tháng 10, xe diềm bằng vải màu vàng, cờ đạo
cấm ở bên trái, chôn ở Trường Lăng.
.........................
1. Đây là tác giả trình bày quan điểm của mình về chính trị. Tác
giả quan niệm sự vật biến đổi theo vòng tròn tức là có thay đổi mà không có
tiến hoá. Quan điểm ấy là then chốt của Kinh Dịch. Nhà Hạ, lấy việc trung thực
làm then chốt cho việc cai trị dân, nhưng trung thực quá thì thành ra thô lỗ,
để khắc phục sai lầm ấy, nhà Ân nêu lên nguyên tắc “kính”, lấy kính làm then chốt.
Nhưng một khi thiên lệch thì kính biến thành sợ, do đó nhà Ân, về sau chỉ nói
đến quỷ thần, thờ cúng. Nhà Chu dùng “văn” (lễ nghi hình thức) để bổ cứu, nhưng
khi thiên lệch sẽ thành gian xảo như trong thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Đáng lý
Tần lên phải bổ cứu văn bằng trung thực lại bổ cứu bằng pháp luật tức là không
đi theo vòng tròn. Do đó mà thất bại. Đối với các tác giả cũng như đối với các
tư tưởng gia Trung Quốc trước kia nói chung cái đạo rong chính trị là biểu hiện
cho cái đạo trong trời đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét