Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

tương quan giữa mặt nạ và mặt thật

 


Nguyễn Thị Hải Hà

tương quan giữa mặt nạ và mặt thật

Nguyễn thị Hải Hà

tản mạn

 

Nếu không có COVID-19 có lẽ tôi không bao giờ đeo khẩu trang ra nơi công cộng. Khẩu trang tiếng Anh là mask. Tuy vậy, chữ mask còn được dùng để chỉ mặt nạ. Khẩu trang được dùng để che miệng và mũi, trong thời dịch bệnh Covid, được dùng để bảo vệ cơ thể chống bệnh xâm nhập. Mặt nạ có khi che hết khuôn mặt như mặt nạ Guy Fawkes, có khi chỉ che ở vùng đôi mắt như mặt nạ Zorro. Mặt nạ Zorro còn có tên là Domino.

 


mặt nạ Guy Fawkes

Lịch sử của mặt nạ

Mặt nạ xuất hiện từ bao giờ không ai biết rõ, có lẽ một thời gian ngắn sau khi có con người. Mặt nạ xưa nhất được tìm thấy làm bằng đá, khoảng 7000 năm trước Công Nguyên, được cất giữ ở viện bảo tàng "Bible et Terre Sainte" (Paris), và Israel (Jerusalem). Tuy vậy, có thể mặt nạ xuất hiện từ thời xưa hơn nữa, khoảng 30 ngàn cho đến 40 ngàn năm, nhưng vì vật dụng thô sơ, làm bằng đất đá, hay gỗ, nên không tồn tại.

 

Cách dùng phổ thông của mặt nạ

Mặt nạ được dùng trong các lễ nghi tôn giáo từ thời cổ.  Mặt nạ còn được dùng để bảo vệ người đi săn, chơi thể thao, hoặc tham dự chiến tranh. Trong những buổi lễ hội của Hy Lạp thời cổ xưa, thí dụ như bacchanalia và Dyonius, người tham dự lễ hội được khuyến khích mang mặt nạ hóa trang.  Cho phép người dự tiệc mang mặt nạ là để tất cả mọi người được vui chơi thỏa thích, không phân biệt đẳng cấp, không lo sợ bị bắt phạt vì say rượu (và có những hành vi không đúng với giai cấp hay tục lệ).  Từ năm 1268, vào dịp lễ hội Carnival of Venice, tất cả mọi người ở đằng sau cái mặt nạ đều được xem là bình đẳng.

Sau đây, tôi xin kể vài câu chuyện về cách dùng mặt nạ trong truyện và phim ảnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Mục lục TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

 

TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

 Tác giả Văn Cầm Hải



Mục lục

    1.    Lời nói đầu

2.    Sợi lông nách của hành tinh xanh

3.    Những con ong mật Như Lai

4.    Tây Tạng - Giọt hoa trong nắng

5.    Bí ẩn trong đôi mắt thiên định ánh sáng

6.    Phép giải thoát trên thi hài người chết

7.    Vị âm công và tục điểu táng

8.    Vũ công không gian trong nhà thổ Lhasa

9.    Người đàn bà Tsangfu

10. Dặm đường thần chú

11. Tiếng hát bất tử trên Himalaya

12. Huyền Trân công chúa trên đất Tây Tạng

13. Tây Tạng trong con mắt thứ ba của tôi



Link


1. Lời nói đầu

 

TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

 1. Lời nói đầu



Mục lục

    1.    Lời nói đầu

2.    Sợi lông nách của hành tinh xanh

3.    Những con ong mật Như Lai

4.    Tây Tạng - Giọt hoa trong nắng

5.    Bí ẩn trong đôi mắt thiên định ánh sáng

6.    Phép giải thoát trên thi hài người chết

7.    Vị âm công và tục điểu táng

8.    Vũ công không gian trong nhà thổ Lhasa

9.    Người đàn bà Tsangfu

10. Dặm đường thần chú

11. Tiếng hát bất tử trên Himalaya

12. Huyền Trân công chúa trên đất Tây Tạng

13. Tây Tạng trong con mắtthứ ba của tôi


Nhà văn NGUYỄN QUANG SÁNG viết:

Mấy năm gần đây, dân ta đi nước ngoài càng ngày càng nhiều, đi hội nghị quốc tế, đi học, đi làm ăn, đi chơi, việc xuất ngoại đã trở nên bình thường. Đi đâu? Đi Mỹ, đi Pháp, đi Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... Nhà văn Văn Cầm Hải cũng đi, chuyến đi này của anh, anh không đi những nơi tôi kể trên, anh đi Tây Tạng, rất lạ đối với tôi.

Hơn mười năm trước tôi có đọc một số sách viết về Tây Tạng, Tây Tạng với tôi, có một sức quyến rũ lạ lùng. Vậy là Văn Cầm Hải đã leo đến mái nhà của quả đất, tôi có cảm tưởng, người nào có đủ nghị lực leo lên mái nhà đó, người ấy sẽ được đền đáp xứng đáng, người ấy sẽ thấy cả loài người, thấy cả “người người ngợm ngợm” như Trịnh Công Sơn, thấy cả cõi thực và cõi hư, là một chuyến đi khám phá đời sống tâm linh của con người. Tôi đón nhận “Tây Tạng giọt hoa trong nắng” của Văn Cầm Hải vừa trân trọng vừa thú vị và tôi đọc chuyến “phiêu lưu” của anh trên hai chuyến bay, như đọc giữa trời, theo văn chương của anh, tôi cảm thấy mình đang phiêu diêu nơi cõi Phật. “Tây Tạng giọt hoa trong nắng” không phải hấp dẫn tôi vì những chuyện lạ vì tôi cũng đã đọc đâu đó rồi, mà hấp dẫn tôi qua cái nhìn tinh tế cùng với giọng văn của anh, giọng “hoa”, giọng “nắng”.

Cái lạ trong “Tây Tạng giọt hoa trong nắng” là sự phát hiện tính cách của người Tây Tạng và người đồng bằng miền Tây Nam Bộ có nhiều điều giống nhau. Nghe lạ và cũng khó tin, nhưng anh lý giải rất thuyết phục.

“... Không có sức mạnh của người mẹ Himalaya làm sao Mê Kông chuyển về Cửu Long 100 triệu tấn phù sa năm với tốc độ 34.000m3 giây...

... Tôi nhận ra, ngoài tính cách phóng khoáng, đời sống sinh hoạt của cư dân đầu sông và cuối sông Mê Kông cũng bao phần giống nhau... Điệu hát của người Tây Tạng chon von núi non, chỉ một âm tiết cũng đủ ngân dài mấy núi - Giọng ca tài tử người Nam Bộ lãng du sông nước, vài tiết điệu buồn dâng lên là biển cả thấy mênh mông.

... Rồi rượu! Gái trai Tây Tạng ngấm rượu Tsampa từ thuở da thịt chưa rám nắng thì miền Cửu Long, gái trai cũng chẳng nề hà hơi men...”

Gặp lại Văn Cầm Hải tôi nói:

“Sự so sánh tính cách người miền Tây Nam Bộ với người Tây Tạng có nhiều nét giống nhau, tôi thích quá!”

Văn Cầm Hải nói:

“Tôi có ý định ngao du miền Tây để viết một tập ký”. Sự hào hứng của Hải lây sang, tôi đưa tay bắt bàn tay cầm bút của Hải và siết chặt. Tôi tin Hải và tôi chờ.

----------

TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

(Văn Cầm Hải)

 Lời nói đầu

Tôi xin cảm ơn Hữu Thu và Seraphin Trần Đình Quyền, nếu không dành cho tôi sự tận tuỵ giúp đỡ với tấm lòng nhẹ nhàng của các anh, tôi không thể đặt chân lên Tây Tạng.

Tôi gửi đến người anh em Seraphin Nguyễn Gia Long, Trần Thức, Pan Phùng Phu, Nguyễn Văn Cao, Trần Trung Hỷ, nguời hiền Nguyễn Thiên Hương, Nguyễn Trinh Sơn và những người bạn lòng biết ơn vì sự chia sẻ trong những ngày nhớ về Tây Tạng.

Và dĩ nhiên, Cao Quan Hong, không đi hoang cùng anh, tôi khó lòng thấy được Tây Tạng trong con mắt thứ ba của mình.

Cuối cùng, xin một lời kinh cảm tạ những vị thầy, những linh hồn gia đình mà từng chữ trong tập sách này quán tưởng đến.


2. Sợi lông nách của hành tinh xanh

Tôi nhận ra, ngoài tính cách phóng khoáng, đời sống sinh hoạt của cư dân đầu sông và cuối sông Mekong cũng bao phần giống nhau. Điệu hát của người Tạng chon von núi non, chỉ một âm tiết cũng đủ ngân dài mấy núi. Giọng ca tài tử người Nam Bộ lãng du sông nước, vài tiết điệu buồn dâng lên là biển cả thấy mênh mông. Và kiểu cách ăn ở, người Cửu Long giản đơn vài ba mái chòi, một chiếc màn rộng của mẹ là căng đủ giấc ngủ cho mấy chục cháu con say sưa giống túp lều vải đơn sơ hay mái nhà đất mộc người Tạng che chở cho núi ngủ người say. Rồi rượu! Gái trai Tây Tạng ngấm rượu Tsampa từ thuở da thịt chưa rám nắng thì miền Cửu Long, gái trai cũng chẳng nề hà hơi men!

TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

2. Sợi lông nách của hành tinh xanh

Văn Cầm Hải

Rằng tin, tên tuổi là nơi trú ẩn danh tính của một đời người thì kể từ lúc nhận tấm giấy thông hành đặc biệt của cơ quan an ninh Trung Quốc vào rạng sáng ngày 18 tháng 9 năm 2003, nơi chốn nương thân gần 30 năm của đời tôi đã thay đổi!

Bâng khuâng.

Tôi

Tia nắng non ngoi lên

Nét chữ khiêu vũ

Từng dây lửa réo rắt tấm giấy thông hành.

Tên tuổi mình mà cứ ngờ cầm một cuộc đời khác lạ nào đó vừa rơi qua tay!

Đây là lần đầu tiên, tôi không thể đọc tên tuổi mình trong dòng chữ múa lượn ánh lửa mang dáng hình “văn sấm” thời Ngưỡng Thiều Trung Quốc hoà quyện với điệu “brahmi” Ấn Độ cổ xưa.

Trong khói sương mịt mùng bình minh Thành Đô, tôi ngắm nhìn tấm giấy thông hành và thầm đoán, dòng chữ mềm ánh lửa, buông thả nhưng không mất vẻ bí ẩn, chuyển thức tâm trạng theo đường nét tuỳ hứng khi đang chuẩn chu bỗng nhiên sổ dài sâu thẳm rồi đột ngột móc lên cao vời khó lường, ắt hẳn phải sinh từ vùng đất giàu ánh sáng và tự do!

Các vị tu sĩ đang dìu bà già gần 100 tuổi lên núi Hồng Sơn

Bỏ lại Thành Đô và ngôi mộ Lưu Bị đượm màu khói súng thuở ba quân chống Tào còn hận đắm thời gian, tôi bay lên Himalaya nắng tuyết. Càng tươi bay lên cao nắng càng hưng phấn ánh mắt. Một buổi sáng chưa đầy mà tôi đã bay qua hai sắc màu thế giới sương mù Thành Đô và ánh sáng Himalaya.

3. Những con ong mật Như Lai

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

3. Những con ong mật Như Lai

Văn Cầm Hải

Mùa xuân năm 1967. Ngày 27 tháng Giêng. Có hai người lên rừng hái mây về chợ. Họ vốn là con nhà quan lại thất cơ. Bởi không phải là những tay sơn tràng chuyên nghiệp, gan ruột đau hơn vết cắt cứa máu lòng tay nhớ về người vợ và đàn con thiếu cơm dưới vùng quê buồn, họ đã quên mất nơi mây mọc cũng là nơi trú ẩn của loài hổ.

Người em hứng khởi chặt đứt một gốc mây. Ngọn mây dài vút lên trời bỗng rụng xuống thảm khốc. Bên kia, chưa đến mười tầm tay, một tiếng gầm bùng lên nhanh hơn tia chớp. Núi rừng tắt phụt màu xanh. Im lặng! Nóng hổi máu vương vất lá cỏ. Người em cầm cây dao chém loạn xạ, chém mãi cho đến khi hoang lạnh rừng mây vẫn không nghe tiếng đau của người anh đáp trả.

Người anh trở thành một sinh linh của rừng xanh từ đó.

Người em trở về làng mang theo âm thanh kinh khiếp của loài chúa sơn lâm. Đó là cha tôi!

Tôi biết, cha có thể quên tất cả, quên mất cuộc chiến tranh đi qua đời ông, quên mất những năm tháng cơ hàn dày xé gia đình, quên luôn cả ngày sinh tháng đẻ của những đứa con nhưng cha không hề nguôi ngoai âm thanh dữ dội rừng núi đã cướp mất người anh trai của mình trong buổi sáng sắc nhọn rừng mây năm 1967.

4. Tây Tạng - Giọt hoa trong nắng

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

4. Tây Tạng - Giọt hoa trong nắng

Văn Cầm Hải

Một hài nhi Tây Tạng ra đời. Máu chưa nhiệt nồng bừng lên tiếng khóc đầu đời. Miệng chưa ngọt sữa Mẹ. Bà nội đã mang thân hình bé bỏng dìm xuống dòng suối lạnh! Đây là một tập tục không quá đổi xa lạ với người dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn Việt Nam nhưng ở Tây Tạng, trong cái lạnh nguyên thủy của miền đất cao hàng ngàn mét này, việc dìm đứa hài nhi trong nước nào khác gì đức Abraham sẵn sàng hiến dâng đứa con trai duy nhất của mình cho Chúa Trời!

Ngâm mình suối lạnh, da thịt đứa hài nhi từ đỏ chuyển sang xanh tái, tiếng khóc ngặt lòng cũng theo đó mà lịm dần. Người ta vớt nó lên, lau khô và trao lại cho người Mẹ. Nếu đứa hài nhi chết, gia đình không phiền lòng! Dẫu có sống, nó cũng khó lòng chịu đựng được thời tiết khủng khiếp và những câu chuyện buồn đời sống dành cho nó. Nhưng vượt qua sự thử nghiệm hà khắc này, đứa hài nhi sẽ mạnh mẽ vươn lên bao kiếp nạn. Con nhà nghèo được đối xử tử tế, con nhà giàu phải làm lụng rất vất vả . Người Tây Tạng quan niệm anh nhi, một đứa trẻ nghèo, khó có tương lai sáng lạn nên cần được bao dung còn đứa trẻ giàu sang phải khổ luyện cho một tương lai rạng rỡ hơn.

Đứa trẻ lớn lên chừng sáu bảy tuổi, gia đình sẽ mời thầy chiêm tinh đến đoán vận số. Lời của thầy là lời của Trời, không ai có đủ quyền năng để bào chữa. Lời thầy nói sao, đứa trẻ sẽ được sống như vậy suốt đời. Thầy bảo, đứa trẻ này mai sau làm kẻ chăn dê, lập tức gia đình sẽ cho đứa trẻ tập làm quen với những đàn dê cao nguyên. Thầy phán, đứa trẻ trở thành một lama, đứa trẻ được đưa ngay vào tu viện giữa lúc thơ ấu còn dở dang.

Cùng các vị Lama trên tầng thượng chùa Đại Chiêu

5. Bí ẩn trong đôi mắt thiên định ánh sáng

Ở đây không có những cái gọi là “danh lam thắng cảnh” mà du khách thường gặp nhan nhản khắp thế giới; tất cả đều hiện ra trong một không khí tĩnh lặng như vô ngôn, và một thứ ánh sáng trong veo làm bằng ánh sáng từ mặt trời chiếu hắt lên màu tuyết ngàn năm của dãy Hi Mã. Tây Tạng không phải là một quang cảnh, mà là một cảnh giới sắc không khiến con người như đang từ bỏ cõi trần gian này để đến một cõi khác.

Toàn bộ thế giới ấy đã hiện ra như hình ảnh nhất quán của một nền văn hóa khác biệt: “Văn hóa ánh sáng. Giá trị ánh sáng được khẳng định trong mọi gam màu cuộc sống, từ lời kinh rơi đầu lưỡi cho đến ngọn địa y hát xanh núi tuyết! Ánh sáng trở thành ngôn ngữ triết học đối thoại vô tiền khoáng hậu trên miền đất Tây Tạng”.

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

5. Bí ẩn trong đôi mắt thiên định ánh sáng

Văn Cầm Hải

Như con ếch nỗ lực gom nhặt những mảnh xác thân hoang tàn, cố dựng lại hình hài cho linh hồn nương náu nhưng dường như tất cả đã biến thể trong nguồn năng lượng vô hình toả ra từ tấm vải kinh vàng.

Tôi không còn biết chiều kích, không còn nhận ra dạng thức tồn tại của mình. Tôi bây giờ, là cõi nhìn trong đôi mắt Phật.

Ngài ngồi đó, đôi mắt huyền ảo sông núi và bầu trời thơm tho hoa quả chứa trong những chiếc vỏ ốc trắng.

Đôi mắt không giống ánh chiều rét ngọt mà tôi từng gặp. Ngài tượng ẩn trong ngôi vườn xinh tươi hoa cỏ làng Marken có hơn 1.000 năm tuổi Thiên Chúa bên bờ biển Amsterdam. Đôi mắt cũng không cồn lên cơn cuồng phong lòng dạ bằng nhịp màu cào dữ dội tuôn trào từ đôi mắt Van Gogh tự hoạ, không trầm hùng tiếng hát Zarathustra vang động hố thẳm đôi mắt Nietszche giữa ngôi làng Rosken xanh màu củ cải rong rã tia nhìn của tôi bên kia miền Đông nước Đức xa ngái.

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Nguyên Ngọc viết về: "Trở lại Mèo Vạc"

 

Chiếc váy xòe xếp ly của người H'mong

Nguyên Ngọc viết về: "Trở lại Mèo Vạc"

 

Nguyên Ngọc


CÓ MỘT NGUYÊN-NGỌC-KHÁC KHI NHỚ VÀ VIẾT VỀ MÈO VẠC/VỀ CÔ GÁI H'MÔNG THÀO MỸ NGÀY NÀO... NHƯNG NHỮNG HỒI ỨC ĐẦY CHẤT THƠ ẤY ĐÃ PHẢI CHÌM XUỐNG DƯỚI NHỮNG THỰC TẾ TÀN BẠO CỦA CUỘC SỐNG TRONG "NĂM 1991" (Trên Văn Việt):

http://vanviet.info/van/nam-1991-ky-1/

KỲ 1.

Năm 1991 của tôi là một năm rất lắm chuyện, dồn dập, có lẽ cũng cần và nên kể. Chỉ riêng chuyện giải thưởng Hội Nhà văn 91 đã khá ầm ĩ, còn nợ chưa kể hết, lần này lại xin khất. Chuyện kể hôm nay có phần dính dáng ít nhiều đến anh Trần Độ, chắc cũng không ngẫu nhiên.

Anh Trần Độ tham gia cách mạng từ năm 1939, ở tù Pháp nhiều lần, lần sau cùng là tù Sơn La, cùng các ông Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy…, năm 1943 anh vượt thoát trên đường bị giải từ Sơn La đi Côn Đảo, quay về Hà Nội tham gia khởi nghĩa tháng Tám. Trong kháng chiến chống Pháp anh là chính ủy sư đoàn 312 đánh trận Him Lam mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ; trong chống Mỹ là Phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam… Một con nguời có cuộc đời đầy ắp và dãi dầu như thế, thật lạ, lại có một tâm hồn vẫn trẻ trung, đặc biệt giữ được tính tò mò rất quý ở trẻ con mà hầu hết chúng ta được gọi là người lớn đã đánh mất (người ta bảo trừ các nghệ sĩ tài ba và các nhà bác học cao siêu).

6. Phép giải thoát trên thi hài người chết

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG 

6. Phép giải thoát trên thi hài người chết

Văn Cầm Hải

Ngày xưa, khi Phật còn tại thế. Có nàng Krisha Gotami rất đau đớn lúc đứa con mình bị chết. Nàng bồng xác con lang thang khắp nơi tìm thầy cứu chữa cho con nàng được sống lại nhưng tất cả đều bó tay. Cuối cùng Gotami gặp được Phật. Nghe chuyện buồn của Gotami, Phật dịu dàng nói:

-  Chỉ có một cách duy nhất hàn gắn nỗi đau buồn của con. Con hãy xuống phố, xin về cho ta hạt cải từ một nhà nào chưa hề có người chết!

Gotami vui mừng xuống phố nhưng nàng không thể kiếm được một hạt cải nào cả bởi trong thành phố không có ngôi nhà nào là không có người chết! Bồng xác con trên tay, Gotami chợt hiểu ra lời của Phật. Nàng không buồn đau nữa và trở lại xin Phật dạy cho chân lý về cái chết, cái gì ở đằng sau và bên kia sự chết, và có cái gì trong nàng không chết hay không!

7. Vị âm công và tục điểu táng

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

7. Vị âm công và tục điểu táng

Văn Cầm Hải

Khi bước vào quán trà bơ bên cổng chùa Đại Chiêu, tôi không hề biết mình sẽ được gặp một vị âm công, người có cái nghề bình thường trong mắt Tây Tạng nhưng đối với thế giới là cả một sự kinh hoàng: Nghề xẻ xác người! Xẻ xác người cho chim ăn theo tục điểu táng!

Quán trà ở Lhasa không có nhạc. Tất cả mọi cảm giác lắng lại trong thứ nước ngái ngất màu bơ. Trên những chiếc ghế gỗ lót nệm tím, khách hàng nhẩn nha uống trà. Thế giới này cũng mộc mạc như cái bàn gỗ thấp và đời họ là những bát trà bơ, họ uống trà bơ như mỗi ngày uống cạn đời mình.

Tôi muốn đi nhà vệ sinh nhưng bát trà chưa cạn. Nhớ đến căn nhà vệ sinh uớt luớt thướt vải che thay cửa ngoài phố lạnh, tôi ớn ang không dám trở lại. Tất cả mọi khung cửa ở Tây Tạng đều che rèm vải thay gỗ. Vải mềm che gió lạnh và trang trí dễ dàng các màu sắc mỹ thuật. Mạnh dạn tôi hỏi và được ông lão chủ quán hướng dẫn ra phía sau nhà. Đi ngang qua căn phòng nhỏ, bước chân tê lạnh của tôi cắm chặt xuống nền đá.

8. Vũ công không gian trong nhà thổ Lhasa

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

8. Vũ công không gian trong nhà thổ Lhasa

Văn Cầm Hải

Bên dòng sông Yarlung Tsangpo - sợi lông nách của Ngân Hà buông xuống mái nhà Tây Tạng, tôi còn gặp một dòng sông khác, tuy mới chảy qua 17 mùa xuân nhưng khó lòng ước đoán chiều kích rộng dài bởi đây là dòng sông tâm linh trong tấm lòng một người con gái xứ Tạng.

Vì linh thiêng, người cha lấy tên sông gọi tên nàng. Tôi đã gặp Yarlung Tsangshe, không phải dưới đồi hoa Chantai mềm dịu, không phải trên đường phố Lhasa rì rầm lời chuyển kinh, không phải bên thềm điện Potala hùng vĩ mà trong đêm giá lạnh ở một nhà thổ!

Từng bước chân tê buốt mang thân xác chứa chan những cơn gió khô lạnh khắc nghiệt miền cao nguyên, tôi bước vào nhà thổ trên đường Damra với mong ước được tẩy rửa mọi đớn đau vào thùng gỗ nhả đầy hương hoa Hồng cảnh thiên, loại thuốc quý đứng vào hàng thứ 4 trong số các biệt dược xứ Tạng. Đông trùng hạ thảo vốn là loài nấm đơn sinh, uống vào bổ phổi lợi thận. Tuyết liên hoa có tác dụng tráng dương bổ huyết, làm ấm tử cung, chống mỏi mệt. Tạng hồng hoa có vị đắng, giúp máu lưu thông thuận lợi.

Hồng cảnh thiên và xạ hương lấy trên núi Himalaya là loại thuốc thanh nhiệt, trừ viêm, có vị ngọt chát, tác dụng điều tiết hệ thần kinh, chống mỏi mệt, nâng cao thể lực, trí lực, chống hôn mê bất tỉnh. Tôi không biết bằng cách nào Hong lại tìm ra nhà thổ có thứ thuốc quý không chỉ dành uống mà còn tắm.


Lễ cưới của người Tạng

- Anh tắm khô hay tắm ướt! - Giọng Tứ Xuyên, bà chủ nhà thổ chào tôi.

- Tắm ướt !

9. Người đàn bà Tsangfu

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

9. Người đàn bà Tsangfu

Văn Cầm Hải

Từ rất xanh. Không vì vời xa trên núi Nojin Kangsa. Không thấp thoáng. Rất xanh và rõ ràng. Từ những ngọn rau ngủ chín màu mỡ trâu Yak. Như có ai gọi tên mình tỉnh dậy giữa bữa cơm trưa cao nhất tôi có trong đời mình! Bát cơm rệu rã! Hạt cơm im bặt. Hoang tàn từng mảnh nơ ron hoa trắng quán Tsangfu. Cái quán cơm nhỏ như chiếc túi vải của người đàn bà xứ Tạng mang bên hông thị trấn Langkhatzi. Dọc hai bên con đường đi qua thị trấn, những liếp nhà đắp bằng đất nằm kề bên nhau như bầy dê núi ngủ trưa dưới hiên nhà Himalaya.

Người đi hành hương ở Tây Tạng

10.H1

Phố huyện Langkhatzi nơi có quán cơm Tsangfu

Mây khước từ mặt trời. Con đường vẫn trong suốt ánh sáng hắt ra từ những ngọn núi tuyết. Tôi như chuỗi tràng hạt đứt tung trên con đường đất mềm và sáng hơn cổ tay người con gái Tây Tạng buông dọc thị trấn Langkhatzi.

10. Dặm đường thần chú

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

10. Dặm đường thần chú

Văn Cầm Hải

 

Một nửa ngày trôi qua Tây Tạng.

Hoàng hôn vừa xuống, tôi đã kịp đến Shigatse - thành phố lớn thứ hai Tây Tạng do tỉnh Sơn Đông và thành phố Thượng Hải góp tiền xây dựng sau ngày Tây Tạng về tay Trung Quốc.

Hoàng hôn Tây Tạng không mềm hoàng hôn nước Việt, không ướt vàng hoàng hôn Bắc Âu. Hoàng hôn Tây Tạng linh lang ánh sáng Tôi không thể biết đêm làm sao đến được nơi này khi ngày đã trôi qua nhưng ánh sạng không chịu già nua. Nắng vàng tươi trong khóe mắt người dân, nắng bừng lên trên màu áo hồng tía các vị sư tăng, nắng trải rộng trên những đỉnh tuyết bao quanh thành Shigatse.

Nắng đã làm cho ký ức của tôi rực rỡ bao nhiêu gương mặt mình đã gặp gỡ và biệt ly, bao nhiêu tấm lòng nuôi dưỡng tôi lớn rồi bay lang thang vào trời xanh. Shigatse! Hilversum! Hoàng hôn Shigatse cao 3.900m!  Hoàng hôn Hilversum thấp hơn mức nước biển! Nơi đó, chiều cuối cùng chia tay đất nước Hà Làn, tôi và Wangdic- người bạn vàng xứ Bhutan nằm bên nhau trên đồng cỏ dại trước mặt khách sạn Bastion, đếm sao lên sớm trời Bắc Âu.

Wangdi, tay chỉ sao miệng khe khẻ nói như hát: Om mani padme hum!

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

11. Tiếng hát bất tử trên Himalaya

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

11. Tiếng hát bất tử trên Himalaya

Văn Cầm Hải

 

Ngày 25 tháng 8 năm 1055, năm Con Rồng Đực lịch Tạng.

Gia đình vợ chồng thầy phù thuỷ Mila Sharab Gyalten và Karmo Kyen ở vùng Kyang Tsa, sinh hạ đứa hài nhi tên la Thopaga .

948  năm 8 tháng 20 ngày sau trên dãy Himalaya.

Ngày 21 tháng 9 năm 2003.

Tôi theo mây lên núi Kamala cao 4.852m ngắm nhìn quê hương của Thopaga. Trong máu xương phơi tràn gió tuyết, tiếng khóc xa xưa, vốn được ướp xanh trong ngân hàng băng tuyết vĩnh hằng Himalaya, vọng về thinh không, lọt qua vành tai tôi những âm tiết màu thuỷ ngân mani biến ảo theo cái nhìn của núi.

Ánh sáng là thể phách của núi, núi là nhục thể của ánh sáng.

12. Huyền Trân công chúa trên đất Tây Tạng

 TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

12. Huyền Trân công chúa trên đất Tây Tạng

Văn Cầm Hải

Không có mưa nơi nào, giống mưa ở Tây Tạng.

Mưa xứ Huế buồn thâm không gian. Bầu trời mây diết mờ ánh mắt. Không biết mưa xuất xứ từ đâu đến.

Mưa Bắc Âu mịt mù biển lạnh. Người đi trong cô đơn sụt sùi băng tuyết. Không dám ngẩng mặt lên đòi hỏi nguồn gốc đất trời.

Mưa Tây Tạng là loài mưa sinh ra từ ánh sáng. Mưa rơi rất trinh! Nếu chăm chú, người ta có thể theo dõi được đường bay của một hạt mưa từ lúc xuất phát cho đến khi vỡ tan trên nền đất. Hơi lạnh Himalaya và gió cùng ánh sáng đã sinh ra loài mưa trong veo.

Tôi đã đi cùng Tang Min Xin trong một chiều mưa Lhasa, một chiều mưa hiếm hoi tôi có trên miền đất giàu ánh nắng nhất thế giới.

13. Tây Tạng trong con mắt thứ ba của tôi

- Chính cái thần thánh hoá của các anh đã làm cho Đức Phật suốt đời không được tự do! Phải xem Phật là một con người! Anh hiểu chưa! Chính nơi này, Tây Tạng - Cô gái Tạng chỉ vào tượng Phật Ngài mới sống bình yên và lâu dài vì ngài được làm một con người bình thường!
Đó là lời cuối cùng tôi nghe từ khuôn miệng một người Tạng. Cô gái Tạng kia, nàng có biết, nàng vừa làm tôi tỉnh giấc trên ván sàn tâm linh! Một lời nói giản đơn nhưng vô cùng thâm hậu! Ôi cái khổ của Phật là phải làm anh hùng suốt cuộc đời, ngay cả khi tạ thế hàng ngàn năm qua ngài cũng phải sống đời sống một anh hùng!

TÂY TẠNG GIỌT HOA TRONG NẮNG

13. Tây Tạng trong con mắt thứ ba của tôi

Văn Cầm Hải

 

Trời ơi! Cheng! Anh cho tôi ở trong một căn phòng như thế này thì làm sao tôi có thể ngủ bình yên! - Tôi kêu lên với người dẫn đường khi vừa bước vào căn phòng của khách sạn Post Shigatse - Làm sao tôi có thể bình yên mà làm tình được nếu như có bạn gái đây!

Đó không phải là một căn phòng bình thường như bao khách sạn khác trên thế giới tôi từng qua đêm ngay cả căn phòng khách sạn Namsel ở Lhasa cũng không gây cho tôi niềm kinh sợ như vậy!

Khắp bốn bức tường, trần nhà, giường chiếu, tủ bàn đều múa lượn nét hoa văn tinh xảo. Đôi mắt tôi chưa kịp ngả màu, lại sặc sỡ hoa lên. Bên khung cửa sổ, có thêm bàn thờ Phật uy nghiêm! Dưới giải khăn ha-ta dệt sợi gai trắng, 3 vị Phật cùng đoàn tuỳ tùng ẩn mình trong 3 ngăn gỗ đang nhìn tôi bằng ánh mắt bí ẩn. Trước mặt các ngài là 6 bát nhỏ đựng hạt tsampa. Bên cạnh bàn thờ Phật có thêm án thờ khác với hai cây gỗ chạm trổ hình tích trượng cắm trên hai hộc bột trắng và hạt tsampa. Năm màu xanh đỏ trắng vàng tím của mây gió, của hoa cỏ và các biểu tượng Mật giáo gợi lên không khí một gian bảo tháp chứa đựng thánh tích của các Lama hơn là căn phòng khách sạn ba sao có cái tên rất Anh ngữ - Post Shigatse!

-     Chỉ sợ anh không đủ sức làm tình - Đáp lại sự ngạc nhiên rờn rợn trong mắt tôi, Cheng cười ước ao - Thật hạnh phúc cho anh khi được làm tình ở trong căn phòng này. Các vị ngồi trong gian thờ này cùng làm tình với anh thì còn gì hạnh phúc hơn!

-     Tại sao họ lại làm tình với tôi?

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Thiền định

 Thiền định



10 tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan

10 tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan

Cái chết của Socrates

Bức tranh Tân cổ điển kể một câu chuyện về nhà triết học Hy Lạp Socrates (469–399 trước Công nguyên) bị tòa án Athen kết tội. Thay vì từ bỏ niềm tin của mình, ông sẵn sàng chết, thể hiện sự bất tử của linh hồn trước khi uống thuốc độc. 
Vẻ đẹp của sự toàn vẹn của Socrates được kết hợp với những thành tựu nghệ thuật của tác phẩm, bao gồm phối cảnh và thiết kế vải tuyệt vời.


Jaques Louis David, 'Cái chết của Socrates', 1787








Lời từ chối của Thánh Peter

Tác phẩm cuối cùng của Caravaggio tạo ấn tượng với sự tương phản rõ nét giữa ánh sáng và bóng tối, và đây là trọng tâm trong tác phẩm. Bức tranh, một tuyệt tác kể về câu chuyện xúc động trong Kinh thánh, sự từ chối của Peter: Đứng trước lò sưởi, Phi-e-rơ bị buộc tội đã phản bội Chúa Giê-su ba lần. Ngón tay trỏ của người lính và hai ngón tay của người phụ nữ ám chỉ ba lời buộc tội và ba lời phủ nhận của Phi-e-rơ. Tác phẩm này là một màn trình diễn màu sắc tuyệt đẹp mang lại cảm xúc lạ thường.


Caravaggio, 'Lời từ chối của Thánh Peter', 1610


Người mẹ trẻ may vá

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Hai bức tượng Khmer

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York (Mỹ) vừa gửi trả lại Campuchia hai bức tượng Khmer có niên đại từ thế kỷ thứ 10 bị đánh cắp khỏi đất nước này hồi đầu thập niên 1970.