Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

1. GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU – mục lục

 


GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU – mục lục

Tác giả LÊ ANH DŨNG

1. Mục lục - Lời mở đầu - Về các ký hiệu rải rác trong sách

2. Bây giờ nhớ lại

3. Đường tăng! Anh là ai?

Năm mà một - Long mã - Sa tăng - Bát giới -Tề thiên - Đường tăng - Cà sa và tích trượng -Yêu tinh - Một hình ảnh hai cuộc đời - Đi tìm nghịch lý

4. Trăng sao cửa động đá đầu non

Tâm viên ý mã - Đỉnh đá đơn côi - Một ánh trăng khuya - Ba sao hiu hắt - Ơn thầy như núi Thái - Sao gởi gió ngàn bay? - Lặng lẽ một phương trời lữ thứ - Mình riêng mình soi bóng cô liêu - Cát bụi chân ai - Còn đây lòng trẻ

5. Ngọn gió trong lò

Thất thất và cửu cửu - Số 5, số 9 và cung Tốn trong Dịch - Lò bát quái - Lò bát quái đặt ở đâu? - Lửa nào đốt lò bát quái? - Tốn là gió.

6. Núi cao chi mấy núi ơi

Di đà và Thích ca - Trời và người - Bàn tay trùm vạn dặm - Ngũ hành năm ngọn - Lá bùa sáu chữ - Ăn sắt uống đồng

7. Vạn năm chờ quả chín

Những điều vô lý khi tả cây nhân sâm - Những sợi chỉ mỏng manh

8. Bốn biển không yên cơn lửa trẻ

Ngọn lửa trớ trêu - Ai người đốt lửa? - Bản tướng Hồng hài nhi

9. Sáu bảy mười ba

Sáu tên cướp - Bảy con yêu tinh

10. Nẻo về bên ấy

Tam giáo một nguồn - Đường vô xứ Phật - Trên bến Lăng vân

11. Nỗi lòng giấy trắng

Ba lần thỉnh pháp - Mật nghĩa việc đánh đổi bình bát - Vì sao A nan và Ca diếp sợ người sau chết đói? - Từ kinh vô tự đến kinh hữu tự (pháp vô vi ra pháp hữu vi)

12. Tâm lập

13. Hư thực đôi điều

14. Lý Chí Thường

Trích dịch Lý Chí Thường Trường Xuân Chân nhân tây du ký

15. Tây du ký có bài Lão tôn Phật không?

16. Nói chuyện Trư Bát giới

17. Đường tăng thỉnh kinh hư cấu và lịch sử

- Thân thế Đường tăng

- Họ Trần xuất gia

- Nguyên nhân đi thỉnh kinh

- Hai người hộ tống Đường tăng

- Con ngựa của Đường tăng

- Đường tăng bị cái nóng thiêu đốt

- Đường tăng là ngự đệ

- Các lần gặp cướp

- Các yêu quái ăn thịt người

- Kỳ thị tín ngưỡng

 - Về chùa Lôi âm

- Về việc kinh bị chìm xuống sông

- Bài văn của vua Đường Thái tông

- Kết quả cuộc thỉnh kinh

18. Hầu vương được hư cấu như thế nào?

- Giác ngộ lẽ vô thường

- Nhân duyên trò tìm được thầy

- Thầy hỏi mục đích đi tu của trò

-  Buổi sơ kiến thầy trò nói đến tánh

- Phải công quả trước khi thọ pháp

- Thầy sợ trò bị đồng môn ám hại

- Thầy ra ám hiệu hẹn giờ để bí mật truyền riêng pháp môn

- Truyền pháp xong thầy buộc trò lập tức ra đi

19. DƯ ÂM GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU

- Đọc Giải mã truyện Tây du

- Thêm một ngón tay chỉ mặt trăng

- Đôi điều góp ý...

- Cứ coi viết văn như làm... công quả

-  Mấy ý kiến khác...

- Sách tham khảo chọn lọc

 

Lời mở đầu

 Bản in mới (năm 2000) 

Văn dĩ tải Đạo. Truyện Tây du mượn chuyện thỉnh kinh, đấu phép, bắt yêu để chở chuyên đạo lý giải thoát của thánh hiền, tiên phật. Nói ngay như vậy là để lập tức xác định rằng siêu vượt lên cốt truyện đầy những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyện Tây du vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy về đạo pháp.

 Với một căn bản về Phật học và Lão học, nhất là Thiền học, khi đã gẫm suy, xét kỹ truyện Tây du, người đọc sẽ có dịp khám phá ra mật ngữ hình nhi thượng (esoteric) được che giấu tài tình, nằm ẩn khuất khéo léo sau những chương hồi gay cấn, tưởng chừng như chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu giải trí của đại chúng mà thôi.

Thật vậy, với người đọc truyện Tây du giữa hai hàng chữ, kỳ thư này sẽ dẫn dắt đi vào huyền nghĩa ẩn áo của đạo học phương Đông. Nói cách khác, Tây du ký của Ngô Thừa Ân cần được một lần khơi mở, để thử khám phá.

Thoạt đầu, căn cứ theo bộ tiểu thuyết mười tập của các dịch giả Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh (Nxb Văn học Hà Nội, in từ năm 1982 đến năm 1988), Giải mã truyện Tây du hình thành và được đăng dần trên tập san Văn hóa & Đời sống từ tháng 9-1991 đến tháng 4-1992, tổng cộng gồm chín bài:

 

1. Đường Tăng! Anh là ai?

 2. Trăng sao cửa động đá đầu non

 3. Ngọn gió trong lò

 4. Núi cao chi mấy núi ơi!

 5. Vạn năm chờ quả chín

 6. Bốn biển không yên cơn lửa trẻ

 7. Sáu bảy mười ba

 8. Nẻo về bên ấy

 9. Nỗi lòng giấy trắng

Khi Giải mã truyện Tây du xuất bản lần thứ Nhất (1993, 144 tr.), trong Phụ lục, sách được bổ sung ba bài:

1. Tâm lập

2. Hư thực đôi điều

3. Trường xuân Chân nhân Tây du ký

Không kể các bài điểm sách được in lại trong Dư âm Giải mã truyện Tây du, đến bản in lần thứ Nhì (Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 1995, 228 tr.), sách có thêm hai phụ lục khác:

1. Tây du ký có bài Lão tôn Phật không?

 2. Nói chuyện Trư Bát giới

Trong bản in lần thứ Ba này, ngoài một ít sửa chữa nhỏ, nội dung sách còn tiếp tục được bổ sung như sau:

– Bài Nỗi lòng giấy trắng bổ sung lời giải huyền nghĩa vì sao ở chùa Lôi âm, khi đòi Đường tăng dâng lễ vật hai vị tôn giả A nan và Ca diếp lại bảo: “Tay trắng trao kinh truyền đời người sau đến chết đói mất.”       

– Phần Phụ lục bổ sung thêm hai bài:

1. Đường tăng thỉnh kinh: hư cấu và lịch sử.               

2. Hầu vương trong Tây du ký được hư cấu như thế nào?

Người viết mong rằng những phần mới hiệu đính và tăng bổ trong bản in kỳ này sẽ có thể mang đến cho những người hâm mộ truyện Tây du niềm vui được thưởng thức và khám phá một danh tác bất hủ đời Minh, đã trải qua hơn bốn trăm năm tuổi.

Trân trọng,

Phú Nhuận, 18 tháng 4 năm 2000

LÊ ANH DŨNG

 

Về các ký hiệu rải rác trong sách 

Ký hiệu chỉ dẫn xuất xứ tham khảo được viết tắt bằng tên tác giả hay nhan đề tác phẩm. Kèm theo là năm xuất bản. Con số ở sau số năm chỉ số trang. 

Thí dụ:

[Hồng Phi Mô 1992: 25-30] tức là: Hồng Phi Mô, Đạo giáo trường sinh thuật. Trung Quốc: Chiết Giang cổ tịch xuất bản xã, 1992, tr. 25-30.

[TDK X 1988: 156] tức là: Ngô Thừa Ân, Tây du ký, tập X. Như Sơn, Mai Xuân Hải, và Phương Oanh dịch. Hà Nội: NXB Văn học, 1988.

Hai trang liệt kê Sách tham khảo chọn lọc cuối sách có  đầy đủ chi tiết về các ký hiệu quy ước này.

 

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét