Người Đẹp Ngủ Mê
Kawabata Yasunari viết: “Nàng ngủ, nàng không nói, nàng chẳng thấy khuôn mặt ông, chẳng nghe giọng nói ông... Và số phận ông nàng cũng chẳng mảy may biết đến”. Hơn hết, nhân vật chính cô đơn trong chính tâm thức của mình: “Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông”.
Cũng như nhân vật chính (người già trong tiểu thuyết) từ trong không gian tĩnh mịch và tăm tối của mật thất, tôi đọc và cảm nhận hết sức mơ hồ của thị giác, khứu giác, xúc giác kể cả hơi thở mong manh trinh nữ, cũng thấy mong muốn lắm sự truy tìm và nỗi luyến tiếc về sức sồng tràn trề đã từng có của đời người trong những năm tháng xa xưa, là sự hưởng thụ khoái lạc về thể xác cũng như khoái cảm tinh thần hết sức thuần khiết phiêu diêu và hư vô.
Nhứng hồi ức về ngày xưa thật phiêu diêu, hư vô và vô cùng thuần khiết,
Tranh của Gustav Klimt được in trên bìa ấn bản Người đẹp ngủ mê phát hành bởi Kodansha USA.
LỜI GIỚI THIỆUasunari Kawabata [1] sinh ngày 11 tháng 6 năm 1899 ở thành phố Osaka (Nhật). Bi kịch bao trùm những ngày thơ ấu, cái chết là chiếc nôi đung đưa tuổi trẻ ông. Giữa bi kịch và cái chết là nỗi cô đơn. Ông mất đột ngột bố mẹ, người em gái duy nhất và bà nội. Chỉ còn ông nội từ nay trông nom đứa cháu - từ bé đã tỏ ra ít nói. Nhưng người ông lại già nua, sắp mù lòa và đau yếu. Rồi đến lượt người ông chết đi. Kawabata chưa đầy mười lăm tuổi! Đó là hành trang chứa đựng những kỷ niệm khốn khổ người thiếu niên sẽ mang vào đời.Ông tìm đến văn học như nơi ẩn tránh trước thực tế tàn nhẫn. Và với lòng xúc cảm và sự thắm thiết - sau này giống như nhân vật tiểu thuyết của ông chống chọi với những "Người đẹp ngủ mê" (Les belles endormies, 1961) ông đi đi, về về trong hương khói mộ bia của những người yêu dấu đã qua đời. Thực vậy, ông có thể nói gì đây, nếu không là về cái chết - sự thật của cái chết mà ông vừa sống qua một cách mãnh liệt và được ông tái tạo trong "Nhật ký riêng tư ở tuổi mười sáu của tôi" (Le journal de ma seizème année, 1925)?Ít lâu sau ông rời thành phố. Sự cô đơn tự chọn dường như là điều duy nhất ông có thể chịu đựng được. Và ông không ngừng viết trong thời gian này, viết để che đậy nỗi buồn rầu, để cho đời mình một ý nghĩa hay chỉ giản dị là để biết được những khoảnh khắc hạnh phúc. Những tiểu thuyết đầu tiên ra đời gặt hái kết quả tốt, như "Cô vũ nữ xứ Izu" (La danseuse d'Izu, 1926). Nhà văn nơi ông đã tìm được giọng điệu của nhà duy mỹ và thoát bỏ được những nỗi đắng cay để thông cảm, hòa điệu với những gì xung quanh một cách tế nhị. Từ thái độ này phát sinh một minh triết đồng hành với ông cho tận cuối đời.Trong khi chờ đợi, ông hoạt động không mệt mỏi với rất nhiều sáng kiến, công việc khác nhau. Ông sáng lập các tạp chí văn học, phát động phong trào "cảm giác mới", rèn luyện nghệ thuật viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, truyện dài đăng nhiều kỳ và ngay cả truyện phim. Ông sáng tạo một thể loại mới lạ: "tiểu thuyết thu nhỏ".Sách tiếp tục ra đời và ông trở thành tiểu thuyết gia Nhật Bản lớn nhất lúc sinh thời: "Xứ tuyết" (Pays de neige, 1948), "Ngàn cánh hạc" (Nuée d'oiseaux blancs, 1952), "Tiếng núi rền" (Le grondement de la montagne, 1954) hay "Người đẹp ngủ mê" (1961)... Từ truyện này sang truyện kia bao giờ cũng có mặt nỗi cô đơn và cái chết, tình yêu và hoa tình, và bao giờ cũng nằm ở hậu cảnh là những gợi mở tinh tế về những vườn hoa, những phong cảnh, những mùa trong năm. Văn phong tự lột thoát dần theo chiều dài năm tháng đến độ trở thành hoàn toàn giản dị, hầu như trung lập. Ông là nhà văn chỉ quan sát, từ một khoảng cách, mối buồn phiền mỏng manh trong cuộc sống, với một thứ thụ động thanh thản. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, có phải Kawabata đã tìm được sự thanh thản cuối cùng? Phải nói sao đây, sự minh triết tuyệt đỉnh hay địa ngục tinh thần khi một nhà văn được hàng triệu người đọc mến mộ, được trao giải Nobel văn học vào năm 1968, lại tìm đến một căn hộ cho thuê nhỏ bé, chật chội và thê thảm, cách nhà riêng không xa, để từ bỏ cõi đời? Cuộc tự sát được sửa soạn tỉ mỉ và cô độc đó có thể đưa ông vào một cảnh giới khác, nhưng cảnh giới nào?"'Đâu khó gì đi vào cảnh giới của chư Phật, khó thực sự là vào được cảnh giới của ngạ quỷ' [2]... Bất cứ người nghệ sĩ nào khao khát cái thật, cái tốt và cái đẹp như là mục tiêu tối thượng trong cuộc hành trình tìm kiếm gian nan của mình tất nhiên đều bị ám ảnh với ước vọng tìm cách phá cái lối vào khó khăn này của cảnh giới ngạ quỷ, và cái ý tưởng này, bí mật hay hiển lộ, nằm chông chênh giữa nỗi sợ hãi và lời nguyện cầu" [3].Ông già Eguchi đi vào cảnh giới nào khi ông bước chân qua ngưỡng cửa căn phòng "Người đẹp ngủ mê"? Tiểu thuyết này, xuất bản năm 1961, miêu tả cuộc tìm kiếm của những ông già thiếu thốn những niềm vui thân xác. Trong một ngôi nhà đầy bí ẩn, họ trải qua một đêm bên cạnh cô gái trẻ ngủ mê. Nhưng nàng không buông mình vào giấc ngủ tự nhiên đâu. Bị thiếp bằng một loại thuốc mạnh, nàng ngủ thẳng một mạch và không thể biết ai là người khách qua đêm. Những ông già này, tức những "lão khách tin cậy được", bước vào căn phòng bí mật của những người đẹp ngủ mê như vào ngôi đền những nữ tu. Và ở đấy, bên cạnh những búp bê sống này, có lẽ họ tìm lại được những ảo ảnh của thời tuổi trẻ, của sinh lực đã lụi tàn, của cuộc phiêu lưu chắc là cuối cùng, "giống như ngủ với một ông Bụt vô hình" vậy. Không hổ thẹn, không ngượng ngùng, không chút mặc cảm tội lỗi, những ông già đã không còn sức làm đàn ông nữa tìm được nơi đây cơ hội cuối cùng, một tặng phẩm của đời.Những đêm trong căn phòng lạc thú, ông già Eguchi có dịp nhớ về những người đàn bà đã đi qua đời mình, và đắm chìm trong trầm tư mặc tưởng. Để mà, biết đâu đấy, ở ngưỡng cửa cái chết, tìm được vị dịu ngọt của những ngày thơ ấu và sự tha thứ cho những lỗi lầm.Nhật Chiêu.
CHÚ THÍCH
[1] Khang thành Xuyên Đoan.
[2] Lời của thiền sư Nhật Ikkyu (Nhất Hưu) (1394-1481).
[3] Trích lời phát biểu của Kawabata khi nhận giải Nobel ở Stockholm, 1968.
Lời Giới Thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét