Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Ngôi chùa Phật giáo Bắc Bộ

 

Ngôi chùa Phật giáo Bắc Bộ

          Về kiến trúc công trình chùa Bắc Bộ: Cơ bản, ngôi chùa được xây dựng có vị trí đắc địa, có núi sông, hay ở những nơi cao, thoáng, những nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, lại có môi trường xã hội thuận tiện cho các chư tăng tu dưỡng và giáo hóa chúng sinh. Thiền sư Pháp Loa đã nói rõ: “Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì phải chọn cảnh chùa mà trụ trì, tránh những nơi nước độc non thiêng. Cảnh có bốn điều: Một là nước, hai là lửa, ba là lương thực, bốn là rau. Đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ảo mà xa thì không ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, để dưỡng thân, nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thảnh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”.

Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

          Cấu trúc chùa thường bắt đầu từ Tam quan với ba cửa biểu hiện ba cách nhìn huyền diệu của Phật giáo về thế gian. Một số chùa lớn như chùa Keo ở Thái Bình sau Tam quan ngoại còn có Tam quan nội. Qua Tam quan sẽ vào khu vực chính đó là Tam bảo với ba tòa Tiền dường, Thiêu hương và Thượng điện, gắn với nhau theo kiểu chữ Công và chữ Đinh tạo một không gian nội thất chung, cũng có khi theo kiểu chữ Tam. Ngoài ra có nhiều khu vực phụ mà đa phần là hành lang hai bên và thường có hậu đường ở đằng sau. Hành lang thường bày tượng La hán. Hậu đường có thể chia từng phần nhà Tổ, nhà Tăng và điện Mẫu. Ngoài ra một số chùa lớn thờ thêm các vị Thánh có nhiều gắn bó với Phật giáo, khi đó trong chùa có thêm một số tòa nhà nữa phân bố theo kiểu Tiền thần hậu Phật, hoặc Tiền Phật hậu Thánh, như chùa Keo Thái Bình – Nam Định, chùa Bối Khê – Hà Nội, chùa Trăm gian – Hà Nội,… Hầu hết các chùa có chuông đồng khá to treo ngay ở Tiền đường, một số chùa xây gác chuông kết hợp với Tam quan như chùa Đậu – Hà Nội, hoặc riêng trên trục chính của Tam bảo ở phía trước như chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, hoặc ở phía sau như chùa Keo – Thái Bình, có khi lại có thêm cả gác khánh, gác trống xây đối diện với gác chuông như chùa Ninh Hiệp – Hà Nội có Gác chuông – Gác khánh, chùa Thầy – Hà Nội có gác chuông – Gác trống. Chùa còn xây tháp, một số chùa, Tháp cũng là nơi thờ Phật được xây cao trội lên và ở phía trước như Tháp Phổ Minh – Nam Định; tháp Cổ Lễ – Nam Định. Tháp là mộ của các sư thì sẽ xây bên cạnh hoặc phía sau chùa.

Tam quan ngoại chùa Keo

          Bài trí tượng thờ: Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Khác biệt trong bài trí tượng thờ không chỉ ở quy mô của Phật điện mà còn do ảnh hưởng của tông phái, do trình độ của người trụ trì, do được cúng tiến…


          
Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn,… Một Phật điện thông thường gắn liền với khu Tam Bảo chữ Công thường được bố trí các tượng pháp theo nguyên tắc các lớp từ ngoài vào trong (cũng là từ thấp lên cao) gồm các nhân vật gần gũi với chúng sinh đến những nhân vật lý tưởng; các lớp luôn lấy hàng giữa dành cho nhân vật trung tâm, hai bên là nhân vật phù trợ theo thứ tự trái trước phải sau (trái, phải theo nhân vật ở giữa, tức nhìn ra cửa).

Hai tượng Hộ Pháp, Khuyến Thiện (trái) và Trừng Ác (đất nung) tại chùa Thầy.

          Tiền đường, là các gian bên trái, trước hết là bộ tượng Hộ pháp gồm hai vị thần bảo vệ pháp báu của Đức Phật đó là vị Khuyến thiện bên trái khuyên mọi người làm điều thiện. Vị Trừng ác bên phải tay cầm vũ khí, giới răn mọi người bỏ ác.

Tượng đức ông

          

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

Bộ ảnh hiếm ngày xưa của lăng vua Minh Mạng (Hiếu lăng)

Bộ ảnh hiếm ngày xưa của lăng vua Minh Mạng (Hiếu lăng)

– Lăng có cảnh quan đẹp nhất ở đế đô Huế


Lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Công trình này được đánh giá là lăng vua triều Nguyễn có cảnh quan đẹp nhất.

Trong 13 đời vua triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng trị vì đất nước được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng, hùng mạnh nhất. Trong hai mươi năm trị vì, vua đã thay đổi nhiều việc, từ đối nội, đối ngoại cho đến những cải cách kinh tế chính trị xã hội. Với 142 người con, vua Minh Mạng được xem là vị vua có nhiều con nhất sử Việt.

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, chỉ 7 năm sau đó nhà vua đã tính tới việc xây lăng tẩm cho chính mình.

Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng, cách trung tâm thành phố Huế 12 km.

Địa điểm đã được đề xuất từ năm 1827, và phải mất ròng rã gần 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này.

Vua Minh Mạng cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

Về mối u tình của Tào Thực với người chị dâu

 

Một phần bức tranh Lạc Thần phú đồ - Cố Khải Chi.

Về mối u tình của Tào Thực với người chị dâu

Phạm Xuân Hy

A- Lăng Ba Vi Bộ (淩波微步)

Trong tiểu thuyết võ hiệp «Thiên Long Bát Bộ» của Kim Dung, nhân vật Đoàn Dự có thế võ khinh công tuyệt kỹ gọi là «Lăng Ba Vi Bộ».

Thật ra, bốn chữ này không phải do Kim Dung sáng tạo ra, mà ông đã mượn bốn chữ này  trong một  bài phú nổi tiếng lãng mạn trữ tình, được các văn học giả Trung Quốc xưng tụng là bài phú kiệt tác của thời nhà  Ngụy đời Tam Quốc, tức là bài “Cảm Chân Phú” do Trần Tư Vương Tào Thực, một đại văn hào tài hoa phóng khóang viết ra vào năm 223.

Có nhà phê bình văn học cho rằng thông qua nữ thần sông Lạc Thủy, tác giả đã sử dụng nhiều mỹ từ, trí tưởng tượng phong phú, kể lại sự tương ngộ lãng mạng trong mơ của ông với Mật Phi, vị nữ thần của sông Lạc thủy, từ vóc dáng tiêu sái thóat tục, phẩm hạnh đoan chính trang nhã, bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng, đến chuyện tác giả được nữ thần đem gối đầu ra tặng, và nỗi lòng tương tư  thương nhớ của ông khi hai người chia tay nhau,  mà về sau có người cho đó, chính là hình ảnh của Chân thị,  người chị dâu, vợ Ngụy Văn Đế Tào Phi, mà ông đã đem hết lòng ngưỡng mộ.

Bài phú này cũng trở thành đề tài tranh luận lâu đời về mối u tình của ông với Chân Hoàng Hậu.

Ở đây tôi  chỉ xin trich một đọan ngắn, trong bài phú, đó là lời Tào Thực kể lại cho người đánh xe ngựa của mình, về thể thái, dáng đi, điệu bộ, sắc diện của Nữ Thần Sông Lạc mà ông đã mơ thấy:

休迅飛鳧,飄忽若神,;淩波微步,羅襪生塵。動無常則,若危 若安。進止難期,若往若。轉眄流精,光潤玉顏。含辭未吐,氣若幽蘭。華容婀娜,令我忘餐

Hưu tấn phi phù, Phiêu hốt như thần, Lăng ba vi bộ, la mạt sinh trần, động vô thường tắc, nhược nguy nhược an, tiến chỉ nan kỳ, nhược vãng nhược hoàn, chuyển miện lưu tinh, quang nhuận ngọc nhan, hàm từ vị thổ, khí như u lan, hoa dung a na, lịnh ngã vong sán

Tạm dịch:

Nàng (tức nữ thần Lạc thủy) có vóc dáng nhẹ nhàng như ngỗng trời bay, ẩn hiện vô thường, biến ảo quỷ xuất thần một. Chân lướt  trên sóng, đi những bước nhanh nhẹn nhỏ bé, tiến  về phía ta, làm bụi nước bay  lên  bám vớ  lụa như những giọt thủy châu.Hành vi, cử chỉ, đều lạ kỳ không chuẩn mực. Tưởng như hấp tấp, mà  hóa ra nhàn nhã. Tiến thoái, động tĩnh đều như không định trước. Có lúc, ta tưởng  nàng như sắp dời xa mà hóa ra lại gần. Rồi nàng đưa mắt nhìn ta, dung nhan như ngọc nhuận, ôn hòa mà thanh khiết. Miệng như muốn nói, mà  e ấp thẹn thù. Hương thơm như u lan tán phát. Phong thái yêu kiều khả ái, khiến lòng ta đắm đuối si mê, quên ăn mất ngủ.

Mấy chữ  “ - Lăng Ba Vi Bộ”, trong bài phú này đã được Kim Dung mượn để đặt tên cho miếng võ khinh công trấn môn, tuyệt kỹ của Đoàn Dự  trong Thiên Long Bát Bộ như trên đã trình bầy.

Thực tế, trong võ thuật, không hề có thế võ nào mang tên là “Lăng Ba Vi Bộ”. Đây là  chữ, là ngôn ngữ, của Tào Thực. Cũng thế, Đoàn Dự trong «Thiên Long Bát Bộ», cũng chỉ là một nhân vật “ảo”, của Kim Dung. Nhân vật  “thật”, Đoàn Dự, là một hoàng đế của nước Đại Lý, như đã trình bầy ở trên.

 

BÍ ẨN “LẠC THẦN PHÚ"

 

Một phần bức tranh Lạc Thần phú đồ - Cố Khải Chi.

BÍ ẨN “LẠC THẦN PHÚ"

 

          Lạc thần phú 洛神赋  là tác phẩm đại biểu của thể loại phú trong văn học thời Kiến An 建安 (1). Cấu tứ toàn bài phú thần kì, lời văn tươi đẹp, được người đời sau khen là giai tác truyền thế có thể sánh với Cửu ca – Tương quân 九歌 湘君 của Khuất Nguyên 屈原. Nhưng nguyên nhân nào đã kích phát nhiệt tình của tác giả đương lúc ở vào nghịch cảnh như thế? Chủ đề của Lạc thần phú là gì? Cả ngàn năm nay vẫn là đề tài mà các tao nhân mặc khách tranh luận không thôi.

          Tào Thực 曹植 (192 – 232), tự Tử Kiến 子建, con thứ 3 của Tào Tháo 曹操, em của Tào Phi 曹丕, người nước Bái  (nay là huyện Bạc  tỉnh An Huy 安徽). Tào Thực lúc nhỏ đã có văn tài, Tào Tháo rất sủng ái, có dạo định lập làm thái tử. Về sau Tào Phi 曹丕, Tào Duệ 曹睿nối nhau làm đế, Tào Thực bị nghi kị áp bức, u uất mà chết. Những tác phẩm thời kì đầu của Tào Thực biểu hiện sự động loạn của xã hội và hoài bão của mình, tác phẩm thời kì sau tràn đầy tình cảm phẫn kích, thường thông qua phương pháp tỉ hứng để bày tỏ nỗi bất bình mà tác giả bị áp chế và tâm tình muốn giải thoát tự do cá nhân.

          Lạc thần là nữ thần sông Lạc  trong truyền thuyết cổ đại, còn gọi là Lạc Tần 雒嫔, tên là Phục Phi 宓妃 (2). Trong Văn tuyển 文选,  Lí Thiện 李善 chú dẫn lời của Như Thuần 如淳:

Phục Phi, Phục Hi thị chi nữ, nịch tử vu Lạc thuỷ, vi thần.

宓妃伏羲氏之女溺死于洛水为神.

(Phục Phi là con gái của Phục Hi thị, chết đuối ở sông Lạc, hoá làm thần)

          Truyền thuyết nói rằng bà là vợ của Hà Bá 河伯, từng cùng với Hậu Nghệ 后羿 - vị anh hùng bắn mặt trời, yêu nhau.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia

 

GS Trần Quốc Vượng

       Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia

 (Kinh nghiệm điền dã)

(Trích $15. TRONG CÕI, Tác giả: GS. Trần Quốc Vượng) 

Đây là một thể nghiệm tri thức bất ngờ của tôi trong khi đi công tác điền dã ở đồng bằng Bắc bộ trong mấy năm qua.

Bất ngờ, vì tôi không dự kiến trước và cũng không định nhằm vào đó khi đi điền dã (thường trước hay trong mỗi công cuộc điền dã, tôi thường hoạch định, ít nhất là trong đầu óc, một dự tính tìm tòi nào đó, về khảo cổ, lịch sử hay là folklore...).

Bất ngờ, vì trong phạm vi sách vở mà tôi đọc được ở Việt Nam, tôi chưa thấy ai viết về vấn đề này trong tiểu sử của các vị trí thức nho gia của Việt Nam mà tôi sẽ kể ra dưới đây.

Tôi không khẳng định rằng những điều tôi viết ra dưới đây là những sự thực lịch sử (vérités historiques) - theo cái nghĩa là vì chúng đã không được ghi chép lại trong một tài liệu nào đó ở đương thời, hay ở một thời kỳ tương đối muộn hơn, trong chính sử, dã sử, hay là địa phương chí...

Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại mà nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu dân gian học (folkloriste) chứ không phải là một nhà sử học trong trường hợp này, tôi có quyền coi chúng là những đối tượng sưu tập và nghiên cứu của mình hay đó là cái "sở tri" của tôi, với tư cách một chủ thể "năng tri".

Nó có thể có ích trong việc nghiên cứu Folklore Việt Nam hay trong việc tìm hiểu tâm thức dân gian Việt Nam hiện vẫn còn sống động.

Nói theo kiểu Pháp, những điều tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực qua công tác điền dã dưới đây là thực mà không chắc là thực. Ngồi rỗi ở Cornell thì viết chơi, vậy thôi...

Tôi bắt đầu từ câu chuyện vị tiến sĩ vô danh ở làng Đường Lâm, nay thuộc huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội.

Vô danh, vì dân làng quên tên vị tiến sĩ này rồi và vì tôi cũng không biết. Có thể biết (dù có hay không một vị tiến sĩ của Đường Lâm), nếu ta chịu khó tra cứu danh sách các tiến sĩ Đại Việt qua sách Đăng Khoa Lục, hiện tàng trữ ở Thư Viện Khoa Học Xã Hội Trung Ương, hay qua việc lần tìm tên tuổi các vị tiến sĩ ở 82 tấm bia "Tiến sĩ đề danh" hiện còn đặt để ở Văn Miếu Hà Nội. Nhưng tôi cũng chưa làm được việc này (vì làm biếng mà thôi).

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Địch Công kỳ án

Robert van Gulik và Thủy Thập Phương (vợ) năm 1946.

Nhà ngoại giao người Hà Lan Robert van Gulik, người đã từng làm việc nhiều năm tại Trung Quốc và Nhật Bản. Ông đã tìm hiểu nền văn học dân gian ở đây và bị ấn tượng bởi nhân vật lịch sử Địch Nhân Kiệt - một vị thần thám thời nhà Đường. Những câu chuyện cổ trong biên niên sử Trung Hoa về vị quan án nổi tiếng này là nguồn cảm hứng để ông sáng tác nên bộ kiệt tác Địch Công kỳ án trứ danh.

Địch Công kỳ án là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã hóa giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng. Bộ tiểu thuyết được xem là đã hội tụ và đức kết những gì tinh hoa nhất giữa hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây. Dưới đây là tên 16 tập của bộ tiểu thuyết:
01. Hoàng Kim án (The Chinese Gold Murders)
02. Tứ bình phong (The Lacquer Screen)
03. Thuyền hoa án (The Chinese Lake Murders)
04. Đạo quán có ma (The Haunted Monastery)
05. Bí mật quả chuông (The Chinese Bell Murders)
06. Ngự châu án (The Emperor's Pearl)
07. Ngọc xuyến án (Necklace and Calabash)
08. Hồng lâu án (The Red Pavilion)
09. Thi nhân và sát nhân (Poets and Murder)
10. Mê cung án (The Chinese Maze Murders)
11. Bóng ma trong chùa (The Phantom of the Temple)
12. Thiết đinh án (The Chinese Nail Murders)
13. Địch Gia bát án (Judge Dee at Work)
14. Hầu tử và lão hổ (The Monkey and the Tiger)
15. Hoa văn cây liễu (The Willow Pattern)
16. Quảng Châu án (Murder in Canton)