Ngôi chùa Phật giáo Bắc Bộ
Về kiến trúc công trình chùa Bắc
Bộ: Cơ bản, ngôi chùa được xây dựng có vị trí đắc địa, có núi sông, hay ở những
nơi cao, thoáng, những nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, lại có môi trường xã hội
thuận tiện cho các chư tăng tu dưỡng và giáo hóa chúng sinh. Thiền sư Pháp Loa
đã nói rõ: “Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì phải chọn cảnh chùa mà trụ trì,
tránh những nơi nước độc non thiêng. Cảnh có bốn điều: Một là nước, hai là lửa,
ba là lương thực, bốn là rau. Đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không
gần nhân gian mà cũng không xa nhân gian, vì gần thì ồn ảo mà xa thì không ai
giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, để dưỡng thân, nuôi tính, tâm
linh sáng suốt, trường dưỡng thảnh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”.
Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Cấu trúc chùa thường bắt đầu từ Tam quan với ba cửa biểu hiện ba cách nhìn huyền diệu của Phật giáo về thế gian. Một số chùa lớn như chùa Keo ở Thái Bình sau Tam quan ngoại còn có Tam quan nội. Qua Tam quan sẽ vào khu vực chính đó là Tam bảo với ba tòa Tiền dường, Thiêu hương và Thượng điện, gắn với nhau theo kiểu chữ Công và chữ Đinh tạo một không gian nội thất chung, cũng có khi theo kiểu chữ Tam. Ngoài ra có nhiều khu vực phụ mà đa phần là hành lang hai bên và thường có hậu đường ở đằng sau. Hành lang thường bày tượng La hán. Hậu đường có thể chia từng phần nhà Tổ, nhà Tăng và điện Mẫu. Ngoài ra một số chùa lớn thờ thêm các vị Thánh có nhiều gắn bó với Phật giáo, khi đó trong chùa có thêm một số tòa nhà nữa phân bố theo kiểu Tiền thần hậu Phật, hoặc Tiền Phật hậu Thánh, như chùa Keo Thái Bình – Nam Định, chùa Bối Khê – Hà Nội, chùa Trăm gian – Hà Nội,… Hầu hết các chùa có chuông đồng khá to treo ngay ở Tiền đường, một số chùa xây gác chuông kết hợp với Tam quan như chùa Đậu – Hà Nội, hoặc riêng trên trục chính của Tam bảo ở phía trước như chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, hoặc ở phía sau như chùa Keo – Thái Bình, có khi lại có thêm cả gác khánh, gác trống xây đối diện với gác chuông như chùa Ninh Hiệp – Hà Nội có Gác chuông – Gác khánh, chùa Thầy – Hà Nội có gác chuông – Gác trống. Chùa còn xây tháp, một số chùa, Tháp cũng là nơi thờ Phật được xây cao trội lên và ở phía trước như Tháp Phổ Minh – Nam Định; tháp Cổ Lễ – Nam Định. Tháp là mộ của các sư thì sẽ xây bên cạnh hoặc phía sau chùa.
Tam quan ngoại chùa Keo |
Bài trí tượng thờ: Các lớp tượng
cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong
không gian chùa. Khác biệt trong bài trí tượng thờ không chỉ ở quy mô của Phật
điện mà còn do ảnh hưởng của tông phái, do trình độ của người trụ trì, do được
cúng tiến…
Hai tượng Hộ Pháp, Khuyến Thiện (trái) và Trừng Ác (đất nung) tại chùa Thầy. |
Tiền đường, là các gian bên trái,
trước hết là bộ tượng Hộ pháp gồm hai vị thần bảo vệ pháp báu của Đức Phật đó
là vị Khuyến thiện bên trái khuyên mọi người làm điều thiện. Vị Trừng ác bên
phải tay cầm vũ khí, giới răn mọi người bỏ ác.
Tượng đức ông |
Gian hồi trái, cạnh khuyến thiện là tượng Đức ông tức Long thần, trực tiếp bảo vệ các tài sản nhà chùa và coi giữ đất Phật. Hai bên Đức ông là bộ tượng Già Lam – Chân Tế là hai vị thần hộ vệ Đức ông giữ gìn Phật pháp, bảo hộ con người. Bên cạnh tượng Trừng ác là Thánh Tăng, là hai vị đại diện cho hàng tăng chúng để truyền kinh pháp của Đức Phật cho chúng sinh. Hai bên Thánh Tăng là hai vị Điễm Nhiên – Đại Sĩ tượng trưng cho quỷ đói và những người tiên nghe tụng pháp môn- đà- na- ni để mọi người no đủ.
Tượng Thánh tăng chùa Sẻ- Hà Nội |
Tòa thứ hai là Thiêu hương để nhà sư thắp hương gõ mõ tụng kinh. Dọc hai bên tường là hai nhóm tượng. Nhóm bên trái là Giám Trai, tức vị thần trông nom việc ăn uống của các sư tăng, con bên phải là Thổ Địa trực tiếp trông nom đất đai trong khuôn viên chùa. Còn trong là 10 pho Diêm vương chia thành hai hàng ngồi đối diện, đó là các vị cai quản mười cửa ngục hồn người chết đều phải qua đó để định công luận tội cho đầu thai vào kiếp tương ứng.
Thượng điện thờ chính ở gian giữa
và thờ phụ hai bên. Thông thường ở gian giữa các lớp bày từ ngoài vào trong, từ
thấp đến cao gồm các nhân vật từ chỗ gần với con người tiến đến mẫu mực lý
tưởng.
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn |
Hàng dưới cùng, ở giữa là tượng
Thích Ca sơ sinh đứng trên bông sen, tay phải chỉ đất, tay trái chỉ trời, một
số chùa còn có 9 con rồng nên gọi là tượng Cửu Long. Hai bên thường có tượng Đế
Thích và Phạm Thiên là vua cõi trời xuống đón mừng Thích Ca ra đời. Có chùa
tượng Thích ca sơ sinh đặt giữa 4 tượng tứ thiên vương là Trị quốc thiên vương
ở phía Đông, Tăng trưởng Thiên vương ở phía Nam, Quảng Mục thiên vương ở phía
Tây và Đa văn thiên vương ở phía Bắc là bốn vị trông coi ở tầng trời thấp nhất;
hoặc 4 vị Bồ tát là Quyển – Sách – Ái – Ngữ ở bốn phương của thế giới biểu hiện
cho Từ – Bi – Hỉ – Xả.
Hàng thứ hai, du nhập từ Đạo giáo
vào chùa gồm Ngọc hoàng Thượng đế, là bên trái là Nam Tào trông coi sổ sinh,
bên phải có Bắc Đẩu quản sổ tử, gắn với sinh mệnh của con người.
Hàng thứ ba thường được bày bộ
tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm tượng đức Phật Như Lai đội mũ Tì lư, xua tan u
ám, nuôi dưỡng vạn vật, giúp chúng sinh hoàn thành mọi sự nghiệp. Hai hiệp sĩ
đứng hầu là Bồ tát Văn Thù ở bên trái và bồ tát Phổ Hiền ở bên phải.
Hàng thứ tư, là bộ tượng Nhất
Phật Vị tôn giả gồm Đức Thích Ca thành đạo thường được gọi là Phật Thế Tôn ở
giữa và hai đệ tử sau này là Tổ thứ nhất đó là Ca Diếp ở bên trái và Tổ thứ hai
là A Nan Đà ở bên phải.
Hàng thứ năm, là bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm
Đức phật A Di Đà ở giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm đại từ đại bị giàu lòng
thương người, bên phải là Bồ Tát Đại Thế chí tiêu biểu cho trí tuệ, để tiếp dẫn
chúng sinh về nơi cực lạc. Hàng tượng trên cùng, cao nhất là bộ tượng Tam thế
gồm ba pho tượng Phật tượng trưng cho “Tam thế tam thiên Phật” tức ba ngàn Đức
Phật trong ba đời là quá khứ, hiện tại và tương lai. Một số chùa lớn, hai bên
thượng điện rộng còn bày tượng các vị Tổ kế đăng trong 28 vị tổ người Ấn Độ.
Những ngôi chùa rộng có hành lang dài ở hai bên thường bày tượng 18 vị La Hán
và các vị Tổ kế đăng gần giống nhau. Ở đầu hồi các tòa Tiền Đường hoặc Thượng
điện, nhiều chùa còn có tượng Hậu, tức là những người đã cúng tiền hoặc ruộng
vào chùa được dân tình bầu làm Hậu Phật, đảm bảo lễ tiết, cúng giỗ cho. Phía
sau hoặc bên cạnh các khu thờ trên còn có Hậu đường làm nhà Tổ hoặc điện Mẫu. (ThS. Chử Thị Kim
Phương – ThS. Trần Anh Châu)
Tác giả Hiếu Trần |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét