Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Quà tặng từ thượng đế

Tranh Lê Thiết Cương 
Quà tặng từ thượng đế
Truyện ngắn Võ Thị Hảo
Thế là anh đã bay rồi.
Chiếc máy bay Boing 767 nuốt anh vào bụng, lao vụt đi. Còn lại cho nàng một vực thẳm hun hút trống hoang giữa trời. Cái miệng phễu tham lam há hoác trong đường vằn khói bắt đầu tan ra, lổn nhổn tựa những tảng đất sét trắng mới được cày vỡ trên cánh đồng xanh băng giá.
Không một tiếng nhắn gọi. Không gian câm lặng. Bao nhiêu lời yêu thương không thể cất lên. Cổ họng tắc nghẹn.
Cứ thế. Anh lao vút vào cõi trời. Biển xanh lặng lẽ nhìn từ trên cao như chết lịm. Bay qua bờ biển Nhật bản vừa có đợt sóng thần dìm chết gần ba mươi ngàn sinh mạng. Xuyên qua đám mây phóng xạ, lướt như mê sảng trên những thây người nát bấy dưới đống hỗn mang. Trước khi động đất và sóng thần ập đến, dưới kia có vô số người đang cười đang khóc hoặc yêu đương. Bây giờ, dưới xa kia, anh nhìn thấy vô số linh hồn bay lượn trên mặt biển. Anh đưa tay vẫy chào họ. Nhưng họ chẳng để ý anh. Họ đã quên kiếp sống trước. Họ chẳng việc gì phải nhớ rằng trên đời lại có những thứ tầm thường và phi lý như một chiếc máy bay.

Mọi cảm thán của loài người cũng đều câm bặt. Nơi đây, trên cao này, vô nghĩa là lời và mạng người! Còn dưới kia, chỉ còn là một hơi thở dài sườn sượt âm u thổi kéo lê qua biển, qua đồng bằng qua rừng núi qua muôn vạn kiếp thương đau.

Võ Thị Hảo: Huyền ảo, độc tài và tội ác


Võ Thị Hảo: Huyền ảo, độc tài và tội ác
Thụy Khuê

Dưới tựa đề khá xếch- xy Ngồi hong váy ướt là một tập 17 truyện ngắn, với những bức tranh siêu thực hoang vu, ngập mùi tử khí, viết từ ngòi bút của một người đàn ông đã chết "chấm bút lông vào mạch máu đang chảy ở khuỷu tay mình viết lên những trang giấy trắng", về cái thế giới mà ông ta đã sống.
Sau hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản. 
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An, nổi tiếng trên văn đàn với các tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, 1992, Chuông vọng cuối chiều, 1994, Người sót lại của rừng cười, truyện dài Giàn thiêu, 2003, vv...

NGHỊCH TỬ


Tranh của hoạ sĩ Lê Thiết Cương.

NGHỊCH TỬ

Truyện ngắn của Võ Thị Hảo

Văn Việt:  Nhà văn Võ Thị Hảo sinh tại Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, hiện đang sống tại Hà Nội. Chị viết tiểu thuyết, truyện ngắn, viết báo, viết kịch bản phim, vẽ tranh sơn dầu…
Tác phẩm:
Truyện ngắn: Biển cứu rỗi, Người sót lại của Rừng Cười, Tuyển tập truyện ngắn Võ Thị Hảo, Ngậm cười… Góa phụ đen, Hồn trinh nữ, Võ Thị Hảo – Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Ngồi hong váy ướt…
Tiểu thuyết: Giàn thiêu, Dạ tiệc quỷ.
Kịch bản phim: Võ Thị Hảo – Kịch bản phim truyện.

Khuỵu chân, đổ gục.
Vành móng ngựa.
Mắt Kinh nhoè nhoẹt. Kể từ ngày chỉ còn một con mắt, Kinh không có cách gì phân biệt được cái chất dịch cứ thỉnh thoảng rỉ ra nơi mắt mình là nước mắt, huyết tương hay máu.
Cũng không thể nhìn rõ các gương mặt. Không phân biệt được già trẻ trai gái. Thứ Kinh nhìn rõ nhất là những nắm đấm. Như vô số chiếc vồ đập đất. Bạt ngàn cánh tay. Thực ra là một rừng dùi đục bằng thịt, đang vung cao, theo nhịp của tiếng thét căm hờn từ đám người ngồi dưới kia.
Ngoài sân, bao quanh khuôn viên toà án, cũng đông đặc những nắm đấm, những chiếc vồ đập đất và những chiếc dùi đục được đẽo bằng xương, gân và rốt cục, được bọc bằng da người.
 ***

Sóng từ trường Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi


Sóng từ trường
Võ Thị Hảo,
vầng trăng mồ côi

Thụy Khuê
     Võ Thị Hảo xuất hiện năm 1993 qua tập truyện ngắn Biển Cứu Rỗi do nhà xuất bản Hà Nội phát hành. Tác phẩm đoạn tuyệt cuộc chiến đã qua và khai chiến với hòa bình hiện tại. Mười hai truyện ngắn với bút pháp chắc nịch, những nhân vật rờn rợn, điên người, trong không khí hậu chiến của một đất nước ham sống, sợ chết, một đất nước muốn vươn lên nhưng cứ rũ ra, gục xuống, ôm bụng cười sặc sụa, cười ằng ặc trong bàn tay đùa dai của tử thần chơi trò ú tim bóp cổ.

     Võ thị Hảo thuộc thế hệ chối bỏ cổ tích, không tin "thần thoại chiến trường". Chị viết với niềm tin của chị về một xã hội tan chiến nhưng chưa tàn chiến.

VÀI NÉT VỀ VÕ THỊ HẢO QUA LỜI GIỚI THIỆU CỦA UYÊN THAO



VÀI NÉT VỀ VÕ THỊ HẢO QUA LỜI GIỚI THIỆU CỦA UYÊN THAO 

Bút danh Võ Thị Hảo trở nên quen thuộc không chỉ do thái độ bất khuất trước các hiểm họa đe dọa cuộc sống an lành của con người mà còn qua các sáng tác văn học độc đáo từ tố chất nội dung tới phong cách nghệ thuật. 

Võ Thị Hảo sinh ngày 13 tháng 4 năm 1956 tại nguyên quán Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An, từ năm 1973 là sinh viên Văn Khoa Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. 

Sau khi tốt nghiệp năm 1977, Võ Thị Hảo tham gia sinh hoạt báo chí với các vai trò biên tập viên, phóng viên, và năm 2002 được trao vai trò phó tổng biên tập một tạp chí nhưng chỉ sau ba tháng đã rời bỏ chức vụ này, vì từ chối yêu cầu gia nhập Đảng Cộng Sản. 

Năm 1989, Võ Thị Hảo khởi sự góp mặt trong dòng văn học nghệ thuật với các sáng tác ngắn đăng tải trên báo. Năm 1992, tác phẩm đầu tay Biển Cứu Rỗi được xuất bản và Võ Thị Hảo mau chóng xác định vị thế trong làng văn. 

Tới nay, Võ Thị Hảo đã xuất bản gần 20 tác phẩm gồm hầu hết là truyện ngắn, ba kịch bản phim và cuốn tiểu thuyết dã sử Giàn Thiêu. 

Dị sắc hiển lộ của nghệ thuật sáng tác Võ Thị Hảo là cách ly với vùng trời nghệ thuật từng bao trùm sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam từ thập niên 1930 mà nét đặc trưng có thể tóm gọn theo một phát biểu trước đây của Nhất Linh: Hai tiêu điểm trong nghệ thuật văn chương là đơn giản và trong sáng.

Hai tiêu điểm đơn giản, trong sáng là đòi hỏi mà người sáng tác văn học không chỉ riêng tại Việt Nam theo đuổi và đã khởi từ nhiều thế kỷ trước so với cột mốc văn học Việt Nam 1930. 
Cho tới thời điểm hiện nay, hai tiêu điểm này chưa rời vị trí chủ đạo, bất kể qua nhiều đoạn đường thời gian từng xuất hiện không ít người nỗ lực mở ra những khung trời nghệ thuật với các đặc trưng mới. 

Võ Thị Hảo chính là một tác giả trong đội ngũ cầm bút chia xẻ ý hướng này. 

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Chân dung một văn nô kệch cỡm


Chân dung một văn nô kệch cỡm
Th10 7, 2019
Phạm Thị Hoài biên soạn
Lời cảm ơn: Chân dung này được ghép từ những thông tin và nhận định nghiêm túc của nhiều tác giả, đã công bố trên báo chí và truyền thông tiếng Việt trong nước và hải ngoại. Tôi mong không bị khép vào tội đạo văn, vì đã không trực tiếp xin phép từng người khi sử dụng lại sản phẩm trí tuệ của họ tại đây, song hi vọng họ có thể kiêu hãnh tự nhận ra mình dù năm tháng đã khiến chúng ta phần nào thay đổi.
Phạm Thị Hoài
Ảnh chụp tháng 4 năm 1984, tại Viện Sử học (ảnh trên trang Giao Blog)
(Phạm Thị Hoài Nam đeo kính ở hàng ngồi)

Phạm Thị Hoài sinh năm 1960 tại Gia Lộc, Hải Dương. Cha người Nông Cống, Thanh Hoá, gọi tên tay sai bán nước Phạm Quỳnh là bác; ông nội làm đốc học tỉnh Thanh từng cộng tác chặt chẽ với chính quyền thực dân-phong kiến. Mẹ người phố Châu Long, Hà Nội, nhà chuyên buôn hàng tấm, nhiễm lối sống thị dân sa đọa khi những cô gái cùng lứa đang đổ máu và mồ hôi trên những nẻo đường kháng chiến. Tuy cả hai là giáo viên, nhưng uất ức khi bị đầy ải từ cuộc sống ăn trên ngồi trốc của con nhà quan và con nhà buôn xuống cảnh lầm than ở các làng xóm nghèo của tỉnh Hải Dương, họ đã mặc cho con mình thất học. Thị Hoài đã phải nhảy cóc qua hai lớp đầu. Cái lỗ hổng ấy cả đời vốn đã không lấp nổi, lại cộng thêm hành trang rỗng tuếch của việc học hành loạng quạng đèn dầu nơi sơ tán, tâm trí bị chia cắt bởi từng gam mì chính trong các ô tem phiếu, khiến sau này, bị ám ảnh bởi mặc cảm thất học, thị đã gồng mình đào thoát khỏi thành phần xuất thân ấy, trở nên một học trò hãnh tiến, tìm mọi cách lọt qua kỳ thi tuyển du học ở nước ngoài. Từ nông thôn Việt Nam, thị nhảy dù xuống trung tâm văn minh Đông Berlin, theo học ngành lưu trữ ở Đại học Humboldt. Tại đây, thị tiếp tục khỏa lấp nguồn gốc thất học của mình bằng cách làm một con mọt sách, nốc vội nốc vàng mọi thứ và trở thành bội thực, tẩu hoả nhập ma, rút cuộc chỉ tiêu hoá nổi những cặn bã của văn minh phương Tây. Mặt khác, thị dùng thành tích học tủ, với số điểm luôn đạt mức tuyệt đối của mình, làm sức ép, khiến Đại Sứ quán Việt Nam tại Đông Đức đành làm ngơ trước lối sống ngày càng tha hoá, dâm loạn, vô tổ chức và ra vẻ nổi loạn kiểu dê non háu đá của thị. Quá trình mất gốc và bệnh hoạn của Thị Hoài hình thành trong chính thời gian này.

Trí thức như thế này thì làm sao mà xã hội không trì trệ?


Trí thức như thế này thì làm sao mà xã hội không trì trệ?

Vương Trí Nhàn



Tồn tại chứ không phát triển không chỉ là đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện đại mà cũng là đặc điểm của xã hội Việt Nam thời trung cổ.

Khi tìm những nguyên nhân của hiện tượng đó chúng ta thấy trước hết do tình trạng lạc hậu lại cũng do chiến tranh đóng vai trò quá lớn chi phối đời sống cộng đồng hàng thế kỷ mà bộ phận trí thức ưu tú cần thiết, đáp ứng được nhu cầu vận động của xã hội không hình thành.

Cả những rắc rối chồng chất do lịch sử ba phần tư thế kỷ vừa qua nay để lại lẫn những khó khăn kỳ cục do hoàn cảnh thế giới phức tạp hôm nay mang tới đều chỉ có hướng giải quyết thông qua con đường tự nhiên tức là con đường đưa trí thức vào vai trò những người đạo diễn xã hội. Chuyện quá dài…
Nhưng dù thế nào việc tìm hiểu bộ mặt của trí thức Việt Nam trong lịch sử vẫn rất bổ ích.

KẺ SĨ THỜI TRUNG ĐẠI –
SẢN PHẨM CỦA MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐƠN SƠ

Nhiều năm qua chúng ta hay nói một cách hồn nhiên rằng dân ta ham học và trong quá khứ ta có một nền giáo dục chẳng kém gì những nước khác. Bản thân tôi ban đầu cũng tin như thế, sau thực tế ngày càng thấy phải nói ngược lại.

Tư cách trí thức Việt Nam


Phạm Thị Hoài - Tư cách trí thức Việt Nam
Phạm Thị Hoài


Mạng Ý Kiến: Mặc dù tác giả Phạm Thị Hoài không muốn phổ biến bài, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, nhìn từ góc độ Con Người Việt Nam, trong đó có giai tầng trí thức (?), bài có ý nghĩa rất lớn; do đó để độc giả có thêm một nhận định về con người Việt Nam, về trí thức Việt Nam, chúng tôi xin mạn phép trích đăng bài. May ra việc xem xét lại về chiều sâu Con Người Việt Nam khiến cho chúng ta tìm ra được các câu trả lời để thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay (nếu không muốn nói là cuộc tổng khủng hoảng con người, xã hội), đặt nền móng cho công cuộc xây dựng một nước Việt Nam mới sau này. Mong lắm thay !!!

Phạm Thị Hoài: Bài nói chuyện này tôi không muốn phổ biến rộng hơn phạm vi của buổi toạ đàm tháng Mười 2000 tại Berlin, và đương nhiên đã không cho phép sử dụng và đăng tải tại bất cứ nơi nào. Song vì những hiểu lầm nhất định, tạp chí Cánh Én đã đăng bài này tháng 4/2001 và tổ chức thảo luận trên diễn đàn liên mạng Trí thức Việt Nam. Vì bản chuyển từ băng ghi âm do Cánh Én thực hiện và không hề thông qua tác giả có vô số sai sót, tôi đành tự ghi lại bài nói chuyện này để có một tư liệu đúng. Ðó là lí do duy nhất về phía tôi cho việc đăng tải mà trước sau tôi vẫn không muốn...

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Hồi ký Nguyên Ngọc: Nguyễn Trọng Oánh


Hồi ký Nguyên Ngọc: Nguyễn Trọng Oánh

Trong văn học, cũng như trong đời sống, có những con người lầm lũi, suốt đời không một lần chói sáng, chẳng được “Thà một phút huy hoàng…”. Họ lặng lẽ đi qua cuộc sống, lẩn khuất đâu đó trong đám đông vô danh, đầu chẳng nhô cao hơn chung quanh dầu chỉ đôi phần, không một lần to tiếng…, và khi đã đi hết con đường của họ trên cõi dương này thì sẽ mãi mãi chìm đi trong lãng quên. Tài năng của họ, nếu họ có ít nhiều tài năng nào đó, chủ yếu được làm bằng sự cặm cụi, kiên trì, dũng cảm một mình, anh hùng một mình, không ai biết, chẳng cần, chẳng để ai biết.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

101 Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories)