Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

SƠN TÂY MỘT PHÍA

Nhà thơ Trần Hòa Bìn
Giữa thập niên 70 trước, tôi cùng công tác với Trần Hòa Bình, anh ở khoa Văn, tôi Toán (ĐHSP XUÂN HÒA). Khi Anh đến, tôi được gặp anh, không phải Anh là người nổi tiếng, mà là vợ anh, một ca sỹ sinh viên. Chúng tôi nói về sông Cà Lồ và làng Cổ Tích với câu thơ anh viết "áo vắt vai đi dọc sông dài", Cái năm 1979, đói quay đói quắt, không nể gì giảng viên đại học như chúng tôi. Anh có ý thơ "Hoa gạo đỏ sao lòng tôi đói..." về những bông gạo bừng nở vào tháng Ba ở làng Cổ Tích.
Anh nói:" Thời non xanh của chúng tôi trên giảng đường cũng khác lắm với những người trẻ bây giờ. Chúng tôi  mê mải hát đồng ca, vui ào ạt, buồn ào ạt, và nỗi buồn cũng chóng vánh qua mau như mưa rào thấm cát. Chúng tôi chỉ thấy văn chương như một tòa lâu đài danh vọng..."
"Trần Hòa Bình sinh ra ở Ba Vì, thường vỗ ngực tự nhận mình là trai xứ Đoài, là người của miền mây trắng cổ tích kia". (Đỗ Doãn Hoàng)
Tôi gọi Trần Hòa Bình là mảnh vỡ còn lại của dòng máu sỹ phu Bắc Hà
  Giờ thì Sơn Tây không còn là xứ Đoài. 
  Nghe anh đọc bài thơ về miền quê mây trắng. Mong Anh an lòng phiêu diêu miền cực lạc.


Sơn Tây một phía 
Trần Hoà Bình 
Mưa nhè nhẹ rất thương choàng lên phố nhỏ 
Những chiếc lá bàng trong ngõ vắng lang thang 
Thành hào cũ phong bao một bài thơ cổ 
Chẳng biết dành tặng ai, yên tĩnh quá chừng! 
Bỏ lại sau lưng những dặm dài cát bụi 
Những ưu phiền, thành bại tuổi ba mươi 
Mẹ ơi mẹ con lại về bẻ củi 
Bữa cơm chiều cuối năm nghe lửa réo quanh nồi. 
Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió 
Vẫn khát nửa hồn mình được yên tĩnh tựa chiều nay 
Em hiền dịu rất thương lấy chồng nơi chân núi 
Biết xuân này có trở lại Sơn Tây?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét