Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017
Tranh của danh họa Mã Viễn
Mai thạch khê phù đồ |
Mã Viễn (1140 – 1225), (lại có thuyết 1190 – 1279), danh họa đời Nam Tống, tự Dao Phụ, hiệu Khâm Sơn, xuất thân trong một dòng họ nổi tiếng về hội họa.
Đạp ca đồ |
Hoa đăng đãi yến đồ |
Mai hoa thư ốc |
Đối nguyệt đồ |
Tuế hàn tam hữu đồ |
Tùng nguyệt đồ |
Cử bôi ngoạn nguyệt đồ |
Yêu nguyệt tựu mai đồ |
Hiểu tuyết sơn hành đồ |
Liễu khê cầm ẩn |
Sơn kính xuân hành |
Tùng thọ đồ |
Giang đình vọng nhạn đồ |
Bạch tường vi đồ |
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017
Phong cảnh
Đĩa trang trí phong cảnh núi Thúy Vân - 1 trong 20 thắng cảnh đất Thần Kinh thời vua Thiệu Trị, Huế, TK 19.
Trên đề thơ chữ Hán:
"Vân thúy cao hiền ngọa
Sơn phong tháp ảnh diêu
dịch.
Đỉnh non bóng tháp lung linh
Cao hiền nằm khểnh mây canh trên đầu.
-------
Đĩa trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật với cảnh người chèo thuyền chở thi nhân đến vùng non thủy hữu tình.
Trên đĩa có đề câu thơ
Ngâm thành nhất phổ thiên sơn tịch
Cô nhạn hoành giang lược tiểu chu
dịch.
Thơ ngâm bến vắng non chồng chất
Nhạn lẻ ngang sông níu lấy thuyền.
------
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017
Tiết phụ ngâm
Bài viết trên FB Phan Khiêm.
Ngày Tình yêu, định đưa lên một bài thơ tình, thơ Tây, thơ Việt, quá nhiều bài hay... nhưng cuối cùng xin chọn “Tiết phụ ngâm” của Trương Tịch vì thơ Đường dù sao cũng ít phổ biến hơn.
Bài thơ viết về tâm tư rất cảm động của một thiếu phụ đã có chồng... nói với người tình.
節婦吟
君知妾有夫,赠妾双明珠。
感君缠绵意,系在红罗褥。
妾家高楼连苑起,良人持戟明光里。
知君用心如明月,事夫誓拟同生死。
还君明珠双泪垂,恨不相逢未嫁时。
Tiết phụ ngâm
Quân tri thiếp hữu phu
Tặng thiếp song minh châu,
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi
Lương nhân trì kích Minh Quang lý
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt
Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử
Hoàn quân minh châu song lệ thùy
Hận bất tương phùng vị giá thì
Nghĩa là:
Chàng biết em đã có chồng
Tặng em đôi hạt châu sáng
Cảm động trước tình đeo đẳng của chàng
Em buộc vào áo lụa hồng
Nhà em có lầu cao bên vườn hoa
Chồng em cầm kích túc trực trong điện Minh Quang
Vẫn biết lòng chàng trong sáng như mặt trời, mặt trăng
(Nhưng) em đã thề cùng sống chết với chồng
Trả lại chàng hạt châu sáng, hai hàng nước mắt ròng ròng
Ân hận rằng không thể gặp nhau lúc chưa chồng
Ngô Tất Tố dịch thơ
Tiết phụ ngâm
Chàng hay em có chồng rồi,
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành.
Vấn vương những mối cảm tình,
Em đeo trong áo lót mình màu sen.
Nhà em vườn ngự kề bên,
Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang.
Như gương, vâng biết lòng chàng,
Thờ chồng, quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
Cô gái có chồng là “chấp kích lang” trong điện Minh Quang của vua Hán đã từng xao xuyến trước tấm tình của “chàng” nên đã nhận hai viên ngọc quí. Viên ngọc biểu tượng của mối tình ấy được nàng đeo trong áo lót màu sen của mình... Nhưng rồi nàng nhận ra mình không thể phụ bạc người chồng đã từng “thệ hải minh sơn” nên quyết trả lại viên ngọc cho người tình.
Trả lại nhưng “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, cô vẫn mang theo tâm hồn niềm tiếc nuối rằng đã không gặp chàng từ khi chưa chồng...
Cold Mountain
Ngày Vanlentin, xem Núi lạnh (bản ballad trữ tình) trên HBO. Cảm nhận cuộc chiến vô nghĩa của những người đàn ông.-------------------
Núi Lạnh - Cold Mountain
Truyện
“Núi Lạnh” (Cold Mountain) của nhà văn tiến sĩ Charles Frazier được xuất
bản vào năm 1997 với số sách bán đạt kỷ lục và đã đoạt gỉải National Book Award. Phim Cold Mountain (2003) được thực
hiện theo tác phẩm này, với sự diễn xuất của nữ tài tử nổi tiếng Nicole Kidman.
Ngoại cảnh của phim là vùng Cold
Mountain, thuộc North
Carolina, Hoa Kỳ. Núi Cold
Mountain có chiều
cao 6,030 feet, được nhìn thấy khi du khách lái xe ven theo suờn núi Blue Ridge Parkway. Tôi đã có viết một bài về
cảnh lá mùa thu đổi màu tuyệt đẹp ở vùng này.
Cold Mountain, nhìn từ Blue Ridge Parkway
Phim Cold Mountain kể lại một
chuyện tình thật đẹp được lồng trong cảnh Nội Chiến Hoa Kỳ (Civil War,
1861-1865), trong đó có cuộc chiến tàn khốc ở Petersburg, Virginia.
Cuộc Nội
Chiến Hoa Kỳ xảy ra giửa hai miền Nam và Bắc nuớc Mỹ. Năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử tổng
thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ. Trước ngày ông nhậm
chức, 7 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ gồm có South Carolina, Mississipi, Florida,
Alabama, Georgia, Louisiana và Texas phản đối chính sách cởi mở này và tuyên bố
ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm
tổng thống. Chính quyền Abraham Lincoln không công nhận chính phủ Liên Minh
miền Nam này. Khi quân miền Nam tấn công đồn Sumter, Nội Chiến Hoa Kỳ bùng nổ và thêm 4 tiểu bang khác gia nhập phe miền Nam chống lại lực lượng
Liên Bang miền Bắc. Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ (Emancipation Proclamation, 1863) của Tổng Thống Abraham Lincoln là động cơ mạnh nhất thúc đẩy cuộc tiến quân
tái chiếm những tiểu bang ly khai miền Nam. Cuộc nội chiến tàn khốc này đã gây tử thương cho 620,000 quân lính hai bên, nhưng đã
đưa đến sự chấm dứt nô lệ và thống nhất hai miền Nam Bắc.
Câu chuyện bắt đầu với trận chiến ở Petersburg, Virginia, vào ngày 20 tháng
6 năm 1864. Trong trận này, quân đội hai bên dàn quân đối diện nhau trong
khoảng dài 32 cây số, trong nhiều chiến hào. Quân miền Bắc bao vây Petersburg
nhưng trận chiến kéo dài trong 9 tháng, bất phân thắng bại. Sau cùng, quân miền
Bắc có sáng kiến đào hầm xuyên qua vòng phòng thủ của quân miền Nam, dẫn đến
tận nơi đóng quân của quân miền Nam và một trận chiến tàn khốc xảy ra, gọi là
"Trận Chiến Hố Sâu" (Battle of the Crater). Khi đường hầm được
đào xong, quân miền Bắc đặt chất nổ ngay duới những đại bác của quân miền
Nam. Chất nổ đã phá tan những đại bác và giết một số quân miền Nam, đồng
thời tạo ra một hố sâu thật lớn, ngày nay vẫn còn đó như là một di tích lịch
sữ. Tiếp theo sau đó, quân miền Bắc tiến theo đường hầm để tràn lên miệng hố.
Nhưng vì hố quá sâu (khoảng 30 feet), quân miền Bắc không tiến lên khỏi miệng
hố được nhanh chóng, trong khi đó quân miền Nam kip thời đem quân đến bao vây
quanh hố sâu, xả súng sát hại gần 4,000 quân lính miền Bắc. Tuy quân miền Bắc
bị tổn thất nặng trong trận này, nhưng nhờ sự tiếp viện nhanh chóng và quân lính
cũng như vũ khí hùng mạnh, trong khi quân miền Nam thiếu nhân lực, vũ khí cũng
như lương thực vì các đường tiếp tế bị phong tỏa, cuối cùng họ đã đánh bại quân
miền Nam, sau nhiều trận chiến khác. Vào năm 1865 Tướng Ulysses Grant của quân
đội miền Bắc tiếp nhận sự đầu hàng của tướng Robert Lee tại tòa án địa phương
của Appomattox, Virginia. Trong buổi họp mặt lịch sử này, tuớng Grant không xem
tướng Lee là kẻ thù hay bại tướng. Binh lính của tướng Lee được hoàn toàn tự do
trở về nguyên quán, sau khi họ nộp vũ khí và cam kết không chống lại chính phủ.
Họ còn được giữ lại ngựa và cung cấp lương thực để đi đường. Khi tướng Lee rời
khỏi phòng họp, ông ta đã bắt tay tướng Grant và hai vị tướng giở nón chào nhau
một cách kính cẩn. Tướng Grant còn chấp thuận để tướng Lee giữ thanh kiếm vì
thanh kiếm tương trưng uy quyền và danh dự của một vị tướng. Đây là một điểm
son sáng chói, đầy nhân ái, trong cuộc chiến tương tàn giửa hai miền Nam Bắc.
Hình tướng Lee (trái), với thanh kiếm bên hông,
bắt tay tướng Grant (phải) trong buổi ký văn kiện đàu hàng.
|
"Tướng Grant giao cho Chamberlain trách nhiệm tiếp nhận vũ khí và quân kỳ của quân Miền Nam. Khi các binh sĩ bại trận đi theo đội ngũ xuống con lộ để giao nộp súng ống và cờ xí, Chamberlain, mặc dù không được lệnh hay được phép của cấp trên, đã chủ động ra lệnh cho binh sĩ mình đứng nghiêm và “bồng súng chào” để tỏ lòng kính trọng đối phương."
Nhân vật Inman (Jude Law) là quân nhân trong quân đội miền Nam. Chàng đã
gặp nàng Ada (Kidman) ngay truớc khi cuộc nội chiến bắt đầu. Tuy sự gặp gỡ rất
ngắn ngủi, họ đã yêu nhau từ đó. Inman đã đem theo tấm hình của Ada tặng truớc
khi họ chia tay. Họ không có được nhiều thì giờ để tâm tình và tìm hiểu nhau.
Tình yêu đến với họ một cách tình cờ và hồn nhiên, hầu như có bàn tay của định
mệnh sắp xếp. Ada trao tấm hình của nàng cho Inman một cách vội vã và nói,
"Xin anh giữ lấy hình này, trong hình này em không cuời, em chẳng biết vì
sao em không cười". Ðó là lời nói của một thiếu nữ miền Nam, ngây thơ và
mộc mạc, nhưng đầy cảm xúc của một kẻ biết yêu lần đầu. Còn Inman cũng ngỡ
ngàng, chỉ biết hôn Ida thật nhanh rồi lên đường theo đoàn quân ra mặt trận.
Chàng giữ tấm hình của Ada thật kỹ, như là một báu vật, và không quên ghi sâu
trong tâm lời hứa của Ida, Em sẽ đợi anh trở về.
Inman đã
dự "Trận Chiến Hố Sâu" (Battle of the Crater). Chàng đã chứng
kiến cảnh tàn sát kinh sợ và phi lý của cuộc nội chiến. Và sau đó, chính
chàng cũng bị thương và được điều duỡng trong một bệnh viện.
Ada là một
thiếu nữ thành thị. Nàng theo cha về nông thôn và ở tại nông trại Black Cove, từ đây có thể nhìn thấy Cold Mountain hùng vĩ,
với những rừng cây vàng rực trong ánh nắng mùa thu, nhưng phủ đầy tuyết trắng
trong mùa đông. Không bao lâu sau đó, cha của Ada từ trần. Nàng phải sống đơn
độc từ đó, không quen những công việc nặng nhọc ở nông trại và cũng chẳng biết
nhờ ai giúp đở vì phần lớn trai tráng đã ra mặt trận. Nàng đã được cha
nàng nuôi dưỡng để trở thành một thiếu nữ đài các thành thị, biết cắm hoa thật
đẹp nhưng chẳng biết trồng hoa. Nhưng rồi nàng cũng cố gắng vượt qua thử thách
với sự giúp đở của Ruby (Zellweger), một thiếu nữ rất quen với những công việc
ở nông trại. Họ trở nên hai người bạn thân thiết tuy bản chất khác nhau.
Khi Inman
tạm bình phục sau thời gian nằm tại bệnh viện, chàng quyết định trốn thoát để
về với Ada vì chàng nhận thấy sự sát hại phi lý bao nhiêu sinh mạng trong cuộc
nội chiến. Từ đó, chàng bắt đầu một cuộc phiêu lưu đầy gian nguy vì chàng phải
vượt qua dãy núi Blue Ridge
Mountains của North Carolina, và không ngừng bị những quân lính Home Guards của miền
Nam rượt bắt vì tội đào ngũ.
Tác giã
Charles Frazier đã dàn dựng hai khung cảnh song song, cảnh Inman chiến đấu
ngoài mặt trận, rồi băng rừng vượt suối để về vùng Cold Mountain, và cảnh Ada phấn đấu chế ngự thiên nhiên và sự
cô đơn để sinh tồn. Trong khung cảnh của chiến tranh và cuộc sống lam lũ nơi
nông thôn, Inman và Ada dần dần tìm thấy bản chất của chính họ và ý nghĩa của
cuộc sống. Họ phải đấu tranh để sinh tồn và nuôi dưỡng mối tình và niềm tin một
ngày nào được tái ngộ. Charles Frazier đưa chúng ta vào cảnh chiến tranh kinh khiếp
nhưng đồng thời kể lại một chuyện tình trong cảnh thiên nhiên thơ mộng, qua cái
nhìn của một thi sĩ.
Ada mong
chờ ngày Inman trở về. Nàng đếm từng ngày trong hy vọng. Một hôm nàng ghé thăm
người láng giềng và bày tỏ sự lo âu của nàng. Họ nói với nàng nhìn vào giếng
nước để thấy tương lai. Nàng thấy một người đàn ông đi xuyên qua rừng và những
con chim đen bay theo, nàng chẳng biết đó là điềm gì. Nhưng trong thâm tâm nàng
nghĩ người đàng ông kia chính là Inman.
Ada và
người bạn Ruby bắt đầu gặt hái những trái táo khi thu sang. Rồi đông lại đến.
Xa xa Núi Lạnh phủ đầy tuyết trắng, không gian trở nên mênh mông vắng lặng. Nàng
đứng ở ngưỡng cửa, đưa tay nhặt từng hạt tuyết, để cho cơn lạnh và cô đơn thấm
vào lòng. Nàng như thầm nói với người yêu ở một phương trời xa xăm, bên kia dãy
núi dài trùng điệp, Anh ơi, em
vẫn chờ anh, sao anh chưa trở về với em …
Cuối cùng
Inman trở về nông trại Black Cove. Chàng được biết Ada đang cùng Ruby đến vùng Cold Mountain để mai
táng cha của Ruby vừa từ trần. Inman gặp lại Ada trên vùng núi khi nàng đang đi
săn gà tây. Họ cùng nhau chung sống trong hạnh phúc được bốn hôm trong một căn
nhà nhỏ trong làng gần đó, rồi qua ngày thứ năm, họ cùng nhau trở về nông trại Black Cove. Nhưng trên đường về nông trại, họ bị quân lính Home Guards phục kích.
Sau một cuộc đấu súng, bọn lính bị Inman giết nhưng chính chàng cũng bị trúng
đạn. Inman cố gắng đi về hướng Ada rồi ngã gục. Những cánh chim đen lại bay qua
khu rừng. Ada ôm Inman vào lòng và khóc nức nở, chàng trút hơi thở cuối cùng
trong vòng tay của nàng, và lời nói cuối cùng của chàng là Anh đã trở về với em.
Ada ôm
chặt Inman trên vùng tuyết trắng mênh mông. Cảnh ấy được nhìn từ xa, để chúng
ta chỉ thấy hai người trong cảnh bao la của vùng Núi Lạnh, khi thời
gian và mọi biến động như đều ngừng lại.
Rồi những
năm tháng qua nhanh, cuộc đời vẫn tiếp tục xoay. Trong một buổi ăn tối tại nông
trại Black Cove, chúng ta
gặp lại Ruby với gia đình của nàng, còn Ada thì như tìm lại được sự bình yên và
an ủi bên đứa con gái của nàng, lúc bấy giờ đã 9 tuổi. Chúng ta ngạc nhiên vì
sự xuất hiện của cô bé vào đoạn cuối của câu chuyện, nhưng rồi chúng ta nhớ lại
buổi gặp gở ngắn ngủi cuối cùng của Inman và Ada ở căn nhà nhỏ trong ngôi làng
vùng Núi Lạnh. Từ cảnh
điêu tàn và buốt lạnh, rừng cây lại đâm chồi nở hoa khi mùa xuân đến. Dù định
mệnh có ác nghiệt, tôi tin rằng tình yêu Ada đã dành cho Inman không bao giờ
tan biến. Tôi cũng đồng ý với lời phê bình cho rằng tác giã Charles Frazier có
cái nhìn của một thi sĩ.
Thu Phong
PS. Bài viết của bạn Hải Hà.
Cold Mountain
Cuối tuần tôi xem vài phim hay định viết nhưng lười. Tối về đầu óc mệt mỏi. Đã xem The English Patient, Cold Mountain, đang xem dang dở Doctor Zhivago, Casablanca tôi đã xem nhưng muốn xem lại. Tất cả những phim trên đây đều là phim nói về tình yêu trong thời chiến tranh. Mỗi phim đều là một định nghĩa của tình yêu.
Cold Mountain là phim lấy bối cảnh lịch sử cuộc nội chiến của Mỹ. Người ta vì một thứ lý tưởng, giải phóng nô lệ, mà đánh giết nhau ghê gớm quá. Ada, cô con gái của ông mục sư, theo bố rời bỏ miền Nam đến một vùng hoang vu hẻo lánh ở phía Bắc để truyền bá đạo. Ở đây Ada gặp một người dân làng, ít nói. Cô gọi anh là Mr. Inman. Vừa gặp nhau hai người đã thích nhau nhưng chỉ nói chuyện bâng quơ một vài câu. Coi như tình yêu của họ bắt đầu chỉ có thế.
Chiến tranh bùng nổ, Mr. Inman chiến đấu cho phía Yankee. Đoàn của anh tiến sâu xuống South Carolina. Bố của Ada qua đời. Vốn là tiểu thư con nhà, lại không có nuôi nô lệ, đàn ông đi lính, cô không biết làm ruộng nên khốn đốn suýt chết đói. May thay, có một cô gái khỏe khoắn, biết làm ruộng nương nhưng nghèo không có đất, hai người kết hợp lại làm ruộng nhà, thành đôi bạn thân và đủ sống.
Ada trong một lúc tuyệt vọng đã viết thư cho Mr. Inman gọi anh trở về. Cô viết cho Inman đâu chừng 103 lá thư nhưng chỉ có ba lá thư đến tay anh. Thời bấy giờ bỏ hàng ngũ có thể bị bắn chết. Người tham gia quân đội có thể chừng 15 hay 16 không chừng. Inman trở về và khốn đốn đủ điều. Bị thương suýt chết. Bị tù tội. Và trong lòng anh một thứ tình cảm chưa bao giờ được nói thành lời cháy bỏng suốt thời gian cuốn phim. Anh nhớ về nơi anh sống, nơi có cô gái miền Nam di dân lên miền Bắc, xinh đẹp, lãng mạn, đã hôn anh lần đầu tiên, nơi ấy có một cái tên không chính thức là Cold Mountain. Và trên con đường thiên lý, đi bộ từ miền Nam về miền Bắc, ngay cả khi nằm trong vòng tay người phụ nữ đã săn sóc và cho anh ăn cho đỡ đói, anh tự hỏi, trong cái tên đó có cái gì mà đủ làm cho trái tim anh nhức nhối.
Yêu. Hai người chỉ gặp nhau có vài giây trong phần đầu của cuốn phim và yêu nhau bền bĩ cho đến hết cuốn phim hai giờ đồng hồ. Một tình yêu để Mr. Inman vượt qua tất cả hiểm nguy, vượt qua tất cả những lý tưởng quốc gia, ý thức chính trị, để về với nàng. Và Ada chung thủy chờ. Đó là tình yêu. Xem những phim này, khán giả, như tôi chẳng hạn, sẽ tự hỏi, có lẽ suốt cuộc đời mình chưa bao giờ biết yêu.
Yêu một phút để mang sầu trọn kiếp,
Tình mười năm còn lại những tờ thư
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017
Du Xích Bích
Đĩa Tô Đông Pha - Du Xích Bích
Ngũ bách niên tiền tục thử du
Thủy quang y cựu tiếp thiên phù
Bồi hồi kim dạ đông sơn nguyệt
Phảng phất đương niên nhâm tuất thu
Hữu khách đắc ngư lâm Xích Bích
Vô nhân tải tửu xuất Hoàng châu
Ngâm thành nhất phổ thiên sơn tịch
Cô hạc hoành giang lược tiểu chu.
Dịch thơ:
Năm trăm năm trước đã từng sang,
Cảnh cũ đầy trời nước sáng choang
Trăng bạc Đông Sơn lòng rạo rực,
Mùa thu Nhâm Tuất nhớ mơ màng.
Cá ngon khách xách sang non Bích,
Rượu ngọt ai đưa tới đất Hoàng.
Bờ nước ngâm nga ngàn núi vắng,
Qua sông thuyền nhỏ hạc bay ngang.
Hoàng Đẩu Nam
Theo sách: Những Nét Đan Thanh - Trần Đình Sơn
Ngũ bách niên tiền tục thử du
Thủy quang y cựu tiếp thiên phù
Bồi hồi kim dạ đông sơn nguyệt
Phảng phất đương niên nhâm tuất thu
Hữu khách đắc ngư lâm Xích Bích
Vô nhân tải tửu xuất Hoàng châu
Ngâm thành nhất phổ thiên sơn tịch
Cô hạc hoành giang lược tiểu chu.
Dịch thơ:
Năm trăm năm trước đã từng sang,
Cảnh cũ đầy trời nước sáng choang
Trăng bạc Đông Sơn lòng rạo rực,
Mùa thu Nhâm Tuất nhớ mơ màng.
Cá ngon khách xách sang non Bích,
Rượu ngọt ai đưa tới đất Hoàng.
Bờ nước ngâm nga ngàn núi vắng,
Qua sông thuyền nhỏ hạc bay ngang.
Hoàng Đẩu Nam
Theo sách: Những Nét Đan Thanh - Trần Đình Sơn
Long hàm Thọ
Đĩa Long hàm Thọ, hình
ảnh trung tâm là con rồng đang uốn mình, ngậm lấy chữ “Thọ”. Đĩa thuộc thời
Minh Mạng, vốn được sử dụng trong các cung phủ của vua quan. Đây cùng là một
trong những hiện vật rất đặc biệt, phần nào phản ánh sự hưng thịnh đầu triều
Nguyễn.
Xung quanh hình tượng trung tâm,
trên mặt phía trong của thành đĩa là đường hoa văn cẩm quy – trông giống chiếc
mai rùa. Mặt ngoài thành đĩa “cài” hoa mai, chạy ô hình trám, bên dưới chạy
triện chữ công.
Hoa văn, diềm trang trí đều đặn và
sinh động xung quanh, cùng với hình tượng trung tâm tạo nên một chỉnh thể uy
nghi, trang trọng. Những đường lượn uyển chuyển của hình tượng rồng tương phản
và nổi bật giữa bốn xung quanh là những ô chữ nhật và bát giác được nhắc đi
nhắc lại.
Đặc biệt, đây cũng là một tiêu biểu
cho kiểu “đồ chàm”, sử dụng mực chàm để vẽ lên đĩa. Vẽ xong, phủ một lớp men
mỏng lên trên và đưa vào nung. Cả mực chàm và men đều được nung qua nhiệt và
nếu men không bị tổn thương thì nét vẽ cũng “bất khả xâm phạm”, giữ nguyên màu
mực.
Nhị Hùm
Đĩa vẽ nhị hùm có niên
đại thế kỉ 17, đường kính 28cm, vẽ đôi hùm với nét vẽ “lệt bệt”, mảng miếng, với sắc chàm tái đặc trưng trên đồ sứ xanh
trắng thế kỉ 15 – 17.
Theo truyền thống, hùm là chúa sơn
lâm, biểu trưng cho vua, cho giai cấp thống trị thời đó. Đây là đĩa dùng để
đựng mâm ngũ quả trong các gia đình tầng lớp quý tộc phong kiến trước kia.
Hiện vật có màu xanh trắng, nước men
bóng khỏe, nét chàm tái, có trôn mộc trơ cốt gốm, không được phủ men. Cốt sứ
được làm từ đất cao lanh, nung ở nhiệt độ 1300oC cho cốt gốm mỏng mà cứng chắc.
Điểm đặc biệt của cổ vật là sắc
“chàm tái” còn gọi là chàm xanh đen đặc trưng của đồ sứ TK 15–17. Cuối nhà Minh
đầu nhà Thanh, người Trung Hoa bắt đầu nhập nguyên liệu Chàm từ các nước đạo
Hồi về dùng để vẽ trên đố sứ.
Trong thời kì đầu, kỹ thuật pha chế
màu còn thô sơ, chưa tốt nên có màu chàm đen hay chàm tái, từ mà giới cổ vật
thường dùng. Phải từ thế kỉ 18 trở đi, kỹ thuật pha chế chàm tốt hơn nên màu
chàm có sắc xanh tươi hơn.
Đồ sứ thế kỉ 17
có 2 trường phái vẽ: Một là lối vẽ mãnh mẽ, đầy phóng khoáng hay còn gọi là lối
vẽ mảng miếng với nét vẽ “lệt bệt”. Hai là lối vẽ nhẹ nhàng, lả lơi, tơ tóc đến
từng chi tiết. Nhìn vào bức họa trên đĩa, bạn sẽ thấy nhiều nét vẽ lệt bệt,
nhiều mảng miếng ở phần đầu, ở đuôi và các tán cây rất rõ nét.
Bức tranh nhị hùm rất sống động, một
đực một cái đang vờn nhau dưới bóng cây tùng mang đậm văn hóa Trung Hoa. Tùng
biểu thị cho sự bền lâu và trường tồn. Hùm biểu thị cho vua chúa. Do đó, ý
nghĩa biểu trưng ở đây cầu mong sự trường tồn của một chế độ, cầu mong sự vững
chắc và hùng mạnh.
Vành ngoài đĩa được bọc bạc trắng
kín mép. Nhà sưu tầm này chia sẻ, ban đầu đĩa không được bọc nhưng do người sau
muốn bảo vệ, tránh va đập trong quá trình sử dụng nên bọc kim loại bên ngoài
như vậy.
Ôi! Thú chơi cổ vật có từ nghìn năm
trước đây, được coi là thú chơi đặc thù của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên
trong xã hội phong kiến xưa cho đến tận ngày nay. Ngoài yếu tố tiền bạc, người
chơi và sưu tầm cổ vật còn cần phải có kiến thức và thời gian trải nghiệm, tìm
hiểu nữa.
Anh hùng độc lập
Đĩa sứ vẽ tích Anh
hùng độc lập, đường kính 37cm có men xanh trắng, chàm tái với nét vẽ lệt bệt và
mảng khối thuộc niên đại khoảng thế kỉ 18-19. Hiện vật là đồ sứ
Trung Hoa, thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm ở CLB Cổ Ngoạn Gia Long. Đĩa
được phủ men toàn bộ từ miệng cho đến trôn. Bên ngoài được vẽ họa tiết cành
trúc. Đế trôn không phủ men, để lộ cốt gốm. Ngoài vành đĩa vẽ họa tiết hình học
vòng tròn xung quanh bức họa.
Điểm ấn tượng mang nhiều
ý nghĩa của cổ vật là tích Anh hùng độc lập, bức họa chiếm gần hết mặt đĩa với
chàm xanh đen (chàm tái), nét vẽ lệt bệt, nhiều mảng khối. Bức họa vẽ một chim
đại bàng to lớn với bộ lông mượt mà, đôi cánh to khỏe. Bạn hãy chú ý đôi cánh
chim không cụp hẳn mà chỉ hơi khép, cái đầu hơi nghiêng sang một bên với đôi mắt
tinh anh, sáng quắc, trong khi đôi chân bám chắc vào thân cây.
Con vật được vẽ hết sức
sinh động, trong tư thế vừa hiên ngang, vừa cảnh giác, đứng trên cây tùng già,
cổ thụ. Đối diện là ba tảng đá. Bức họa biểu trưng cho tính cách hiên ngang, độc
lập, mang tính kiêu hùng của một kẻ sĩ ở đời.
Cái khí khái của con đại
bàng nằm ở phần đầu với đôi mắt tinh anh, linh hoạt và thân mình mạnh mẽ, khỏe
khoắn.”chủ nhân cổ vật cho biết. Có lẽ vì vậy mà cổ vật gắn bó với bác cả một
khoảng thời gian dài như vậy.
Hiện vật có tình trạng
toàn lành, phù hợp với những người mạnh mẽ, có tinh thầnvà tính cách khẳng
khái, thẳng thắn.
Hiện vật đã được thẩm
định bởi Clb Cổ ngoạn Gia long.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)