Đĩa Long hàm Thọ, hình
ảnh trung tâm là con rồng đang uốn mình, ngậm lấy chữ “Thọ”. Đĩa thuộc thời
Minh Mạng, vốn được sử dụng trong các cung phủ của vua quan. Đây cùng là một
trong những hiện vật rất đặc biệt, phần nào phản ánh sự hưng thịnh đầu triều
Nguyễn.
Xung quanh hình tượng trung tâm,
trên mặt phía trong của thành đĩa là đường hoa văn cẩm quy – trông giống chiếc
mai rùa. Mặt ngoài thành đĩa “cài” hoa mai, chạy ô hình trám, bên dưới chạy
triện chữ công.
Hoa văn, diềm trang trí đều đặn và
sinh động xung quanh, cùng với hình tượng trung tâm tạo nên một chỉnh thể uy
nghi, trang trọng. Những đường lượn uyển chuyển của hình tượng rồng tương phản
và nổi bật giữa bốn xung quanh là những ô chữ nhật và bát giác được nhắc đi
nhắc lại.
Đặc biệt, đây cũng là một tiêu biểu
cho kiểu “đồ chàm”, sử dụng mực chàm để vẽ lên đĩa. Vẽ xong, phủ một lớp men
mỏng lên trên và đưa vào nung. Cả mực chàm và men đều được nung qua nhiệt và
nếu men không bị tổn thương thì nét vẽ cũng “bất khả xâm phạm”, giữ nguyên màu
mực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét